Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành đường hầm qua sông Bosphore nối hai bờ Âu-Á
Giai đoạn đầu dự án Marmaray hoàn thành vào năm 2009 khi Thổ Nhĩ Kỳ xây xong đường hầm (wikimapia.org)
Các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay 29/10/2013 trọng thể khánh thành tuyến đường sắt xây ngầm dưới lòng sông Bosphore, nối hai bờ Âu-Á của Istanbul, nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập nước. Đây là một dự án khổng lồ được chính quyền gọi là « công trường thế kỷ ».
Sau chín năm chờ đợi, đường hầm Marmaray dài 14 km trong đó phần chìm dưới nước dài 1.400 m, sẽ nối bờ phía lục địa châu Á với bờ nằm phía châu Âu của con sông Bosphore tại đại đô thị lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Đường hầm này sẽ chuyên chở những hành khách đầu tiên từ châu Á sang châu Âu, với mục đích làm giao thông liên lục địa dễ dàng hơn, trên tuyến đường được nhiều triệu người Istanbul sử dụng hàng ngày.
Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, tại nơi điều khiển con tàu đầu tiên chạy thử nghiệm trong đường hầm Marmara, hồi tháng Tám đã tuyên bố : « Đây là giấc mơ từ nhiều thế kỷ nay đã trở thành hiện thực ».
Ông Erdogan, cựu Đô trưởng Istanbul cũng là người khánh thành đường hầm trong buổi lễ tưng bừng trên bờ phía châu Á Üsküdar vào lúc 13 giờ GMT. Thủ tướng Shinzo Abe cũng hiện diện - Nhật Bản là nguồn cung cấp chính về vốn cho dự án.
Marmaray nằm trong số các dự án quy hoạch vĩ đại, mà chính phủ đã phải đối đầu với phong trào phản kháng hồi tháng Sáu. Ý tưởng đào đường hầm qua sông Bosphore đã được Quốc vương Abdulmedjid nêu ra lần đầu tiên vào năm 1860, nhưng do thiếu kỹ thuật và vốn nên chưa bao giờ được cụ thể hóa.
Dự án lại được đề cập đến vào thập niên 90, cùng với sự bùng nổ dân số của Istanbul : từ năm 1998 số cư dân đã tăng gấp đôi, vượt quá 15 triệu người. Nhờ sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Nhật Bản về hợp tác quốc tế (735 triệu euro) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (BEI), công trình đã được khởi công vào tháng 5/2004, do một tập đoàn liên doanh Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật thực hiện. Tổng giá trị dự án là ba tỉ euro.
Công trình lẽ ra được hoàn tất cách đây bốn năm, nhưng đã bị ách lại vì phát hiện ra một loạt di vật khảo cổ. Nay thì hai đường ống nằm ngầm dưới lòng sông Bosphore 50 m đã hoàn thành, được cho là có khả năng chịu được động đất đến 9 độ Richter.
Tuy nhiên dự án này chưa hoạt động được 100%, mà còn nhiều năm nữa công trình mới thực sự hoàn tất. Những người chống đối ông Erdogan chỉ trích là ông đã vội vã cho khánh thành hôm nay để tranh thủ lợi thế trước cuộc bầu cử địa phương dự kiến vào tháng 3/2014. Thậm chí Hội kỹ sư và kiến trúc sư (TMMOB) còn khuyến cáo không nên sử dụng tuyến đường hầm này vì lý do an toàn, nhưng Đô trưởng Istanbul bác bỏ, cho rằng Marmaray rất chắc chắn.
Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, tại nơi điều khiển con tàu đầu tiên chạy thử nghiệm trong đường hầm Marmara, hồi tháng Tám đã tuyên bố : « Đây là giấc mơ từ nhiều thế kỷ nay đã trở thành hiện thực ».
Ông Erdogan, cựu Đô trưởng Istanbul cũng là người khánh thành đường hầm trong buổi lễ tưng bừng trên bờ phía châu Á Üsküdar vào lúc 13 giờ GMT. Thủ tướng Shinzo Abe cũng hiện diện - Nhật Bản là nguồn cung cấp chính về vốn cho dự án.
Marmaray nằm trong số các dự án quy hoạch vĩ đại, mà chính phủ đã phải đối đầu với phong trào phản kháng hồi tháng Sáu. Ý tưởng đào đường hầm qua sông Bosphore đã được Quốc vương Abdulmedjid nêu ra lần đầu tiên vào năm 1860, nhưng do thiếu kỹ thuật và vốn nên chưa bao giờ được cụ thể hóa.
Dự án lại được đề cập đến vào thập niên 90, cùng với sự bùng nổ dân số của Istanbul : từ năm 1998 số cư dân đã tăng gấp đôi, vượt quá 15 triệu người. Nhờ sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Nhật Bản về hợp tác quốc tế (735 triệu euro) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (BEI), công trình đã được khởi công vào tháng 5/2004, do một tập đoàn liên doanh Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật thực hiện. Tổng giá trị dự án là ba tỉ euro.
Công trình lẽ ra được hoàn tất cách đây bốn năm, nhưng đã bị ách lại vì phát hiện ra một loạt di vật khảo cổ. Nay thì hai đường ống nằm ngầm dưới lòng sông Bosphore 50 m đã hoàn thành, được cho là có khả năng chịu được động đất đến 9 độ Richter.
Tuy nhiên dự án này chưa hoạt động được 100%, mà còn nhiều năm nữa công trình mới thực sự hoàn tất. Những người chống đối ông Erdogan chỉ trích là ông đã vội vã cho khánh thành hôm nay để tranh thủ lợi thế trước cuộc bầu cử địa phương dự kiến vào tháng 3/2014. Thậm chí Hội kỹ sư và kiến trúc sư (TMMOB) còn khuyến cáo không nên sử dụng tuyến đường hầm này vì lý do an toàn, nhưng Đô trưởng Istanbul bác bỏ, cho rằng Marmaray rất chắc chắn.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten