woensdag 9 oktober 2013

Tranh cãi về di sản của Tướng Giáp

Thứ Tư, 09/10/2013




Tin tức / Việt Nam

Tranh cãi về di sản của Tướng Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia ở Hà Nội (hình chụp ngày 16/3/2004)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia ở Hà Nội (hình chụp ngày 16/3/2004)
CỠ CHỮ- +
Sau cái chết của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều nhà bình luận nhắc tới ông như là vị tướng đã đánh bại lực lượng Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam, một quan điểm phổ biến nhưng sai lầm, ít nhất khi hiểu theo khía cạnh quân sự. Đó là nhận xét của một Giáo sư Mỹ có tiếng, nguyên là đại úy bộ binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam.

Trong bài bình luận đăng trên The Washington Times mới đây, Giáo sư Robert Turner thuộc Đại học Virginia viết rằng Tướng Giáp đánh bại quân đội Pháp năm 1954 và có công trong chiến thắng năm 1975, nhưng xuyên suốt cuộc chiến, lực lượng của Tướng Giáp chưa từng thắng một trận đánh lớn nào trước quân đội Hoa Kỳ.

Giáo sư Turner nói Mỹ bị thất bại không phải trước lực lượng cộng sản Bắc Việt của Tướng Giáp mà trước Quốc hội Hoa Kỳ thời bấy giờ bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lạc.

Theo Giáo sư Turner, công bằng mà nói, Tướng Giáp đáng được ghi công trong cuộc chiến chính trị đã dẫn tới phong trào phản chiến rầm rộ tại Mỹ thời bấy giờ, khiến Quốc hội Hoa Kỳ ngưng viện trợ cho các hoạt động tác chiến của lực lượng Mỹ tại Việt Nam.

Ông cũng nhắc lại các tổn thất nặng nề của lực lượng Bắc Việt trong trận đánh Tết Mậu Thân, với hàng loạt các cuộc tấn công vào hơn 100 tỉnh-thành khắp miền Nam vào cuối tháng giêng năm 1968.

Ông Turner nói sau trận đánh, tổn thất của quân đội cộng sản so với quân đội miền Nam Việt Nam và lực lượng Mỹ đồng minh cao hơn gấp chục lần. 

Giáo sư Tuner nói khi chúng ta hồi tưởng nhân sự ra đi của Tướng Giáp, chúng ta cũng nên nhớ lại các hậu quả từ quyết định của Quốc hội Mỹ lúc đó, bỏ lại sau lưng các cam kết lịch sử và bật đèn xanh cho phe cộng sản lấn chiếm sang miền Nam Việt Nam, Lào, và Campuchia. Trong số các hậu quả này, vẫn theo Giáo sư Turner, phải kể đến số người thiệt mạng ở khu vực Đông Dương trong 3 năm ‘giải phóng’ cao hơn số người chết trong 14 năm chiến tranh trước đó.

Giáo sư Luật Robert F. Turner có hai bằng Tiến sĩ từ Đại học Luật Virginia, giảng dạy về Chiến tranh Việt Nam. Ông là tác giả nhiều quyển sách về chiến tranh Việt Nam và chủ nghĩa cộng sản, trong đó có cuốn sử quan trọng đầu tiên bằng Anh ngữ viết về “Chủ nghĩa cộng sản Việt Nam”.

Nguồn: Op-ed Robert F. Turne, The Washington Times

Hình ảnh về Tướng Giáp

  • Tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ. (hình chụp ngày 4/5/1984).
  • Cựu Bộ trưởng Quốc phòng MRobert McNamara bắt tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 9/11/1995.
  • Hai phụ nữ bật khóc sau khi đến viếng Tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 6/10/2013.
  • Hàng ngàn người mang theo hoa và nhang đèn, đứng xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
  • Một người đàn ông cầu nguyện trước tư gia của Tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 5/10/2013 .
  • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo quân đội Bùi Tín.
  • Tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật chính chỉ huy hai cuộc Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và Việt Nam (1960–1975).
  • Hàng ngàn người mang theo hình ảnh, hoa, nhang đèn xếp hàng dài nhiều km đến cả tiếng đồng hồ để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 6/10/2013.
  • Trong nhiều năm, dù ít xuất hiện trước công chúng, nhưng nhiều nhà lãnh đạo thế giới đều tìm gặp Tướng Giáp mỗi khi tới thăm Việt Nam
  • Chân dung Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp tại một cuộc triển lãm ảnh tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 24/8/2011.
  • Tướng Võ Nguyên Giáp trong bệnh viện ở Hà Nội. (tháng 9/2010)
  • Nữ phóng viên ảnh người Mỹ Catherine Karnow và Tướng Giáp.
  • Hai ông Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh (ảnh chụp năm 1950).



                       Thứ năm 10 Tháng Mười 2013

                      Trận chiến tranh giành di sản chính trị của tướng Giáp

                      TƯớng Giáp trong một cuộc phỏng vấn của tuyền thông tại Hà Nội ngày 30/3/2004.
                      TƯớng Giáp trong một cuộc phỏng vấn của tuyền thông tại Hà Nội ngày 30/3/2004.
                      REUTERS/Kham

                      Thanh Phương
                      Chính quyền Việt Nam đã quyết định tổ chức lễ Quốc tang một cách trọng thể cho tướng Võ Nguyên Giáp trong hai ngày 12 và 13/10, với sự hiện diện của các lãnh đạo cao cấp nhất. Đọc qua những bài viết ca ngợi tướng Giáp hết lời trên báo chí chính thức những ngày qua, Hà Nội có vẻ như muốn biến vị cố Đại tướng này thành một biểu tượng mới của chế độ Cộng sản, mà không nhắc đến những lời chỉ trích của ông Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời.

                      Trước đây, chủ tịch Hồ Chí Minh trong di chúc có nhắn lại là sau khi ông qua đời nên hỏa thiêu ông, rồi lấy tro rải khắp ba miền đất nước. Thế nhưng, giới lãnh đạo Hà Nội đã không làm theo ý nguyện của người quá cố, ướp xác ông và quàn trong lăng ở quảng trường Ba Đình, để mọi người đến viếng, bắt chước lăng Lênin của đàn anh Liên Xô.
                      Tướng Giáp thì sẽ được chôn cất tại một nơi tương đối hẻo lánh, cụ thể là Vũng Chùa - Đảo Yến ở tỉnh Quảng Bình, đúng theo ý nguyện của ông. Có lẽ cố Đại tướng không muốn yên giấc ngàn thu cùng chỗ với những người đã từng trù dập ông, trong đó có Lê Duẩn.
                      Thế nhưng, theo nhận định của giáo sư Jonathan London, thuộc đại học City University of Hong Kong, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, giới lãnh đạo Hà Nội đang muốn biến tướng Giáp thành « một biểu tượng cho tính chính đáng không thể bác bỏ của Đảng Cộng sản ». Nhưng ông Jonathan London nhắc lại rằng tướng Giáp đã rất bất bình với ban lãnh đạo hiện nay và ông đã chỉ trích ngày càng mạnh ban lãnh đạo này về cung cách quản lý kinh tế, cũng như về các vụ tai tiếng tham nhũng. Theo giáo sư London, cái chết của tướng Giáp là một thời điểm có tính chất quyết định của lịch sử Việt Nam, mở đường cho một trận chiến mới : Trận chiến tranh giành di sản chính trị của ông.
                      Hãng tin AFP cũng trích lời bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một nhà bất đồng chính kiến đã từng bị giam nhiều năm, nhận định rằng : « Đảng có thể tiếp tục hưởng lợi từ những cố lãnh tụ như Hồ Chí Minh hoặc tướng Giáp trong nhiều năm nữa. Họ đã mất đi một huyền thoại sống, nhưng điều đó không quan trọng, bởi vì họ không dựa trên cuộc sống của tướng Giáp, mà là trên hình ảnh của ông ».
                      Cho dù tướng Giáp là một người Cộng sản trung thành với lý tưởng cho đến hơi thở cuối cùng, những lời chỉ trích của ông về nạn tham nhũng và về các dự án công nghiệp gây tranh cãi như dự án bauxite Tây Nguyên coi như là một sự yểm trợ gián tiếp cho giới đối lập, theo nhận xét của bác sĩ Phạm Hồng Sơn.
                      Như lời tướng về hưu Nguyễn Trọng Vĩnh, « tướng Giáp qua đời, các nhân sĩ trí thức Việt Nam đã mất đi một người anh cả ». Tướng Vĩnh sợ rằng kể từ nay sẽ khó có ai can đảm lên tiếng ở Việt Nam. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Úc về Việt Nam cũng cho rằng, tướng Giáp là một nhân vật không ai dám đụng đến và cho tới nay, coi như ông là chiếc ô dù che chở cho những ai bày tỏ chính kiến về những chủ đề nhạy cảm, như quan hệ Việt-Trung. Theo ông Carl Thayer, các lãnh đạo Việt Nam sẽ tìm cách che giấu những khía cạnh gây tranh cãi trong cuộc đời của tướng Giáp, kể cả những đấu đá nội bộ.
                      Hãng tin AFP trích lời một nữ blogger nổi tiếng ở Việt Nam cho rằng những đấu đá nội bộ giữa các nhóm đặc quyền, đặc lợì là những gì còn sót lại từ một đảng đã từ bỏ mọi ý thức hệ. Đối với blogger này, « người Cộng sản chân chính cuối cùng đã chết ».
                      tags: Chính trị - Di sản - Phân tích - Việt Nam - Võ Nguyên Giáp
                       
                      http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131010-tran-chien-tranh-gianh-di-san-chinh-tri-cua-tuong-giap
                       
                      Thứ hai 07 Tháng Mười 2013

                      Cựu đại tá Phạm Quế Dương : Tướng Giáp còn là một nhà văn hóa

                      Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
                      Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
                      Nicolas Cornet

                      Thanh Phương
                      Là một người đã có nhiều kỷ niệm với cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từng viết sách về vị danh tướng này, cựu đại tá Phạm Quế Dương, nguyên Tổng biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự, chia sẻ với RFI Việt ngữ những cảm xúc, suy nghĩ của ông về một vị tướng không chỉ là một thiên tài quân sự, mà còn là một nhà văn hóa.
                       


                      Theo cựu Đại tá Phạm Quế Dương, Tướng Giáp vẫn luôn luôn đặt vấn đề độc lập dân tộc lên hàng đầu, thể hiện qua việc phản đối dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.

                      Cựu Đại tá Phạm Quế Dương tại Hà Nội
                       
                      07/10/2013
                      by Thanh Phương
                       
                       


                      tags: Lịch sử - Phỏng vấn - Văn hóa - Việt Nam - Võ Nguyên Giáp
                       
                      http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131007-cuu-dai-ta-pham-que-duong-tuong-vo-nguyen-giap-con-la-mot-nha-van-hoa
                      Thứ sáu, 11/10/2013

                      Tin tức / Việt Nam

                      ‘Mâu thuẫn’ trong cách đối xử của Hà Nội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

                      Ảnh chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội hồi tháng Tám năm 2008.
                      Ảnh chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội hồi tháng Tám năm 2008.
                      CỠ CHỮ- +
                      Một vị tướng lão thành của Việt Nam cho rằng chính quyền Hà Nội đã cho thấy sự mâu thuẫn khi tổ chức tang lễ rất trang trọng cho Tướng Giáp nhưng không lắng nghe ý kiến của ông khi chiến lược gia quân sự tự học này còn sống.

                      Thiếu tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng nhiều lần có cơ hội trò chuyện với Tướng Giáp, cho VOA Việt Ngữ biết rằng nhiều đề nghị của Tướng Giáp đối với nhà nước đã không được hồi đáp.

                      Ông Vĩnh nói: “Bây giờ thì người ta tổ chức tang lễ của Đại tướng rất là long trọng nhưng mà khi Đại tướng còn đang sống và tỉnh táo, Đại tướng đề nghị không phá Hội trường Ba Đình lịch sử, Đại tướng đề nghị không khai thác bauxite Tây Nguyên, và không sáp nhập cả tỉnh Hà Đông nông nghiệp vào thủ đô Hà Nội hiện đại nhưng mà đều không được chấp nhận và không được phản hồi. Tôi thấy đấy là những mâu thuẫn với nhau”.

                      Truyền thông nhà nước Việt Nam đã loan tải rất nhiều bài viết ca ngợi công lao của Tướng Giáp, nhưng người ta không thấy họ đề cập gì tới những trăn trở lúc cuối đời của vị danh tướng này như ông Vĩnh đề cập.

                      Bây giờ thì người ta tổ chức tang lễ của Đại tướng rất là long trọng nhưng mà khi Đại tướng còn đang sống và tỉnh táo, Đại tướng đề nghị không phá Hội trường Ba Đình lịch sử, Đại tướng đề nghị không khai thác bauxite Tây Nguyên, và không sáp nhập cả tỉnh Hà Đông nông nghiệp vào thủ đô Hà Nội hiện đại nhưng mà đều không được chấp nhận và không được phản hồi. Tôi thấy đấy là những mâu thuẫn với nhau.
                      Hồi năm 2009, ông Giáp đã nhiều lần gửi thư lên các cấp cao nhất của Việt Nam, kêu gọi ‘dừng các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên’ vì đó là ‘vấn đề hết sức hệ trọng có tác động lớn đến môi trường sinh thái, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng và đến vấn đề phát triển ổn định, bền vững của đất nước’.  Tuy nhiên, sau đó dự án vẫn được tiến hành.

                      Tin tức cho hay, hàng nghìn người vẫn xếp hàng để được vào viếng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia của ông ở Hà Nội.

                      Thân nhân của Tướng Giáp mới cho biết trên trang Facebook chính thức rằng gia đình rất ‘cảm động trước tấm lòng của người dân’ ở mọi nơi.

                      Ông Vĩnh, người từng giữ chức đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc hồi đầu thập niên 80, cho rằng sự thương tiếc của nhiều người dân ‘chứng tỏ rằng nhân dân người ta kính trọng và hâm mộ Tướng Giáp hơn tất cả mọi người, trừ Chủ tịch Hồ Chí Minh’.

                      Ông nói: “Đại tướng để lại tinh thần độc lập, tự do, tinh thần bất khuất và đồng thời là tinh thần yêu nước cực độ. Điều đó phù hợp với nguyện vọng của toàn dân Việt Nam cho nên nhân dân Việt Nam người ta ngưỡng mộ, người ta khâm phục và kính yêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

                      Trong lúc người dân tỏ lòng tôn kính Tướng Giáp, ông Vĩnh cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay lại ‘không học hỏi tinh thần của Tướng Giáp’.

                      Ông nói: “Theo tôi thì các vị [lãnh đạo] hiện nay không học hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp bởi vì Trung Quốc liên tục xâm chiếm biển Đông và đòi gần hết biển Đông là của họ một cách vô lý mà nhà nước chúng tôi vẫn cứ nói rằng là [quan hệ] hữu nghị, tôn trọng 16 chữ vàng với 4 tốt”.

                      Theo tôi thì các vị [lãnh đạo] hiện nay không học hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp bởi vì Trung Quốc liên tục xâm chiếm biển Đông và đòi gần hết biển Đông là của họ một cách vô lý mà nhà nước chúng tôi vẫn cứ nói rằng là [quan hệ] hữu nghị, tôn trọng 16 chữ vàng với 4 tốt.
                      Về vấn đề liên quan tới nơi an nghỉ cuối cùng của Tướng Giáp, ông Vĩnh cho biết gia đình bày tỏ ý nguyện, chứ không phải nhà nước chọn nơi mai táng cho Tướng Giáp.

                      Gần đây một số ý kiến cho rằng nên thay tượng Lê Nin trên một con phố ở Hà Nội bằng tượng Tướng Giáp. Ông Vĩnh cho rằng ‘không cần thiết phải làm việc đó’.

                      Ông nói: “Tôi cho rằng là cái việc đó là việc lịch sử. Lenin không có tội, không có tội gì đối với nhân dân Việt Nam cả. Tôi đồng ý việc phải xây tượng đài cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng mà ở một vườn hoa khác”.

                      Tang lễ cấp nhà nước sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12/10, và một ngày sau đó linh cữu của Tướng Giáp sẽ được đưa bằng máy bay về chôn cất tại quê hương ông.

                      Con gái của Tướng Giáp, bà Võ Hạnh Phúc, được báo chí trong nước trích lời nói rằng việc tìm nơi chôn cất cha bà đã được tiến hành từ cuối thập niên 90, và cuối cùng gia đình đã chọn Vũng Chùa – Đảo Yến thuộc Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.
                       
                      ------------------
                      bởi: Nguyễn thị Thủy
                      10.10.2013 21:32
                      Thế giới ca tụng cũng như cộng sản thần thánh hóa. Ai cũng nói đại tướng Võ Nguyên Giáp là yêu nước, là anh hùng, là huyền thoại … đã thắng đế quốc Pháp. Vậy nếu Giáp thua trận Điện Biên Phủ thì sao? Thì Pháp cũng sẽ trả độc lập cho Việt Nam như đế quốc khác đã trả độc lập nhiều nước trên thế giới, người dân Miền Bắc đã được sống tự do chứ không bị sống trong ngục tù cộng sản, sẽ không có vụ cải cách ruộng đất giết chết hàng vạn người dân tiêu diệt nền kinh tế Miền Bắc; và nếu Giáp thua thì hàng triệu thanh niên ưu tú hai miền Nam Bắc Việt Nam đã không chết trong cuộc chiến tiếp theo.

                      Ai cũng nói Giáp thắng đế quốc Mỹ “giải phóng” Miền Nam. Vậy nếu Giáp không thắng thì sao? Người dân Miền Nam vẫn được sống tự do, và chắc chắn cuộc sống người dân Miền Nam hơn hẳn Thái Lan và không thua Nam Hàn bây giờ.

                      Phải chi Giáp đừng thắng, Giáp không thắng hai cuộc chiến thì người dân Việt Nam bây giờ sống có tự do hạnh phúc và đất nước chắc chắn không phải đi xin xỏ ngoại bang.
                      Vậy Giáp thắng làm gì cho dân tộc đau khổ? Chiến thắng của Giáp là thắng cho chủ nghĩa cộng sản, thắng cho ngoại bang, không phải thắng cho dân tộc. Giáp thắng để đưa dân tộc vào vòng nô lệ, hèn nhát, nghèo đói, lạc hậu. Vậy chiến thắng của Giáp có còn ý nghĩa? Là vinh quang hay tội đồ của đất nước?

                      Võ Nguyên Giáp thắng hai đế quốc Mỹ-Pháp để đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, để giết chết dân tộc Việt Nam.
                      Dân tộc Việt Nam đã thua với chiến thắng “huyền thoại” của đại tướng Võ Nguyên Giáp!
                       
                      bởi: Thương binh bộ đội từ: Tây Ninh, Việt Nam
                      10.10.2013 21:29
                      ĐỪNG SỢ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM,
                      HÃY LÀM NHỮNG GÌ CỘNG SẢN SỢ ! „

                      Đảng CSVN sơ những gì ? có 3 điểm trọng yếu dưới đây:

                      • Phong trào ly khai Đảng
                      • Tự do ngôn luận, bao gồm tự do báo chí
                      • Sự thật

                      Đảng CSVN rất sợ sự thật, một trong những sự thật đó là câu nói của Lê Duẫn: “ TA ĐÁNH MIỀN NAM LÀ ĐÁNH CHO LIÊN XÔ; CHO TRUNG QUỐC “.

                      Lấy câu nói của Lê Duẫn phổ biến cho mọi người biết .
                      Nếu các diễn đàn luôn luôn dùng câu nói này ở trang chính thì tuyệt, Đây là hình thức tuy cũ nhưng chúng ta biết áp dụng vào chiến thuật phản tuyên truyền một cách thâm thúy nhiều khi mang đến kết quả không ngờ.
                      Thực tế cho thấy, nhiều chính trị gia thân bại danh liệt không do những lời chỉ trích hay ho của người khác, mà thường chính là những nói sơ xuất hoặc vụng về của chính mình mà gặp phải sự phản ứng của xã hội cuối cùng đành phải từ chức nếu họ còn biết tự trọng.

                      Câu nói ngu xuẩn của Lê Duẫn cần phải cho mọi người trong cũng như ngoài nước biết, để họ thấy bản chất tay sai của đám Hồ, Đồng, Chinh , Duẫn, Giáp v.v,… trong cuộc chiến xâm chiếm miền Nam.
                       
                      Thứ sáu, 11/10/2013

                      Tin tức / Việt Nam

                      Nữ phóng viên Mỹ nhớ lại kỷ niệm với Tướng Giáp

                      Nữ phóng viên Catherine Karnow và Tướng Giáp.
                      Nữ phóng viên Catherine Karnow và Tướng Giáp.
                      CỠ CHỮ- +
                      Trước tin Tướng Giáp từ trần, nữ phóng viên ảnh người Mỹ Catherine Karnow nói với VOA Việt Ngữ rằng bà cảm thấy buồn như mất đi một người bạn của gia đình dù biết rằng ngày này sẽ tới vì Tướng Giáp đã nằm viện nhiều năm qua.

                      Bà Karnow là nhiếp ảnh gia nước ngoài duy nhất được tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm lịch sử về thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ hơn 20 năm trước.

                      Điều gây ấn tượng nhất đối với tôi là sự kiên cường, nỗ lực, sự thông minh cũng như trí tuệ tuyệt vời của ông...
                      Bà cũng là con gái của nhà báo và sử gia nổi tiếng Stanley Karnow, tác giả cuốn sách về Việt Nam có tựa là ‘Vietnam: A history’ (Việt Nam: Một thời kỳ lịch sử).

                      Nữ phóng viên ảnh cho VOA Việt Ngữ biết những ấn tượng của mình về Tướng Giáp.

                      “Điều gây ấn tượng nhất đối với tôi là sự kiên cường, nỗ lực, sự thông minh cũng như trí tuệ tuyệt vời của ông. Khi tôi gặp ông ấy, tôi thực sự cảm thấy mình đang đứng trước một con người kiệt xuất. Tôi có thể cảm nhận được sự thông tuệ của ông ấy trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào. Ông ấy là người lịch sự, luôn tôn trọng và quan tâm tới người khác”.

                      Bà Karnow cho biết bà nghĩ cha mình cũng ngưỡng mộ sự can trường và trí tuệ của Tướng Giáp.

                      Trong cuốn sách ‘Việt Nam: Một thời kỳ lịch sử’, ông Stanley Karnow viết: "Tướng Giáp là một người đặc biệt. Ông vừa là một nhà hoạch định chính sách, vừa là một sĩ quan trên chiến trường. Người Pháp đã từng gọi ông là ‘núi lửa phủ băng’.

                      Chính cha bà Karnow đã giới thiệu bà với Tướng giáp và cơ duyên bắt đầu từ đó.

                      “Nhiều năm qua, tôi ngày càng trở nên thân thiết hơn với gia đình Tướng Giáp. Thoạt đầu, cha tôi giới thiệu tôi với Tướng Giáp hồi năm 1990 khi ông phỏng vấn Tướng Giáp cho một bài viết để đăng trên trang nhất tờ The New York Times. Và rồi khi tôi tới Việt Nam một vài tháng sau đó, tôi được mời chụp ảnh chân dung ông. Dù thoạt đầu tôi được cha tôi giới thiệu, tôi đã giành được cảm tình của gia đình Tướng Giáp. Tôi tin rằng họ thích các bức ảnh của tôi, và họ ngày càng tôn trọng tôi trong tư cách một nhiếp ảnh gia. Mỗi lần tôi trở lại Việt Nam, tôi luôn dành thời gian nhất định để tới thăm gia đình Tướng Giáp, chụp chân dung ông không những để phục vụ cho công việc của tôi mà còn dành tặng gia đình ông. Trong nhiều năm qua, các bức ảnh tôi chụp ông trở thành các bức chân dung chính thức của ông”.

                      Kỷ niệm đáng nhớ nhất với Tướng giáp đó là khi chúng tôi tới một khu rừng ở Mường Phăng và tới một lán nhỏ nơi ông hoạch định chiến dịch Điện Biên Phủ. Mọi thứ trông y như xưa...
                      Bà Karnow kể lại, năm 1994, khi bà tới thăm Tướng Giáp, ông đã mời bà cùng đi Điện Biên Phủ với ông.

                      Theo nữ phóng viên ảnh này, ông Giáp không lên đó theo kế hoạch, mà bí mật đi trước một tuần nên ít phóng viên biết và bà là phóng viên nước ngoài duy nhất trong số các phóng viên Việt Nam tháp tùng Tướng Giáp.

                      Bà Karnow cho hay, ông Giáp từng trở lại Điện Biên Phủ trong vòng 40 năm trước đó, nhưng chưa từng trở lại Mường Phăng, nơi ông từng vạch chiến dịch Điện Biên Phủ.

                      Nữ nhà báo cho biết đó là một trong những kỷ niệm không bao giờ quên của bà

                      “Kỷ niệm đáng nhớ nhất với Tướng giáp đó là khi chúng tôi tới một khu rừng ở Mường Phăng và tới một lán nhỏ nơi ông hoạch định chiến dịch Điện Biên Phủ. Mọi thứ trông y như xưa. Chứng kiến ông đứng tại chính nơi ông từng đứng 40 năm trước là điều thật đáng nhớ”.

                      Tướng Giáp từ trần hôm 4/10 và báo chí trong nước đưa tin hàng chục nghìn người đã tới viếng ông tại tư gia ở Hà Nội.

                      Quốc tang sẽ được tổ chức vào ngày 12/10 và sau đó linh cữu ông sẽ được đưa về quê nhà Quảng Bình.

                      Thông tin mới nhất cho hay, gia đình của Tướng Giáp hôm 8/10 thông báo lập một trang chính thức trên Facebook để cập nhật các thông tin về ông.

                      Trang này đã cho đăng tải sắc lệnh phong Đại tướng do Chủ tịch chính phủ Hồ Chí Minh ký ngày 20/01/1948.

                      Số người ‘thích’ (like) trang này thay đổi từng giờ và hiện đã lên tới hơn một chục nghìn người, tính tới 8 giờ tối ngày 8 tháng 10.

                      Một số hình ảnh về Tướng Giáp

                      • Tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ. (hình chụp ngày 4/5/1984).
                      • Cựu Bộ trưởng Quốc phòng MRobert McNamara bắt tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 9/11/1995.
                      • Hai phụ nữ bật khóc sau khi đến viếng Tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 6/10/2013.
                      • Hàng ngàn người mang theo hoa và nhang đèn, đứng xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
                      • Một người đàn ông cầu nguyện trước tư gia của Tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 5/10/2013 .
                      • Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo quân đội Bùi Tín.
                      • Tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật chính chỉ huy hai cuộc Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và Việt Nam (1960–1975).
                      • Hàng ngàn người mang theo hình ảnh, hoa, nhang đèn xếp hàng dài nhiều km đến cả tiếng đồng hồ để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 6/10/2013.
                      • Trong nhiều năm, dù ít xuất hiện trước công chúng, nhưng nhiều nhà lãnh đạo thế giới đều tìm gặp Tướng Giáp mỗi khi tới thăm Việt Nam
                      • Chân dung Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp tại một cuộc triển lãm ảnh tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 24/8/2011.
                      • Tướng Võ Nguyên Giáp trong bệnh viện ở Hà Nội. (tháng 9/2010)
                      • Nữ phóng viên ảnh người Mỹ Catherine Karnow và Tướng Giáp.
                      • Hai ông Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh (ảnh chụp năm 1950).







                       

                                                        Geen opmerkingen:

                                                        Een reactie posten