donderdag 10 oktober 2013

Hai mối tình theo suốt cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp


Chủ nhật, 6/10/2013 05:00 GMT+7

Hai mối tình theo suốt cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp 

Mối tình đầu thủa 20 trong sáng, lý tưởng của vị danh tướng huyền thoại là với liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái, còn tình yêu sau - sâu sắc, bình dị nối dài theo năm tháng tới cuối đời là với phó giáo sư Đặng Bích Hà - con gái cụ Đặng Thai Mai. 

Hai người phụ nữ ấy đã gắn bó, song hành với cuộc đời vì dân, vì nước của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Mối tình đầu của ông là liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái, em gái liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Khai. Ông và bà gặp nhau lần đầu tiên năm 1929, trên chuyến tàu Vinh - Huế. Trước đó, tướng Giáp từng nghe các đồng chí cùng chi bộ nhắc tới tên Quang Thái, cô em gái còn rất trẻ nhưng hoạt động hăng hái của đồng chí Minh Khai.
"Mẹ Thái mặc áo dài, tóc để xoã, da trắng hồng, gương mặt rất sáng, đặc biệt là đôi mắt, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ba. Ba khi ấy ông đóng vai một nhà báo khá ăn diện. Về sau mẹ nói lại cho ba ấn tượng đầu tiên của mình: Một chàng thư sinh với vẻ “công tử bột”, chỉ khi nghe tự giới thiệu là nhà báo thì mẹ mới dịu lòng và bắt chuyện", giáo sư Võ Hồng Anh, con gái duy nhất của đại tướng Võ Nguyên Giáp và bà Nguyễn Thị Quang Thái, hình dung về buổi gặp gỡ đầu tiên của ba mẹ mình qua lời kể của cha, trong một buổi phỏng vấn của báo chí năm 2003. (Giáo sư Hồng Anh đã mất năm 2009).
Lần gặp thứ hai của tướng Giáp và người vợ đầu là tại một ngôi nhà khuất nẻo trong thành nội Huế. Khi đó, Quang Thái đến xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng. "Một cô học sinh xinh xắn, giọng nói nhẹ nhàng, âm ấm. Cô có dáng mảnh dẻ, hai con mắt to rất sáng. “Đôi mắt này mình đã gặp ở đâu nhỉ?”. Anh Giáp thầm nghĩ", cuốn sách "Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ" của trung tướng Phạm Hồng Cư ghi lại.
Sau đó, Quang Thái vào Huế học và tìm bắt liên lạc với tổ chức để nhận công tác với đoàn thể. Hai người có cơ hội gặp nhau vài lần, nhưng Quang Thái chưa nảy nở tình yêu đáp lại tấm chân tình của người đồng chí. Thời gian qua đi, trong quá trình hoạt động, đấu tranh, tình yêu của họ nảy nở từ những lý tưởng chung về cách mạng...
Hai người kết hôn khi bà Quang Thái 20 tuổi, nhưng mãi đến gần chục năm sau họ mới sinh con vì muốn “giữ” để được thoát ly hoạt động cùng nhau.
tuonggiap-1135-1380961971.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ đầu - liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái. Ảnh tư liệu.
Vào cuối năm 1939, thực dân Pháp khủng bố mạnh. Lúc này, chiến sĩ cách mạng Võ Nguyên Giáp phải rút vào hoạt động bí mật. Sau đó ông được cử sang Trung Quốc hoạt động. 
Trước sự phân vân, lo lắng vì hai vợ chồng không thể ở bên nhau khi con gái Hồng Anh còn quá nhỏ, bà Quang Thái động viên chồng: “Đây là một thời cơ lớn, trên đã muốn anh thoát ly thì anh nên quyết tâm. Mẹ con em tự lo được mà. Chờ con lớn thêm chút nữa em gửi con cho ông bà nuôi, em sẽ đi sau”. Cả hai vợ chồng bà Quang Thái không ngờ đó là cuộc chia ly vĩnh viễn giữa hai người.
Năm 1942, bà Quang Thái bị bắt và bị kết án 16 năm tù. Trong thời gian bị giam giữ, bà thường xuyên bị tra tấn nhưng vẫn kiên trung không tiết lộ thông tin của tổ chức. Năm 1944, bà Quang Thái mất do kiệt sức khi chăm sóc bệnh nhân trong nhà lao Hỏa Lò và bị nhiễm phong hàn.
Do điều kiện phải hoạt động bí mật nên mọi thông tin về việc bà Quang Thái bị bắt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không hề hay biết. Chỉ đến khi trở về nước và tham dự hội nghị Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ họp tại Hiệp Hòa (Bắc Giang) vào tháng 4/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới nhận được tin dữ. Khi nghe tin người vợ yêu thương đã hy sinh, người Đội trưởng Đội Tuyên truyền Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp bàng hoàng đi sang buồng bên, bỏ dở cuộc họp… 
n Zing NewsMối tình thứ hai, gắn với đại tướng Võ Nguyên Giáp tới cuối đời, là với người vợ sau, bà Đặng Bích Hà - con gái giáo sư Đặng Thai Mai - người phụ nữ đã  đồng hành ông từ những ngày sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn là đồng chí, đồng nghiệp với cụ Đặng Thai Mai từ những ngày Đảng Tân Việt mới đi vào hoạt động.  
Nguyên Giáp biết Bích Hà từ lúc còn là cô bé tóc để chỏm, hay nghịch đất với em ngay trước sân nhà ông ngoại. Ông rất quý gia đình cụ Đốc Mai và được hai cô con gái cụ quý mến như một người anh cả. Trong suốt thời gian hoạt động và làm việc từ 1931 đến 1941 tại Vinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống tại nhà của Giáo sư Đặng Thai Mai. Lúc nào ông cũng xem cô bé Bích Hà như một người em nhỏ nên rất cưng chiều và chăm bẵm.
Khi mới ra Hà Nội, ngày nào đi luyện tập thể thao, ông cũng cho Hà đi cùng. Trên đường đi, thi thoảng ông cũng kể cho cô bé nghe về cô Quang Thái (khi đó là người yêu và sau này là vợ Đại tướng Võ Nguyên Giáp) và cô lắng nghe rất chăm chú.
Ngày ấy, cả gia đình cô, nhất là cụ Đặng Thai Mai, rất quý cô Quang Thái và mọi người đều xem cô như người thân trong nhà. Sau khi cưới, Võ Nguyên Giáp ra ở riêng và tiếp tục hoạt động ở Hà Nội rồi sang Trung Quốc, còn cô Bích Hà học ở Hà Nội một thời gian. Đến năm 1943 cô theo trường tản cư về Thanh Hóa cho đến 1945 mới quay về Hà Nội.
doithuong-9056-1380961971.jpg
Bữa cơm của đại tương Võ Nguyên Giáp và người vợ thứ hai - giáo sư Đặng Bích Hà. Ảnh tư liệu.
Bà Bích Hà từng kể, khi 6-7 tuổi, bà hay được ông Giáp đèo đi chơi đến sân vận động Hàng Đẫy (khi ấy gọi là Septo) tập thể thao. Một hôm bỗng dưng ông nói: “Anh sẽ cưới Hà bằng một đĩa xôi và một con gà”. Không ai ngờ câu nói đùa ấy hơn mười năm sau lại trở thành sự thật.
Năm 1945, khi hai người gặp lại nhau, Võ Nguyên Giáp đang phải gánh chịu mất mát lớn, khi biết tin người vợ - người đồng chí Nguyễn Thị Quang Thái đã bị bắt và mất trong nhà tù Hỏa Lò từ đầu năm 1944. Từ sự kính phục và ngưỡng mộ, Bích Hà lại càng muốn được cùng ông chia sẻ mọi gian khó trên con đường cách mạng và đường đời.
Vào cuối năm 1946, gia đình cụ Đặng Thai Mai đồng ý tổ chức lễ cưới cho Võ Nguyên Giáp và Đặng Bích Hà. Đám cưới của hai người được tổ chức rất giản dị. Suốt mấy chục năm làm bạn đời, Bích Hà vẫn luôn bên cạnh động viên chồng với tâm hồn bình thản qua những lời giản dị và lạc quan. 
Bà Bích Hà từng kể lại, trước đây, trong vườn có một cây bơ rất ngon, một loại quả mà Đại tướng rất thích ăn. Đặc biệt cây bơ ấy thường ra quả rất muộn, đúng vào dịp sinh nhật Đại tướng, nên năm nào bà cũng hái những quả to nhất, ngon nhất để dành cho ông.
Những năm gần đây khi cây bơ ấy không còn nữa, các con đã ươm một cây mới thay thế. Ngày ngày bà vẫn chăm sóc cho cây chóng lớn để cây sớm ra quả và lại hái vào để dành cho ông vào dịp sinh nhật như mọi khi.
dan-3917-1380961971.jpg
Mấy năm trước, lúc rảnh rỗi, đại tướng Võ Nguyên Giáp thường ngồi thư giãn bên chiếc đàn piano. Bà Bích Hà ân cần bên cạnh chồng. Ảnh tư liệu. 
Về phần mình, dù hay vắng nhà, Đại tướng chưa bao giờ để vợ con phải có cảm giác lo lắng, hụt hẫng vì bị “lãng quên”, mà ông vẫn cố dành thời gian mấy phút để viết những dòng thư ngắn gọn gửi ra cho bà và các con để hỏi thăm sức khỏe và động viên tinh thần học tập, công tác.
Với cương vị là Tổng chỉ huy Quân đội nhân dân, là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ quốc phòng, từ khi đang còn đương chức cho đến khi về nghỉ hưu, ngày nào Đại tướng cũng rất bận rộn. Dù vậy, chưa năm nào Đại tướng quên ngày cưới của hai người. Hàng năm, cứ đến ngày 27/11, Đại tướng lại nhờ con gái mua một bó hoa hồng nhung - một loài hoa mà bà Bích Hà rất thích để tặng bà. Sau này, khi nghe nói hoa hồng nhung chứa nhiều thuốc rất độc, lại không có mùi thơm như trước nữa, ông lại dặn con vẫn mua hoa hồng để ba tặng mẹ nhưng phải là hoa hồng có mùi thơm. 
Đến những năm gần đây, khi sức khỏe ngày càng yếu, hầu hết thời gian của Đại tướng là ở trong viện, tuần nào bà Bích Hà cũng vào thăm chồng, cùng ông chuyện trò. Hôm nào mệt bà không vào được, ông thể nào cũng hỏi các con: “Mẹ thế nào?”. Khi nghe các con nói: “Mẹ vẫn khỏe, mẹ bình thường ạ!” thì ông mới gật gật đầu: “Bảo mẹ giữ gìn sức khỏe!”. Tình yêu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phó giáo sư Đặng Bích Hà là như vậy, bình dị nhưng sâu đậm cho đến suốt cuộc đời.
Vương Linh (tổng hợp)
http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/hai-moi-tinh-theo-suot-cuoc-doi-dai-tuong-vo-nguyen-giap-2890565.html
 



Thứ năm, 10/10/2013 10:04 GMT+7

Những cánh thư yêu thương từ người vợ đầu của Đại tướng

Gần 10 năm tình nghĩa vợ chồng, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ đầu Nguyễn Thị Quang Thái luôn sống trong xa cách.

Những bức thư ấy được một người lính già thân cận với Đại tướng biết đến. Ở đó, toát lên một góc khác, rất con người và rất đời thường của Đại tướng mà ít người biết được...
Đó là những lá thư được liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái gửi cho người yêu, người chồng Võ Nguyên Giáp từ năm 1933 cho đến năm 1936. Đây là giai đoạn hai người bắt đầu yêu nhau rồi kết hôn. Căn cứ vào ngày tháng và những nội dung trong thư cho thấy, hầu như ngày nào hai người cũng có liên lạc. Khi ấy, bà Quang Thái ở Vinh (Nghệ An) còn ông Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội.

Gần như toàn bộ số thư được bà Quang Thái xưng hô bằng tên gọi là “Giáp” với “Thái”, chỉ một số ít thư bà Quang Thái gọi người yêu, sau này là chồng, bằng “anh”. Bà kể những chuyện diễn ra xung quanh mình một cách chân tình và nói về  tình cảm đôi lứa với tư duy khá hiện đại.
canh-thu-2-31722-2678-1381372975.jpg
Trong một bức thư bà viết: “Giáp đi phen này, Thái ở nhà nỗi nhớ nhung khó lòng khuây khỏa lắm…”. Hay một thư khác, bà viết: “Nhờ 6 ngày nay mà Thái hiểu Giáp hơn và có ái tình mật thiết hơn xưa. Bây giờ mới đúng là ái tình chứ không phải ái tình 6 tháng trước kia…”.

Có bức thư khi hai người đã kết hôn, bà kể đến cô con gái đầu lòng bằng câu chữ vừa yêu thương vừa có ý hờn trách: “... Con Anh đã ngủ từ lúc 8h. Nó vừa giở mình nằm nghiêng như người lớn… Giáp có biết lúc ở ga về Thái nghĩ gì không?... Nhớ những lần Thái tiễn Giáp ở Vinh ra Hà Nội, vừa đi như đi 'trong mộng'. Thái không biết ai đi chung quanh mình nữa. Về ẵm con, tắm cho con rồi Thái bế nó đi rong trong nhà mãi. Nhà vắng, trời chiều, mẹ bế con rươm rướm nước mắt”.

Bức thư nào cũng thể hiện sự nhớ nhung, quan tâm của người vợ trẻ với người chồng phương xa. Vì thế, đa phần những bức thư ấy mang âm hưởng buồn mà người viết cũng tự nhận ra điều đó.
quangthai-4004-1381372975.jpg
Liệt sĩ Quang Thái - người vợ đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp  và cô Hồng Anh, con gái hai người. Ảnh tư liệu
Một bức thư gửi chồng, bà Quang Thái viết: “Tối hôm qua viết dài đọc lại thấy không vui Thái lại xé bỏ. Giáp sẽ trách Thái… làm gì cũng không nhất định. Hôm nay không viết dài nữa… Ruột Thái đang rối lên đây. Óc loạn lên đây… Cơn buồn kéo đến!... Sao không bao giờ tôi viết được một bức thư vui? Buồn cười!”.
Tuy nhớ nhung, buồn thương nhưng người vợ ấy luôn một lòng hướng về chồng. Trong một lá thư hiếm hoi bà gọi chồng mình là “anh”: “Anh đã khỏe hơn chưa? Anh có mang theo gương không đấy? Hãy thử soi xem nước da có tốt hơn không?”. Một bức thư bà viết thể hiện rõ tấm lòng son sắt với chồng: “Tương lai với chúng mình khổ ư? Chúng ta có như ai mà mê giàu sang? Tinh thần, lý tưởng thì quyết bền vững, không như những thứ ái tình xốc nổi, yêu vì danh, lợi, tài, sắc”.
Người thủ thư đặc biệt
Hơn 100 bức thư của liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái gửi người chồng Võ Nguyên Giáp được Đại tá Nguyễn Huy Văn (Ban liên lạc Việt Nam Giải phóng quân) lưu giữ. Đại tá Huy Văn tuy không phải là cán bộ trong Văn phòng Đại tướng nhưng ông khá thân cận với tướng Giáp. Những năm Đại tướng còn khỏe mạnh, ông thường qua Văn phòng Đại tướng giúp việc sắp xếp tài liệu và đồ đạc.

Ông kể: “Bên ấy tài liệu nhiều quá. Một lần Đại tướng bảo tôi xếp lại tài liệu ở một cái tủ thì tôi tìm thấy những bức thư này. Đại tướng bảo tôi xếp lại và giữ cẩn thận cho ông. Tôi đã đi sao chép chúng ra và gửi lại bản gốc cho cô Hồng Anh (con gái đầu của Đại tướng và liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái, đã qua đời năm 2009) vì tôi nghĩ bản gốc nên để cô ấy giữ là phù hợp nhất”.
Nói về những bức thư này, Đại tá Nguyễn Huy Văn nhận xét: “Tôi thấy thư có lời văn rất hiện đại. Bức nào cũng chan chứa tình yêu đôi lứa. Thế nhưng, tôi đọc kỹ thì hiểu rằng không chỉ có tình yêu đôi lứa trong đó mà hai người còn trao đổi cả công việc. Tôi đã lưu giữ chúng rất cẩn thận trong nhiều năm qua”.

Đại tá Huy Văn xúc động nói về mối tình của Đại tướng với người vợ đầu: “Họ đã sống trong xa cách. Sau này, Đại tướng đi Trung Quốc, bà Quang Thái hoạt động cách mạng phải gửi cô Hồng Anh về quê. Họ chia tay nhau bên đường Cổ Ngư và xa nhau mãi mãi, vì sau đó bà Thái bị thực dân Pháp bắt giam ở Hỏa Lò rồi hy sinh trong tù. Bà Thái mất, Đại tướng sốc lắm! Khi về nước ông cũng rất vất vả trong việc đi tìm nơi chôn cất của bà, vì thời đó người chết trong tù (có thông tin cho rằng bà mất tại nhà thương) như thế chẳng biết phần mộ ở chỗ nào. Mãi sau Đại tướng mới tìm thấy và đưa hài cốt của bà về nghĩa trang”.
Đại tá Huy Văn cho biết, Đại tướng vốn rất quý những bức thư ấy và ông thường nói chuyện về người vợ đầu trong trăn trở. Đại tướng thi thoảng lại thở dài nói: “Anh thương chị Thái lắm!”. Câu nói ấy, tình cảm ấy với người vợ đầu được Đại tướng nhắc lại nhiều lần trong những năm sau này.
Theo Giadinh.net
 
 
 Thứ sáu, 4/10/2013 21:51 GMT+7

Đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh

Kết thúc ngày làm việc khi trời đã tối mịt, đại tướng còn dành nhiều thời gian cho những gia đình có công với cách mạng, thăm lại chiến trường xưa. Ông thích chạy bộ, thi thoảng chơi đàn piano.

Khi còn làm việc tại Văn phòng Đại tướng, mỗi khi tướng Giáp dứt khỏi công việc, trời đã đều tối mịt. Tấm ảnh chụp lúc Đại tướng 83 tuổi.
Khi còn làm việc tại Văn phòng Đại tướng, mỗi khi tướng Giáp dứt khỏi công việc, trời đã đều tối mịt. Ảnh chụp lúc Đại tướng 83 tuổi.
tuong-513666-1368798728_500x0.jpg
Ông dành nhiều thời gian thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng. Trong ảnh, Đại tướng hỏi thăm sức khỏe bà Nguyễn Thị Vĩnh (thọ 108 tuổi) ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) năm 1996.
vo-nguyen-giap-5-726882-1368798728_500x0
Đại tướng và mẹ Việt Nam anh hùng Võ Thị Hồi năm 1996.
vo-nguyen-giap-272017-1368798728_500x0.j
Ông trò chuyện với người lính chăn ngựa (Nguyễn Hùng) của chiến khu Việt Bắc năm xưa.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975-1995). Đứng cạnh ông là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
vo-nguyen-giap-6-942392-1368798728_500x0
Năm 1996, ông ngồi chờ tàu ở ga Geneva để đến Zurich (Thụy Sĩ).
vo-nguyen-giap-12-127689-1368798729_500x
Ông chụp ảnh kỷ niệm với các cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng năm 1999.
vo-nguyen-giap-19-343115-1368798728_500x
Với ông Lê Giản (nguyên Giám đốc Tổng nha Công an thời kỳ 1946-1954) trong dịp chúc thọ Đại tướng tròn 90 tuổi, năm 2000.
vo-nguyen-giap-11-221508-1368798729_500x
Nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu tới thăm và chúc thọ đại tướng tại nhà riêng năm 2000.
Khi Đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một lão nông tặng ông đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng.
Khi đại tướng thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một lão nông tặng ông đĩa bánh trôi tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng.
Ảnh tư liệu
 
 
Thứ sáu, 4/10/2013 21:51 GMT+7

Đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh (2)

vo-nguyen-giap-4-488756-1368798728_500x0
Các thiếu nữ dân tộc Thái đón chào đại tướng trở lại thăm chiến trường xưa sau nửa thế kỷ (2004).
Năm 2004, trong dịp trở lại Điện Biên Phủ, Đại tướng đã đi thăm hầm tướng De Castries - Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đây là dịp ông trở lại Điện Biên Phủ, thăm hầm tướng De Castries - Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi Đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm Đại tướng năm 2008.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi Đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm đại tướng năm 2008.
vo-nguyen-giap-9-227917-1368798728_500x0
Đại tướng tập thể dục trên bãi biển.
 
vo-nguyen-giap-8-355890-1368798728_500x0
Hoa bạch trà trước sân nhà riêng 30 Hoàng Diệu của đại tướng, loài hoa ông ưa thích.
Dù có tuổi nhưng Đại tướng vẫn miệt mài viết sách, làm việc.
Dù có tuổi nhưng đại tướng vẫn miệt mài làm việc...
Đại tướng nghỉ trưa trong lần thăm di tích Địa đạo Củ Chi (TP HCM).
Ông nghỉ trưa trong lần thăm địa đạo Củ Chi (TP HCM).
Bữa cơm của hai ông bà.
Bữa cơm của hai vợ chồng Đại tướng.
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi chơi piano.
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi thư giãn bên cây đàn piano.
Ảnh tư liệu

Geen opmerkingen:

Een reactie posten