Tin tức / Thế giới / Châu Á
Kế hoạch hợp nhất kinh tế của ASEAN đối mặt nhiều thách thức
Các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các nước Đông Nam Á chụp hình lưu niệm tại Bandar Seri Begawan, Brunei, ngày 9/10/2013.
BRUNEI — Các nhà lãnh đạo Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á nhóm họp trong hai ngày thứ tư và thứ năm để thẩm định những tiến bộ của kế hoạch hình thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Ban thư ký ASEAN thừa nhận mục tiêu hợp nhất kinh tế khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong một môi trường toàn cầu đầy bất trắc. Từ địa điểm hội nghị ở Brunei, thông tín viên Steve Herman của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Chủ tịch ASEAN, Quốc vương Hassanal Bolkiah của Brunei, đã khai mạc hội nghị với nhận xét đã có “một số tiến bộ” hướng tới mục tiêu hợp nhất 10 nền kinh tế trong khu vực trong hai năm nữa. Ông nói thêm như sau.
"Nhưng nói chung chúng ta phải tiếp tục chứng tỏ ý chí chính trị mạnh mẽ hơn nữa để làm tất cả những gì chúng ta có thể làm nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của cộng đồng chúng ta vào năm 2015."
Một vấn đề lớn khác của ASEAN là một bộ qui tắc ứng xử trên biển, xoay quanh những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và 4 nước hội viên ASEAN ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần trước, tổ chức ở Campuchia, đã suýt xảy ra điều mà các nhà phân tích gọi là một vụ nổ bom ngoại giao khi vấn đề Biển Đông làm cho ASEAN, lần đầu tiên trong lịch sử, không đưa được một thông cáo chung.
Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng các cuộc thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay nên tập trung vào vụ khủng hoảng tài chánh mà khu vực Đông Nam Á đang đối mặt, chứ không phải vụ tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.
Bà Hoa Xuân Oánh nói thêm rằng Trung Quốc sẵn sàng cùng với ASEAN thực hiện những nỗ lực để duy trì hòa bình và ổn định của khu vực Nam Hải, không thực hiện bất kỳ hành động nào có thể gây phức tạp thêm cho tình hình trong khu vực này.
Hộïi nghị ASEAN sẽ được tiếp nối bởi Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào ngày mai. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin không đến dự hội nghị này.
Trong một bài viết đăng trên tờ Brunei Times ngày hôm nay, cựu Đại sứ Mỹ tại Ngân hàng Phát triển Á châu, ông Curtis Chin, nhận định là sự vắng mặt của ông Obama đang góp phần làm cho nước Mỹ “bị mất mặt ở Á châu” và giúp cho Trung Quốc có thêm cơ hội để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Ông Chin cho rằng việc này có thể khiến cho uy tín, sức mạnh, và ảnh hưởng của Mỹ bị sút giảm vào một thời điểm mà Washington không ngớt nhấn mạnh tới chiến lược xoay trục sang Á châu.
http://www.voatiengviet.com/content/ke-hoach-hop-nhat-kinh-te-cua-asean-doi-mat-nhieu-thach-thuc/1765985.html
Chủ tịch ASEAN, Quốc vương Hassanal Bolkiah của Brunei, đã khai mạc hội nghị với nhận xét đã có “một số tiến bộ” hướng tới mục tiêu hợp nhất 10 nền kinh tế trong khu vực trong hai năm nữa. Ông nói thêm như sau.
"Nhưng nói chung chúng ta phải tiếp tục chứng tỏ ý chí chính trị mạnh mẽ hơn nữa để làm tất cả những gì chúng ta có thể làm nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của cộng đồng chúng ta vào năm 2015."
Một vấn đề lớn khác của ASEAN là một bộ qui tắc ứng xử trên biển, xoay quanh những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và 4 nước hội viên ASEAN ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần trước, tổ chức ở Campuchia, đã suýt xảy ra điều mà các nhà phân tích gọi là một vụ nổ bom ngoại giao khi vấn đề Biển Đông làm cho ASEAN, lần đầu tiên trong lịch sử, không đưa được một thông cáo chung.
Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng các cuộc thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay nên tập trung vào vụ khủng hoảng tài chánh mà khu vực Đông Nam Á đang đối mặt, chứ không phải vụ tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.
Bà Hoa Xuân Oánh nói thêm rằng Trung Quốc sẵn sàng cùng với ASEAN thực hiện những nỗ lực để duy trì hòa bình và ổn định của khu vực Nam Hải, không thực hiện bất kỳ hành động nào có thể gây phức tạp thêm cho tình hình trong khu vực này.
Hộïi nghị ASEAN sẽ được tiếp nối bởi Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào ngày mai. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin không đến dự hội nghị này.
Trong một bài viết đăng trên tờ Brunei Times ngày hôm nay, cựu Đại sứ Mỹ tại Ngân hàng Phát triển Á châu, ông Curtis Chin, nhận định là sự vắng mặt của ông Obama đang góp phần làm cho nước Mỹ “bị mất mặt ở Á châu” và giúp cho Trung Quốc có thêm cơ hội để gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Ông Chin cho rằng việc này có thể khiến cho uy tín, sức mạnh, và ảnh hưởng của Mỹ bị sút giảm vào một thời điểm mà Washington không ngớt nhấn mạnh tới chiến lược xoay trục sang Á châu.
http://www.voatiengviet.com/content/ke-hoach-hop-nhat-kinh-te-cua-asean-doi-mat-nhieu-thach-thuc/1765985.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten