zaterdag 26 oktober 2013

Phụ nữ nước nào 'hạnh phúc nhất'?

Phụ nữ nước nào 'hạnh phúc nhất'?

Cập nhật: 09:39 GMT - thứ sáu, 25 tháng 10, 2013
Trong 5 năm liên tiếp, Iceland được xếp là quốc gia có khoảng cách giới thấp nhất thế giới, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Theo Báo cáo Khoảng cách Giới Toàn cầu, Iceland là nơi phụ nữ hưởng quyền bình đẳng nhất về giáo dục, y tế, và cũng nhiều khả năng nhất để tham gia đầy đủ vào đời sống chính trị và kinh tế của đất nước.
Trong bảng xếp hạng năm 2013, cùng đầu bảng còn có Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển.
Nói chung, khoảng cách giới tính đã giảm bớt trên thế giới trong năm 2013. Người ta thấy 86 trong 136 nước được khảo sát đã có tiến bộ, mặc dù thay đổi còn chậm.
Mời các bạn xem các bản đồ dưới đây để biết bảng xếp hạng các nước về các lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

Chênh lệch trong bình đẳng giới nói chung

Châu Âu có 7 quốc gia nằm trong top 10. Anh Quốc đứng thứ 8 và Hoa Kỳ thứ 23. Philippines đứng thứ năm là quốc gia đạt hạng cao nhất ở châu Á và Nicaragua đứng thứ 10, cao nhất ở châu Mỹ.
Nhóm các nền kinh tế lớn G20 không có đại diện nào lọt vào top 10, và khu vực Trung Đông và châu Phi cũng tương tự.

Các quốc gia đứng đầu

1. Iceland
2. Phần Lan
3. Na Uy
4. Thụy Điển
5. Philippines
6. Ireland
7. New Zealand
8. Đan Mạch
9. Thụy Sĩ
10. Nicaragua
Khoảng cách lớn Khoảng cách hẹp Không có dữ liệu

Y tế

Khoảng cách về giới được thu hẹp nhất trong lĩnh vực y tế với tỉ lệ cân bằng lên tới 96%, theo WEF. Hai phương thức chính được sử dụng là so sánh độ tuổi khỏe mạnh và tỉ lệ giới tính giữa bé trai và bé gái khi mới sinh.
Đặc biệt là phụ nữ thường có độ tuổi khỏe mạnh kéo dài hơn nam giới vài năm, nhưng riêng ở Pakistan thì ngược lại, với tuổi thọ trung bình của nam giới cao hơn phụ nữ. Trung Quốc và Ấn Độ cũng bị WEF hạ bậc do có tỉ lệ trẻ em nam cao hơn trẻ em nữ.
Khoảng cách lớn Khoảng cách hẹp Không có dữ liệu

Giáo dục

Khi đề cập tới khoảng cách về giới, "giáo dục là một cái máy gia tốc," bà Saadia Zahidi nói. Trong lĩnh vực này, WEF đánh giá có 93% bình đẳng.
Bà nói thêm: "Với các nước châu Âu và Bắc Mỹ, họ đã đạt được sự tương đồng từ nhiều thập niên ở giáo dục tiểu học và giáo dục phổ thông cơ sở, và ở giáo dục cấp ba, bất bình đẳng giới đã được lật ngược lại."
Khoảng cách lớn Khoảng cách hẹp Không có dữ liệu

Kinh tế

Trong thế giới công việc thì bức tranh hoàn toàn khác hẳn. Ở một số quốc gia, chỉ số ít phụ nữ có vị trí cao mặc dù đông đảo phụ nữ tham gia lực lượng lao động. Brazil và Trung Quốc là ví dụ cho trường hợp này.
Ở các nước như Yemen và Mauritania có rất ít phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Nhìn chung, WEF ước tính chỉ có 60% bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.
Khoảng cách lớn Khoảng cách hẹp Không có dữ liệu

Chính trị

Theo WEF, sự chênh lệch về giới tính rõ rệt nhất trong lĩnh vực chính trị. Saadia Zahidi nói: "Trên thế giới nói chung... phụ nữ chỉ phụ trách khoảng 20% vai trò lãnh đạo trong chính trường so với đàn ông."
"Các nước xếp hạng cao nhất ở phía Bắc thì thu hẹp được khoảng cách này tới hơn một nửa. Các nước đứng cuối bảng như Qatar và Ả Rập Saudi thì không thu hẹp được chút khoảng cách nào."
Khoảng cách lớn Khoảng cách hẹp Không có dữ liệu
Cài đặt lại
Xếp hạng:
Điểm:
Không có dữ liệu
Bấm vào để phóng to hình

Châu Âu

Nói chung các nước Bắc Âu tốt hơn so với các nước khác. WEF cho rằng một phần nguyên do là nhờ các chính sách giúp con người cân bằng đòi hỏi công việc và cuộc sống.
Tại Nam Âu, khoảng cách giới tính trong giáo dục đã được đảo ngược từ nhiều năm trước. Nhưng sự tham dự của phụ nữ trong lực lượng lao động còn thấp.
Châu Á

Philippines là nước bình đẳng nhất ở châu Á, nhờ thu hẹp khoảng cách trong y tế và giáo dục.
Trung Quốc xếp hạng 69, trong khi Ấn Độ bị xếp thứ 101.
Việt Nam đứng ở vị trí thứ 66 trong bảng xếp hạng của báo cáo 2013.
Trung Mỹ và châu Mỹ Latin

Ba nước có thành tựu cao nhất là Nicaragua, Cuba và Ecuador, nằm trong tốp đầu 25 nước.
Vị trí của Brazil không đổi so với năm ngoái, vẫn ở thứ hạng 62.
Hoa Kỳ và Canada

Canada và Mỹ đứng thứ 20 và 23. Canada có điểm cao về giáo dục, nhưng thấp hơn về chính trị.
Mỹ xếp sau Canada về chính trị nhưng lại hơn nước láng giềng về y tế và kinh tế. Hai nước ngang nhau về giáo dục.
Trung Đông và Bắc Phi

Đây là khu vực chứng kiến sự bất bình đẳng thuộc hàng cao nhất thế giới, nhưng không phải nơi nào cũng vậy.
Các nước vùng Vịnh đã đầu tư nhiều cho giáo dục nữ. Tại Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, số phụ nữ học xong đại học nay cao hơn cả nam.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten