Kim cương và đất nông nghiệp, những cơn khát mới của Trung Quốc
Kim cương sức quyến rũ mới của thị trường Trung Quốc.
REUTERS/Bobby Yip
Les Echos lo ngại với mức tăng nhanh chóng như vậy, trong tương lai, cung sẽ không đủ đáp ứng cho cầu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn việc đến giá kim cương thô tăng vọt mỗi năm. Ông Paul Zimnisky, nhà sáng lập ETF, tập đoàn hàng đầu chuyên đầu tư trong lãnh vực khai thác chế biến kim cương và đá quý, cho Les Echos biết « thế hệ trẻ Trung Quốc ngày nay, là thế hệ đầu tiên du nhập truyền thống phương Tây, yêu cầu phải có nhẫn đính hôn. Lượng cô dâu trẻ tại thành thị muốn được tặng một chiếc nhẫn đính hôn có gắn đá quý đã tăng từ 1% lên hơn 50% trong suốt hai thập niên qua ».
Tờ báo trích dẫn dự báo của chủ tịch tập đoàn Nam Phi De Beers cho rằng trong vòng khoảng một chục năm nữa, Trung Quốc có thể sẽ mua đến 25% lượng kim cương sản xuất trên thế giới. Hiện nay, nhu cầu về đá quý tại quốc gia này cũng đã chiếm đến 10%, vượt qua Nhật Bản vào năm 2011 để trở thành thị trường tiêu thụ thứ hai, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Các chuyên gia phân tích khẳng định rằng, với sản lượng thế giới như hiện nay, khó có thể nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của thế giới trong tương lai, bởi lẽ trong mười năm qua không có thêm một dự án khai thác mới nào với quy mô lớn. Như vậy, với mức sản xuất hiện nay trên thế giới không vượt quá được con số một triệu ca-rat/ năm, trong khi rất nhiều mỏ khai thác hiện nay bắt đầu có dấu hiệu hụt hơi. Hậu quả là giá của kim cương thô sẽ phải tăng trung bình 6% mỗi năm từ đây đến năm 2020.
Vựa lúa mì Ukraina trong tầm ngắm của Trung Quốc
Không chỉ thèm khát đá quý, Trung Quốc còn thèm muốn cả đất nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Le Monde trong bài viết đề tựa « Trung Quốc thèm muốn vựa lúa mì của Ukraina », nhận định, do không đủ đất nông nghiệp để canh tác nhằm nuôi số dân quá đông đúc của mình, Bắc Kinh buộc phải tìm kiếm các đối tác nước ngoài từ Á sang Âu. Tờ báo trích dẫn tiết lộ đăng trên tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post cho biết Bắc Kinh dự tính thuê mướn 5% đất nông nghiệp của Ukraina, với tổng diện tích ước tính ba triệu ha để trồng trọt và chăn nuôi lợn.
Trên thực tế, tiềm tàng đất nông nghiệp tại quốc gia Liên Xô cũ này là rất lớn. Đất đai màu mỡ, nhưng hệ thống thủy lợi lại rất yếu kém. Theo thỏa thuận được ký kết giữa tập đoàn KSG của Ukraina và tập đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, phía Trung Quốc sẽ giúp Ukraina xây dựng hệ thống tưới tiêu trên 3000 ha vào năm 2014. Bước đầu cho thấy là dự án hợp tác này sẽ rất có lợi cho cả đôi bên, do phía Kiev rất cần vốn để phát triển cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp. Trong khi Trung Quốc rất cần nhập khẩu số lượng lớn bắp và hoa hướng dương.
Ký kết hợp tác nông nghiệp giữa Ukraina và Trung Quốc cho phép Bắc Kinh tận dụng được các dàn xi-lô, đội tàu bè vận chuyển hàng hóa và cảng biển khá hiện đại tại quốc gia này. Le Monde cho hay là các cuộc thương thuyết cũng đang được tiến hành giữa đôi bên nhằm nâng cao dòng sản phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc. Một nghị định thư liên quan đến trồng lúa mạch và đậu nành có thể sẽ được ký kết vào cuối năm nay, tiếp đến là lúa mì và cải dầu vào năm 2014.
Trấn áp dân khiếu kiện trong lễ Quốc Khánh Trung Quốc
Báo Libération cũng chú ý đến Trung Quốc nhưng trên lãnh vực chính trị. Trên mục "Góc nhìn từ Bắc Kinh", thông tín viên thường trực tại chỗ của tờ báo có bài viết gởi về đề tựa hóm hỉnh « Cộng hòa nhân dân đã được 64 tuổi và vẫn còn đủ răng ». Theo tờ báo, lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc tưng bừng làm lễ mừng quốc khánh, nhưng bỏ lơ nỗi oan của người đi khiếu kiện.
Tờ báo cho hay trong ngày lễ Quốc khánh hôm thứ Ba 01/10 vừa qua, có khoảng gần 300 người đi khiếu kiện đã bị bắt giữ trước khi tiếp cận được quảng trường Thiên An Môn, địa điểm diễn ra lễ đặt vòng hoa của các vị lãnh đạo cao cấp đảng Cộng sản Trung Quốc, mừng 64 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Theo ghi nhận của phóng viên tờ báo tại chỗ thì vào ngày hôm đó, ngay từ sáng sớm tinh mơ, hàng ngàn người đến từ khắp miền của đất nước, đi thành từng nhóm nhỏ đã tập trung xung quanh quảng trường, với hy vọng rằng các vị quan chức cao cấp sẽ lắng nghe tiếng nói của họ. Hầu hết số người này đều là nạn nhân của sự bất công mà họ cho rằng trách nhiệm thuộc về các vị lãnh đạo đảng tại địa phương sinh sống. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên tờ báo, những người đi khiếu kiện hầu như đã bị phát hiện và bắt giữ ngay khi họ rút các biểu ngữ hay băng rôn cất giấu trong người.
Không những thế, tác giả lấy làm ngạc nhiên là các kênh truyền hình trong nước không hề có một từ nào về vụ biểu tình trên. Thay vào đó là chương trình « những gương mặt đức độ » do Đảng thực hiện chẳng hạn như hình ảnh một bà mẹ bị ung thư do sống gần khu vực thử hạt nhân, gương mặt rạng ngời hạnh phúc khi được con cô gái nhỏ giúp rửa chân, hay gương mặt đạo đức của một vị phi công chiến đấu cơ và một nhóm các vị Bí thư đảng ủy « « đức hạnh ».
Gần Fukushima, ngư dân vùng Iwaki vẫn bị kẹt ở cảng
Nhìn sang Đông Á. Trên mục Hành tinh, báo Le Monde có bài viết phản ảnh nỗi lo lại không được ra khơi của ngư dân vùng Iwaki, gần với Fukushima, nơi xảy ra sự cố hạt nhân, qua hàng tựa « Gần Fukushima, ngư dân Iwaki vẫn kẹt lại trên bờ ».
Đã từ hai năm rưỡi nay, ngư dân cảng Iwaki, một thành phố phía Nam vùng Fukushima, mong mỏi từng ngày được ra khơi đánh cá, kể từ khi lệnh cấm đưa ra do sự cố hạt nhân Fukushima hôm 11/3/2011. Những tưởng hôm nay, người dân chài lại có thể đi quăng lưới, thì một lần nữa sự nhẫn nại của họ lại bị thử thách bởi cơn bão Sepat sắp đổ bộ vào khu vực trong tuần này. Gần 380 ngư dân lại phải đợi qua ngày 10 tháng này mới có thể lại ra khơi. Đây quả là một cú đau cho ngư phủ tại đây, vì có những gia đình có đến 3 đời làm nghề đánh cá.
Vấn đề đặt ra không chỉ chuyện được phép ra khơi hay không, mà còn phải tìm đầu ra cho các sản phẩm đánh bắt. Trước khi được chào mời bán, ngư phủ còn phải đợi kết quả thử nghiệm nồng độ nhiễm xạ trên 16 loài hải sản. Nỗi lo tiêu thụ nhầm sản phẩm nhiễm xạ khiến cho các sản phẩm đánh bắt tại các vùng xung quanh Fukushima khó kiếm được người tiêu thụ.
Le Monde nhận định rằng niềm hy vọng một ngày nào đó cá vùng Fukushima lại được bán ra rất mong manh. Du lịch vừa hồi phục được đôi chút lại xảy ra sự cố rò rỉ chất phóng xạ, khiến cho hoạt động của ngành này lại tụt giảm mạnh. Tờ báo cho hay là ưu tiên hàng đầu hiện nay của chính quyền sở tại là làm thế nào dập tắt các « tin đồn thất thiệt » về sự ô nhiễm do báo chí đăng tải.
Pháp sắp thử nghiệm đưa bài giảng lên mạng Internet
Vào thời buổi của máy tính bảng và điện thoại thông minh, các trường đại học Pháp đang tung ra một hình thức giảng dạy mới, mở ra chân trời rộng cho việc tiếp cận kiến thức. Bà Bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu Geneviève Fioraso đưa ra thảo luận vào ngày hôm qua tại Quốc hội mô hình MOOC (tên viết tắt của Massive Open Online Courses), ra đời tại Mỹ. Chủ đề này được các báo Pháp khai thác qua nhiều góc nhìn khác nhau. Le Monde chạy tít lớn trên trang nhất « Đại học Pháp chuyển bài giảng từ giảng đường lên trang mạng ».
Đầu tiên, các tờ báo tập trung giải thích nội dung chương trình MOOC. Theo đó, ngay từ đầu tháng Giêng năm tới (2014), giao diện MOOC đầu tiên sẽ được tung ra. Các bài giảng đại học miễn phí trên mạng sẽ mở ra cho một bộ phận lớn công chúng. Cư dân mạng có thể ghi danh kể từ ngày 28/10 sắp đến để có thể theo dõi nhiều môn học khác nhau như toán, lịch sử, triết học, sinh học, quản trị… Các bài giảng sẽ do các cơ sở đào tạo có uy tín phụ trách. Người đăng ký có thể truy cập miễn phí và tại nhiều quốc gia khác nhau.
« Sinh viên kết nối với MOOC mới » là tựa đề của Libération. Tờ báo có cái nhìn khá khách quan cho rằng mô hình giảng dạy mới này cho phép cải tiến việc áp dụng các phương pháp giảng dạy và làm gia tăng sức hấp dẫn của các trường đại học Pháp trên quốc tế, nhất là tại các quốc gia nói tiếng Pháp. Đồng thời, việc phát triển mô hình giảng dạy này sẽ giúp tạo ra 500 việc làm liên quan đến lãnh vực kỹ thuật số, trong tổng số 5000 việc làm được tạo ra trong đào tạo sau đại học.
Nhật báo kinh tế trình bày quan điểm của hai tác giả Gilles Babinet và Guy Mamou-mani qua bài viết « Đại học Pháp không nên bỏ lỡ cuộc cách mạng kỹ thuật số ». Cả hai tác giả tỏ ra lo lắng cho độ bền của MOOC của Pháp. Hai tác giả cho rằng cần phải hết sức chú ý đến chi phí làm bài giảng trên mạng, chi phí cho đào tạo người giảng dạy, chi phí tiến triển của các công chức trong định chế để đánh giá tiến triển nghề nghiệp của họ cũng như nhiều vấn đề quan trọng khác liên quan đến bản quyền tác giả cũng phải được đề cập đến một cách nghiêm túc thông qua các cuộc thảo luận quốc gia.
Thủ tướng Ý Enrico Letta được chính phủ tín nhiệm
Chính trường Ý cũng là đề tài thời sự nóng trên các trang báo Pháp. Theo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm hôm qua, thứ Tư 02/10/2013, tại Thượng viện cho thấy « Tại Ý : Letta được tín nhiệm hoàn toàn », như hàng tựa trên trang nhất Libération. Chính trường Ý trong 3 ngày qua đã bị chao đảo sau vụ Berlusconi, cựu thủ tướng Ý bắt buộc năm bộ trưởng thuộc đảng Nhân dân Tự do (PLD) do chính ông lãnh đạo từ nhiệm khỏi chính phủ.
Libération nhận định, cuộc khủng hoảng do chính ông Berlusconi gây ra lại là một cơ hội để vị Thủ tướng trẻ tuổi nhất châu Âu, sau thủ tướng Anh David Cameron, chứng tỏ rằng ông là một chính trị gia tinh tế, đủ táo bạo, sự can đảm và thẳng thắn. Nói tóm lại, ông có đủ phẩm chất của một người đứng đầu Nhà nước.
Tuy nhiên, các báo Pháp cũng dành nhiều trang để đánh giá hành động ủng hộ vào giờ chót của cựu Thủ tướng Ý Berlusconi đối với ông Letta. Nhật báo công giáo La Croix trong bài viết « Enrico Letta tiếp tục lộ trình với sự ủng hộ của Silvio Berlusconi », cho rằng « hành động điên rồ buộc các bộ trưởng từ chức của ông Berlusconi là một sai lầm nghiêm trọng, gây chia rẽ sâu sắc ngay trong lòng đảng PLD ».
Một quan điểm cũng được nhật báo cộng sản L’Humanité và nhật báo Le Figaro lần lượt đồng chia sẻ qua các bài viết « Silvio Berlusconi đồng tình với chính sách khắc khổ » và « Berlusconi đổi ý và bỏ phiếu tín nhiệm cho Enrico Letta ». Cả hai tờ báo cùng cho rằng « cú đảo chính nhỏ » cách đây ba ngày rõ ràng gây thiệt hại nặng cho sự nghiệp chính trị của Berlusconi. Hành động vào phút chót của ông cũng không thể nào cứu vãn sự rạn nứt trong lòng đảng PLD. Như vậy, « Sau thất bại của của Berlusconi, Enrico Letta tiếp tục điều khiển công cuộc cải cách tại Ý » như là hàng tít nhận định trên Les Echos.
Tờ báo trích dẫn dự báo của chủ tịch tập đoàn Nam Phi De Beers cho rằng trong vòng khoảng một chục năm nữa, Trung Quốc có thể sẽ mua đến 25% lượng kim cương sản xuất trên thế giới. Hiện nay, nhu cầu về đá quý tại quốc gia này cũng đã chiếm đến 10%, vượt qua Nhật Bản vào năm 2011 để trở thành thị trường tiêu thụ thứ hai, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.
Các chuyên gia phân tích khẳng định rằng, với sản lượng thế giới như hiện nay, khó có thể nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của thế giới trong tương lai, bởi lẽ trong mười năm qua không có thêm một dự án khai thác mới nào với quy mô lớn. Như vậy, với mức sản xuất hiện nay trên thế giới không vượt quá được con số một triệu ca-rat/ năm, trong khi rất nhiều mỏ khai thác hiện nay bắt đầu có dấu hiệu hụt hơi. Hậu quả là giá của kim cương thô sẽ phải tăng trung bình 6% mỗi năm từ đây đến năm 2020.
Vựa lúa mì Ukraina trong tầm ngắm của Trung Quốc
Không chỉ thèm khát đá quý, Trung Quốc còn thèm muốn cả đất nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Le Monde trong bài viết đề tựa « Trung Quốc thèm muốn vựa lúa mì của Ukraina », nhận định, do không đủ đất nông nghiệp để canh tác nhằm nuôi số dân quá đông đúc của mình, Bắc Kinh buộc phải tìm kiếm các đối tác nước ngoài từ Á sang Âu. Tờ báo trích dẫn tiết lộ đăng trên tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post cho biết Bắc Kinh dự tính thuê mướn 5% đất nông nghiệp của Ukraina, với tổng diện tích ước tính ba triệu ha để trồng trọt và chăn nuôi lợn.
Trên thực tế, tiềm tàng đất nông nghiệp tại quốc gia Liên Xô cũ này là rất lớn. Đất đai màu mỡ, nhưng hệ thống thủy lợi lại rất yếu kém. Theo thỏa thuận được ký kết giữa tập đoàn KSG của Ukraina và tập đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, phía Trung Quốc sẽ giúp Ukraina xây dựng hệ thống tưới tiêu trên 3000 ha vào năm 2014. Bước đầu cho thấy là dự án hợp tác này sẽ rất có lợi cho cả đôi bên, do phía Kiev rất cần vốn để phát triển cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp. Trong khi Trung Quốc rất cần nhập khẩu số lượng lớn bắp và hoa hướng dương.
Ký kết hợp tác nông nghiệp giữa Ukraina và Trung Quốc cho phép Bắc Kinh tận dụng được các dàn xi-lô, đội tàu bè vận chuyển hàng hóa và cảng biển khá hiện đại tại quốc gia này. Le Monde cho hay là các cuộc thương thuyết cũng đang được tiến hành giữa đôi bên nhằm nâng cao dòng sản phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc. Một nghị định thư liên quan đến trồng lúa mạch và đậu nành có thể sẽ được ký kết vào cuối năm nay, tiếp đến là lúa mì và cải dầu vào năm 2014.
Trấn áp dân khiếu kiện trong lễ Quốc Khánh Trung Quốc
Báo Libération cũng chú ý đến Trung Quốc nhưng trên lãnh vực chính trị. Trên mục "Góc nhìn từ Bắc Kinh", thông tín viên thường trực tại chỗ của tờ báo có bài viết gởi về đề tựa hóm hỉnh « Cộng hòa nhân dân đã được 64 tuổi và vẫn còn đủ răng ». Theo tờ báo, lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc tưng bừng làm lễ mừng quốc khánh, nhưng bỏ lơ nỗi oan của người đi khiếu kiện.
Tờ báo cho hay trong ngày lễ Quốc khánh hôm thứ Ba 01/10 vừa qua, có khoảng gần 300 người đi khiếu kiện đã bị bắt giữ trước khi tiếp cận được quảng trường Thiên An Môn, địa điểm diễn ra lễ đặt vòng hoa của các vị lãnh đạo cao cấp đảng Cộng sản Trung Quốc, mừng 64 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Theo ghi nhận của phóng viên tờ báo tại chỗ thì vào ngày hôm đó, ngay từ sáng sớm tinh mơ, hàng ngàn người đến từ khắp miền của đất nước, đi thành từng nhóm nhỏ đã tập trung xung quanh quảng trường, với hy vọng rằng các vị quan chức cao cấp sẽ lắng nghe tiếng nói của họ. Hầu hết số người này đều là nạn nhân của sự bất công mà họ cho rằng trách nhiệm thuộc về các vị lãnh đạo đảng tại địa phương sinh sống. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên tờ báo, những người đi khiếu kiện hầu như đã bị phát hiện và bắt giữ ngay khi họ rút các biểu ngữ hay băng rôn cất giấu trong người.
Không những thế, tác giả lấy làm ngạc nhiên là các kênh truyền hình trong nước không hề có một từ nào về vụ biểu tình trên. Thay vào đó là chương trình « những gương mặt đức độ » do Đảng thực hiện chẳng hạn như hình ảnh một bà mẹ bị ung thư do sống gần khu vực thử hạt nhân, gương mặt rạng ngời hạnh phúc khi được con cô gái nhỏ giúp rửa chân, hay gương mặt đạo đức của một vị phi công chiến đấu cơ và một nhóm các vị Bí thư đảng ủy « « đức hạnh ».
Gần Fukushima, ngư dân vùng Iwaki vẫn bị kẹt ở cảng
Nhìn sang Đông Á. Trên mục Hành tinh, báo Le Monde có bài viết phản ảnh nỗi lo lại không được ra khơi của ngư dân vùng Iwaki, gần với Fukushima, nơi xảy ra sự cố hạt nhân, qua hàng tựa « Gần Fukushima, ngư dân Iwaki vẫn kẹt lại trên bờ ».
Đã từ hai năm rưỡi nay, ngư dân cảng Iwaki, một thành phố phía Nam vùng Fukushima, mong mỏi từng ngày được ra khơi đánh cá, kể từ khi lệnh cấm đưa ra do sự cố hạt nhân Fukushima hôm 11/3/2011. Những tưởng hôm nay, người dân chài lại có thể đi quăng lưới, thì một lần nữa sự nhẫn nại của họ lại bị thử thách bởi cơn bão Sepat sắp đổ bộ vào khu vực trong tuần này. Gần 380 ngư dân lại phải đợi qua ngày 10 tháng này mới có thể lại ra khơi. Đây quả là một cú đau cho ngư phủ tại đây, vì có những gia đình có đến 3 đời làm nghề đánh cá.
Vấn đề đặt ra không chỉ chuyện được phép ra khơi hay không, mà còn phải tìm đầu ra cho các sản phẩm đánh bắt. Trước khi được chào mời bán, ngư phủ còn phải đợi kết quả thử nghiệm nồng độ nhiễm xạ trên 16 loài hải sản. Nỗi lo tiêu thụ nhầm sản phẩm nhiễm xạ khiến cho các sản phẩm đánh bắt tại các vùng xung quanh Fukushima khó kiếm được người tiêu thụ.
Le Monde nhận định rằng niềm hy vọng một ngày nào đó cá vùng Fukushima lại được bán ra rất mong manh. Du lịch vừa hồi phục được đôi chút lại xảy ra sự cố rò rỉ chất phóng xạ, khiến cho hoạt động của ngành này lại tụt giảm mạnh. Tờ báo cho hay là ưu tiên hàng đầu hiện nay của chính quyền sở tại là làm thế nào dập tắt các « tin đồn thất thiệt » về sự ô nhiễm do báo chí đăng tải.
Pháp sắp thử nghiệm đưa bài giảng lên mạng Internet
Vào thời buổi của máy tính bảng và điện thoại thông minh, các trường đại học Pháp đang tung ra một hình thức giảng dạy mới, mở ra chân trời rộng cho việc tiếp cận kiến thức. Bà Bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu Geneviève Fioraso đưa ra thảo luận vào ngày hôm qua tại Quốc hội mô hình MOOC (tên viết tắt của Massive Open Online Courses), ra đời tại Mỹ. Chủ đề này được các báo Pháp khai thác qua nhiều góc nhìn khác nhau. Le Monde chạy tít lớn trên trang nhất « Đại học Pháp chuyển bài giảng từ giảng đường lên trang mạng ».
Đầu tiên, các tờ báo tập trung giải thích nội dung chương trình MOOC. Theo đó, ngay từ đầu tháng Giêng năm tới (2014), giao diện MOOC đầu tiên sẽ được tung ra. Các bài giảng đại học miễn phí trên mạng sẽ mở ra cho một bộ phận lớn công chúng. Cư dân mạng có thể ghi danh kể từ ngày 28/10 sắp đến để có thể theo dõi nhiều môn học khác nhau như toán, lịch sử, triết học, sinh học, quản trị… Các bài giảng sẽ do các cơ sở đào tạo có uy tín phụ trách. Người đăng ký có thể truy cập miễn phí và tại nhiều quốc gia khác nhau.
« Sinh viên kết nối với MOOC mới » là tựa đề của Libération. Tờ báo có cái nhìn khá khách quan cho rằng mô hình giảng dạy mới này cho phép cải tiến việc áp dụng các phương pháp giảng dạy và làm gia tăng sức hấp dẫn của các trường đại học Pháp trên quốc tế, nhất là tại các quốc gia nói tiếng Pháp. Đồng thời, việc phát triển mô hình giảng dạy này sẽ giúp tạo ra 500 việc làm liên quan đến lãnh vực kỹ thuật số, trong tổng số 5000 việc làm được tạo ra trong đào tạo sau đại học.
Nhật báo kinh tế trình bày quan điểm của hai tác giả Gilles Babinet và Guy Mamou-mani qua bài viết « Đại học Pháp không nên bỏ lỡ cuộc cách mạng kỹ thuật số ». Cả hai tác giả tỏ ra lo lắng cho độ bền của MOOC của Pháp. Hai tác giả cho rằng cần phải hết sức chú ý đến chi phí làm bài giảng trên mạng, chi phí cho đào tạo người giảng dạy, chi phí tiến triển của các công chức trong định chế để đánh giá tiến triển nghề nghiệp của họ cũng như nhiều vấn đề quan trọng khác liên quan đến bản quyền tác giả cũng phải được đề cập đến một cách nghiêm túc thông qua các cuộc thảo luận quốc gia.
Thủ tướng Ý Enrico Letta được chính phủ tín nhiệm
Chính trường Ý cũng là đề tài thời sự nóng trên các trang báo Pháp. Theo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm hôm qua, thứ Tư 02/10/2013, tại Thượng viện cho thấy « Tại Ý : Letta được tín nhiệm hoàn toàn », như hàng tựa trên trang nhất Libération. Chính trường Ý trong 3 ngày qua đã bị chao đảo sau vụ Berlusconi, cựu thủ tướng Ý bắt buộc năm bộ trưởng thuộc đảng Nhân dân Tự do (PLD) do chính ông lãnh đạo từ nhiệm khỏi chính phủ.
Libération nhận định, cuộc khủng hoảng do chính ông Berlusconi gây ra lại là một cơ hội để vị Thủ tướng trẻ tuổi nhất châu Âu, sau thủ tướng Anh David Cameron, chứng tỏ rằng ông là một chính trị gia tinh tế, đủ táo bạo, sự can đảm và thẳng thắn. Nói tóm lại, ông có đủ phẩm chất của một người đứng đầu Nhà nước.
Tuy nhiên, các báo Pháp cũng dành nhiều trang để đánh giá hành động ủng hộ vào giờ chót của cựu Thủ tướng Ý Berlusconi đối với ông Letta. Nhật báo công giáo La Croix trong bài viết « Enrico Letta tiếp tục lộ trình với sự ủng hộ của Silvio Berlusconi », cho rằng « hành động điên rồ buộc các bộ trưởng từ chức của ông Berlusconi là một sai lầm nghiêm trọng, gây chia rẽ sâu sắc ngay trong lòng đảng PLD ».
Một quan điểm cũng được nhật báo cộng sản L’Humanité và nhật báo Le Figaro lần lượt đồng chia sẻ qua các bài viết « Silvio Berlusconi đồng tình với chính sách khắc khổ » và « Berlusconi đổi ý và bỏ phiếu tín nhiệm cho Enrico Letta ». Cả hai tờ báo cùng cho rằng « cú đảo chính nhỏ » cách đây ba ngày rõ ràng gây thiệt hại nặng cho sự nghiệp chính trị của Berlusconi. Hành động vào phút chót của ông cũng không thể nào cứu vãn sự rạn nứt trong lòng đảng PLD. Như vậy, « Sau thất bại của của Berlusconi, Enrico Letta tiếp tục điều khiển công cuộc cải cách tại Ý » như là hàng tít nhận định trên Les Echos.
tất đất tất vàng mà
BeantwoordenVerwijderenBán Đất Nông Nghiệp Đà Lạt Giá Rẻ