Úc xem Indonesia là đối tác số một trong chính sách khu vực
Thủ tướng Úc Tony Abbott (trái) trao đổi với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tại Jakarta ngày 30/9/2013.
REUTERS/Beawiharta
Chuyến công du của Tân thủ tướng Úc Tony Abbott tại Inddonesia trong hai ngày đầu tuần này được báo chí nhận định là diễn ra trong « điền kiện bất lợi ». Chính sách chống thuyền nhân của phe bảo thủ tại Úc bị Jakarta « lên án vi phạm chủ quyền »của Indonesia. Một vụ đắm tàu chở người tỵ nạn Trung Đông xảy ra hôm thứ sáu 27/09 mà một ít người sống sót chỉ trích hải quân Úc làm ngơ dù đã được cầu cứu, càng làm cho Úc mất uy tín.
Tuy nhiên, chuyến công du đã diễn ra tốt đẹp, thủ tướng Úc cam kết với tổng thống Indonesia là sẽ « tôn trọng chủ quyền » của nước láng giềng. Trong cuộc tiếp xúc với doanh nhân Indonesia thủ tướng Úc kêu gọi « khẩn cấp » xây dựng quan hệ thương mại. Lãnh đạo Úc thừa nhận Canberra và Jakarta có nhiều quyền lợi chiến lược lâu dài từ kinh tế đến an ninh và cần có nhau tuy có lúc thăng trầm.
Các nhu cầu chiến lược này là gì ? Úc đã đóng góp như thế nào trong những thập niên qua và sẽ có những biện pháp gì mới cho tương lai ? Tú Anh đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney:
Nhà báo Lưu Tường Quang : « Về phương diện truyền thống, Úc Đại lợi lúc nào cũng hợp tác về an ninh rất chặt chẻ với Hoa Kỳ. Về kinh tế thì Úc bang giao chặt chẻ với ba nước bắc Á là Nhật Bản, Đại Hàn và nhất là Trung Quốc. Cho nên, đứng vào thời điểm 2013 thì về chiến lược kinh tế, quốc phòng Indonesia không thể so sánh với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc
Tuy nhiên, Úc nhìn về tương lai năm trong thập niên 2030 và 2050. Indonesia là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới,
một quốc gia Hồi giáo ôn hòa, đang trên đường dân chủ hóa, là nước đầu tàu của hiệp hội Asean mà Úc đang tìm cách thắt chặt bang giao. Trong hai thập niên nữa, Indonesia sẽ qua mặt Úc về tầm vóc kinh tế GDP tuy rằng nếu tính bình quân lợi tức đầu người thì người dân Indonesia vẫn còn nghèo so với người dân Úc. Cho nên, Úc xem Indonesia quan trọng về an ninh, quốc phòng và kinh tế.
Một điểm quan trọng cần phải nhấn mạnh là Úc lúc nào cũng muốn Indonesia trở thành một quốc gia dân chủ, phú cường, thành công. Nếu Indonesia thành công thì sẽ tạo được nhiều cơ hội kinh tế cho Úc. Còn nếu Indoneia thất bại thì với 240 triệu hay 250 triệu người nghèo khó sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho khủng bố, và nhất là cho hàng trăm ngàn hay hàng triệu người Indonesia phải tìm đường vượt biển …. Mà quốc gia đầu tiên họ nghĩ đến là… nước Úc…
Do vậy tân thủ tướng Tony Abbott đề ra một đường hướng mới….. »
Tuy nhiên, chuyến công du đã diễn ra tốt đẹp, thủ tướng Úc cam kết với tổng thống Indonesia là sẽ « tôn trọng chủ quyền » của nước láng giềng. Trong cuộc tiếp xúc với doanh nhân Indonesia thủ tướng Úc kêu gọi « khẩn cấp » xây dựng quan hệ thương mại. Lãnh đạo Úc thừa nhận Canberra và Jakarta có nhiều quyền lợi chiến lược lâu dài từ kinh tế đến an ninh và cần có nhau tuy có lúc thăng trầm.
Các nhu cầu chiến lược này là gì ? Úc đã đóng góp như thế nào trong những thập niên qua và sẽ có những biện pháp gì mới cho tương lai ? Tú Anh đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney:
Nhà báo Lưu Tường Quang : « Về phương diện truyền thống, Úc Đại lợi lúc nào cũng hợp tác về an ninh rất chặt chẻ với Hoa Kỳ. Về kinh tế thì Úc bang giao chặt chẻ với ba nước bắc Á là Nhật Bản, Đại Hàn và nhất là Trung Quốc. Cho nên, đứng vào thời điểm 2013 thì về chiến lược kinh tế, quốc phòng Indonesia không thể so sánh với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc
Tuy nhiên, Úc nhìn về tương lai năm trong thập niên 2030 và 2050. Indonesia là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới,
Một điểm quan trọng cần phải nhấn mạnh là Úc lúc nào cũng muốn Indonesia trở thành một quốc gia dân chủ, phú cường, thành công. Nếu Indonesia thành công thì sẽ tạo được nhiều cơ hội kinh tế cho Úc. Còn nếu Indoneia thất bại thì với 240 triệu hay 250 triệu người nghèo khó sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho khủng bố, và nhất là cho hàng trăm ngàn hay hàng triệu người Indonesia phải tìm đường vượt biển …. Mà quốc gia đầu tiên họ nghĩ đến là… nước Úc…
Do vậy tân thủ tướng Tony Abbott đề ra một đường hướng mới….. »
Geen opmerkingen:
Een reactie posten