Mỹ ủng hộ Việt Nam về Hoàng Sa?
Cập nhật: 05:30 GMT - thứ
năm, 25 tháng 4, 2013
Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Lê Thành Ân vừa có chuyến thăm và
làm việc với giới chức UBND huyện Hoàng Sa.
Tuy là đơn vị hành chính đặt ra để quản lý quần đảo Hoàng Sa mà
Việt Nam tuyên bố chủ quyền, ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa lại đặt ở
TP Đà Nẵng vì quần đảo này đã bị Trung Quốc hoàn toàn chiếm
đóng.Chủ đề liên quan
Thông tin về chuyến thăm được Chủ tịch UBND huyện Hoàng sa Đặng Công Ngữ xác nhận với BBC chiều thứ Năm 25/4.
Trang mạng của Bấm huyện Hoàng Sa cũng đưa tin "Chiều ngày 23/4/2013, Đoàn công tác của Tổng lãnh sự Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh do ông Lê Thành Ân [dẫn đầu] cùng các tham tán và viên chức chính trị đã đến thăm và làm việc với UBND huyện Hoàng Sa".
Ông Lê Thành Ân sắp kết thúc nhiệm kỳ ba năm làm Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh, bắt đầu từ tháng 8/2010.
Sự có mặt của ông Lê Thành Ân tại Đà Nẵng trùng hợp với chuyến thăm của tàu khu trục USS Chung-Hoon cùng tàu cứu hộ USNS Salvor với thủy thủ đoàn gần 400 người.
Chuyến thăm của hai tàu chiến Mỹ kéo dài từ 21/4-25/4.
Ủng hộ giải pháp hòa bình
Chủ tịch huyện Đặng Công Ngữ cho BBC biết cuộc làm việc của ông Lê Thành Ân tại trụ sở UBND huyện kéo dài khoảng 45 phút."Ông Ân đã tìm hiểu tình hình địa phương, và hai bên thảo luận cơ sở để sau này hợp tác và cùng chia sẻ," ông nói.
Trang mạng của huyện Hoàng Sa trong khi đó tường thuật: "Trong không khí trao đổi cởi mở và thẳng thắn, Đoàn công tác của Tổng lãnh sự Mỹ bày tỏ lập trường ủng hộ giải pháp hòa bình đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông; khẳng định sự cần thiết hợp tác để đảm bảo chủ quyền, đảm bảo hòa bình và an ninh, an toàn, tự do hàng hải, tự do thương mại bình thường trên Biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982".
Đây là quan điểm lâu nay của Hoa Kỳ đối với các tranh chấp tại Biển Đông.
Việt Nam và Trung Quốc đều đang có các chương trình hành động khẳng định chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mới đây Trung Quốc chính thức phát hành Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và công bố Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia 5 năm lần thứ 12, trong đó có những nội dung liên quan Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị chiều thứ Tư 24/4 đã lên tiếng phản đối, nói đây là hành động "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam".
Thêm về tin này
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Phạt bản đồ thiếu Hoàng Sa-Trường Sa
Cập nhật: 07:34 GMT - thứ
tư, 3 tháng 4, 2013
Bộ Tài nguyên-Môi trường đề xuất phạt từ 20 triệu-50
triệu đồng và tiêu hủy sản phẩm đối với các bản đồ in thiếu hai
quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa.
Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí
tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ của bộ này, đang chờ được thông qua, ghi
rõ : "Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp
tư liệu, dữ liệu bản đồ có liên quan đến vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam mà
không thể hiện quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo khác".Chủ đề liên quan
Những cơ quan và cá nhân vi phạm sẽ buộc phải tiêu hủy các sản phẩm bị cho là sai sót.
Cũng trong dự thảo Nghị định, khoản 2, Điều 20 về "Vi phạm các quy định về trao đổi quốc tế thông tin, tư liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ", Bộ Tài nguyên-Môi trường quy định: "Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi quốc tế, xuất nhập khẩu các thông tin, tư liệu, dữ liệu sản phẩm đo đạc và bản đồ thể hiện không đúng chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam".
Các thông tin sản phẩm mang chi tiết chủ quyền bị cho là sai lệch sẽ bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy.
Gần đây vấn đề thể hiện chủ quyền, nhất là tại Biển Đông, được dư luận chú ý tới nhiều. Báo chí Việt Nam đã đề cập nhiều trường hợp các ấn phẩm của Việt Nam "bỏ sót" hai quần đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trong khi đó, một số quốc gia láng giềng dường như đang tận dụng các văn hóa phẩm để tuyên truyền chủ quyền.
Trung Quốc đã sản xuất và lưu thông nhiều sản phẩm có in hình đường lưỡi bò chiếm gần trọn Biển Đông, cùng các thông điệp khác về biển đảo.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten