3.700 liệt sỹ VN trong mộ tập thể ở TQ?
Tin từ Nhật Bản nói sau một trận đánh cách đây 26 năm, 3.700 lính Việt Nam tử nạn được chôn chung tại vùng núi biên giới Hà Giang nay thuộc về Trung Quốc.
Tài liệu được nói là của Đại học Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng đề cập tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.Tài liệu này được một người Việt ở Nhật Bản, ông Hà Minh Thành, dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên một số trang mạng.
Theo tài liệu này, trận tiến công của quân đội Việt Nam nhằm chiếm lại điểm cao Núi Đất, hay Cao điểm 1509, được xem là một trong các trận đánh đẫm máu và khốc liệt nhất ở Á châu thời kỳ sau này.
Hai cao điểm Núi Đất (1509) và Núi Bạc (1250) nằm trên biên giới giữa hai nước được phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn.
Tài liệu của Nhật nói trong chiến tranh biên giới 1979, hai cao điểm này thuộc về phía Việt Nam và do Việt Nam chiếm giữ.
Tuy nhiên tháng Tư năm 1984, quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm Lưỡng Sơn.
Trong khoảng thời gian một vài tháng, Cao điểm 1509 đã lần lượt đổi chủ, cho tới tháng Bảy 1984, khi nó nằm trong tay quân Trung Quốc và Việt Nam tổ chức tấn công để giành lại Núi Đất.
Mộ tập thể
Ngày 12/07/1984, Việt Nam đã điều sáu trung đoàn tham gia trận tập kích trên triền núi.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Trong cuốn sách 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' của ba tác giả Trung Quốc Kim Huy (Jin Hui), Trương Tuệ Sinh (Zhang Hui Sheng) và Trương Vệ Minh (Zhang Wei Ming) cũng có chương nhắc đến Bấm trận Lão Sơn, đăng trên mạng quốc phòng china-defense.com.
Nhiều trang mạng tiếng Hoa và tiếng Việt khác hiện cũng có Bấm tư liệu gồm cả hình ảnh về trận đánh ít được nói tới trên truyền thông chính thức tại Việt Nam.
Núi Đất lúc đó nằm trong lãnh thổ Việt Nam, thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên, nay là tỉnh Hà Giang.
Các tài liệu đều nói trận đánh bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài tới 17 tiếng đồng hồ. Dù rất ngoan cường nhưng phía Việt Nam đã phải rút lui, để lại 3.700 xác tử sỹ tại chiến trường.
Thông tin trong cuốn 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' còn nói hai hôm sau đó, tức 14/07/1984, phía Trung Quốc tiêu diệt thêm 60 lính Việt Nam sang thu gom xác liệt sỹ.
Tất cả các xác binh sỹ Việt Nam sau đó được lính binh chủng hóa học của Trung Quốc hỏa thiêu bằng ống phun lửa.
Khu vực này nay đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Chưa biết liệu phía Việt Nam có kế hoạch quy tập con số tử sỹ này hay không.
Thông tin chưa được kiểm chứng mà một người dân địa phương cung cấp cho ông Thành nói một số bộ đội Việt Nam khi bị chôn vẫn còn sống.
Thông tin về giai đoạn xung đột Việt - Trung sau cuộc chiến 1979 ít được nhắc tới ở Việt Nam.
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 28/7, ông Bùi Tín, cựu đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam hồi đó nhưng hiện sống tại Paris, cho hay Bộ Tổng tham mưu của quân đội Việt Nam biết về thất bại của trận Núi Đất và quyết định cho rút quân vì thương vong quá cao (nghe phần audio).
Hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền vào năm 1999 nhưng mãi tới năm ngoái mới thống nhất được đường biên.
Quá trình đàm phán biên giới đất liền được nói kéo dài hơn 35 năm.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100728_laoshan_battle.shtml
thứ tư, 28 tháng 7, 2010
Ông Bùi Tín nói về trận Núi Đất
Media Player
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Một số tài liệu quốc tế nay nhắc lại trận giao chiến Việt - Trung đánh cách đây 26 năm và nói 3 nghìn 700 bộ đội Việt Nam tử nạn được chôn chung tại vùng núi biên giới Hà Giang nay thuộc về Trung Quốc.
Tài liệu được nói là của Đại học Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng đề cập tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.Ngoài tài liệu do ông Hà Minh Thành ở Nhật Bản dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên một số trang mạng, các trang của Trung Quốc cũng có nhiều bài và hình ảnh nói về trận Lão Sơn mà họ gọi là 'Trung - Việt huyết chiến'.
Hai cao điểm Núi Đất (1509) và Núi Bạc (1250) nằm trên biên giới giữa hai nước được phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn.
Tài liệu của Nhật nói trong chiến tranh biên giới 1979, hai cao điểm này thuộc về phía Việt Nam và do Việt Nam chiếm giữ.
Tuy nhiên tháng Tư năm 1984, quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm Lưỡng Sơn.
Cựu đại tá Bùi Tín kể lại với BBC hôm 27/7/2010 về bối cảnh trận chiến Việt - Trung đẫm máu hồi 1984 và xác nhận con số 'hàng nghìn' liệt sĩ Việt Nam hy sinh trong trận đánh mà nay vẫn để lại di sản chính trị về quan hệ xuyên biên giới.
Khi đó làm việc tại báo Nhân Dân của đảng CSVN ở Hà Nội, ông Bùi Tín cho hay "Đánh rất lớn nhưng báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân không nói đến việc Trung Quốc mở ra trận chiến lớn ở Hà Tuyên, ở vùng Núi Đất".
Ông nói lúc đó phía Việt Nam cũng biết Trung Quốc làm rùm beng về trận chiến và các tướng chỉ huy Trung Quốc đến cả trận địa, vào hầm chụp ảnh để khích lệ quân Trung Quốc mà con số tập trung toàn vùng lên tới ba quân đoàn.
"Tôi thường ra vào Bộ Tổng Tham mưu, tôi có quyền vào Cục Tác chiến để lấy tin cho báo Nhân Dân, nhưng anh em ở đấy cho biết cả Quân khu 1 và Quân khu Việt Bắc đều tập trung để đối phó. Phía Việt Nam có tướng Vũ Lập là chỉ huy Quân khu 1. Họ được lệnh giữ nhưng thương vong nhiều vì Trung Quốc dùng pháo binh không hạn chế. Lực lượng của no là 6 sư đoàn thiện chiến, chủ yếu đánh các cứ điểm".
Trước câu hỏi vì sao Trung Quốc lại mở đợt tấn công lớn như vậy, ông Bùi Tín, một nhà báo quân đội kỳ cựu giải thích:
"Vì họ cho rằng đó là vùng cao điểm, có nhiều cao điểm, chiếm rồi sẽ khống chế được cả một vùng rất lớn. Ở Bộ Tổng Tham mưu của Việt Nam người ta cũng cho biết đó là vùng có nhiều tài nguyên, quặng mỏ quý, vì thế cả về mặt chiến lược quân sự, địa hình quân sự thì đây là vùng có lợi thế."
"Chiến thuật của Việt Nam là cố thủ, và đột kích nhỏ nhưng khó lắm."
"Phía Trung Quốc nó có trận nã 3000 quả pháo nên bên này không chịu nổi vì thương vong rất lớn và phải rút. [Sau đó] bọn nó đẩy các cột mốc biên giới về phía ta."
Ông cho hay số thương vong của bộ đội Việt Nam lên tới hàng nghìn.
Hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền vào năm 1999 nhưng mãi tới năm ngoái mới thống nhất được đường biên.
Quá trình đàm phán biên giới đất liền được nói kéo dài hơn 35 năm.
Nay kể lại, ông Bùi Tín cho biết những gì ông còn nhớ về số phận của vùng đất và di sản chiến tranh:
"Cả vùng Lão Sơn dân đã đi hết, bên này cũng lập luận rằng thương vong quá nhiều nên phải rút. Tôi nghe nói là phải rút khỏi trận địa 5 km, cả dải đất dài 20 cây số."
Nhìn lại lịch sử, vẫn theo ông Tín, "trong lịch sử quân đội Việt Nam không nói rõ về trận đánh, chỉ nói có căng thẳng biên giới. Tôi có lên Cao Bằng, Thái Nguyên (sau đó), và gặp các anh em ở Quân khu Việt Bắc và Quân khu 1 thì họ cho rằng mình không đủ sức giữ đất và dân thì sơ tán rồi, trữ lượng tài nguyên thì trong lòng đất, chưa khai thác nên đành rút."
Hiện các trang mạng Trung Quốc vẫn có nhiều bài tiếng Trung và tiếng Anh ca ngợi "công trạng" của quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2010/07/100728_buitin_iv.shtml
Việt-Trung 'thúc đẩy hợp tác'
Cập nhật: 09:21 GMT - thứ
năm, 25 tháng 4, 2013
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam đang có
chuyến thăm Bắc Kinh bắt đầu từ ngày 23/4/2013.
Đoàn do ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Trung ương Đảng dẫn đầu, thăm Trung Quốc theo lời mời của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản nước láng giềng.Trong khi đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Hứa Kỳ Lượng vừa có chuyến thăm tới quân khu Vân Nam, nơi có đường biên với Việt Nam.
Đặc biệt, Tướng Hứa đã tới thăm đơn vị quân Trung Quốc đồn trú trên đỉnh Lão Sơn, Việt Nam gọi là Núi Đất, nơi quân đội Trung Việt giao tranh khốc liệt năm 1984.
Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện
Báo chí Việt Nam cho hay trong hai ngày 23/4 và 24/4, phái đoàn Việt Nam đã gặp và hội đàm với ông Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và ông Triệu Hồng Chúc, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng của Trung Quốc.Ông Ngô Văn Dụ được dẫn lời nhấn mạnh:
"Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau như một coi trọng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, mong muốn cùng với phía Trung Quốc nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực."
"Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau như một coi trọng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, mong muốn cùng với phía Trung Quốc nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực."
Ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính
trị
Ông Vương cũng khuyến cáo phía Việt Nam "kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì bất di bất dịch đi con đường chủ nghĩa xã hội".
Hiện còn chưa rõ chuyến thăm của đoàn đại biểu Đảng CSVN bàn những chi tiết cụ thể gì, và có thể để chuẩn bị cho một chuyến thăm cấp cao nào của lãnh đạo Đảng CSVN sang Trung Quốc trong thời gian tới hay không.
Trận Lão Sơn
Thông điệp giữ gìn quan hệ hữu hảo về đại cục với Việt Nam cũng được đưa ra trong chuyến thị sát mới đây của Thượng tướng Hứa Kỳ Lượng tới quân khu Vân Nam.Nhật báo Giải phóng quân Trung Quốc hôm 25/4 đăng bản tin dài nói về chuyến thăm của ông Hứa, người mới lên chức Phó Quân ủy Trung ương Trung Quốc sau Đại hội 18, tới Vân Nam.
Đặc biệt đến thăm trung đoàn biên phòng đóng ở Lão Sơn, ông Hứa Kỳ Lượng căn dặn quân lính cần nâng cao tinh thần huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
Ông cũng nhắc nhở họ phải giữ gìn “biên cảnh ổn định”, nhằm duy trì quan hệ hữu hảo về đại cục [với Việt Nam], và “kiên trì bảo vệ chủ quyền” của Trung Quốc.
Tướng Hứa còn nói về tầm quan trọng của biên giới Tây Nam của Trung Quốc.
Đả thông tư tưởng binh sỹ Trung Quốc theo tinh thần Đại hội 18 vừa qua ở Bắc Kinh, Tướng Hứa cũng nêu cao chủ đề sẵn sàng chiến đấu ở vùng biên giới nhằm “khắc chế địch quân” mà ông không nêu ra là ai.
Lão Sơn (Núi Đất) là cao điểm thuộc về Việt Nam sau chiến tranh biên giới 1979, cùng với một cao điểm khác là Giả Âm Sơn (Việt Nam gọi là Núi Bạc).
Tháng Tư năm 1984, quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm lại hai cao điểm này và tới tháng Bảy thì thành công. Quân đội Việt Nam buộc phải rút quân vì thương vong quá lớn.
Trận Lão Sơn (Núi Đất) ngày 12/07/1984 được cho là một trong các trận đánh đẫm máu và khốc liệt nhất ở Á châu thời kỳ sau này, và có thông tin nói còn nhiều hài cốt của liệt sỹ Việt Nam bên đó chưa được hồi hương.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten