Tin tức / Thế giới / Châu Á
Tỷ phú Ấn Ðộ Azia Premji tặng 2,3 tỷ USD cho từ thiện
NEW DEHLI — Người giàu hàng thứ ba ở Ấn Ðộ đã hứa tặng 2 tỷ 300 triệu đôla cho một tổ chức giáo dục thiện nguyện. Ðây là món tiền hiến tặng lần thứ nhì của ông. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Anjana Pasricha từ New Delhi, cử chỉ từ ái này là một trường hợp ngoại lệ trong một nước mà những người giàu có cực kỳ chậm chạp trong các hành động từ thiện bất kể hiện tượng tích tụ các tài sản lớn trong thập niên vừa qua.
Sự kiện tỷ phú ngành nhu liệu điện toán Azia Premji chuyển một số cổ phần trị giá 2 tỷ 300 triệu trong công ty IT Wipro của ông cho quỹ từ thiện sẽ giúp cho tổ chức này tăng cường công tác một cách đáng kể. Quỹ từ thiện này tập trung chủ yếu vào việc cải thiện chất lượng giáo dục ở nông thôn.
Sự kiện tỷ phú ngành nhu liệu điện toán Azia Premji chuyển một số cổ phần trị giá 2 tỷ 300 triệu trong công ty IT Wipro của ông cho quỹ từ thiện sẽ giúp cho tổ chức này tăng cường công tác một cách đáng kể. Quỹ từ thiện này tập trung chủ yếu vào việc cải thiện chất lượng giáo dục ở nông thôn.
Cử chỉ từ ái này là một trường hợp ngoại lệ trong một nước mà những người giàu có cực kỳ chậm chạp trong các hành động từ thiện.
Công ty Premiji đứng đầu danh sách các nhà từ thiện của Ấn Ðộ - trong năm 2010, ông Premiji đã tặng khoảng 2 tỷ đôla cho quỹ. Ông cũng đã trở thành người Ấn Ðộ đầu tiên tham gia chương trình Cam Kết Hiến tặng của các nhà tỷ phú Mỹ Bill Gates và Warren Buffet, chuyên khích lệ những người cực kỳ giàu có hiến tặng ít nhất phân nửa tài sản của mình cho công tác từ thiện.
Nhưng gần như không có thêm gương sáng nào về việc hiến tặng với quy mô hào phóng như Premji.
Mặc dầu hai thập niên bùng phát kinh tế đã đẩy nhiều người ở Ấn Ðộ ở Ấn Ðộ vào thành phần những người cực kỳ giàu có, việc người giàu có hiến tặng cho công tác từ thiện vẫn còn rất ít. Nước này có khoảng 50 tỷ phú bằng đôla và 125.000 triệu phú, nhưng cũng là nơi sinh sống của hàng triệu người sống trong cảnh nghèo khó cùng cực.
Ông Deval Sanghavi là người đồng sáng lập tổ chức Dasra, có trụ sở ở Mumbai, chuyên đánh giá và liên kết các tổ chức phi lợi nhuận với các nhà từ thiện. Ông Sanghavi nói lòng khao khát hiến tặng đang gia tăng trong giới cực kỳ giàu có, nhưng còn một con đường rất xa phải đi tại một quốc gia mà sự nghèo khó đề ra những thách thức to lớn.
Các chuyên gia phân tích về công tác từ thiện nói hiện tượng thiếu nhiệt thành về phía những người mới giàu trong việc cho tiền phát xuất từ sự kiện thiếu tin tưởng vào các cơ chế của Ấn Ðộ chi dùng ngân quỹ một cách đích đáng.
Họ nêu ra rằng người Ấn Ðộ đã có một nền văn hóa lâu dài về hiến tặng, nhưng phần lớn số tiền tặng dành cho nhân viên trong gia đình, cộng đồng và các tổ chức tôn giáo.
Ông George Mathews thuộc Viện Khoa học Xã hội Ấn Ðộ ở New Delhi nói rằng người Ấn Ðộ có xu hướng “hướng nội.”
Nhưng gần như không có thêm gương sáng nào về việc hiến tặng với quy mô hào phóng như Premji.
Mặc dầu hai thập niên bùng phát kinh tế đã đẩy nhiều người ở Ấn Ðộ ở Ấn Ðộ vào thành phần những người cực kỳ giàu có, việc người giàu có hiến tặng cho công tác từ thiện vẫn còn rất ít. Nước này có khoảng 50 tỷ phú bằng đôla và 125.000 triệu phú, nhưng cũng là nơi sinh sống của hàng triệu người sống trong cảnh nghèo khó cùng cực.
Ông Deval Sanghavi là người đồng sáng lập tổ chức Dasra, có trụ sở ở Mumbai, chuyên đánh giá và liên kết các tổ chức phi lợi nhuận với các nhà từ thiện. Ông Sanghavi nói lòng khao khát hiến tặng đang gia tăng trong giới cực kỳ giàu có, nhưng còn một con đường rất xa phải đi tại một quốc gia mà sự nghèo khó đề ra những thách thức to lớn.
Các chuyên gia phân tích về công tác từ thiện nói hiện tượng thiếu nhiệt thành về phía những người mới giàu trong việc cho tiền phát xuất từ sự kiện thiếu tin tưởng vào các cơ chế của Ấn Ðộ chi dùng ngân quỹ một cách đích đáng.
Họ nêu ra rằng người Ấn Ðộ đã có một nền văn hóa lâu dài về hiến tặng, nhưng phần lớn số tiền tặng dành cho nhân viên trong gia đình, cộng đồng và các tổ chức tôn giáo.
Ông George Mathews thuộc Viện Khoa học Xã hội Ấn Ðộ ở New Delhi nói rằng người Ấn Ðộ có xu hướng “hướng nội.”
Người Ấn Ðộ có nền văn hóa lâu dài về hiến tặng, nhưng phần lớn số tiền tặng dành cho nhân viên trong gia đình, cộng đồng và các tổ chức tôn giáo.
Ông Mathews nói: “Nếu tôi thuộc về một cộng đồng cụ thể nào đó, tôi sẽ muốn thấy cộng đồng ấy thịnh vượng, nếu tôi xuất thân từ một khu vực cụ thể nào đó, thì thái độ và đường lối của tôi sẽ là, khu vực của tôi sẽ phát đạt. Họ phải thay đổi lối suy nghĩ của họ. Họ phải chấp nhận tính cách tổng thể của Ấn Ðộ. Ðiều chúng ta cần là một đường lối là cho dù chúng ta đang đạt được thành quả nào, thì một phần của thành quả đó phải được chia sẻ vì sự phồn vinh của những người còn lại. Sự thay đổi thái độ đó phải xảy ra, nó phải phát xuất từ giáo dục và đối thoại với công chúng và các hệ thống xây dựng công luận khác.”
Có một điều lạc quan khi nói về các thế hệ sắp tới. Một bản phúc trình năm 2012 của công ty tham vấn toàn cầu Bain về công tác từ thiện ở Ấn Ðộ nói rằng những người trẻ tuổi hơn đang ngày càng đi tiên phong trong các hoạt động từ thiện.
Ông Sangavi nói đó là một xu hướng ngày càng tăng trong các công ty do các gia đình điều hành, chiếm 70% các đại công ty của Ấn Ðộ.
Ông Sangavi nói: “Thế hệ sắp tới của các đại gia đình này đã trở lại sau khi đi học ở nước ngoài và có các vai trò hạn chế trong các ngành nghề mà cha ông họ đã khởi sự. Do đó, họ đang vận dụng kỹ năng và tài chuyên môn của họ để tập trung làm từ thiện một cách hữu hiệu hơn. Vì vậy mà dứt khoát họ đã ngày càng lạc quan hơn. Và họ cũng có các ước vọng sử dụng tiền tài của mình để tạo ra thay đổi xã hội xa hơn công cuộc kinh doanh của họ.”
Có một điều lạc quan khi nói về các thế hệ sắp tới. Một bản phúc trình năm 2012 của công ty tham vấn toàn cầu Bain về công tác từ thiện ở Ấn Ðộ nói rằng những người trẻ tuổi hơn đang ngày càng đi tiên phong trong các hoạt động từ thiện.
Ông Sangavi nói đó là một xu hướng ngày càng tăng trong các công ty do các gia đình điều hành, chiếm 70% các đại công ty của Ấn Ðộ.
Ông Sangavi nói: “Thế hệ sắp tới của các đại gia đình này đã trở lại sau khi đi học ở nước ngoài và có các vai trò hạn chế trong các ngành nghề mà cha ông họ đã khởi sự. Do đó, họ đang vận dụng kỹ năng và tài chuyên môn của họ để tập trung làm từ thiện một cách hữu hiệu hơn. Vì vậy mà dứt khoát họ đã ngày càng lạc quan hơn. Và họ cũng có các ước vọng sử dụng tiền tài của mình để tạo ra thay đổi xã hội xa hơn công cuộc kinh doanh của họ.”
Phúc trình năm 2012 cho biết những người trẻ tuổi hơn ở Ấn Ðộ đang ngày càng đi tiên phong trong các hoạt động từ thiện.
Ông Sangavi nói: “Thế hệ sắp tới của các đại gia đình này đã trở lại sau khi đi học ở nước ngoài và có các vai trò hạn chế trong các ngành nghề mà cha ông họ đã khởi sự. Do đó, họ đang vận dụng kỹ năng và tài chuyên môn của họ để tập trung làm từ thiện một cách hữu hiệu hơn. Vì vậy mà dứt khoát họ đã ngày càng lạc quan hơn. Và họ cũng có các ước vọng sử dụng tiền tài của mình để tạo ra thay đổi xã hội xa hơn công cuộc kinh doanh của họ.”
Sự thay đổi xã hội đó hết sức cần thiết. Bản phúc trình của Bain nêu ra điểm là có khả năng cải thiện việc tư nhân đóng góp vào công tác từ thiện trong một nước với dân số giàu có tăng nhanh nhất thế giới và cũng là nơi sinh cư của 1 phần ba số trẻ em nghèo khó nhất thế giới.
Sự thay đổi xã hội đó hết sức cần thiết. Bản phúc trình của Bain nêu ra điểm là có khả năng cải thiện việc tư nhân đóng góp vào công tác từ thiện trong một nước với dân số giàu có tăng nhanh nhất thế giới và cũng là nơi sinh cư của 1 phần ba số trẻ em nghèo khó nhất thế giới.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten