Videos Lễ đăng quang của Giáo hoàng Francis
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/03/giao-hoang-francis-len-ngoi/page_3.aspGiáo hoàng vẫy chào giáo dân trên quảng trường
Giáo hoàng quỳ trước mộ Thánh Peter
Giáo hoàng nhận biểu tượng quyền lực
Giáo hoàng giảng đạo, kêu gọi bảo vệ kẻ yếu, người nghèo
Trọng Giáp (Video: AP,
DW)
Ðăng Quang Của Đức Giáo Hoàng FrancisĐức Giáo Hoàng Francis trên chiếc xe đưa ngài đi qua đám đông trong lễ đăng quang được tổ chức tại quảng trường Thánh Peter, Vatican City, 19 tháng Ba, 2013. (Hình: Spencer Platt/Getty Images)
Ước tính có khoảng một triệu tín đồ Công Giáo có mặt tại lễ đăng quang của Giáo Hoàng Francis. (Hình: Franco Origlia/Getty Images)
Người hành hương vội vã chạy vào bên trong quảng trường Thánh Peter. (Hình: Jeff J Mitchell/Getty Images)
Quảng trường Thánh Peter, nhìn từ trên cao. (Hình: Dan Kitwood/Getty Images)
Chiếc xe đưa Đức Giáo Hoàng Francis đi vào quảng trường Thánh Peter. (Hình: Jeff J Mitchell/Getty Images)
Cầu nguyện. Quảng trường Thánh Peter, 19 tháng Ba, 2013. (Hình: Spencer Platt/Getty Images)
Lễ đăng quang được cử hành trước hàng triệu tín đồ cùng nhiều lãnh đạo tôn giáo và quốc gia trên thế giới. (Hình: Dan Kitwood/Getty Images)
Các Hồng Y tại lễ đăng quang của Giáo Hoàng Francis. (Hình: Peter Macdiarmid/Getty Images)
Tín đồ Công Giáo tại lễ đăng quang của Giáo Hoàng Francis. (Hình: Peter Macdiarmid/Getty Images)
Công bố huy hiệu
của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
vi.radiovaticana.va2013-03-18
15:36:58 – VATICAN .
Hôm 18-3-2013, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố huy hiệu của ĐGH
Phanxicô.
Nòng
cốt huy hiệu này giống huy hiệu Tổng Giám Mục của ngài.
Huy
hiệu gồm có mũ Giám Mục có 3 nấc, với hai giải mầu đỏ, cùng với hai chìa khóa:
một vàng một trắng được nối với nhau bằng một giây màu đó. Ở giữa là phần huy
hiệu GM cũ của ĐTC gồm một thuẫn nền xanh da trời, ở giữa là hình mặt trời chiếu
sáng ở trung tâm có hình thánh giá với 3 chữ viết tắt IHS, nghĩa là Chúa Giêsu
Đấng Cứu Nhân. Đây cũng là biểu hiệu dòng Tên, xuất xứ của ĐTC. Dưới 3 chữ đó là
3 cái đinh màu đen. Bên dưới có hình ngôi sao và một bông hoa hương cam tùng
(nardo). Ngôi sao tượng trưng Đức Mẹ Maria Mẹ Chúa Kitô và Giáo Hội; bông hoa
hương cam tùng chỉ thánh Giuse bổn mạng Giáo Hội hoàn vũ, vì theo truyền thống
hình ảnh Tây Ban Nha, thánh Giuse được tượng trưng bằng một nhành cây hoa hương
cam tùng. Qua các biểu hiệu này, ĐTC muốn biểu lộ lòng sùng mộ đặc biệt đối với
Mẹ Maria và Thánh Giuse.
Khẩu
hiệu
Dưới
các biểu hiệu đó là khẩu hiệu của ĐTC cũng là khẩu hiệu GM của ngài: Miserando atque Eligendo (Cảm thương và
chọn), rút từ bài giảng của thánh Bêđa, chú giải sự tích Phúc Âm Chúa nhìn thấy
Mathêu người biệt phái, ngài cảm thương và gọi ông theo Ngài. Thánh nhân viên.
Câu đó là: “Vidit ergo Jesus publicanum et quia miserando atque eligendo vidit,
ait illi Sequere me” (Chúa Giêsu thấy một người thu thuế và ngài nhìn ông với
tâm tình yêu thương và chọn ông, Ngài nói: Hãy theo Ta”.
Bài
giảng này là một lời ca ngợi lòng từ bi Chúa và được diễn lại trong Phụng vụ các
giờ kinh lễ thánh Mathêu. Bài giảng ấy có một ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời và
hành trình thiêng liêng của ĐGH. Thực vậy vào lễ thánh Mathêu năm 1953, thanh
niên Jorge Bergoglio, 17 tuổi, đặc biệt cảm thấy sự hiện diện của Chúa trong đời
mình. Sau khi xưng tội, anh cảm thấy con tim được đánh động và cảm thấy lòng từ
bi Chúa xuống trên anh, với cái nhìn yêu thương dịu hiền, Ngài gọi anh đi vào
đời sống tu trì, theo gương thánh Ignatio Loyola.
Sau
khi được chọn làm Giám Mục, Đức Cha Bergoglio nhớ lại biến cố ấy đã đánh dấu
khởi sự cuộc tận hiến cho Chúa trong Giáo Hội, nên đã quyết định chọn câu nói
của thánh Bêđa “miserando atque eligendo”, như khẩu
hiệu và chương trình sống của mình, và ĐTC muốn diễn tả lại cả trong huy hiệu
Giáo Hoàng của Người. (SD 18-3-2013)
G.
Trần Đức Anh OP
CHÂN DUNG TÂN GIÁO HOÀNG
Hồng y Jorge Mario Bergoglio, người Argentina, vừa trở thành tân Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo La Mã sau khi được 115 Hồng Y bầu chọn.
Tân Giáo Hoàng xuất hiện và nói chuyện lần đầu tiên trước hàng trăm ngàn người chờ đón tại công trường St. Peter vào lúc 8.30 giờ tối, giờ địa phương (12.30 giờ California) ngày Thứ Tư 13 tháng 3, 2013.
Tân Giáo Hoàng Jorge Mario Bergoglio, danh hiệu Francis I, từng Tổng giám mục giáo phận Buenos Aires từ 1998.
Ông sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại Buenos Aires, một trong 5 người con của một công nhân đường sắt dân gốc Ý. Như người ta đã chờ đợi, vị giáo hoàng thứ 266 sẽ là không phải là một người Âu Châu.
Nam Mỹ hiện nay có số giáo dân lớn nhất thế giới, 300 triệu giáo dân trong tổng số 371 triệu dân hay là 80.66%, và chiếm 27.8% tổng số giáo dân trên toàn thế giới.
Từ ngày Thứ Ba, hàng chục ngàn dân chúng bất chấp trời lạnh và mưa, đã tập trung ở công trường St. Peter để chờ kết quả, chỉ bằng cách theo dõi ống khói nhà nguyện Sistine
Đức Giáo hoàng
Francis làm lễ đăng quang Tuesday, March 19, 2013 8:25:12 AM | ||
| ||
VATICAN CITY (AP) —
Lễ đăng quang của Giáo Hoàng Francis, giáo
hoàng thứ 266 của giáo hội công giáo La Mã, đã được cử hành tại tòa thánh
Vatican hôm Thứ Ba 19 tháng 3, 2013.
Xem Thêm Hình Ảnh Tại Đây
Thánh lễ chỉ kéo dài trong 2 giờ , khác với thường lệ 3 giờ như cũ, được coi
như một trong những thể hiện về tính giản dị và khiêm tốn của Giáo hoàng
Francis.Tới Thánh đường St. PeterHàng trăm ngàn tín đồ, dân hành hương và công chúng chào đón tân giáo hoàng tại công trường St. Peter trong ngày thời tiết tốt chan hòa ánh nắng. Trong bộ áo trắng, giáo hoàng đứng trên chiếc xe jeep không mui màu trắng, thay vì chiếc Popemobile có kính chống đạn như hai vị giáo hoàng trước đây. Giữa những tiếng hô hô “Viva il Papa” (Giáo hoàng vạn tuế), từ trên xe có các nhân viên an nình đi xung quanh và cảnh sát Ý tăng cường bảo vệ chặt chẽ, thỉnh thoảng chiếc xe của giáo hoàng đã ngừng lại để ngài với tay xuống công chúng. Trong lúc bước xuống đi bộ vào thánh đường St. Peter, giáo hoàng đã ôm hôn một đứa trẻ cũng như một người tật nguyền. Có một lúc ngài chào bằng dấu hiệu đưa ngón tay cái lên, đón nhận những tiếng cười vui vẻ của mọi người. Quan khách tham dựTòa thánh Vatican hôm Thứ Hai đã cho biết sẽ có khoảng 130 đại diện các quốc gia đến dự lễ. Bà Cristina Fernandez de Kirchner, Tổng thống Argentina, quê hương của vị giáo hoàng đầu tiên dân Nam Mỹ gốc Ý là vị khách hàng đầu đến dự lễ đăng quang. Phó Tổng thống Joe Biden, một người Công giáo, đại diện Hoa Kỳ, với phái đoàn còn bao gồm Thống đốc Susana Martinez tiểu bang New Mexico; Dân biểu trưởng khối thiểu số Hạ viện Nancy Pelosi tiểu bang California, ông John J. DeGioia, viện trưởng Georgetown University, một trường đại học của dòng Jesuit. Trong hàng quốc khách còn có Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Jose Manuel Barroso, left, và Chủ tịch Hội đồng Âu châu Herman Van Rompuy, Tổng thống Mã Anh Cửu và phu nhân đến từ Đài Loan. Đặc biệt Giáo chủ Chính thống giáo Bartholemew đến từ Istanbul là sự hiện diện lần đầu tiên trong lịch sử kể từ ngày Giáo hội Đông phương phân ly năm 1054 của vị giáo chủ Chính thống giáo trong lễ đăng quang của một giáo hoàng Vatican. Tuy nhiên có một vị khách mà nhiều người không mong đợi là Tồng thống Robert G. Mugabe, nhà lãnh đạo độc tài của Zimbabwe. Ông chịu lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc vì những vi phạm nhân quyền, không được phép du hành đến các quốc gia khác. Vatican nằm trong lãnh thổ Ý nhưng không phải là nước thành viên Liên Hiệp Quốc nên không bị ràng buộc với biện pháp này. Phát ngôn viên Tòa thánh, giám mục Federico Lombardi, giải thích rằng Vatican không gởi giấy mời. Ông nói: “Ai muốn đến là tự nguyện. Không ai bị từ chối. Không ai được mời. Nhưng chúng tôi chào đón tất cả mọi người”. Chuẩn bị thánh lễGiữa những hồi chuông đổ dồn rộn rã, giáo hoàng Francis đi vào trong thánh đường Thánh Phê Rô để chuẩn bị trước khi bước ra làm lễ đăng quang trên thềm trông ra công trường. (còn tiếp) |
Bài đăng : Thứ ba 19 Tháng Ba 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 19 Tháng Ba 2013
Khoảng 300 000 tín đồ công giáo dự lễ đăng quang Giáo Hoàng Phanxicô
Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, trong lễ đăng quang của Giáo Hoàng Phanxicô, 19/03/2013
REUTERS/Alessandro Bianchi
Tại Roma, trong ánh nắng ấm, khoảng 300 000 tín đồ công giáo đã đứng chật quảng trường Thánh Phêrô vào sáng nay, 19/03/2013. Trong lễ đăng quang, vị Giáo Hoàng đầu tiên xuất thân từ châu Mỹ la tinh nhấn mạnh đến yếu tố con người và môi trường. Ngài kêu gọi « bảo vệ sự sống cho muôn loài » và « yêu thương » người nghèo.
Tân Giáo Hoàng giải thích « quyền lực thật sự » của một vị giáo chủ là « phụng sự và phụng sự một cách khiêm tốn và cụ thể » . Giáo Hoàng Phanxicô còn kêu gọi phải tranh đấu chống lại mọi « dấu hiệu tàn phá » và phải « bảo vệ » môi trường.
Từ Roma, thông tín viên Huê Đăng tường thuật :
Tờ mờ sáng sớm hôm nay, một số trục lộ chung quanh khu vực Tòa Thánh đã được cảnh sát giao thông phong tỏa theo kiểu “nội bất xuất ngoại bất nhập”, xe cộ ùn tắc, không được phép vào các khu vực gần Tòa Thánh. Người dân thành phố Roma lại thêm một phen lận đận với những hàng xe bus dài cả mấy cây số chở giáo dân từ khắp nơi đổ về Quảng trường Thánh Phêrô. Hàng ngàn cảnh sát an ninh, các lực lượng đặc biệt phòng chống khủng bố của Ý đã được huy động để bảo vệ an ninh chung quanh các khu vực gần Tòa Thánh.
Khoảng trên dưới 300 000 giáo dân cùng với các phái đoàn của các nguyên thủ quốc gia, của chính phủ Nhà nước của 132 nước, cùng với đại diện của các phái đoàn giáo hội và các dòng xứ đã tụ tập trong Đại sảnh đường của Tòa Thánh và trước Quảng trường Thánh Phêrô để tham dự Thánh lễ khai mạc sứ vụ giáo chủ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Đúng vào lúc 8h45, tân Giáo Hoàng đứng trên xe jeep trắng mui trần, không có kiếng an toàn chắn đạn, đã tiến vào Quảng trường Thánh Phêrô trước những tiếng reo hò nồng nhiệt của giáo dân chào vị giáo chủ mới đến từ “nơi tận cùng thế giới”. Tấm tình nồng nhiệt của giáo dân đã khiến có lúc Giáo Hoàng Phanxicô đã phải cho xe ngừng lại để Ngài xuống xe, ôm hôn những người khuyến tật hay bồng lấy các em bé được cha mẹ rối rít truyền đến tay của Đức Giáo Hoàng.
Trước khi chính thức khai mạc Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xuống tầng hầm của đại sảnh đường của Tòa Thánh để cầu nguyện trước Thánh mộ của Thánh Tông Đồ trưởng. Từ mộ Thánh Phêrô, hai mục sư Phó tế đã dâng lên Giáo Hoàng hai chiếc đĩa: Một đĩa đựng khăn bào Pallium (khăn làm bằng lông chiên màu trắng, có 6 hình Thánh Giá màu đỏ, coi như biểu tượng của Giáo Hoàng, sẽ được Đức Giáo Hoàng quàng vào cổ trong những nghi lễ chính thức của Giáo hội),và đĩa kia đựng chiếc nhẫn Ngư Phủ của Giáo Hoàng.
Trong bài diễn văn khai mạc Thánh lễ, những câu chữ đầu tiên tân Giáo Hoàng dành cho người tiền nhiệm của mình: “Hôm nay là ngày Thánh San Giuseppe, cũng là tên Thánh ngày của cựu Giáo Hoàng Benedicto XVI”. Trong bài diễn văn, Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở giáo dân “đừng do dự hay lo âu khi phải thực hiện những điều tốt lành, thậm chí khi cần phải có những cử chỉ chăm sóc ân cần .... Quyền lực thực sự phải được thể hiện qua tinh thần giáo vụ, nhất là đối với những thành phần nghèo khó và yếu kém trong xã hội ”.
Đám đông tín đồ trước quảng trường đã nhiều lần tung hô “vạn tuế Phanxicô” và giương cao biểu ngữ với nhiều thứ tiếng khác nhau để chúc mừng Giáo Hoàng mới.
Các phóng viên của các hãng thông tấn có mặt ở quảng trường đã phỏng vấn giáo dân, và đại đa số đều rất hồ hởi trước một Đức Giáo Hoàng đầu tiên là người Nam Mỹ, và mọi người đều xem như là một sự kiện mới, có tín hiệu thay đổi trong hàng Giáo hội.
Sau khi Thánh lễ chấm dứt, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đón tiếp để chào mừng và cám ơn các phái đoàn của các quốc gia đã đến dự thánh lễ. Trong các nhân vật trọng yếu của các quốc gia, người ta ghi nhận sự hiện diện của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault, vua Bỉ Alberto II và Hoàng hậu Paola, Hoàng tử Alberto II của vương quốc Monaco.
Về phía Nhà nước Ý có sự hiện diện của Tổng thống Giorgio Napolitano và Thủ tướng Mario Monti.
Nguyên thủ quốc gia đầu tiên là Tổng thống Achentina Cristina Kirchner đã có những lời chúc mừng nồng nhiệt đến Đức Giáo Hoàng, dù rằng theo một số báo chí Achentina thì quan hệ giữa Tổng Giám mục Bergoglio và Tổng thống Cristina trước đây không hề đơn giản.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130319-khoang-300-ngan-tin-do-cong-giao-tham-du-le-dang-quang-tan-giao-hoang-franxico
Từ Roma, thông tín viên Huê Đăng tường thuật :
Tờ mờ sáng sớm hôm nay, một số trục lộ chung quanh khu vực Tòa Thánh đã được cảnh sát giao thông phong tỏa theo kiểu “nội bất xuất ngoại bất nhập”, xe cộ ùn tắc, không được phép vào các khu vực gần Tòa Thánh. Người dân thành phố Roma lại thêm một phen lận đận với những hàng xe bus dài cả mấy cây số chở giáo dân từ khắp nơi đổ về Quảng trường Thánh Phêrô. Hàng ngàn cảnh sát an ninh, các lực lượng đặc biệt phòng chống khủng bố của Ý đã được huy động để bảo vệ an ninh chung quanh các khu vực gần Tòa Thánh.
Khoảng trên dưới 300 000 giáo dân cùng với các phái đoàn của các nguyên thủ quốc gia, của chính phủ Nhà nước của 132 nước, cùng với đại diện của các phái đoàn giáo hội và các dòng xứ đã tụ tập trong Đại sảnh đường của Tòa Thánh và trước Quảng trường Thánh Phêrô để tham dự Thánh lễ khai mạc sứ vụ giáo chủ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Đúng vào lúc 8h45, tân Giáo Hoàng đứng trên xe jeep trắng mui trần, không có kiếng an toàn chắn đạn, đã tiến vào Quảng trường Thánh Phêrô trước những tiếng reo hò nồng nhiệt của giáo dân chào vị giáo chủ mới đến từ “nơi tận cùng thế giới”. Tấm tình nồng nhiệt của giáo dân đã khiến có lúc Giáo Hoàng Phanxicô đã phải cho xe ngừng lại để Ngài xuống xe, ôm hôn những người khuyến tật hay bồng lấy các em bé được cha mẹ rối rít truyền đến tay của Đức Giáo Hoàng.
Trước khi chính thức khai mạc Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xuống tầng hầm của đại sảnh đường của Tòa Thánh để cầu nguyện trước Thánh mộ của Thánh Tông Đồ trưởng. Từ mộ Thánh Phêrô, hai mục sư Phó tế đã dâng lên Giáo Hoàng hai chiếc đĩa: Một đĩa đựng khăn bào Pallium (khăn làm bằng lông chiên màu trắng, có 6 hình Thánh Giá màu đỏ, coi như biểu tượng của Giáo Hoàng, sẽ được Đức Giáo Hoàng quàng vào cổ trong những nghi lễ chính thức của Giáo hội),và đĩa kia đựng chiếc nhẫn Ngư Phủ của Giáo Hoàng.
Trong bài diễn văn khai mạc Thánh lễ, những câu chữ đầu tiên tân Giáo Hoàng dành cho người tiền nhiệm của mình: “Hôm nay là ngày Thánh San Giuseppe, cũng là tên Thánh ngày của cựu Giáo Hoàng Benedicto XVI”. Trong bài diễn văn, Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở giáo dân “đừng do dự hay lo âu khi phải thực hiện những điều tốt lành, thậm chí khi cần phải có những cử chỉ chăm sóc ân cần .... Quyền lực thực sự phải được thể hiện qua tinh thần giáo vụ, nhất là đối với những thành phần nghèo khó và yếu kém trong xã hội ”.
Đám đông tín đồ trước quảng trường đã nhiều lần tung hô “vạn tuế Phanxicô” và giương cao biểu ngữ với nhiều thứ tiếng khác nhau để chúc mừng Giáo Hoàng mới.
Các phóng viên của các hãng thông tấn có mặt ở quảng trường đã phỏng vấn giáo dân, và đại đa số đều rất hồ hởi trước một Đức Giáo Hoàng đầu tiên là người Nam Mỹ, và mọi người đều xem như là một sự kiện mới, có tín hiệu thay đổi trong hàng Giáo hội.
Sau khi Thánh lễ chấm dứt, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đón tiếp để chào mừng và cám ơn các phái đoàn của các quốc gia đã đến dự thánh lễ. Trong các nhân vật trọng yếu của các quốc gia, người ta ghi nhận sự hiện diện của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, bà Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault, vua Bỉ Alberto II và Hoàng hậu Paola, Hoàng tử Alberto II của vương quốc Monaco.
Về phía Nhà nước Ý có sự hiện diện của Tổng thống Giorgio Napolitano và Thủ tướng Mario Monti.
Nguyên thủ quốc gia đầu tiên là Tổng thống Achentina Cristina Kirchner đã có những lời chúc mừng nồng nhiệt đến Đức Giáo Hoàng, dù rằng theo một số báo chí Achentina thì quan hệ giữa Tổng Giám mục Bergoglio và Tổng thống Cristina trước đây không hề đơn giản.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130319-khoang-300-ngan-tin-do-cong-giao-tham-du-le-dang-quang-tan-giao-hoang-franxico
Thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ĐGH Phanxicô: bảo vệ người
nghèo và môi trường
Lm Gioan Trần Công Nghị3/19/2013 | ||||||
Đức Thánh Cha
Phanxicô khai mạc sứ vụ Phêrô và triều đại giáo hoàng của ngài hôm nay thứ ba
19.3 lễ kính thánh Giuse với thánh lễ trọng thể với sự hiện diện của hằng trăm
ngàn người cùng với các vị đại diện các tôn giáo và các nhà lãnh đạo các quốc
gia tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Thánh Lễ chính thức khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Giáo hoàng Phanxicô là giám mục Roma và là người lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo với 1,2 tỷ người trên toàn thế giới. Thánh lễ bắt đầu với Thánh giá nến cao đi đầu và cuộc rước từ trong đền thờ thánh Phêrô tiến ra bàn thờ đặt trên các cấp tiền đường vương cung thánh đường. Đoàn rước tiến đi trong khi ca đoàn hát kính cầu Các Thánh, trong đó có tên các Thánh giáo hoàng tiền nhiệm. 130 phái đoàn đoàn đại biểu các quốc gia và tôn giáo có mặt hôm nay, trong đó có 6 quốc vường, tổng thống, đặc biệt có Tổng thống Argentina là Cristina Fernandez và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, các nhà lãnh đạo khác cũng như người đứng đầu nhiều quốc gia và nhiều tín ngưỡng. Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew từ Istanbul, nhà lãnh đạo tinh thần của Chính Thống Giáo lần đầu tiên tham dự Thánh Lễ khai mạc của một vị giáo hoàng Roma kể từ có cuộc ly khai giữa Kitô giáo Tây phương và Đông phương vào năm 1054. Trong bài giảng, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng: "Nhiệm vụ của Giáo Hội có nghĩa là tôn trọng mỗi tạo vật của Thiên Chúa và tôn trọng các môi trường chúng ta đang sống. Nó có nghĩa là bảo vệ người, thể hiện mối quan tâm yêu thương người mỗi, đặc biệt là trẻ em, người già, những người có nhu cầu, mà thường là những người cuối cùng mà chúng ta nghĩ tới họ". Ngài nói rằng bất cứ khi nào con người không thể chăm sóc cho môi trường và cho nhau thì “con đường được mở tới hủy diệt và trái tim trở thành sơ cứng. Thật là bi kịch trong mỗi giai đoạn lịch sử luôn có ‘những người như Herođê’ mưu toan sự chết, tàn phá và hủy diệt bộ mặt người nam và người nữ." ĐTC Phanxicô, cựu Hồng Y Jorge Bergoglio của Argentina, khi được bầu làm Giáo hoàng lấy tên mới là Phanxicô theo tên của Thánh Phanxicô thành Assisi, một biểu tượng của sự khó nghèo, từ thiện, đơn giản và tình yêu thiên nhiên. Từ ngày được bầu làm Giáo hoàng cho đến nay, ĐTC Phanxicô tiếp tục lên tiếng rằng sứ mệnh của Giáo Hội là để bảo vệ những người nghèo và có hoàn cảnh khó khăn. ĐTC Phanxicô, giáo hoàng đầu tiên thuộc Dòng Tên, mang niềm hy vọng cho sự thay đổi và canh tân trong một Giáo Hội đang bị vây quanh bởi một cuộc khủng hoảng toàn cầu sâu. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy trở thành “những người bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ môi trường... Chúng ta đừng quên rằng hận thù, ghen tị và niềm tự hào làm ô uế cuộc sống của chúng ta. Là những người bảo vệ, cũng có nghĩa là để mắt canh giữ trên các cảm xúc và trái tim của chúng ta." Trước Thánh lễ, Đức Thánh Cha lưu diễn quanh quảng trường Thánh Phêrô trong một chiếc xe jeep màu trắng. Dân chúng đứng đông nghẹt quảng trường. Họ từ khắp nơi đến đây. Tay vẫy cờ hân hoàn chào đón Đức Thánh cha Phanxicô trong ngày trọng đại hôm nay. ĐTC Phanxicô dừng lại thường xuyên để chúc lành cho họ, hôn trẻ sơ sinh và khi nhận ra trong một người tàn tật, Ngài liền ban phép lành cho người này. Trước Thánh lễ, ĐTC Phanxicô nhận chiếc nhẫn ngư phủ và dây pallium lông cừu, tượng trưng quyền Giáo hoàng, đã được đặt qua đêm trên ngôi mộ của Thánh Phêrô dưới bàn thờ của vương cung thánh đường. Nhiều người trong đám đông nói rằng họ đã có hy vọng rất cao về một triều đại giáo hoàng Phanxicô, một người được tiếng là đơn sơ, khiêm nhường và luôn quan tâm tới người nghèo và những người thấp hèn. Buổi lễ khai mạc sứ vụ Phêrô được tiến hành trên cấp bậc tiền sảnh trước thánh đường thánh Phêrô, kéo dài khoảng 2 giờ. Sau thánh lễ ĐTC Phanxicô đến chào hỏi và bắt tay các nhà lãnh đạo các quốc gia trong vương cung thánh đường thánh Phêrô. Huy hiệu mới Đức thánh cha Phanxicô lấy lại huy hiệu cũ của Ngài khi còn làm Hồng Y Jorge Mario Bergoglio có thêm vào phía sau mũ giáo hoàng và chìa khóa thánh Phêrô. Huy hiệu cũ gồm ba biểu tượng được bố trí thành ba đỉnh của một tam giác cân. Đỉnh phía trên cùng của tam giác này là ánh mặt trời với chữ IHS ở giữa là biểu tượng của danh thánh Chúa Giêsu theo tiếng Hy Lạp IHSOUS (ΙΗΣΟΥΣ). Ở phía dưới bên trái là một ngôi sao năm cánh, cùng với nền màu xanh, tượng trưng cho Đức Trinh Nữ Maria. Ở phía bên tay phải, là một chùm nho tượng trưng cho Chúa Giêsu như người gieo trồng Đức Tin. Bên dưới là khẩu hiệu của ngài “Miserando atque Eligendo” bằng tiếng Latin có nghĩa là "Thấp hèn nhưng lại được chọn", đề cập đến một đoạn trong Thánh Kinh trong đó tường thuật việc Chúa chọn người thu thuế Matthêu. |
Bài Hát Chào Mừng Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô
Nhóm Thánh Vịnh Na Uy3/19/2013 | ||
Video: Cử chỉ vinh dự Đức Tân Giáo Hoàng dành cho Đức Hồng Y
J.B. Phạm Minh Mẫn
VietCatholic Network3/15/2013 | |
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới
Đức Tân Giáo Hoàng đã cảm ơn các vị Hồng Y về những phát biểu trong thời gian trước khi bắt đầu Cơ Mật Viện và đặc biệt là những ngày khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng trong nhà nguyện Sistina. Theo Đức Thánh Cha, Chúa Thánh Thần đã có một vai trò không thể phủ nhận. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: "Thật thú vị và tôi nghĩ rằng chính là Chúa Thánh Thần đã tạo ra một sự khác biệt trong Giáo Hội. Đấng An Ủi dường như là một tông đồ về một tháp Babel kết hợp tất cả những sự khác biệt, không phải bằng cách coi mọi thứ như nhau, nhưng bằng cách hài hòa chúng. " Đức Tân Giáo Hoàng đã bày tỏ đầy lòng quí mến và biết ơn sâu xa đối với vị Tiền Nhiệm của ngài là Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 là người đã củng cố và làm phong phú hóa Giáo Hội nhờ những giáo huấn lỗi lạc, lòng từ nhân, niềm tin, sự khiêm tốn và hiền dịu của ngài. Đức Tân Giáo Hoàng cũng xin các vị Hồng Y cầu nguyện cho Đức Hồng Y Mejía đã bị đột quỵ gần đây. Nhận thấy nhiều vị Hồng Y đã cao tuổi, Đức Thánh Cha đã khích lệ các ngài. Đức Thánh Cha nói: "Các hiền huynh thân mến, chúng ta hãy can đảm. Một nửa trong chúng ta đã cao niên. Nhưng tuổi già là nguồn gốc của sự khôn ngoan. Người già là tòa khôn ngoan về cuộc sống. Tôi nhớ đến cụ già Simeon, và bà cụ Anna trong Đền thờ. Chính sự khôn ngoan ấy đã làm cho họ nhận ra Chúa Giêsu rõ ràng. Chúng ta hãy trao ban sự khôn ngoan về cuộc sống ấy cho giới trẻ. Sự khôn ngoan cũng giống như rượu vang tốt, càng ngày càng ngon hơn. Hãy truyền sự khôn ngoan này cho các thế hệ khác. " Đích thân Đức Giáo Hoàng chào từng vị Hồng Y tạo ra một cảm giác ấm áp trong Hồng Y Đoàn. Ngài mỉm cười khá thường xuyên và làm cho người khác cười cũng. Ngài đặc biệt bày tỏ lòng kính trọng đối với các Hồng Y đến từ các quốc gia nơi Giáo Hội đang phải đối diện với những hoàn cảnh khó khăn. Chẳng hạn như ngài đã lập tức đeo vào tay một chiếc vòng khắc chữ "Tôi tin vào Thiên Chúa" đã được Đức Hồng y Napier của Nam Phi trao tặng. Đối với vị Hồng Y Việt Nam, ngài còn kính cẩn hôn lên bàn tay của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn của tổng giáo phận Sàigòn. |
See Also
http://www.vietcatholic.com/News/Html/103434.htm
Thứ ba, 19/3/2013, 15:33 GMT+7
Những lễ lên ngôi của các Giáo hoàng luôn là sự kiện mang ý nghĩa
lịch sử, thu hút sự chú ý của hàng tỷ giáo dân trên toàn thế giới.
Thứ ba, 19/3/2013, 15:33 GMT+7
Lễ đăng quang của các đời Giáo hoàng
Những lễ lên ngôi của các Giáo hoàng luôn là sự kiện mang ý nghĩa
lịch sử, thu hút sự chú ý của hàng tỷ giáo dân trên toàn thế giới.
> Lễ
lên ngôi của Giáo hoàng Francis
Giáo hoàng John XXIII (28/10/1958 đến 3/6/1963)
Sau khi Giáo hoàng Pius XII qua đời, Hồng y Angelo Roncalli bất
ngờ trở thành vị giáo hoàng thứ 261 của Giáo hội Công giáo ở tuổi 77. Trước mật
nghị hồng y, mọi người đều để ý tới tên tuổi của vị Tổng giám mục Giovanni
Battista Montini thuộc thành Milan.
Giáo hoàng mới chọn hiệu là John, và đây là lần đầu tiên trong
suốt 500 năm hiệu này được chọn. Trong thời gian tại vị, ông đã triệu tập Hội
đồng Vatican lần hai để cải tổ Giáo hội nhưng qua đời trước khi hội đồng bế mạc.
Video: Rai
Giáo hoàng Paul VI (21/6/1963 đến 6/8/1978)
Kế nhiệm John XXIII, Giáo hoàng Paul VI tiếp tục Hội đồng
Vatican lần hai và cải thiện quan hệ của Công giáo với Chính thống giáo và Tin
lành, dẫn đến nhiều cuộc họp và thỏa thuận lịch sử. Ông là Giáo hoàng cuối cùng
được trao mũ miện và là Giáo hoàng đầu tiên đến Mỹ.
Giáo hoàng John Paul I (26/8/1978 đến ngày 28/9/1978)
John Paul I là Giáo hoàng đầu tiên sử dụng từ Đệ nhất
trong hiệu. Ông cũng là Giáo hoàng đầu tiên sử dụng tên hiệu là tên hai vị thánh
John và Paul. Ông qua đời chỉ 33 ngày sau khi tại vị, và triều đại của ông là
một trong những giáo triều ngắn nhất lịch sử Giáo hội Công giáo.
Video: Rai
Giáo hoàng John Paul II (16/8/1978 đến ngày 2/4/2005)
John Paul II là Giáo hoàng duy nhất người Ba Lan,
cũng là Giáo hoàng không phải là người Italy đầu tiên trong vòng 455 năm. Triều
đại của ông kéo dài 26 năm, thuộc loại dài nhất lịch sử Công giáo. Từng tới 129
quốc gia, ông được tạp chí Time bình chọn là một trong 4 người có ảnh
hưởng lớn nhất thể kỷ 20.
Video: Rai
Giáo hoàng Benedict XVI (19/4/2005 đến ngày 28/2/2013)
Benedict XVI là giáo hoàng đầu tiên thoái vị trong
gần 600 năm của lịch sử Giáo hội Công giáo. Ông được giữ danh hiệu Giáo hoàng
danh dự.
Video: CNN
Trọng Giáp
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/tu-lieu/2013/03/le-dang-quang-cua-cac-doi-giao-hoang/
Thứ bảy, 16/3/2013, 13:45 GMT+7
Để trở thành người bảo vệ cho trái tim của Giáo hội Công giáo và
nhận được lương 20.000 USD/năm, các lính gác phải ở độ tuổi 19-30, là nam, người
Thụy Sĩ, theo Công giáo, cao ít nhất 1m74, độc thân.
Thứ bảy, 16/3/2013, 13:45 GMT+7
Canh giữ Vatican - đặc quyền của người Thụy Sĩ
Để trở thành người bảo vệ cho trái tim của Giáo hội Công giáo và
nhận được lương 20.000 USD/năm, các lính gác phải ở độ tuổi 19-30, là nam, người
Thụy Sĩ, theo Công giáo, cao ít nhất 1m74, độc thân.
> Bên trong tòa
thánh Vatican> Cận cảnh
nơi bầu Giáo hoàng
Đội lính gác Thụy Sĩ ở Vatican. Ảnh: Piotrek.it |
Các "ứng viên" lính gác còn phải tốt nghiệp phổ thông hoặc có
bằng chuyên môn, được đào tạo quân sự cơ bản hay có đạo đức tốt để trở thành
thành viên trong Đội lính canh Thụy Sĩ của Giáo hoàng. Các tiêu chuẩn này được
đặt ra từ năm 1506 và được giữ nguyên đến hiện nay, trang web chính thức của Tòa
thánh Vatican cho hay.
Các lính gác Thụy Sĩ bắt đầu phục vụ từ những năm 1400. Ngoài
Vatican, họ từng làm lính gác cho nhiều nước châu Âu, bao gồm làm ngự lâm quân
cho những vị hoàng đế Pháp. Tuy nhiên từ năm 1874, chính phủ Thụy Sĩ thay đổi
hiến pháp, chỉ cho phép Vatican thuê các binh sĩ của mình. Năm 1970, Đội lính
gác Thụy Sĩ trở thành lực lượng quân sự chính thức của Vatican và là đặc quyền
của người Thụy Sĩ.
Các tân binh sẽ tuyên thệ vào ngày 6/5 hàng năm, ngày kỷ niệm
lịch sử của Vatican. Nó gợi nhớ đến ngày 6/5/1527, khi quân đội của Hoàng đế La
Mã Charles V xâm chiếm và lục soát, thành Rome bị cướp phá, nhiều hồng y, giám
mục bị đánh đập. Lễ tuyên thệ diễn ra ở Quảng trường Thánh Damaso bên trong
Vatican và từng người sẽ tuyên thệ bằng tiếng Đức, Anh, Pháp hoặc Italy.
Các lính canh bảo vệ tòa thánh được nhận lương là 20.200
USD/năm, miễn thuế. Ngoài ra, họ còn được cung cấp chỗ ở, tiền làm thêm giờ và
công tác phí.
Những bộ đồng phục nổi bật của họ, sọc vàng xanh đi kèm với mũ
lông, được thiết kế từ năm 1914, theo phong cách của thời kỳ Phục hưng.
Ngoài tính biểu tượng và nghi lễ, Đội lính canh Thụy Sĩ cũng có
nhiệm vụ thực tế là bảo vệ cho Giáo hoàng và các Hồng y. Sau một âm mưu ám sát
Giáo hoàng John Paul II năm 1981, đội lính canh đã tập trung hơn vào nhiệm vụ
bảo vệ và họ bắt đầu được đào tạo toàn diện hơn với những vũ khí nhỏ và chiến
đấu không vũ trang.
Video: Lễ tuyên thệ của Đội lính canh Thụy Sĩ |
Vũ Hà
bảy, 16/3/2013, 13:45 GMT+7
Lễ tuyên thệ của Đội lính canh Thụy Sĩ
Vũ Hà (Video: Rome
Reports)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten