maandag 4 maart 2013

10 bí ẩn khiến giới khoa học 'chào thua'

Thứ hai, 4/3/2013, 09:47 GMT+7
Twitter
Facebook

10 bí ẩn khiến giới khoa học 'chào thua'


Sự chuyển dời các lục địa hay vấn đề tuyệt chủng của các loài động vật khổng lồ là những câu hỏi hóc búa mà giới khoa học chưa giải thích được.


Sự chuyển dời của các lục địa. Lý thuyết về sự chuyển dời lục địa đưa ra lần đầu tiên năm 1.500. Theo đó, các lục địa chuyển dời qua đại dương. Sau đó, thuyết Địa kiến tạo ra đời. Thuyết Địa kiến tạo cho rằng trên nền đại dương có nhiều tầng địa chất, tầng địa chất này là nguyên nhân khiến các lục địa chuyển động rời dần nhau và tạo thành đại dương trong nhiều triệu năm. Nhưng lý do gì khiến các lớp địa tầng dịch chuyển, thì trong thuyết Địa kiến tạo vẫn chưa có giải thích đầy đủ.

Sự tuyệt chủng của những loài động vật lớn. Các loài động vật như voi ma mút tuyệt chủng khoảng hơn 10.000 năm và đến nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được vì sao. Có 2 cách giải thích chính cho sự việc này là do nạn săn bắn của con người và do thời tiết thay đổi, song cả hai bằng chứng đều rất ít chứng cứ thuyết phục.

Hiện tượng Mpemba. Đây là hiện tượng nước đang sôi dưới điều kiện nhất định, không những đông đặc lại mà thời gian đông đặc còn nhanh hơn so với thời gian nước lạnh bị đông đặc.
Hiện tượng trên ghi nhận từ thời Hy Lạp cổ đại, mặc dù nó khá tương phản với Định luật Nhiệt động lực học. Năm 1969, nhà bác học Mpemba làm thí nghiệm chứng minh tác động đó là thực. Có nhiều lời giải thích đưa ra, nhưng chưa có lời giải thích nào được các nhà khoa học ủng hộ.

Tốc độ ánh sáng. Trong khi những giả thuyết cho rằng tốc độ ánh sáng là tốc độ nhanh nhất mà con người có thể đạt chưa được chứng minh, ngày càng có nhiều quan điểm chứng minh rằng giả thuyết này chưa chính xác. Một vài người cho rằng năng lượng bóng đêm còn di chuyển với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Họ cũng cho rằng nếu học thuyết Big Bang là đúng, vũ trụ đã mở rộng nhanh hơn tốc độ ánh sáng trong những ngày đầu khai sinh.

Những trải nghiệm "ngoài cơ thể". Chúng ta từng nghe đến những trải nghiệm lạ lùng khi ta cận kề cái chết, hoặc khi chúng ta bị mất nhận thức. Tuy nhiên, hình ảnh mang tính trải nghiệm này vẫn chưa được chứng minh là có tồn tại thực hay không.

him “từ trên trời” rơi xuống.
Chim "từ trên trời" rơi xuống. Một năm trước, tại thành phố Arkankas, hàng loạt con chim rơi xuống từ trên trời. Đã có lúc, người ta đổ tội cho pháo hoa, tuy nhiên điều này chưa được kiểm chứng. Ngoài ra, cùng thời điểm đó, tại khu vực này hàng nghìn con cá cũng chết bí ẩn. Đến nay vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng nào cho hiện tượng này.

Tiếng ầm từ vũ trụ. Các nhà khoa học đang cố gắng nghiên cứu các ngôi sao mới hình thành, nhưng năm 2006, họ gặp phải một vấn đề rắc rối là những tiếng động bí ẩn xuất hiện trong nghiên cứu của họ. Một cuộc tranh cãi nảy lửa về nguyên nhân của tiếng động. Những tiếng động này lớn gấp 6 lần so với âm thanh thường gặp, và các nhà khoa học cũng chứng minh âm thanh đó không thuộc bất cứ loại sóng vô tuyến nào mà chúng ta từng biết.

Ảo giác mặt trăng. Ảo giác mặt trăng được ghi nhận từ thời cổ đại. Hiện tượng xảy ra khi mặt trăng xuất hiện rất thấp và lớn trên bầu trời. Trước kia, nhiều người cho rằng đây là do ảnh hưởng của không khí, hoặc ảnh hưởng vật lý. Tuy nhiên, những lý giải này nhanh chóng bị bác bỏ. Đến giờ, các nhà khoa học chưa lý giải hiện tượng trên.

Tính đối ngẫu của các phân tử sóng. Ánh sáng là sóng hay là phân tử, câu hỏi này vẫn khiến nhiều người thắc mắc. Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học dường như lại vướng vào những rắc rối khác. Nhiều nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu và rút ra kết luận rằng photon cùng lúc có thể hoạt động như sóng và phân tử. Một hạt photon sẽ hoạt động với tư cách sóng hoặc phân tử còn tùy thuộc vào điều kiện nhất định.

Khởi nguồn của sự sống. Khởi nguồn sự sống và việc hình thành vũ trụ là một trong những chủ đề tranh luận lâu nhất từ trước đến nay. Một vài nhà khoa học giải thích sự hình thành vũ trụ bằng thuyết Big Bang. Nhiều nhà khoa học đang tham gia vào sự án Large Hadron Collider nghiên cứu hạt Higgs Boston, điều có thể giúp các nhà vật lý tiến tới giải thích được về học thuyết vụ nổ Big Bang và thuyết hình thành vũ trụ khác.

Theo Kiến thức



Ánh sáng là lưỡng tính sóng hạt chứ không phải phân tử. Tốc độ ánh sáng là vận tốc tối đa của vật chất, chưa thấy có phản bác nào đáng chú ý. Thuyết kiến tạo lục địa hay sự tuyệt chủng của các loài động vật lớn thì là do thiếu thốn dữ liệu... Tóm lại chưa thấy cái nào thật sự thuyết phục là "chào thua"...

 
 
 
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten