Nhân lực chất lượng thấp từng là một trong những bất lợi trong cạnh tranh của Trung Quốc, tuy nhiên quốc gia này đang nhanh chóng trở thành nguồn cung cấp lao động trình độ đại học lớn nhất thế giới.
>10 việc làm kém hấp dẫn nhất tại Mỹ
>10 nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới
Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (MGI), vào năm 2030, riêng Trung Quốc sẽ chiếm tới 30% lượng lao động có trình đại học của thế giới. Trong khi đó, tổng lượng nhân lực trình độ đại học của các nước phát triển gồm Mỹ, Nhật và phần lớn châu Âu sẽ chỉ chiếm 14%, riêng Mỹ chiếm 5% .
"Những khoản đầu tư mạnh tay vào giáo dục của Trung Quốc giờ đang đến ngày thu thành quả", Anu Madgavkar, một chuyên viên cấp cao tại MGI nhận định, "Nước này đã từng đầu tư mở rất nhiều trường đào tạo và đẩy mạnh tuyển sinh đại học".
Lao động Trung Quốc đang dần thâm nhập vào những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất thế giới. Ảnh: CNN. |
Hiện nay, lượng sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học Trung Quốc đang đổ ra thị trường nhiều hơn bao giờ hết và từng bước thâm nhập vào những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất trên thế giới. Năm 2008, chỉ có 14% lượng sinh viên tốt nghiệp tại Mỹ thuộc các chuyên ngành này, trong khi đó con số này của tại Trung Quốc là 42%.
Nghiên cứu trên của MGI chỉ ra rằng thị trường toàn cầu ngày càng cần nhiều lực lượng lao động có trình độ cao. MGI dự báo vào năm 2030, thế giới sẽ thiếu khoảng 38 triệu lao động có trình độ đại học, đồng thời thừa tới 90 triệu nhân lực trình độ thấp.
"Những con số này cho thấy các nước cần có biện pháp để tăng chất lượng giáo dục, đồng thời hợp lực tạo nhiều việc làm hơn cho những lao động tình độ thấp", ông Madgavkar nói.
Tại các nước tiên tiến, tình trạng mất cân bằng giữa hai loại lao động này là rất đáng lo ngại bởi nó sẽ khiến cho bất bình đẳng thu nhập sâu sắc hơn và thất nghiệp nhiều hơn. "Khoảng cách thu nhập giữa lao động trình độ cao và thấp sẽ trở nên rõ rệt hơn, ảnh hưởng tới tăng trưởng chất lượng cuộc sống quốc gia và làm gia tăng gánh nặng về an sinh xã hội cho chính phủ", báo cáo trên cho biết. Còn tại các nước đang phát triển, việc thiếu nhân lực trình độ cao có thể gây cản trở tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Theo tính toán của ông Madgavkar, vào năm 2020, các nhà tuyển dụng Trung Quốc sẽ cần đến khoảng 140 triệu lao động trình độ cao, nhiều hơn 23 triệu so với con số mà nền giáo dục của nước này có thể cung cấp.
Với dân số gần 1,4 tỷ, Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất và là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Lực lượng lao động 475 triệu người của nước này chiếm tới gần 70% tổng số toàn cầu.
Tuyến Nguyễn (theo CNN)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten