maandag 23 juli 2012

Cổ vật triều Nguyễn

24/8/2011

Hơn 450 cổ vật cung đình tiêu biểu của triều Nguyễn từ thế kỷ 17 đến 20 và các vật dụng vùng đồng bằng Nam Bộ được tái hiện tại triển lãm "Di sản văn hóa Phật giáo Đằng Trong" tại TP HCM.
> Trưng bày cổ vật bằng ngọc


Triển lãm "Di sản văn hóa Phật giáo Đằng Trong thế kỷ 17-20" được trưng bày tại Thư viện khoa học tổng hợp TP HCM với hơn 450 hiện vật như tượng thờ, kinh, sách, đồ sứ, hình ảnh chùa chiền, lăng mộ... Trong ảnh là các cổ vật tượng Hộ pháp bằng đá (thế kỷ 19), chuông đồng (thế kỷ 17), tượng Tiêu Diện bằng đồng (thế kỷ 19).

Triển lãm do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) và Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đồng tổ chức. Trong ảnh là tượng Bồ tát Quan thế âm bằng đá thế kỷ 18, một trong những bảo vật Phật giáo quý hiếm.

Tượng Hộ pháp bằng đồng thế kỷ 19.

Giới đao thời vua Tự Đức.

Như Ý Pháp Lam thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19.

Quạt thời nhà Nguyễn, thế kỷ 19.

Phất Tử được làm từ đuôi ngựa trắng, thế kỷ 19.

Đồ sứ thời chúa Nguyễn, thế kỷ 18.

Ngoài các bảo vật, triển lãm còn giới thiệu các bản Kinh sách thời chúa Nguyễn.

Ngoài ra, các bức tranh chùa chiền, lăng mộ của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Trương Ngọc Tường... cũng được giới thiệu trong triển lãm. Trong ảnh là kiểu thức mộ táng khá đặc biệt ở Hương Hồ - Thừa Thiên Huế.

Kiểu nấm mộ hình trứng ở Quảng Công (Quảng Điền, Thừa Thiên Huế).

Kiểu nấm mộ hình trái đào ở Văn Quỳ (Hải Lăng, Quảng Trị).

Tá Lâm

Trưng bày cổ vật bằng ngọc

Những vật dụng làm bằng ngọc từ thời tiền sử đến thời phong kiến như ấn, đồ trang sức, ấm chén, bình, lư... đã được giới thiệu với công chúng tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam (Hà Nội), sáng 2/8.
> Lần đầu tiên công bố bảo vật Hoàng cung

Gian trưng bày cổ ngọc Việt Nam thu hút đông đảo người xem sau lễ khai mạc sáng nay.
Cổ ngọc thời tiền sử - sơ sử xuất hiện trong các di chỉ văn hóa hậu kỳ thời đại đá mới ở vùng ven biển Đông Bắc. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều sản phẩm tạo bằng đá ngọc nephrite màu vàng, trắng hay xám xanh với những chế phẩm vòng tay, hạt chuỗi, rìu kích thước nhỏ được mài nhẵn.
Những cổ ngọc thuộc 10 thế kỷ đầu Công nguyên gồm nhiều loại hình như khâu đeo thắt lưng, vật đeo trang sức có khắc hoa văn, khắc chạm hồi văn mây hình chữ X, xen kẽ ô trám lồng phỏng theo đồ án đồng cổ thời Ân - Thương.
Ngọc trắng xám đã xuất hiện từ thời kỳ này với hình nhẫn tròn, tiết diện tròn. Ngoài ra có những vật thể hiện hình thù các con vật như linh thú, ve sầu, bướm, hổ ngồi hay tượng hổ...làm bằng ngọc nhiều màu từ thế kỷ 1 đến 3.
Cổ ngọc thời Lê - Nguyễn chiếm số lượng lớn nhất trong bộ sưu tập tại Bảo tàng lịch sử và có niên đại từ thế kỷ 18 đến đầu 20. Trong ảnh là Nghiên mực khắc thơ ngự chế của vua Thiệu Trị, làm bằng ngọc trắng xám (thời Nguyễn).
Nghiên mài mực còn được tạo bằng loại đá màu nâu và trắng xám. Ở ô chứa mực chạm nổi hình Ngư long hý thủy hay tạo theo hình lá sen với các đường gân rất tỉ mỉ. Có chiếc tạo hình bầu dục, mặt trên khắc hình chim phượng xòe cánh, mặt nghiên khắc ô chứa mực hình bông hoa 4 cánh...
Ngay từ thời cổ đại, ngọc đã trở thành biểu tượng của quyền lực, giàu sang, vẻ đẹp và sự cao quý. Chiếc Đỉnh bằng ngọc xanh xám sẫm. Đây là một trong những đồ của cung đình Huế dưới thời Nguyễn.
Ấn Khải Định Đại Nam Hoàng Đế (trái) và bình có đế gỗ làm từ ngọc Kim sa và vàng, gỗ thời Nguyễn.
Thành phần của bộ Văn phòng tứ bảo gồm gác bút và thủy trì (đồ đựng nước rửa bút), làm từ ngọc trắng xám và xanh ghi (thời Nguyễn). Có những chiếc thủy trì ngọc trắng tạo theo hình lá sen uốn độc đáo, trong lòng chạm nổi 2 bông hoa mai. Có chiếc tạo hình quả cam, nắp làm bằng vàng chỏm núm tròn đính hạt ngọc.
Chậu làm bằng ngọc trắng xanh nhiều màu, bịt vàng (thời Nguyễn).
Thẻ như ý, làm bằng ngọc trắng xanh (thời Nguyễn).
Hoàng Hà
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/trung-bay-co-vat-bang-ngoc/

Trưng bày các vật dụng làm bằng ngọc cổ Việt Nam (2)


Ấn Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ làm từ ngọc trắng thời Nguyễn.
Ấn phong cương vạn cổ (trái) và Ấn Đại Nam Hoàng Đế chi tỷ làm từ ngọc xanh thời Nguyễn.
Từ trái sang phải: Lư hương - Tước - Thủy trì làm từ ngọc trắng xanh và trắng xám dưới thời Nguyễn.
Lọ làm bằng ngọc hồng, một vật dụng trong cung đình Huế dưới thời Nguyễn.
Tượng tiên nữ, làm từ ngọc trắng xám, trắng xanh (thời Nguyễn).
Đỉnh, làm từ ngọc trắng (thời Nguyễn).
Bộ ấm chén và đĩa bằng ngọc trắng bịt vàng (thời Nguyễn).
Bộ ấm chén khắc chữ Thiệu trị niên tạo, làm từ ngọc trắng bịt vàng (thời Nguyễn).
Bộ cờ tướng được làm từ ngọc xanh và trắng xám thời Nguyễn.
Ống bút, làm từ ngọc xanh ngả vàng. Đây là một vật dụng của cung đình Huế thời Nguyễn.

Hoàng Hà

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/trung-bay-co-vat-bang-ngoc/page_2.asp

Geen opmerkingen:

Een reactie posten