Trung Quốc : Cái hại bất ngờ của việc phóng sinh
Dân Trung Quốc thả rùa và rắn, cho rằng đó là một việc thiện (DR)
Thả động vật trở lại thiên nhiên, tức phóng sinh nói theo Phật Giáo, đương nhiên là một hành động từ bi. Nhưng phóng sinh lại phản tác dụng nếu con người lạm dụng. Tờ báo Courrier International trích dẫn bài viết của Tuần san tin tức của Trung Quốc với hàng tựa mỉa mai : "Hãy cứu chúng tôi khỏi những người phóng sinh".
Mỉa mai bởi không phải những con vật bị con người bắt kêu cứu, mà lại là tiếng kêu cứu của những người chịu hậu quả của việc phóng sinh. Sự việc là vào ngày 31 tháng 5 rồi, trong một ngôi làng ở tỉnh Hồ Bắc, một đoàn xe khoảng 40 người chợt đến, chở theo hàng ngàn con trăn và rắn đủ loại thả vào trong một khu vườn ở bìa rừng. Đoàn người phóng sinh này đến từ Bắc Kinh.
Sự việc khiến dân làng kinh hãi. Họ mất ăn mất ngủ vì sợ rắn. Dân làng tức giận đã bắt giữ 13 người phóng sinh, đến khi chính quyền can thiệp mới thôi. Ngày hôm sau, dân làng họp gấp phát động… « chiến dịch bắt rắn ». Thế nhưng, dù cố gắng, họ cũng chỉ giết được gần phân nửa số rắn đã được thả ra, trong khi đó, họ lại phát hiện có trứng rắn vừa được sinh, mang đến thêm một nỗi sợ hãi khác.
Cuộc sống vì thế bị đảo lộn, không ai dám lên rừng hái lượm, không ai dám xuống sông giặt đồ, trẻ em không đi học, tất cả tập trung vào việc…bắt rắn. Hiện tượng phóng sinh như vậy hiện rất phổ biến ở khắp Trung Quốc. Có nhiều nhóm người, nhân dịp Phật Đản hay lễ lớn của Phật Giáo, đi quyên góp tiền mua chim, cá, rùa, rắn để phóng sinh. Tờ báo cho biết, vụ 40 người phóng sinh vừa nêu chỉ là một vụ rất nhỏ.
Thị trường phóng sinh rất béo bở ?
Có cung thì có cầu, việc phóng sinh đã vô tình tạo thành một chuỗi cung ứng hoàn toàn phù hợp với quy luật kinh tế thị trường. Những người cần phóng sinh đặt hàng ở những người chuyên bán vật phóng sinh, đến phiên mình, những người bán tìm đặt hàng với những người chuyên đi săn bắt vật phóng sinh theo đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, ở các khu chợ như ở thủ đô Bắc Kinh chẳng hạn, rùa rắn cho mục đích phóng sinh được bày bán thường trực. Người bán còn không ngại treo bảng mời gọi, đại loại là : « Số phận của những con vật này chính là số phận của các bạn, các bạn hãy tranh thủ làm việc thiện », tức là kêu gọi lòng từ bi để kiếm tiền.
Những người phóng sinh kêu gọi mọi người hãy có lòng từ bi và hãy chấp nhận việc phóng sinh. Thế nhưng, tờ báo cho rằng, phóng sinh là tốt, nhưng không nên để việc phóng sinh làm đảo lộn cuộc sống của mọi người và đe dọa trật tự công cộng, nếu lạm dụng quá thì sẽ phản tác dụng. Chẳng hạn như việc thả rắn ở ngôi làng vừa nêu trên khiến dân làng phải lâm cảnh sợ hãi.
Hơn nữa, đối với chính những con vật, khi được phóng sinh như thế, cuộc sống chưa chắn gì được đảm bảo. Một thành viên của một hiệp hội bảo vệ động vật tại Trung Quốc cho biết, đa số các con vật phóng sinh bị bắt ở miền nam và được thả lại vào thiên nhiên ở miền bắc, thế là điều kiện môi trường khác hẳn sẽ làm hại đến đời sống của chúng.
Như vậy, nếu phóng sinh không đúng cách thì kết quả sẽ trái ngược lại với mong muốn của người phóng sinh. Về vấn đề này, tờ báo dẫn lại lời của một vị đại hòa thượng cho rằng, các phật tử khi phóng sinh nên chú trọng đến cái gốc là có lòng từ bi thật sự, chứ không nên chỉ chăm chăm ở cái hình thức là phóng sinh được nhiều hay ít.
Nhận định về hiện tượng này, Courrier International cho biết, bài báo đã hé mở một góc khuất trong đời sống tâm linh của người Trung Quốc hiện tại. Một bộ phận người thành thị, lo bôn ba kiếm tiền, vừa thoát được nghèo khổ, chợt cảm thấy tâm hồn chơi vơi, nên họ chọn cách phóng sinh như một giải pháp tìm lại tâm hồn của mình trong thế giới vật chất ồn ào, phức tạp. Cụ thể là họ tìm mua động vật và thả chúng ở các vùng quê, cho đó là một việc thiện. Thế nhưng, khi cứu lấy mạng sống của các con vật, họ vô tình quên đi mạng sống của con người. Tờ báo kết luận : Trong một thế giới mà con người đổ xô kiếm tìm lợi ích, việc trở lại với đời sống tâm linh có khi cũng ít lợi cho nền kinh tế.
Trung Quốc : Bạo động xã hội vẫn âm ỉ
Trên phương diện chính trị, Le Nouvel Observateur chú ý đến nguy cơ bạo động xã hội tại Trung Quốc với bài viết : « Quảng Đông rực lửa ». Quảng Đông là tỉnh đứng đầu về công nghiệp hóa ở Trung Quốc và có dân số đông nhất nước. Ngày 26 tháng Sáu rồi, người dân ở Phật Sơn bất bình về chính sách đền bù đất đai của chính quyền địa phương, đã lật xe công an, tấn công trụ sở chính quyền, bắt giữ lãnh đạo địa phương. Công an phải can thiệp mạnh tay, và kết quả là có nhiều người dân bị thương.
Cùng lúc đó, cách đó chừng 30 cây số về phía Nam, nơi có nhiều nhà máy sản xuất và tập trung nhiều dân lao động nhập cư, cảnh sát đã đánh đập dã man một thiếu niên là con của một công nhân nhập cư đến từ tỉnh Tứ Xuyên. Hàng ngàn người đồng hương đã tập hợp tấn công trụ sở công an và ủy ban, cướp phá các cửa hàng buôn bán lân cận và đốt một nhà ga. Công an đã can thiệp làm nhiều người chết và bị thương. Theo tờ báo, mỗi năm Trung Quốc có khoảng 180 000 vụ tương tự.
Châu Âu : Dân số cũng là một vấn đề khá đau đầu
Châu Âu không chỉ bị khủng hoảng tài chính, mà còn đang đối mặt với vấn đề dân số. Đó là cảnh báo của nhà kinh tế Jacques Attali, nguyên cố vấn của cựu tổng thống Pháp François Mitterrand, đương kim chủ tịch Ủy ban xúc tiến kinh tế Pháp. Bài viết đăng trên tuần san L’Express chạy tựa : « Đồng thuận về dân số ».
Tác giả cho rằng, sự khác biệt giữa dân số Pháp và Đức là một nhân tố quan trọng góp phần vào cuộc khủng hoảng hiện tại ở Châu Âu. Đức và hầu hết các quốc gia Châu Âu khác đều lâm cảnh suy thoái dân số. Hiện tại, tỷ lệ sinh ở Đức là 1,4 trẻ em/phụ nữ. Với tỷ lệ quá thấp này, con số 82 triệu người của dân số Đức trong hiện tại sẽ giảm xuống còn từ 66 triệu đến 73 triệu vào năm 2050, và người trên 60 tuổi sẽ chiếm 40% dân số.
Trong khi đó, cũng giống như Ai Len, nếu không có gì thay đổi, dân số Pháp hiện tại khoảng 65 triệu người sẽ tăng lên mức 74 triệu người vào năm 2050, người trên 60 tuổi sẽ chiếm chỉ có 33% dân số. Như vậy, dân số Pháp trong tương lai sẽ trẻ hơn và đông hơn dân số Đức.
Như vậy, ở Đức, người về hưu phụ thuộc khá nhiều vào người làm việc. Đức phải tập trung tối đa nguồn lực để phục vụ cho những người đã về hưu. Trong khi đó Pháp ít ngại vấn đề lạm phát hơn, và vẫn tập trung dầu tư cho phúc lợi xã hội, như gia đình, nhà trẻ, việc làm phụ nữ, nhà ở, thuế má… Nói chung là những chi tiêu tương ứng với cấu trúc dân số của Pháp.
Tác giả cảnh báo, trong tương lai gần, sự khác biệt về quá trình phát triển dân số giữa những nước sống trong cùng một khu vực đồng tiền chung euro cũng sẽ gây hậu quả giống như vấn đề nợ công hay sự chênh lệch về sức cạnh tranh giữa các nước. Nếu thực trạng này tiếp diễn, Đức sẽ phải vay tiền Pháp để trả lương hưu cho người dân họ.
Như vậy, một sự đồng thuận về dân số là cần thiết. Để đạt được điều đó, tác giả đề nghị một số giải pháp, trong đó đáng chú ý là giải pháp « Chấp nhận người nhập cư đến từ các châu lục khác, chứ không chỉ cho người nhập cư từ Đông Âu, bởi vùng này cũng gặp vấn đề dân số tương tự như Đức ». Để thực hiện giải pháp này, theo tác giả, đòi hỏi giữa các nước Châu Âu phải đồng thuận về một chính sách chung cho vấn đề hội nhập của người nhập cư. Tác giả kết luận : Các cuộc thảo luận về tài chính không thể một mình quyết định được tương lai của Châu Âu, mà hiện tại, cần nhanh chóng đưa các dư liệu dân số vào những cuộc thảo luận tài chính đó.
Ả Rập Xê Út đối mặt với một chính quyền « bô lão »
Liên quan đến các nước trong thế giới Ả Rập, Le Nouvel Observateur đăng bài : « Ả Rập Xê Út : những hạn chế của chính quyền bô lão ». Tờ báo nhận định, từ Tunisia, Ai Cập, Libya đến Yemen, các chế độ bị cho là độc tài đã lần lượt bị dân chúng lật đổ, thế nhưng những chính quyền mới được dựng lên hình như chưa đáp ứng được mong mỏi dân chủ của những người làm cách mạng. Còn ở Syria, máu vẫn tiếp tục chảy.
Trong bối cảnh đó, tại quốc gia xuất khẩu dầu hỏa lớn nhất thế giới và là đồng minh chiến lược chủ chốt trong khu vực của phương Tây, số phận của người dân Ả Rập Xê Út lại được quyết định bởi một chóp bu thuộc hàng « thất thập cổ lai hi ».
Đức vua Abdallah ben Abd el-Aziz của nước này hiện tại đã 88 tuổi. Chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng, ông đã phải mất hai người em được phong làm thái tử, một chết hồi tháng 10 năm 2011 ở tuổi 87, còn người kia vừa chết ở Thụy Sĩ cách đây 2 tuần ở tuổi 79. Một người đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng quốc phòng trong suốt 49 năm, một người là bộ trưởng nội vụ suốt 38 năm. Vị thái tử vừa được bổ nhiệm cũng là em của vua Abdallah, và cũng đã … 76 tuổi. Sức khỏe người này hiện rất yếu.
Theo tờ báo, Ả Rập Xê Út ủng hộ các phòng trào nổi dậy ở các nước Ả Rập khi các phong trào này do phe Hồi Giáo bảo thủ cầm đầu, tuy nhiên lại ủng hộ chính quyền đàn áp biểu tình khi chính quyền đó là những chế độ quân chủ bạn bè, như trường hợp ở Barein chẳng hạn. Còn trong nước, chóp bu cầm quyền Ả Rập xê Út không dung thứ bất kỳ thế lực đối lập nào, cũng không chấp nhận bầu cử. Nhờ vào nền kinh tế tăng trưởng cao, vào tiền thu được từ dầu hỏa, chính quyền hoàng gia đã « mua » được sự ngoan ngoãn của thần dân bằng cách tài trợ mạnh tay cho các vấn đề xã hội và cơ sở hạ tầng.
Thế nhưng, Le Nouvel Observateur cảnh báo, tại Ả Rập Xê Út, giới trẻ hiện tại chiếm phần đông trong số những người thất nghiệp. Nên nhớ rằng, đây là thế hệ sử dụng thường xuyên Internet và rất quan tâm đến tin tức trên thế giới. Tình hình cũng có vẻ giống như ở Tunisia hay Ai Cập thời trước mùa xuân Ả Rập vậy!
Singapore : Thưởng tiền cho học sinh có cư xử đứng đắn
Trong lĩnh vực giáo dục, phụ trang cuối tuần của báo Le Monde có bài cho hay, tại Singapore, các học sinh có cách cư xử đứng đắn sẽ được chính phủ ban thưởng. Chính sách ban thưởng này do bộ giáo dục Singapore chủ trì, sẽ được áp dụng trong mùa tựu trường tới, theo đó, học sinh nào tỏ ra có « trách nhiệm công dân » và có « đạo đức gương mẫu », sẽ được công nhận là « người có nhân cách tốt », và sẽ được thưởng từ 125 đến 315 euro.
Giáo viên sẽ là người lựa chọn và đề xuất các trường hợp khen hưởng dựa trên một số chuẩn mực đạo đức cụ thể được qui định trước. Như vậy, bên cạnh việc thưởng tiền cho các học sinh có kết quả học tập tốt, nhà cầm quyền Singapore còn chú ý đến vấn đề giáo dục nhân cách cho học sinh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng thuận với việc khen thưởng này. Những người phản đối cho rằng, làm như vậy sẽ khiến cho học sinh có cảm giác là « làm người tốt chỉ vì tiền ». Cũng như việc khen thưởng cho các học sinh có tiến bộ nhanh trong học tập được áp dụng trước đó, có nhiều học sinh đã cố tình học hành sa sút trong học kỳ một, để đến học kỳ 2 tăng tốc khiến cho kết quả học tập thay đổi một cách đột biến, nhằm mục tiêu cuối cùng là … kiếm tiền thưởng.
Xác chết dễ phát hiện hơn
Trong bài « Có mùi xác chết », tuần san Courrier International thông tin về một tiến bộ trong kỷ thuật phát hiện xác chết tại Bỉ. Các nhà nghiên cứu thuộc hai trường đại học Liège và Gembloux của vương quốc Bỉ vừa nghiên cứu thành công một phương pháp mới trong việc phát hiện mùi hôi của xác chết. Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 5 năm, với sự hợp tác của cơ quan nhận dạng xác chết thuộc Cảnh sát liên bang Bỉ.
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu trên thi thể heo các thành phần hóa học có mùi do thi thể đang thối rửa tạo ra. Kỷ thuật mới này cho phép phân biệt được đến 830 hợp chất có mùi đến từ xác chết, trong khi kỷ thuật trước đây chỉ nhận dạng được khoảng 100.
Kỷ thuật mới này sẽ tạo thuận lợi hơn cho công tác tìm kiếm thi thể người chết trong các thảm họa thiên nhiên, các ngôi mộ bí mật hay những thi thể bị chôn giấu. Và cũng giúp cho việc huấn luyện chó đánh hơi trong ngành cảnh sát được hiệu quả hơn.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120708-trung-quoc-cai-hai-bat-ngo-cua-viec-phong-sinh
Sự việc khiến dân làng kinh hãi. Họ mất ăn mất ngủ vì sợ rắn. Dân làng tức giận đã bắt giữ 13 người phóng sinh, đến khi chính quyền can thiệp mới thôi. Ngày hôm sau, dân làng họp gấp phát động… « chiến dịch bắt rắn ». Thế nhưng, dù cố gắng, họ cũng chỉ giết được gần phân nửa số rắn đã được thả ra, trong khi đó, họ lại phát hiện có trứng rắn vừa được sinh, mang đến thêm một nỗi sợ hãi khác.
Cuộc sống vì thế bị đảo lộn, không ai dám lên rừng hái lượm, không ai dám xuống sông giặt đồ, trẻ em không đi học, tất cả tập trung vào việc…bắt rắn. Hiện tượng phóng sinh như vậy hiện rất phổ biến ở khắp Trung Quốc. Có nhiều nhóm người, nhân dịp Phật Đản hay lễ lớn của Phật Giáo, đi quyên góp tiền mua chim, cá, rùa, rắn để phóng sinh. Tờ báo cho biết, vụ 40 người phóng sinh vừa nêu chỉ là một vụ rất nhỏ.
Thị trường phóng sinh rất béo bở ?
Có cung thì có cầu, việc phóng sinh đã vô tình tạo thành một chuỗi cung ứng hoàn toàn phù hợp với quy luật kinh tế thị trường. Những người cần phóng sinh đặt hàng ở những người chuyên bán vật phóng sinh, đến phiên mình, những người bán tìm đặt hàng với những người chuyên đi săn bắt vật phóng sinh theo đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, ở các khu chợ như ở thủ đô Bắc Kinh chẳng hạn, rùa rắn cho mục đích phóng sinh được bày bán thường trực. Người bán còn không ngại treo bảng mời gọi, đại loại là : « Số phận của những con vật này chính là số phận của các bạn, các bạn hãy tranh thủ làm việc thiện », tức là kêu gọi lòng từ bi để kiếm tiền.
Những người phóng sinh kêu gọi mọi người hãy có lòng từ bi và hãy chấp nhận việc phóng sinh. Thế nhưng, tờ báo cho rằng, phóng sinh là tốt, nhưng không nên để việc phóng sinh làm đảo lộn cuộc sống của mọi người và đe dọa trật tự công cộng, nếu lạm dụng quá thì sẽ phản tác dụng. Chẳng hạn như việc thả rắn ở ngôi làng vừa nêu trên khiến dân làng phải lâm cảnh sợ hãi.
Hơn nữa, đối với chính những con vật, khi được phóng sinh như thế, cuộc sống chưa chắn gì được đảm bảo. Một thành viên của một hiệp hội bảo vệ động vật tại Trung Quốc cho biết, đa số các con vật phóng sinh bị bắt ở miền nam và được thả lại vào thiên nhiên ở miền bắc, thế là điều kiện môi trường khác hẳn sẽ làm hại đến đời sống của chúng.
Như vậy, nếu phóng sinh không đúng cách thì kết quả sẽ trái ngược lại với mong muốn của người phóng sinh. Về vấn đề này, tờ báo dẫn lại lời của một vị đại hòa thượng cho rằng, các phật tử khi phóng sinh nên chú trọng đến cái gốc là có lòng từ bi thật sự, chứ không nên chỉ chăm chăm ở cái hình thức là phóng sinh được nhiều hay ít.
Nhận định về hiện tượng này, Courrier International cho biết, bài báo đã hé mở một góc khuất trong đời sống tâm linh của người Trung Quốc hiện tại. Một bộ phận người thành thị, lo bôn ba kiếm tiền, vừa thoát được nghèo khổ, chợt cảm thấy tâm hồn chơi vơi, nên họ chọn cách phóng sinh như một giải pháp tìm lại tâm hồn của mình trong thế giới vật chất ồn ào, phức tạp. Cụ thể là họ tìm mua động vật và thả chúng ở các vùng quê, cho đó là một việc thiện. Thế nhưng, khi cứu lấy mạng sống của các con vật, họ vô tình quên đi mạng sống của con người. Tờ báo kết luận : Trong một thế giới mà con người đổ xô kiếm tìm lợi ích, việc trở lại với đời sống tâm linh có khi cũng ít lợi cho nền kinh tế.
Trung Quốc : Bạo động xã hội vẫn âm ỉ
Trên phương diện chính trị, Le Nouvel Observateur chú ý đến nguy cơ bạo động xã hội tại Trung Quốc với bài viết : « Quảng Đông rực lửa ». Quảng Đông là tỉnh đứng đầu về công nghiệp hóa ở Trung Quốc và có dân số đông nhất nước. Ngày 26 tháng Sáu rồi, người dân ở Phật Sơn bất bình về chính sách đền bù đất đai của chính quyền địa phương, đã lật xe công an, tấn công trụ sở chính quyền, bắt giữ lãnh đạo địa phương. Công an phải can thiệp mạnh tay, và kết quả là có nhiều người dân bị thương.
Cùng lúc đó, cách đó chừng 30 cây số về phía Nam, nơi có nhiều nhà máy sản xuất và tập trung nhiều dân lao động nhập cư, cảnh sát đã đánh đập dã man một thiếu niên là con của một công nhân nhập cư đến từ tỉnh Tứ Xuyên. Hàng ngàn người đồng hương đã tập hợp tấn công trụ sở công an và ủy ban, cướp phá các cửa hàng buôn bán lân cận và đốt một nhà ga. Công an đã can thiệp làm nhiều người chết và bị thương. Theo tờ báo, mỗi năm Trung Quốc có khoảng 180 000 vụ tương tự.
Châu Âu : Dân số cũng là một vấn đề khá đau đầu
Châu Âu không chỉ bị khủng hoảng tài chính, mà còn đang đối mặt với vấn đề dân số. Đó là cảnh báo của nhà kinh tế Jacques Attali, nguyên cố vấn của cựu tổng thống Pháp François Mitterrand, đương kim chủ tịch Ủy ban xúc tiến kinh tế Pháp. Bài viết đăng trên tuần san L’Express chạy tựa : « Đồng thuận về dân số ».
Tác giả cho rằng, sự khác biệt giữa dân số Pháp và Đức là một nhân tố quan trọng góp phần vào cuộc khủng hoảng hiện tại ở Châu Âu. Đức và hầu hết các quốc gia Châu Âu khác đều lâm cảnh suy thoái dân số. Hiện tại, tỷ lệ sinh ở Đức là 1,4 trẻ em/phụ nữ. Với tỷ lệ quá thấp này, con số 82 triệu người của dân số Đức trong hiện tại sẽ giảm xuống còn từ 66 triệu đến 73 triệu vào năm 2050, và người trên 60 tuổi sẽ chiếm 40% dân số.
Trong khi đó, cũng giống như Ai Len, nếu không có gì thay đổi, dân số Pháp hiện tại khoảng 65 triệu người sẽ tăng lên mức 74 triệu người vào năm 2050, người trên 60 tuổi sẽ chiếm chỉ có 33% dân số. Như vậy, dân số Pháp trong tương lai sẽ trẻ hơn và đông hơn dân số Đức.
Như vậy, ở Đức, người về hưu phụ thuộc khá nhiều vào người làm việc. Đức phải tập trung tối đa nguồn lực để phục vụ cho những người đã về hưu. Trong khi đó Pháp ít ngại vấn đề lạm phát hơn, và vẫn tập trung dầu tư cho phúc lợi xã hội, như gia đình, nhà trẻ, việc làm phụ nữ, nhà ở, thuế má… Nói chung là những chi tiêu tương ứng với cấu trúc dân số của Pháp.
Tác giả cảnh báo, trong tương lai gần, sự khác biệt về quá trình phát triển dân số giữa những nước sống trong cùng một khu vực đồng tiền chung euro cũng sẽ gây hậu quả giống như vấn đề nợ công hay sự chênh lệch về sức cạnh tranh giữa các nước. Nếu thực trạng này tiếp diễn, Đức sẽ phải vay tiền Pháp để trả lương hưu cho người dân họ.
Như vậy, một sự đồng thuận về dân số là cần thiết. Để đạt được điều đó, tác giả đề nghị một số giải pháp, trong đó đáng chú ý là giải pháp « Chấp nhận người nhập cư đến từ các châu lục khác, chứ không chỉ cho người nhập cư từ Đông Âu, bởi vùng này cũng gặp vấn đề dân số tương tự như Đức ». Để thực hiện giải pháp này, theo tác giả, đòi hỏi giữa các nước Châu Âu phải đồng thuận về một chính sách chung cho vấn đề hội nhập của người nhập cư. Tác giả kết luận : Các cuộc thảo luận về tài chính không thể một mình quyết định được tương lai của Châu Âu, mà hiện tại, cần nhanh chóng đưa các dư liệu dân số vào những cuộc thảo luận tài chính đó.
Ả Rập Xê Út đối mặt với một chính quyền « bô lão »
Liên quan đến các nước trong thế giới Ả Rập, Le Nouvel Observateur đăng bài : « Ả Rập Xê Út : những hạn chế của chính quyền bô lão ». Tờ báo nhận định, từ Tunisia, Ai Cập, Libya đến Yemen, các chế độ bị cho là độc tài đã lần lượt bị dân chúng lật đổ, thế nhưng những chính quyền mới được dựng lên hình như chưa đáp ứng được mong mỏi dân chủ của những người làm cách mạng. Còn ở Syria, máu vẫn tiếp tục chảy.
Trong bối cảnh đó, tại quốc gia xuất khẩu dầu hỏa lớn nhất thế giới và là đồng minh chiến lược chủ chốt trong khu vực của phương Tây, số phận của người dân Ả Rập Xê Út lại được quyết định bởi một chóp bu thuộc hàng « thất thập cổ lai hi ».
Đức vua Abdallah ben Abd el-Aziz của nước này hiện tại đã 88 tuổi. Chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng, ông đã phải mất hai người em được phong làm thái tử, một chết hồi tháng 10 năm 2011 ở tuổi 87, còn người kia vừa chết ở Thụy Sĩ cách đây 2 tuần ở tuổi 79. Một người đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng quốc phòng trong suốt 49 năm, một người là bộ trưởng nội vụ suốt 38 năm. Vị thái tử vừa được bổ nhiệm cũng là em của vua Abdallah, và cũng đã … 76 tuổi. Sức khỏe người này hiện rất yếu.
Theo tờ báo, Ả Rập Xê Út ủng hộ các phòng trào nổi dậy ở các nước Ả Rập khi các phong trào này do phe Hồi Giáo bảo thủ cầm đầu, tuy nhiên lại ủng hộ chính quyền đàn áp biểu tình khi chính quyền đó là những chế độ quân chủ bạn bè, như trường hợp ở Barein chẳng hạn. Còn trong nước, chóp bu cầm quyền Ả Rập xê Út không dung thứ bất kỳ thế lực đối lập nào, cũng không chấp nhận bầu cử. Nhờ vào nền kinh tế tăng trưởng cao, vào tiền thu được từ dầu hỏa, chính quyền hoàng gia đã « mua » được sự ngoan ngoãn của thần dân bằng cách tài trợ mạnh tay cho các vấn đề xã hội và cơ sở hạ tầng.
Thế nhưng, Le Nouvel Observateur cảnh báo, tại Ả Rập Xê Út, giới trẻ hiện tại chiếm phần đông trong số những người thất nghiệp. Nên nhớ rằng, đây là thế hệ sử dụng thường xuyên Internet và rất quan tâm đến tin tức trên thế giới. Tình hình cũng có vẻ giống như ở Tunisia hay Ai Cập thời trước mùa xuân Ả Rập vậy!
Singapore : Thưởng tiền cho học sinh có cư xử đứng đắn
Trong lĩnh vực giáo dục, phụ trang cuối tuần của báo Le Monde có bài cho hay, tại Singapore, các học sinh có cách cư xử đứng đắn sẽ được chính phủ ban thưởng. Chính sách ban thưởng này do bộ giáo dục Singapore chủ trì, sẽ được áp dụng trong mùa tựu trường tới, theo đó, học sinh nào tỏ ra có « trách nhiệm công dân » và có « đạo đức gương mẫu », sẽ được công nhận là « người có nhân cách tốt », và sẽ được thưởng từ 125 đến 315 euro.
Giáo viên sẽ là người lựa chọn và đề xuất các trường hợp khen hưởng dựa trên một số chuẩn mực đạo đức cụ thể được qui định trước. Như vậy, bên cạnh việc thưởng tiền cho các học sinh có kết quả học tập tốt, nhà cầm quyền Singapore còn chú ý đến vấn đề giáo dục nhân cách cho học sinh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng thuận với việc khen thưởng này. Những người phản đối cho rằng, làm như vậy sẽ khiến cho học sinh có cảm giác là « làm người tốt chỉ vì tiền ». Cũng như việc khen thưởng cho các học sinh có tiến bộ nhanh trong học tập được áp dụng trước đó, có nhiều học sinh đã cố tình học hành sa sút trong học kỳ một, để đến học kỳ 2 tăng tốc khiến cho kết quả học tập thay đổi một cách đột biến, nhằm mục tiêu cuối cùng là … kiếm tiền thưởng.
Xác chết dễ phát hiện hơn
Trong bài « Có mùi xác chết », tuần san Courrier International thông tin về một tiến bộ trong kỷ thuật phát hiện xác chết tại Bỉ. Các nhà nghiên cứu thuộc hai trường đại học Liège và Gembloux của vương quốc Bỉ vừa nghiên cứu thành công một phương pháp mới trong việc phát hiện mùi hôi của xác chết. Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 5 năm, với sự hợp tác của cơ quan nhận dạng xác chết thuộc Cảnh sát liên bang Bỉ.
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu trên thi thể heo các thành phần hóa học có mùi do thi thể đang thối rửa tạo ra. Kỷ thuật mới này cho phép phân biệt được đến 830 hợp chất có mùi đến từ xác chết, trong khi kỷ thuật trước đây chỉ nhận dạng được khoảng 100.
Kỷ thuật mới này sẽ tạo thuận lợi hơn cho công tác tìm kiếm thi thể người chết trong các thảm họa thiên nhiên, các ngôi mộ bí mật hay những thi thể bị chôn giấu. Và cũng giúp cho việc huấn luyện chó đánh hơi trong ngành cảnh sát được hiệu quả hơn.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120708-trung-quoc-cai-hai-bat-ngo-cua-viec-phong-sinh
Geen opmerkingen:
Een reactie posten