Bà Carina Hoàng đã giúp nhiều gia đình người Việt tị nạn tìm lại được mộ của những người thân yêu trên đảo Kuku của Indonesia
Bà Carina Hoàng, tức Hoàng Thị Oanh Oanh, là tác giả của cuốn Boat People, Personal Stories from the Vietnamese Exodus 1975-1996, trong đó kể về những câu chuyện và trải nghiệm của thuyền nhân Việt Nam. Bà Oanh Oanh đã từng giúp nhiều gia đình tị nạn người Việt tìm được mộ của những người thân yêu bấy lâu nay nằm lạnh lẽo ở nơi đất khách quê người xa xôi, tại hòn đảo Kuku ở Indonesia, nơi bà và rất nhiều người tị nạn đã từng phải đối phó với những thiếu thốn về vật chất, những nguy hiểm và bệnh tật rình rập khi mới rời khỏi Việt Nam hồi cuối thập niên 70. Mới đây, bà Oanh Oanh đã trở thành người Việt đầu tiên được Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người Tị nạn tại Australia bổ nhiệm làm đại sứ đặc biệt ở nước này. Dưới đây là cuộc trò chuyện mà đài VOA mới thực hiện với vị tân đại diện đặc biệt của UNHCR:
VOA: Xin chào bà Oanh Oanh, trước hết, xin chúc mừng bà đã trở thành Ðại diện đặc biệt của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người Tị nạn. Bà có cảm tưởng ra sao về việc bổ nhiệm này?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Khi mà tôi được bổ nhiệm làm đại diện cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Úc thì ban đầu tôi rất là ngạc nhiên và sau đó rất hãnh diện vì được trao cho trách nhiệm như vậy.
VOA: Thưa bà, là người Việt đầu tiên giữ cương vị này, bà nhận được phản hồi ra sao của cộng đồng người Việt ở Australia và hải ngoại?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Tôi được mọi người chúc mừng và chia sẻ là họ hãnh diện vì có một người Việt Nam đại diện cho cộng đồng người Việt để có tiếng nói cho Cao ủy Tị nạn, và đồng thời cũng là một cơ hội cho mình cám ơn lại sự giúp đỡ của họ cho hàng triệu người Việt vào thập niên 1970, 1980.
VOA: Bà có thể cho biết đôi chút về những nhiệm vụ chính của một Ðại diện đặc biệt của Cao ủy Tị nạn LHQ?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Trách nhiệm của người đại diện cho UNHCR là đưa thông điệp đến cho mọi người, hoặc giúp họ hiểu được việc làm và trách nhiệm cũng như khó khăn của Cao ủy Tị nạn, đồng thời giúp họ hiểu được những khó khăn và sự nguy hiểm mà người tị nạn phải trải qua trước khi họ đến một quốc gia khác xin tị nạn. Một thông điệp khác mà những người đại diện muốn đưa đến cho mọi người được hiểu thêm đó là: ‘một người tị nạn khi đến một quốc gia nào đó, sau khi họ qua thời gian cần sự giúp đỡ rồi thì họ cũng là một thành phần đóng góp lại những giá trị cho xã hội cho quốc gia đó , ví dụ như là về mặt kinh tế, văn hóa, chứ không phải người tị nạn chỉ là một gánh nặng cho quốc gia đó thôi’.
VOA: Thưa bà, Australia là một trong những điểm đến mà các thuyền nhân thường nhắm tới và nhiều người thường tới Đảo Christmas rồi từ đó xin tị nạn ở Australia, nhưng như bà đã biết, gần đây đã xảy ra một số vụ tai nạn đắm tàu đáng tiếc của những người tị nạn ở gần đảo này, cũng từng là một thuyền nhân bà nhìn nhận vấn đề này ra sao?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Cũng là một người thuyền nhân thì tôi rất lo ngại cho sự an toàn và số mạng của những người đã tới Christmas Island và đồng thời những người dự định tới đó, tại vì mình thấy rõ ràng điều đó rất nguy hiểm. Ngày xưa tôi cũng đã từng trải qua thời gian đó, và con số thuyền nhân Việt Nam mất trên biển lên tới cả trăm ngàn người. Bây giờ thấy những tai nạn như vậy thì tôi cũng giống như nhiều người cảm thấy lo âu không biết sắp tới đây sẽ còn bao nhiêu tai nạn như vậy nữa nếu mà các chính phủ không có biện pháp đưa ra để giảm bớt những sự nguy hiểm này.
VOA: Bà đã có cơ hội được tiếp xúc với những người mới tới xin tị nạn ở Úc chưa, thưa bà?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Dạ không, bởi vì mấy người mới tới họ bị giữ ở trại tạm giam giữ ở đảo Christmas Island thì mình không được vào gặp họ.
VOA: Vậy ngay cả với tư cách là một Ðại diện đặc biệt của UNHCR thì bà cũng không được tiếp xúc với họ?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Thứ nhất trách nhiệm giao cho tôi thì cũng mới đây, hơn nữa những người mới vào và bị giam giữ để được điều tra, phỏng vấn và lo về vấn đề sức khỏe của họ thì họ không cho người ngoài tiếp xúc trong mấy tháng đầu, vì còn mới quá.
VOA: Vậy trên cương vị mới bà có thể làm gì cho những người tị nạn mới tới Australia?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Cao ủy Tị nạn cũng có nỗ lực để giúp cho những người này. Những người đại diện như tôi thì cố gắng làm cho người dân cũng như những người trong chính quyền hiểu được nỗi khổ của những người đang bị giam đó và giúp cho mọi người có thêm sự thông cảm và tính nhân đạo khi đối xử với những người này. Vì những khó khăn và nguy hiểm ở đất nước họ mà họ mới bỏ xứ mà ra đi như vậy. Họ tới đây với tương lai bấp bênh, đặc biệt những trẻ em đi mà không có phụ huynh đi theo thì nỗi lo sợ đó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của họ trong tương lai.
VOA: Bà là ân nhân của nhiều gia đình người Việt tị nạn vì bà đã không quản khó khăn và gian khổ để giúp họ tìm kiếm và xây lại mộ cho người thân ở tận một hòn đảo xa xôi ở Indonesia, nhưng giờ đây vị trí mới chắc hẳn sẽ chiếm mất nhiều thời gian của bà, vậy trong thời gian tới bà có thể tiếp tục công việc này không?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Tôi vẫn tiếp tục làm công việc này, tuy nhiên thời gian không cho phép được nhiều như trước đây. Ít nhất vào năm nay tôi sẽ có một chuyến đi vào tháng 10, đã có nhiều gia đình đang chờ để đi chung với tôi để xây mộ cho người thân của họ. Ðồng thời, tôi cũng đã xin phép chính phủ Indonesia cho khắc tên những thuyền nhân đã mất vào tượng đài, do đó tôi sẽ thực hiện chuyến đi này trong năm nay. Sang năm tôi cũng mong là tôi cố gắng giữ mức độ mỗi năm đi một lần, còn nhiều hơn nữa thì tôi nghĩ là tôi sẽ không có thời gian và khả năng để làm tròn được việc cho cả hai bên.
VOA: Xin cảm ơn bà đã dành cho đài VOA cuộc phỏng vấn này và xin chúc bà nhiều thành công trên cương vị mới của mình.
Nói về việc bổ nhiệm vị đại diện đặc biệt này, Giám đốc Quốc gia của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người Tị nạn tại Australia, bà Naomi Steer, nhận định: “Câu chuyện của bà Carina nhắc nhở chúng ta về nỗi thất vọng, sự tủi nhục, niềm hy vọng, niềm vui và sự kiên cường của những người tị nạn. Chúng tôi tự hào có bà ấy trong vai trò một đại diện đặc biệt".
VOA: Xin chào bà Oanh Oanh, trước hết, xin chúc mừng bà đã trở thành Ðại diện đặc biệt của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người Tị nạn. Bà có cảm tưởng ra sao về việc bổ nhiệm này?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Khi mà tôi được bổ nhiệm làm đại diện cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc ở Úc thì ban đầu tôi rất là ngạc nhiên và sau đó rất hãnh diện vì được trao cho trách nhiệm như vậy.
VOA: Thưa bà, là người Việt đầu tiên giữ cương vị này, bà nhận được phản hồi ra sao của cộng đồng người Việt ở Australia và hải ngoại?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Tôi được mọi người chúc mừng và chia sẻ là họ hãnh diện vì có một người Việt Nam đại diện cho cộng đồng người Việt để có tiếng nói cho Cao ủy Tị nạn, và đồng thời cũng là một cơ hội cho mình cám ơn lại sự giúp đỡ của họ cho hàng triệu người Việt vào thập niên 1970, 1980.
VOA: Bà có thể cho biết đôi chút về những nhiệm vụ chính của một Ðại diện đặc biệt của Cao ủy Tị nạn LHQ?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Trách nhiệm của người đại diện cho UNHCR là đưa thông điệp đến cho mọi người, hoặc giúp họ hiểu được việc làm và trách nhiệm cũng như khó khăn của Cao ủy Tị nạn, đồng thời giúp họ hiểu được những khó khăn và sự nguy hiểm mà người tị nạn phải trải qua trước khi họ đến một quốc gia khác xin tị nạn. Một thông điệp khác mà những người đại diện muốn đưa đến cho mọi người được hiểu thêm đó là: ‘một người tị nạn khi đến một quốc gia nào đó, sau khi họ qua thời gian cần sự giúp đỡ rồi thì họ cũng là một thành phần đóng góp lại những giá trị cho xã hội cho quốc gia đó , ví dụ như là về mặt kinh tế, văn hóa, chứ không phải người tị nạn chỉ là một gánh nặng cho quốc gia đó thôi’.
VOA: Thưa bà, Australia là một trong những điểm đến mà các thuyền nhân thường nhắm tới và nhiều người thường tới Đảo Christmas rồi từ đó xin tị nạn ở Australia, nhưng như bà đã biết, gần đây đã xảy ra một số vụ tai nạn đắm tàu đáng tiếc của những người tị nạn ở gần đảo này, cũng từng là một thuyền nhân bà nhìn nhận vấn đề này ra sao?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Cũng là một người thuyền nhân thì tôi rất lo ngại cho sự an toàn và số mạng của những người đã tới Christmas Island và đồng thời những người dự định tới đó, tại vì mình thấy rõ ràng điều đó rất nguy hiểm. Ngày xưa tôi cũng đã từng trải qua thời gian đó, và con số thuyền nhân Việt Nam mất trên biển lên tới cả trăm ngàn người. Bây giờ thấy những tai nạn như vậy thì tôi cũng giống như nhiều người cảm thấy lo âu không biết sắp tới đây sẽ còn bao nhiêu tai nạn như vậy nữa nếu mà các chính phủ không có biện pháp đưa ra để giảm bớt những sự nguy hiểm này.
VOA: Bà đã có cơ hội được tiếp xúc với những người mới tới xin tị nạn ở Úc chưa, thưa bà?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Dạ không, bởi vì mấy người mới tới họ bị giữ ở trại tạm giam giữ ở đảo Christmas Island thì mình không được vào gặp họ.
VOA: Vậy ngay cả với tư cách là một Ðại diện đặc biệt của UNHCR thì bà cũng không được tiếp xúc với họ?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Thứ nhất trách nhiệm giao cho tôi thì cũng mới đây, hơn nữa những người mới vào và bị giam giữ để được điều tra, phỏng vấn và lo về vấn đề sức khỏe của họ thì họ không cho người ngoài tiếp xúc trong mấy tháng đầu, vì còn mới quá.
VOA: Vậy trên cương vị mới bà có thể làm gì cho những người tị nạn mới tới Australia?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Cao ủy Tị nạn cũng có nỗ lực để giúp cho những người này. Những người đại diện như tôi thì cố gắng làm cho người dân cũng như những người trong chính quyền hiểu được nỗi khổ của những người đang bị giam đó và giúp cho mọi người có thêm sự thông cảm và tính nhân đạo khi đối xử với những người này. Vì những khó khăn và nguy hiểm ở đất nước họ mà họ mới bỏ xứ mà ra đi như vậy. Họ tới đây với tương lai bấp bênh, đặc biệt những trẻ em đi mà không có phụ huynh đi theo thì nỗi lo sợ đó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của họ trong tương lai.
VOA: Bà là ân nhân của nhiều gia đình người Việt tị nạn vì bà đã không quản khó khăn và gian khổ để giúp họ tìm kiếm và xây lại mộ cho người thân ở tận một hòn đảo xa xôi ở Indonesia, nhưng giờ đây vị trí mới chắc hẳn sẽ chiếm mất nhiều thời gian của bà, vậy trong thời gian tới bà có thể tiếp tục công việc này không?
Bà Hoàng Thị Oanh Oanh: Tôi vẫn tiếp tục làm công việc này, tuy nhiên thời gian không cho phép được nhiều như trước đây. Ít nhất vào năm nay tôi sẽ có một chuyến đi vào tháng 10, đã có nhiều gia đình đang chờ để đi chung với tôi để xây mộ cho người thân của họ. Ðồng thời, tôi cũng đã xin phép chính phủ Indonesia cho khắc tên những thuyền nhân đã mất vào tượng đài, do đó tôi sẽ thực hiện chuyến đi này trong năm nay. Sang năm tôi cũng mong là tôi cố gắng giữ mức độ mỗi năm đi một lần, còn nhiều hơn nữa thì tôi nghĩ là tôi sẽ không có thời gian và khả năng để làm tròn được việc cho cả hai bên.
VOA: Xin cảm ơn bà đã dành cho đài VOA cuộc phỏng vấn này và xin chúc bà nhiều thành công trên cương vị mới của mình.
Nói về việc bổ nhiệm vị đại diện đặc biệt này, Giám đốc Quốc gia của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người Tị nạn tại Australia, bà Naomi Steer, nhận định: “Câu chuyện của bà Carina nhắc nhở chúng ta về nỗi thất vọng, sự tủi nhục, niềm hy vọng, niềm vui và sự kiên cường của những người tị nạn. Chúng tôi tự hào có bà ấy trong vai trò một đại diện đặc biệt".
Geen opmerkingen:
Een reactie posten