Một cơ sở chi trả kiều hối tại TPHCM (Ảnh : RFI Trọng Nghĩa)
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới công bố hôm qua 02/12/2011, trong năm 2011 này, những người Việt Nam ở hải ngoại sẽ gửi về nước gần 9 tỷ đô la. Đây là một mức tăng nhẹ so với tỷ lệ nhảy vọt vào năm ngoái. Khoảng tiền gọi là kiều hối này chiếm một tỷ lệ có ý nghĩa trong GDP của Việt Nam.
Trong bản báo cáo - công bố trong khuôn khổ hội nghị lần thứ năm của Diễn đàn Toàn cầu về Di cư và Phát triển khai mạc từ hôm 01/12 tại Genève, Thụy Sĩ - Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận xu thế chung là đà gia tăng trở lại của khối lượng tiền mà người dân các nước nghèo lao động ở ngoại quốc gởi về nước họ. Từ nay đến cuối năm, sẽ có hơn 350 tỷ đô la được chuyển như vậy, về các nước ở Châu Á, châu Phi, hay châu Mỹ Latinh, nơi tập trung các quốc gia đang phát triển.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, với gần 9 tỷ đô la, Việt Nam xếp thứ 8 trong số các nước nhận được nhiều kiều hối nhất theo con đường chính thức. Đứng đầu danh sách này là Ấn Độ, với 58 tỷ, theo sau là Trung Quốc (57), Mexico (24 tỷ) và Philippines (23 tỷ). Trong danh sách 10 nước đứng đầu, Ngân hàng Thế giới còn kể đến Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Ai Cập và Liban.
Trong trường hợp của Việt Nam, một bản thông kê chi tiết của Ngân hàng Thế giới cho thấy đà gia tăng đáng kể của lượng tiền do người Việt ở ngoài gởi về nước trong thời gian một chục năm gần đây : Từ vỏn vẹn 1,34 tỷ đô la vào năm 2000, con số này đã tăng lên thành 8,26 tỷ vào năm 2010, và có thể sẽ lên đến mức kỷ lục là 8,6 tỷ trong năm nay.
Đà tăng rất đều đặn, chỉ giảm sụt duy nhất một lần vào năm 2009, do tác động của khủng hoảng tài chánh toàn cầu : Năm 2008, Việt Nam nhận được 6,8 tỷ đô la kiều hối; qua năm 2009 sụt xuống 6,02 tỷ; nhưng đến năm 2010, vọt trở lại lên mức 8,26. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, dựa trên số liệu của năm 2010, kiều hối chiếm khoảng 5,1% GDP của Việt Nam.
Trong những năm sắp tới, nguồn kiều hối từ các nước giầu đổ về các nước nghèo vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, bất chấp tình trạng khủng hoảng đang diễn ra tại các nước phương Tây vốn là nơi xuất phát của nguồn tiền này.
Theo Ngân hàng Thế giới, sau mức tăng tổng quát là 8% dự trù trong năm nay, tỷ lệ tăng sẽ giảm đôi chút trong năm 2012 – xuống còn 7,3% - trước khi vươn lên trở lại mức 7,9% trong năm 2013.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111203-luong-kieu-hoi-tu-nuoc-ngoai-goi-ve-viet-nam-tang-nhe-trong-nam-2011
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, với gần 9 tỷ đô la, Việt Nam xếp thứ 8 trong số các nước nhận được nhiều kiều hối nhất theo con đường chính thức. Đứng đầu danh sách này là Ấn Độ, với 58 tỷ, theo sau là Trung Quốc (57), Mexico (24 tỷ) và Philippines (23 tỷ). Trong danh sách 10 nước đứng đầu, Ngân hàng Thế giới còn kể đến Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Ai Cập và Liban.
Trong trường hợp của Việt Nam, một bản thông kê chi tiết của Ngân hàng Thế giới cho thấy đà gia tăng đáng kể của lượng tiền do người Việt ở ngoài gởi về nước trong thời gian một chục năm gần đây : Từ vỏn vẹn 1,34 tỷ đô la vào năm 2000, con số này đã tăng lên thành 8,26 tỷ vào năm 2010, và có thể sẽ lên đến mức kỷ lục là 8,6 tỷ trong năm nay.
Đà tăng rất đều đặn, chỉ giảm sụt duy nhất một lần vào năm 2009, do tác động của khủng hoảng tài chánh toàn cầu : Năm 2008, Việt Nam nhận được 6,8 tỷ đô la kiều hối; qua năm 2009 sụt xuống 6,02 tỷ; nhưng đến năm 2010, vọt trở lại lên mức 8,26. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, dựa trên số liệu của năm 2010, kiều hối chiếm khoảng 5,1% GDP của Việt Nam.
Trong những năm sắp tới, nguồn kiều hối từ các nước giầu đổ về các nước nghèo vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, bất chấp tình trạng khủng hoảng đang diễn ra tại các nước phương Tây vốn là nơi xuất phát của nguồn tiền này.
Theo Ngân hàng Thế giới, sau mức tăng tổng quát là 8% dự trù trong năm nay, tỷ lệ tăng sẽ giảm đôi chút trong năm 2012 – xuống còn 7,3% - trước khi vươn lên trở lại mức 7,9% trong năm 2013.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111203-luong-kieu-hoi-tu-nuoc-ngoai-goi-ve-viet-nam-tang-nhe-trong-nam-2011
Geen opmerkingen:
Een reactie posten