Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và bà Aung San Suu Kyi (AFP)
Báo Le Figaro đặc biệt quan tâm đến chuyến thăm Miến Điện của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. "Nụ hôn hòa bình của Hillary Clinton dành cho Aung San Suu Kyi" là tựa trang nhất của Le Figaro. Theo tác giả bài viết, nhà đối lập Miến Điện đang giữ một vai trò chủ chốt giúp thúc đẩy Miến Điện xích đến gần với Hoa Kỳ.
Với tấm ảnh cho thấy bà Clinton, nụ cười rạng rỡ, tay bắt mặt mừng nhân dịp gặp gỡ nhà đối lập Aung San Suu Kyu tại Rangun hôm qua, Le Figaro nhận định bà Clinton đã hoàn thành một chuyến đi lịch sử tại Miến Điện. Theo tác giả bài viết Florence Compain, tại Miến Điện bà Aung San Suu Kyi được người dân tôn sùng như một vị « Phật sống », là vị cứu tinh của dân tộc, là người có thể giải thoát họ ra khỏi sự cai trị độc đoán của giới quân sự.
Tác giả nhận định, cuộc gặp gỡ giữa bà với Ngoại trưởng Mỹ đã phản ánh vai trò then chốt của Aung San Suu Kyi trong việc làm hâm nóng lại quan hệ Mỹ - Miến Điện, vốn bị đóng băng từ 50 năm nay. Ý kiến của bà có tính chất quyết định qua đó Mỹ có thể đưa ra quyết định xem có nối lại quan hệ với Rangun hay không. các biện pháp trừng phạt kinh tế chỉ có thể được dỡ bỏ với sự đồng ý của bà.
Về phần mình, bà Aung San Suu Kyi tỏ ra khá lạc quan cho tương lai đất nước. Bản thân bà đã ủng hộ chuyến đi ngoại giao của bà Clinton và chiến lược xích lại gần với Hoa Kỳ của tân chính quyền Miến Điện. Bà Aung San Suu Kyi cho rằng « nếu chúng ta cùng nhau làm việc, thì sẽ không có sự thụt lùi trên con đường đi đến dân chủ. Chính quyền cần phải có nhiều tiến bộ hơn nữa, nhưng chúng ta hy vọng sẽ đạt được điều đó nhanh nhất ngay khi có thể ».
Theo Le Figaro, việc bà Aung San Suu Kyi tuyên bố có thể sẽ ra tham gia tranh cử cho bầu cử bán phần sẽ làm thấy rõ bộ mặt thật của nền chính trị Miến Điện. Tuy nhiên, tác giả cũng cho biết, hiện tại khuôn khổ hoạt động của bà vẫn còn rất hạn chế. Và quân đội Miến Điện vẫn ở trong thế mạnh.
Thế nhưng, chuyến đi của bà Clinton diễn ra trong bối cảnh rất tế nhị. Như cho thấy mối bận tâm hàng đầu, chính quyền thực chất quân sự, nhưng « đội lốt dân sự » đã tổ chức đón tiếp long trọng thủ tướng Bélarus, cùng thời điểm bà Clinton đến Rangoon.
Chính quyền Miến Điện ngụ ý rằng «chính họ làm chủ quá trình chuyển tiếp sang nền dân chủ đang nở rộ và có kỷ luật », một chuyên gia nhận định. Họ sử dụng chuyến thăm Miến Điện của Ngoại trưởng Mỹ nhằm xóa bỏ hình ảnh độc tài của mình. Rangoon muốn chứng tỏ là « họ đã thắng thế Mỹ, trong khi nước này đang ở thế phòng thủ ».
Theo bài viết của Florence Compain, trong chuyến đi này, bà Clinton đã không hề đưa ra một lời tuyên bố quan trọng nào, mà chỉ là « một vài củ cà rốt nho nhỏ mà thôi », theo như nhận xét của một nhà ngoại giao châu Á. Mỹ thông báo sẽ giải tỏa các chương trình Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Ngược lại, bà Clinton cũng đề cập đến những nỗ lực dân chủ vẫn còn yếu kém và chính quyền Miến Điện vẫn vi phạm nhân quyền tại các vùng dân tộc thiểu số. Bà Clinton yêu cầu trả tự do cho hơn 1700 tù nhân chính trị và đề nghị nước này nên cắt đứt quan hệ với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, chính quyền Miến Điện cũng cho thấy họ không muốn nới lỏng quá nhanh sự kiểm soát do e ngại rằng nó sẽ làm suy yếu các quyền lợi của mình.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111203-hillary-clinton-danh-nu-hon-hoa-binh-cho-aung-san-suu-kyi
Tác giả nhận định, cuộc gặp gỡ giữa bà với Ngoại trưởng Mỹ đã phản ánh vai trò then chốt của Aung San Suu Kyi trong việc làm hâm nóng lại quan hệ Mỹ - Miến Điện, vốn bị đóng băng từ 50 năm nay. Ý kiến của bà có tính chất quyết định qua đó Mỹ có thể đưa ra quyết định xem có nối lại quan hệ với Rangun hay không. các biện pháp trừng phạt kinh tế chỉ có thể được dỡ bỏ với sự đồng ý của bà.
Về phần mình, bà Aung San Suu Kyi tỏ ra khá lạc quan cho tương lai đất nước. Bản thân bà đã ủng hộ chuyến đi ngoại giao của bà Clinton và chiến lược xích lại gần với Hoa Kỳ của tân chính quyền Miến Điện. Bà Aung San Suu Kyi cho rằng « nếu chúng ta cùng nhau làm việc, thì sẽ không có sự thụt lùi trên con đường đi đến dân chủ. Chính quyền cần phải có nhiều tiến bộ hơn nữa, nhưng chúng ta hy vọng sẽ đạt được điều đó nhanh nhất ngay khi có thể ».
Theo Le Figaro, việc bà Aung San Suu Kyi tuyên bố có thể sẽ ra tham gia tranh cử cho bầu cử bán phần sẽ làm thấy rõ bộ mặt thật của nền chính trị Miến Điện. Tuy nhiên, tác giả cũng cho biết, hiện tại khuôn khổ hoạt động của bà vẫn còn rất hạn chế. Và quân đội Miến Điện vẫn ở trong thế mạnh.
Thế nhưng, chuyến đi của bà Clinton diễn ra trong bối cảnh rất tế nhị. Như cho thấy mối bận tâm hàng đầu, chính quyền thực chất quân sự, nhưng « đội lốt dân sự » đã tổ chức đón tiếp long trọng thủ tướng Bélarus, cùng thời điểm bà Clinton đến Rangoon.
Chính quyền Miến Điện ngụ ý rằng «chính họ làm chủ quá trình chuyển tiếp sang nền dân chủ đang nở rộ và có kỷ luật », một chuyên gia nhận định. Họ sử dụng chuyến thăm Miến Điện của Ngoại trưởng Mỹ nhằm xóa bỏ hình ảnh độc tài của mình. Rangoon muốn chứng tỏ là « họ đã thắng thế Mỹ, trong khi nước này đang ở thế phòng thủ ».
Theo bài viết của Florence Compain, trong chuyến đi này, bà Clinton đã không hề đưa ra một lời tuyên bố quan trọng nào, mà chỉ là « một vài củ cà rốt nho nhỏ mà thôi », theo như nhận xét của một nhà ngoại giao châu Á. Mỹ thông báo sẽ giải tỏa các chương trình Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Ngược lại, bà Clinton cũng đề cập đến những nỗ lực dân chủ vẫn còn yếu kém và chính quyền Miến Điện vẫn vi phạm nhân quyền tại các vùng dân tộc thiểu số. Bà Clinton yêu cầu trả tự do cho hơn 1700 tù nhân chính trị và đề nghị nước này nên cắt đứt quan hệ với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, chính quyền Miến Điện cũng cho thấy họ không muốn nới lỏng quá nhanh sự kiểm soát do e ngại rằng nó sẽ làm suy yếu các quyền lợi của mình.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111203-hillary-clinton-danh-nu-hon-hoa-binh-cho-aung-san-suu-kyi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten