Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về xả rác nhựa ra biển
Việt Nam xếp vị trí thứ 4 trong số các nước xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất trên thế giới với 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, chiếm 6% lượng rác thải nhựa toàn thế giới.
Thông tin trên được người đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố tại Hội thảo Quốc tế tham vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương diễn ra sáng 10/12 tại Hà Nội.
Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường, có mặt tại buổi hội thảo thừa nhận vấn đề và đánh giá tình trạng rác thải nhựa đại dương đang trở nên cấp bách.
Ông Nguyễn Lê Tuấn, Viện trưởng nghiên cứu biển, hải đảo Việt Nam, nói 80% lượng rác thải ra biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền, và được trôi ra đại dương thông qua 112 cửa biển.
Rác thải nhựa trôi ra biển không thể phân hủy và là nguyên nhân khiến các sinh vật biển chết vì ăn nhầm rác thải nhựa.
Ông Đặng Huy Đông, Nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, cho biết hơn 90% lượng rác ở Việt Nam được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Hai phương pháp này được đánh giá vô cùng độc hại: rác chôn lấp khiến ô nhiễm đất và nguồn nước, trong khi rác đốt thì sinh ra chất da cam gây biến đổi gen.
Chuyên gia Ngân hàng Thế giới có mặt tại hội thảo khuyến cáo Việt Nam cần cải thiện công tác thu góm rác ở thành thị và quản lý bãi rác chặt chẽ, đặc biệt là xử lý rác ngay từ ban đầu chứ không để trôi ra biển vì kinh phí xử lý rác trên biển rất cao.
Tuy nhiên, Nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết việc phân loại rác ngay từ ban đầu tại Việt Nam là không có nên các công nghệ xử lý rác hiện nay không thể đáp ứng.
Bên cạnh đó, theo ông Đông, nhiều đơn vị trong nước nói xây dựng nhà máy rác với công nghệ tiên tiến nhưng thực chất đều không áp dụng được vào thực tế.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do các nhà máy rác thải gây ra hiện nay là một trong những điểm nóng ở Việt Nam.
Các vụ việc người dân biểu tình phản đối các công ty xử lý rác gây ô nhiễm môi trường sống của họ diễn ra từ nhiều năm nay như Công ty rác thải Duy Anh ở Bình Định; Nhà máy Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, bãi rác Đa Phước ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tin, bài liên quan
- Nghi vấn cá chết do nước rỉ bãi rác Nam Sơn
- Công ty mía đường xả nước thải ra môi trường
- Báo động vấn đề tro xỉ còn tại nhà máy nhiệt điện ở Bình Thuận
- Dân chặn đường vì bị ô nhiễm
- Năng lượng tái tạo thay vì điện than
- Bộ TN-MT vẫn đang xem xét nhận chìm bùn thải gần đảo Hòn La, Quảng Bình
- Đà Nẵng: Cá chết ở hồ điều tiết
- Việt Nam là một trong những nước xả thải nhựa ra biển nhiều nhất thế giới
- Dân phản đối doanh nghiệp xả thuốc trừ sâu ra môi trường
- 41 tổ chức quốc tế ký chống ô nhiễm chất thải nhựa ở VN
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-ranks-fourth-in-the-world-for-littering-plastic-garbage-to-the-sea-12102018074946.html
Liên quan đến công nghệ xử lý, chúng tôi được Tiến sĩ Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết như sau:
Ngoài một công nghệ hoạt động hiệu quả, quy trình xử lý chất thải rắn luôn cần sự tham gia của cộng đồng. Quy trình này khó có thể vận hành trôi chảy, nếu không làm tốt được khâu đầu tiên là phân loại chất thải. Trong vấn nạn quản lý chất thải rắn, xã hội dân sự cần được nhìn nhận đúng vai trò của mình. Khi trao đổi về sự đóng góp của cộng đồng dân cư trong công tác phân loại chất thải rắn, chúng tôi được Tiến sĩ Bùi Cách Tuyến, cho biết như sau:
"Cái nghề này cũng lâu đời rồi. Trước kia các cụ đi bán xoong bán nồi. Các cụ đúc nồi nấu cơm, rồi sau này đúc xoong gang. Khi tôi lớn lên đã có nghề này rồi. Nghề làm ruộng thì vẫn cứ làm. Ngày mùa vẫn nghỉ để làm. Cày cấy xong, dăm bữa nửa tháng thì lại đi đồng nát tiếp".
Việt Nam là một trong những nước xả thải nhựa ra biển nhiều nhất thế giới
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa đổ ra đại dương, trở thành một trong 5 nước có lượng rác thải nhựa xả ra biển lớn nhất thế giới.
Phát biểu tại lễ ký kết Quy tắc Ứng xử về Ô nhiễm Nhựa, vào đầu tháng 6 năm 2018, Đại sứ Canada tại Việt Nam, Ping Kitnikone cho biết: “Đến năm 2050, sẽ có nhiều chất thải nhựa trong đại dương hơn là cá. Đáng buồn thay, khu vực Châu Á Thái Bình Dương đóng góp đáng kể vào lượng chất thải nhựa. ”
Theo bà Ping Kitnikone, chất thải nhựa chiếm 50-80% chất thải của đại dương, và hơn 80% chất thải nhựa có nguồn gốc từ đất liền, trong khi phần còn lại được xả trực tiếpxuống biển.
Bà Emily Strady, một nhà nghiên cứu người Pháp, khi đến Việt Nam nghiên cứu về ô nhiễm trong mạng lưới sông ngòi, đã tiến hành một cuộc khảo sát về ô nhiễm nhựa trong môi trường sống của Việt Nam. Nhóm của bà lấy mẫu chất thải dọc theo sông Sài Gòn trong 1 năm rưỡi. Và sau khi phân tích, họ thấy rằng mức độ ô nhiễm nhựa ở Việt Nam cao gấp 1.000 lần so với các nước phương Tây.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khi nhựa đi từ sông ra biển, chúng ảnh hưởng đến sinh vật biển như chim biển và cá có thể nuốt chất thải. Nhóm nghiên cứu của Emily đã tìm thấy các hạt vi mô nhựa trong nước, cá và không khí ở Việt Nam.
Theo một báo cáo, mỗi năm thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 250 ngàn tấn chất thải nhựa, trong đó, 48 ngàn tấn được chôn lấp, trong khi 200 ngàn tấn khác được tái chế hoặc xả trực tiếp ra môi trường.
Cũng theo báo cáo này công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt Nam hiện không hiệu quả và gây ô nhiễm. Các hoạt động tái chế chất thải nhựa không được tổ chức trên quy mô lớn. Việc tái chế chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ. Và việc khuyến cáo người dân không dùng túi nilon cũng gặp nhiều khó khăn.
Tin, bài liên quan
- Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về xả rác nhựa ra biển
- Tình trạng xử lý chất thải rắn hiện nay
- Người dân lại dựng lều phản đối bãi rác Khánh Sơn gây ô nhiễm
- Nghi vấn cá chết do nước rỉ bãi rác Nam Sơn
- Móc cống ở Sài Gòn, nghề đối mặt với tử thần
- Người dân Quảng Ngãi tiếp tục mang quan tài chặn đường phản đối nhà máy xử lý rác
- Việt Nam chi hơn 500 tỷ đồng giảm ô nhiễm môi trường
- 41 tổ chức quốc tế ký chống ô nhiễm chất thải nhựa ở VN
- Chỉ có 31% bãi chôn chất thải hợp vệ sinh
- Đà Lạt: Nguồn nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-plastic-waste-among-highest-in-world-07182018081746.html
Tình trạng xử lý chất thải rắn hiện nay
Được thải từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi năm Việt Nam phát sinh thêm khoảng 40 triệu tấn chất thải rắn. Bên cạnh các trung tâm đô thị, lượng chất thải từ những cơ sở công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải rắn lớn thứ hai trong nước.
Xử lý chưa đủ nhanh
Hiện nay, tình trạng xử lý chất thải rắn gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn, Sài Gòn mỗi ngày thải ra gần 2 ngàn tấn chất thải rắn cần tái chế. Song năng lực tiêu hủy rác bằng công nghệ đốt và hóa rắn của thành phố này mỗi ngày chỉ đạt khoảng 10%. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn được thu gom tại các đô thị Việt Nam chỉ đạt khoảng 70% so với yêu cầu thực tế. Lượng chất thải này đang trở thành nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất, cảnh quan đô thị và tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng. Nhanh chóng tiêu hủy rác là một yêu cầu cần thiết.
Công nghệ xử lý chưa hiệu quả
“Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2005 của Việt Nam, vấn đề về công nghệ xử lý chất thải rắn thì Luật và các Nghị định dưới luật là giao cho Bộ Xây Dựng phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ để chọn lựa các công nghệ xử lý chất thải rắn. Đồng thời giới thiệu vào xã hội gồm những công nghệ xử lý chất thải rắn nhập từ nước ngoài và công nghệ phát triển trong nước.”
Mặc dù cũng chính văn bản này quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm tra, xác nhận cơ sở tái chế, tiêu hủy chất thải rắn. Suy ra, vấn đề chọn lựa công nghệ xử lý chất thải rắn là không đơn giản. Bởi mỗi địa phương có hoàn cảnh đặc thù khác nhau, nên không thể áp dụng đồng loạt một công nghệ xử lý. Việc chọn lựa công nghệ xử lý chất thải rắn, theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và công nghiệp thuộc Bộ Xây Dựng là:
Chúng tôi đưa ra có 4 tiêu chí để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện địa phương.GSTS Nguyễn Hữu Dũng
“Chúng tôi đưa ra có 4 tiêu chí để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện địa phương. Tiêu chí về kỹ thuật công nghệ, tức là xem có hiện đại và phù hợp với điều kiện địa phương không. Thứ hai là tiêu chí về phù hợp với hoàn cảnh địa phương. Ví dụ như, nếu chế biến phân vi sinh thì phải xem khả năng tiêu thụ của địa phương. Nếu mà định đốt rác thành năng lượng, thì xem thành phần của rác có nhiệt trị cao hay thấp; nhiệt trị thấp thì độ ẩm cao thì việc đốt rác cũng khó. Tiêu chí thứ ba là các chỉ số về kinh tế, tức là các giá thành công nghệ. Và tiêu chí thứ tư, hiệu quả về mặt xã hội.”
Trong thực tế, thời gian chờ đợi để chọn ra một công nghệ xử lý thích hợp là khá dài. Cho nên việc chôn lấp chất thải rắn trở thành công nghệ xử lý chủ yếu được các địa phương áp dụng. Công nghệ đơn giản này đáp ứng được yêu cầu rẻ về chi phí và giá thành đầu tư. Nhưng các bãi chôn lấp này đa phần không hợp vệ sinh và luôn trong tình trạng quá tải về quỹ đất. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, ô nhiễm rác thải sinh hoạt đang tác động tiêu cực, đe dọa chất lượng sống ở các đô thị Việt Nam. Có vẻ trong quá trình quy hoạch các đô thị, hầu hết các địa phương không chú trọng đến quy hoạch quản lý chất thải rắn.
Để giải quyết vấn đề, các nhà khoa học đã có nhiều nỗ lực. Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, trình độ công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp hiện nay có những thay đổi nhất định:
“Hiện nay tiến triển đấy, nó có khác nhau. Chúng tôi trình bày là có những công nghệ của nước ngoài. Nhưng trong nước cũng có một số công nghệ có thể tham khảo được. Vì công nghệ trong nước thì tuy các thiết bị máy móc không hiện đại, song giá thành của nó thấp.”
Quy trình phân loại chất thải chưa trôi chảy
“Trong hệ thống truyền thống Việt Nam, người ta cũng có một số những hoạt động phân loại. Thí dụ ở nông thôn, những đồ thải hữu cơ người ta thường đem ủ để bón lại cho cây trồng. Còn ở thành phố thì những gì thuộc loại như giấy, nhựa, túi nylon hay là kim loại thì người ta cũng để riêng ra để bán lại cho mấy người đi thu mua đồng nát.
Trong hệ thống truyền thống Việt Nam, người ta cũng có một số những hoạt động phân loại.TS Bùi Cách Tuyến
Còn những phân loại tổ chức mang tính chất hiện đại như bên các nước châu Âu thì điều kiện đòi hỏi một đầu tư lớn. Ba bốn loại thùng rác cho ba bốn mục tiêu khác nhau. Bây giờ thì cũng đã manh nha bắt đầu rồi, trong các thành phố lớn thì đã có những phân loại rác tại nguồn.”
Trước mắt, công việc phân loại các phế thải có khả năng tái chế không thể trôi chảy, một khi hoàn toàn do người nghèo sống bằng nghề bới rác thực hiện. Khoảng 1% trong tổng lượng chất thải rắn là chất thải nguy hại. Tuy số lượng ít nhưng nếu không được quản lý tốt thì với các tính chất độc hại, đây là mối hiểm họa lớn đối với sức khỏe người dân và môi trường.
Vì lãnh vực xử lý chất thải không sinh lợi nhiều, do đó không thu hút được nhà đầu tư. Chính phủ cần xây dựng cơ chế hỗ trợ. Đồng thời, năng lực để thực thi khung chính sách đang cần phát huy thêm từ các cấp tác nghiệp. Trong khi các giải pháp xử lý vẫn còn chưa cụ thể, lượng chất thải rắn vẫn ồ ạt đổ ra mỗi ngày. Nếu nguy cơ ô nhiễm môi trường chưa được thống kê cụ thể thì việc các bãi thải này bị sạt lở gây chết người đã thành chuyện tất yếu. Vụ sạt lở bãi thải than Phấn Mễ, Thái Nguyên vừa qua là một ví dụ điển hình.
Theo dòng thời sự:
- Thái Nguyên: 7 người chết vì sạt lở đất phế thải
- Pháp giúp Việt Nam xử lý rác thải y tế
- TPHCM gắn thiết bị theo dõi xe chở chất thải nguy hại RFA 01.07.2010
- Hy vọng cho trẻ em sống ở bãi rác
- Cảnh báo rác thải tràn ngập nông thôn
- Chiến dịch “Ngày không túi nylon”
- Rác thải điện tử nên xử lý như thế nào?
- Nghề đồng nát
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/processing-status-of-solidwaste-at-presnt-04222012113507.html
Nghề đồng nát
Những người làm nghề này từ xưa đến nay chủ yếu là các chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Họ bôn ba khắp nơi, từ thành thị cho đến các xóm làng để mua những đồ mà họ gọi là phế liệu, còn những người bán coi là rác. Tạp chí phụ nữ tuần này xin mời quý thính giả cùng tìm hiểu về cuộc sống của những người phụ nữ này và nghề đồng nát ở Việt Nam.
Thu nhập bấp bênh
Tiếng rao đồng nát đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân Hà Nội trong cuộc sống hàng ngày, quá quen đến mức nhiều khi người ta cũng không để ý đến ai là những người đã cất lên tiếng rao nghe như tiếng hát lẻ loi giữa những phố nhỏ, ngõ nhỏ ở cái thành phố đang rùng mình phát triển này.
Họ là những người phụ nữ ở mọi lứa tuổi đến từ những vùng quê phía bắc. Có người đạp xe, những chiếc xe đã cũ lắm rồi, ì ạch chở những đống đồ đạc lỉnh kỉnh đủ loại phía sau. Có người mang quang gánh với hàng chồng giấy vụn, sắt thép, đủ thứ trên vai. Họ đi khắp nơi, đến các khu tập thể, các ngõ phố của Hà Nội, cất tiếng rao nghe như những điệp khúc không ngừng. Chị Sinh, 36 tuổi, một người làm nghề đồng nát đến từ tỉnh Nam Định cho biết:
"Chị đi bộ, đa số đi bộ. Đi từ sáng 8 giờ đến 12 giờ trưa về. Chiều từ 2 giờ đến 6 giờ tối về. Cứ đi quanh quẩn khu phố nhà thôi. Cứ đi rồi lại…. đi rồi cũng quen. Không nghỉ ngày nào, đi thì phải đi suốt, trừ về quê mới nghỉ thôi."
Chị Sinh cứ đi như vậy quanh các dãy nhà ở khu tập thể Kim Liên suốt hơn 3 năm nay. Chị không tính nổi chính xác một ngày mình đi hết bao nhiêu cây số nhưng chị gánh rất nhiều. Có ngày chị gánh đến hơn 100 cân giấy báo, sắt vụn các loại trên vai. Cứ gánh xong vài chục cân chị lại đến những điểm thu mua phế liệu sỉ gần khu tập thể để bán lại.
Mọi thứ được mua và bán theo cân. Cứ mỗi cân giấy báo vụn, chị mua vào từ 3 đến 4 ngàn đồng. Mỗi cân sắt thép vụn được mua với giá từ 5 đến 6 ngàn. Chị cho biết tiền lãi của những cân báo, sắt thép này chẳng đáng là bao, chủ yếu chỉ lấy công làm lãi. Vất vả là vậy, nhưng thu nhập từ nghề đồng nát cũng chả đáng là bao:
"Có ngày thu nhập được vài ba trăm ngàn, có ngày dăm trăm, có ngày không có đồng nào, cái nghề đồng nát nó không chắc."
Có ngày thu nhập được vài ba trăm ngàn, có ngày dăm trăm, có ngày không có đồng nào, cái nghề đồng nát nó không chắc.Chị Sinh, Nam Định
Thu nhập không nhiều nhưng những người phụ nữ như chị Sinh vẫn hàng ngày cặm cụi làm công việc của mình bởi vì đối với họ, thu nhập từ nghề này cũng còn gấp hơn nhiều lần thu nhập từ nghề làm ruộng ở dưới quê. Chẳng vậy mà ở tỉnh Nam Định, có những làng, xã, người dân cứ lũ lượt đi làm nghề đồng nát trên thành phố. Chị Sinh cho biết:
"Ở nhà làm ruộng hết thời vụ, bây giờ đây không làm gì hết, chưa cấy, chưa gặt, nếu như có cầy xới thì một sào ruộng từ sáng đến tối cũng cầy xới được một sào mà một sào được có mấy chục nghìn thôi, thì họ phải khoán trâu khoán máy hết để đi làm chứ."
Chị Sinh bỏ lại dưới quê bốn con nhỏ cho ông bà nội, ngoại chăm sóc. Còn chị lên thành phố thu mua phế liệu. Chồng chị cũng lên thành phố làm thợ xây. Họ chỉ về nhà vào dịp tết hoặc mùa cấy, gặt một năm hai lần mà thôi. Phải xa con, bù lại thu nhập từ nghề đồng nát cũng giúp vợ chồng chị xây được căn nhà cấp 4, có thêm chút tiền trang trải chi phí ăn học cho các con:
"Ở quê cháu đi học thì có khi còn thiếu tiền phải đi vay chứ sao… mình đi như thế này thì có đồng thu nhập cho con. Mình cũng yên tâm."
Nghề truyền thống
Một trong các tỉnh có nhiều người làm nghề đồng nát nhất ở phía bắc phải kể đến là tỉnh Nam Định. Cái duyên khiến nhiều chị em Nam Định chọn nghề đồng nát còn đến từ cái nghề truyền thống ở tỉnh này, nghề đúc đồng. Chị Tuyết, một người đã làm nghề đồng nát nhiều năm trong tỉnh cho biết:
Cha mẹ chị Tuyết đã làm nghề này suốt cuộc đời họ. Đến khi chị 15 tuổi, mới học xong lớp 9, chị cũng theo nghề của cha mẹ mình. Chị gánh quang gánh theo bạn bè đi hết làng xa, xóm gần để mua đồ phế liệu:
"Tôi đi buôn đồng nát từ khi còn ở nhà với bố mẹ. Tôi chỉ học hết lớp 9 rồi nghỉ học theo nghề đồng nát với bố mẹ. Tôi xây dựng gia đình, xong mấy năm đầu vẫn đi đồng nát, sinh đến cháu thứ hai vẫn đi đồng nát. Nghề đồng nát vất vả quá, một ngày chỉ kiếm được mấy chục nghìn chỉ đủ mua rau thôi. Một ngày đạp xe hàng mấy chục cây số mà cũng không kiếm đủ tiền, con cái thì nheo nhóc."
Đó là vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Sau vài năm lao động vất vả, chị Tuyết đã tích cóp chút tiền, cộng thêm vay vốn và mở cơ sở đúc đồng tại nhà. Chị bỏ nghề đồng nát.
Nhưng không phải ai cũng may mắn như chị Tuyết. Rất nhiều người phụ nữ khác vẫn còn phải tiếp tục theo nghề đồng nát vất vả. Để kiếm thêm tiền họ nhận làm các việc phụ khác trên thành phố, từ trông người ốm đến quét dọn nhà cửa, giặt quần áo. Nếu may mắn, gặp được gia đình tốt, họ cũng kiếm thêm được chút tiền. Chị Sinh ví cái nghề của mình như nghề đi câu:
"Nhiều người đi thế này thì cũng như đi câu. Phúc ai tài lộc người ấy. Mình mua được của nhà dễ dãi thì họ bảo là thôi thì mày dọn dẹp nhà cho tao thì tao cho hết mày thứ này."
Có những khi chị giặt đồ cho chủ nhà, nhặt được tiền và đồ vật quý để quên trong túi, chị cũng đem trả lại.
Đối với các bà nội trợ ở thành phố, đội ngũ những người làm nghề đồng nát đỡ đần họ rất nhiều trong việc gia đình, nhất là khi dịch vụ giúp việc theo giờ ở Việt Nam còn chưa phổ biến. Chị Phương, một người ở dân ở Hà Nội cho biết:
"Ngày xưa mình chưa có dịch vụ giúp việc theo giờ thì mình cũng hay gọi đồng nát vào dọn nhà dọn cửa vào các dịp cuối năm gì đó. Mình dọn nhà thì có đồ nào dư mình cũng hay gọi người ta vào mua, nhờ người ta dọn thêm rồi cho thêm ít tiền. Cộng đồng này cũng có cái hay là ví dụ như người đó ngày nào cũng đi ở khu vực đó, thì hầu như một tuần thì mình cũng gặp họ một lần."
Để tiết kiệm tiền, các chị em làm nghề đồng nát trên thành phố thường chung nhau thuê các căn nhà nhỏ để ở. Các căn nhà này thường nằm ở các khu vực có đông dân cư.
Tôi đi buôn đồng nát từ khi còn ở nhà với bố mẹ. Tôi chỉ học hết lớp 9 rồi nghỉ học theo nghề đồng nát với bố mẹ. Tôi xây dựng gia đình, xong mấy năm đầu vẫn đi đồng nát, sinh đến cháu thứ hai vẫn đi đồng nát.Chị Tuyết, Nam Định
Ở Hà Nội, khu Hoàng Cầu, quận Đống đa nơi sinh sống của nhiều chị em làm nghề đồng nát. Chị Sinh cũng thuê một căn nhà nhỏ rộng khoảng hơn 10 mét vuông ở đây. Gọi là căn nhà nhưng nói đúng hơn là một căn phòng. Có tất cả 5 người cùng sống chung ở đây. Diện tích ở của mỗi người là một cái phản gỗ. Phản của người này nằm sát cạnh phản của người kia, không có bất cứ đồ đạc nào ngăn cách. Dọc tường nhà, trên trần là các dây mắc áo chằng chịt những áo quần giặt đang phơi. Phía sau nhà là một cái bếp đun bằng than tổ ong và một phòng tắm chung.
Căn nhà có giá thuê là 2 triệu đồng một tháng chưa kể điện nước. Mỗi tháng, chị sinh trả khoảng 400 ngàn đồng cho chỗ ở khiêm tốn này của mình. Các chị bảo ở chật chội vậy mà vui vì những người đồng cảnh ngộ xa quê, đùm bọc chia sẻ với nhau cũng đỡ nhớ nhà, nhớ con.
Không ai biết cái nghề đồng nát xuất hiện từ bao giờ, cũng không ai biết có bao nhiêu chị em làm nghề đồng nát ở Hà Nội (Có người ước tính phải đến cả ngàn). Người ta cũng không thể biết nghề này sẽ còn tồn tại bao lâu nữa. Nhưng chừng nào các gia đình còn đồ đạc hỏng, giấy vụn vứt đi thì chị Sinh và nhiều chị em khác sẽ vẫn còn tiếp tục cái nghề thu mua đồng nát.
Mọi thư từ đóng góp ý kiến cho chương trình, xin quý vị gửi về www.facebook/VietHaRFA hoặc email về địa chỉ vietha@rfa.org
Theo dòng thời sự:
- Người phụ nữ châu Phi đầu tiên nhận giải Nobel
- Vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế
- Bạn gái tỷ phú thì phải đẹp?
- Những phụ nữ nổi bật năm 2011
- Nữ công nhân và ước mơ khó thành hiện thực
- Người phụ nữ sống không cần tiền
- Phụ nữ Hmông vẫn là nạn nhân của bạo hành
- Nghề chăm người ốm ở bệnh viện
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/WomenMagazine/scrap-iron-dealers-vh-03132012165145.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten