Quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ: Trung Quốc là trọng tâm của Lầu năm góc
Quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Patrick Shanahan ngồi cạnh tổng thống Trump trong một cuộc họp của nội các tại Nhà Trắng ngày 02/01/2019.REUTERS/Jim Young/File Photo
Thay thế tướng James Mattis kể từ ngày 01/01/2019, quyền bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan khẳng định « Trung Quốc là hồ sơ số một » trong các ưu tiên của Mỹ. Theo báo chí Nhật, lần đầu tiên quân đội Mỹ dự trù mở một cuộc tập trận tên lửa chống hạm tại Okinawa.
Theo AFP, trong cuộc họp đầu tiên với các viên chức cao cấp của Lầu năm góc sáng 02/01/2019, quyền bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan kêu gọi « tập trung nỗ lực thực thi chiến lược quốc phòng do bộ trưởng tiền nhiệm hoạch định ». Đối tượng của chiến lược này là «Trung Quốc, Trung Quốc,Trung Quốc », theo tiết lộ của một viên chức xin ẩn danh. Chỉ đạo này được xem là « tiếp nối » chiến lược an ninh của tướng James Mattis, xem Nga-Trung là hai đối thủ của Mỹ. Nhưng khác với bộ trưởng tiền nhiệm, từ chức vì bất đồng với tổng thống Donald Trump, ông Patrick Shanahan chỉ nhấn mạnh đến Trung Quốc mà không nói gì đến nước Nga của Vladimir Putin, người mà chủ nhân Nhà Trắng không muốn làm mất lòng.
Tuy không có kinh nghiệm chiến trường, nhưng vị kỹ sư hoạt động trong ngành công nghệ hàng không suốt 30 năm đã đóng góp vào việc soạn thảo chiến lược quốc phòng trong hai năm làm phụ tá cho tướng Mattis. Patrick Shanahan còn có tiếng là một người trầm tỉnh, thận trọng, không bỏ sót chi tiết.
Đúng vào lúc thay đổi lãnh đạo tại Lầu năm góc, báo chí ở Tokyo cho biết quân đội Mỹ dự kiến tổ chức tập trận với hệ thống tên lửa cơ động chống hạm HIMARS gần Okinawa, cực nam Nhật Bản. Theo nhật báo Sankei, Washington đã thông báo ý định này với quân đội Nhật, trong mục đích tăng cường khả năng đối phó với những trường hợp « bất ngờ » do Trung Quốc gây ra tại Thái Bình Dương.
Nhận định về thông tin này, AFP cho biết thêm là trong thời gian gầy đây, hải quân Trung Quốc gia tăng hoạt động trong vùng biển gần Okinawa. Theo giới chuyên gia, mục tiêu về lâu về dài của Bắc Kinh là kiểm soát toàn bộ vùng biển đảo từ Okinawa, Đài Loan, cho đến tận Philippines.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190103-an-ninh-chau-a-trung-quoc-la-trong-tam-cua-lau-nam-goc
Sáng kiến Tái bảo đảm châu Á, mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thành luật trong tuần này, báo hiệu rằng Hoa Kỳ muốn duy trì các đồng minh và vận động họ chống lại Trung Quốc nếu cần thiết, giới quan sát cho biết.
Trung Quốc 2019: Ưu tiên tập trận và chuẩn bị cho chiến tranh
Ăng ten khổng lồ của Trung Quốc gây lo ngại nguy cơ ung thư
Tập Cận Bình: Đài Loan 'phải và sẽ' hợp nhất với TQ
'Công dân Mỹ cần cẩn trọng hơn khi đến Trung Quốc'
Trump - Kim có chọn VN để họp thượng đỉnh?
Bắc Kinh và Washington đang ngày càng mâu thuẫn trên Biển Đông - một kênh giao thương đường thủy chiến lược nơi hàng hoá trị giá hàng tỷ đô la thương mại lưu thông mỗi năm. Cả hai nước đều đã đưa tàu chiến và máy bay quân sự tới vùng biển này để thực hiện các cuộc tuần tra, trong đó ít nhất một lần suýt xảy ra va chạm.
Theo đạo luật này, Mỹ sẽ tái khẳng định các cam kết an ninh với các đồng minh của mình ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Mỹ cam kết chi 1,5 tỷ đô la mỗi năm trong vòng 5 năm để cải thiện sự hiện diện của mình trong khu vực này. Mỹ cũng sẽ xây dựng quan hệ đối tác an ninh ở Đông Nam Á.
Một phần của chiến lược này bao gồm việc Mỹ sẽ cùng các nước đồng minh tự do hoạt động hàng hải ở vùng biển Đông và Nam Trung Quốc, các hoạt động mà Bắc Kinh coi là cái cớ để Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự.
Đạo luật này cũng cho phép Mỹ áp dụng các hình phạt đối với các tổ chức và chính phủ có hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ - một vấn đề gây mâu thuẫn sâu sắc khác giữa Trung Quốc và Mỹ.
Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ đã gây ra lo ngại trong khu vực. Hồi tháng 11/2018, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo rằng các quốc gia Đông Nam Á có thể sẽ buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ.
Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết sự tham gia của các đồng minh của Mỹ ở khu vực này có thể sẽ khiến Trung Quốc 'đau đầu' hơn.
Tony Nash, người đứng đầu công ty nghiên cứu Complete Intelligence, thì cho rằng việc ký đạo luật này có nghĩa là Hoa Kỳ "có bạn bè".
Việc ký ban hành đạo luật này diễn ra trong thời gian hai nước thực hiện thỏa thuận ngừng chiến kéo dài 90 ngày để Washington và Bắc Kinh đàm phán chấm dứt chiến tranh thương mại.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng hành động này không phải là một chiến thuật để gây áp lực buộc Trung Quốc phải nhượng bộ thương mại.
"Đây là một cam kết với các khu vực khác ở châu Á hơn là một thách thức với Trung Quốc. Nó không tập trung vào Trung Quốc, mà điểm mặt hầu hết các quốc gia khác ở châu Á," ông Nash bình luận trên SCMP.
"Và không bao giờ chúng tôi cho phép bất kỳ sự buông lỏng nào trong các lĩnh vực này," nhật báo PLA cho biết trong bài xã luận Năm Mới.
Việt Nam 'cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông'?
Ăng ten khổng lồ của Trung Quốc gây lo ngại nguy cơ ung thư
Hàng Trung Quốc vào VN để tránh thuế Mỹ?
"Chúng ta nên chuẩn bị tốt cho tất cả các phương án đấu tranh quân sự và cải thiện một cách toàn diện phản ứng chiến đấu của quân đội trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo chúng ta có thể đáp ứng được với thử thách và giành chiến thắng khi tình huống xảy ra."
Các ưu tiên khác được nêu trong bài xã luận bao gồm lập kế hoạch và triển khai phát triển quân đội, thúc đẩy cải cách và đổi mới, và xây dựng đảng trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quóc (PLA).
Chủ tịch Tập Cận Bình, người đứng đầu quân đội, đã thúc đẩy PLA tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu kể từ khi ông đảm nhận công việc lãnh đạo đất nước vào năm 2012.
Các nhà quan sát cho rằng việc tăng cường các cuộc tập trận có thể là nhằm mục đích củng cố sức mạnh quân sự Trung Quốc, nhưng việc đề cập tới mục tiêu này vào đầu năm cũng cho thấy đó là một phần việc quan trọng hơn trong kế hoạch năm 2019.
Zeng Zhiping, một trung tá và nhà phân tích quân sự đã nghỉ hưu ở Nanchang, tỉnh Giang Tây, cho biết:
"Trong suốt 20 năm tôi ở PLA trước khi nghỉ vào năm 2004, huấn luyện quân sự để tăng cường sẵn sàng chiến đấu luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi."
"Nhưng lần này có điều gì đó khác thường."
"Khi huấn luyện và chuẩn bị cho chiến tranh được nhấn mạnh vào đầu năm, điều đó có nghĩa đây là kế hoạch cho cả năm, mặc dù chúng tôi không biết ý định thực sự đằng sau những lời hoa mỹ ở giai đoạn này là gì."
Trump ký ban hành Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm châu Á để tăng cạnh tranh với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký ban hành Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm châu Á (ARIA) nhằm củng cố cam kết của Washington ở khu vực này, theo SCMP.
Theo các nhà phân tích, cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ở châu Á - đặc biệt là ở Biển Đông - sẽ khốc liệt hơn với việc Mỹ vừa ban hành ARIA. Sáng kiến Tái bảo đảm châu Á, mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thành luật trong tuần này, báo hiệu rằng Hoa Kỳ muốn duy trì các đồng minh và vận động họ chống lại Trung Quốc nếu cần thiết, giới quan sát cho biết.
Trung Quốc 2019: Ưu tiên tập trận và chuẩn bị cho chiến tranh
Ăng ten khổng lồ của Trung Quốc gây lo ngại nguy cơ ung thư
Tập Cận Bình: Đài Loan 'phải và sẽ' hợp nhất với TQ
'Công dân Mỹ cần cẩn trọng hơn khi đến Trung Quốc'
Trump - Kim có chọn VN để họp thượng đỉnh?
Bắc Kinh và Washington đang ngày càng mâu thuẫn trên Biển Đông - một kênh giao thương đường thủy chiến lược nơi hàng hoá trị giá hàng tỷ đô la thương mại lưu thông mỗi năm. Cả hai nước đều đã đưa tàu chiến và máy bay quân sự tới vùng biển này để thực hiện các cuộc tuần tra, trong đó ít nhất một lần suýt xảy ra va chạm.
Theo đạo luật này, Mỹ sẽ tái khẳng định các cam kết an ninh với các đồng minh của mình ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Mỹ cam kết chi 1,5 tỷ đô la mỗi năm trong vòng 5 năm để cải thiện sự hiện diện của mình trong khu vực này. Mỹ cũng sẽ xây dựng quan hệ đối tác an ninh ở Đông Nam Á.
Một phần của chiến lược này bao gồm việc Mỹ sẽ cùng các nước đồng minh tự do hoạt động hàng hải ở vùng biển Đông và Nam Trung Quốc, các hoạt động mà Bắc Kinh coi là cái cớ để Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự.
Đạo luật này cũng cho phép Mỹ áp dụng các hình phạt đối với các tổ chức và chính phủ có hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ - một vấn đề gây mâu thuẫn sâu sắc khác giữa Trung Quốc và Mỹ.
Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ đã gây ra lo ngại trong khu vực. Hồi tháng 11/2018, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo rằng các quốc gia Đông Nam Á có thể sẽ buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ.
Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết sự tham gia của các đồng minh của Mỹ ở khu vực này có thể sẽ khiến Trung Quốc 'đau đầu' hơn.
Tony Nash, người đứng đầu công ty nghiên cứu Complete Intelligence, thì cho rằng việc ký đạo luật này có nghĩa là Hoa Kỳ "có bạn bè".
Việc ký ban hành đạo luật này diễn ra trong thời gian hai nước thực hiện thỏa thuận ngừng chiến kéo dài 90 ngày để Washington và Bắc Kinh đàm phán chấm dứt chiến tranh thương mại.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng hành động này không phải là một chiến thuật để gây áp lực buộc Trung Quốc phải nhượng bộ thương mại.
"Đây là một cam kết với các khu vực khác ở châu Á hơn là một thách thức với Trung Quốc. Nó không tập trung vào Trung Quốc, mà điểm mặt hầu hết các quốc gia khác ở châu Á," ông Nash bình luận trên SCMP.
Tin liên quan
- Hoa Kỳ cảnh báo công dân sau các vụ bắt giữ ở Trung Quốc
- VN, Indonesia và Mông Cổ được nêu tên cho hội nghị Trump - Kim 2019
- Ưu tiên quân sự Trung Quốc 2019: Tăng cường tập luyện và chuẩn bị cho chiến tranh
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46767960
Ưu tiên quân sự Trung Quốc 2019: Tăng cường tập luyện và chuẩn bị cho chiến tranh
Tăng cường tập trận và chuẩn bị cho chiến tranh là một trong những ưu tiên hàng đầu của quân đội Trung Quốc năm 2019, theo SCMP.
"Diễn tập quân sự và chuẩn bị chiến tranh là công việc cơ bản và trọng tâm của quân đội chúng tôi.""Và không bao giờ chúng tôi cho phép bất kỳ sự buông lỏng nào trong các lĩnh vực này," nhật báo PLA cho biết trong bài xã luận Năm Mới.
Việt Nam 'cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông'?
Ăng ten khổng lồ của Trung Quốc gây lo ngại nguy cơ ung thư
Hàng Trung Quốc vào VN để tránh thuế Mỹ?
"Chúng ta nên chuẩn bị tốt cho tất cả các phương án đấu tranh quân sự và cải thiện một cách toàn diện phản ứng chiến đấu của quân đội trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo chúng ta có thể đáp ứng được với thử thách và giành chiến thắng khi tình huống xảy ra."
Các ưu tiên khác được nêu trong bài xã luận bao gồm lập kế hoạch và triển khai phát triển quân đội, thúc đẩy cải cách và đổi mới, và xây dựng đảng trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quóc (PLA).
Chủ tịch Tập Cận Bình, người đứng đầu quân đội, đã thúc đẩy PLA tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu kể từ khi ông đảm nhận công việc lãnh đạo đất nước vào năm 2012.
Các nhà quan sát cho rằng việc tăng cường các cuộc tập trận có thể là nhằm mục đích củng cố sức mạnh quân sự Trung Quốc, nhưng việc đề cập tới mục tiêu này vào đầu năm cũng cho thấy đó là một phần việc quan trọng hơn trong kế hoạch năm 2019.
Zeng Zhiping, một trung tá và nhà phân tích quân sự đã nghỉ hưu ở Nanchang, tỉnh Giang Tây, cho biết:
"Trong suốt 20 năm tôi ở PLA trước khi nghỉ vào năm 2004, huấn luyện quân sự để tăng cường sẵn sàng chiến đấu luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi."
"Nhưng lần này có điều gì đó khác thường."
"Khi huấn luyện và chuẩn bị cho chiến tranh được nhấn mạnh vào đầu năm, điều đó có nghĩa đây là kế hoạch cho cả năm, mặc dù chúng tôi không biết ý định thực sự đằng sau những lời hoa mỹ ở giai đoạn này là gì."
Tin liên quan
- Việt Nam 'cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông'?
- Sóng vô tuyến từ ăng ten khổng lồ của Trung Quốc gây lo ngại nguy cơ ung thư
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46733613
Geen opmerkingen:
Een reactie posten