VN phản đối TQ đưa tên lửa ra Hoàng Sa
- 1 giờ trước
Việt Nam cho biết đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc phản đối Trung Quốc đưa tên lửa ra quần đảo Hoàng Sa.
Tin tức mới đây nói Trung Quốc xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa và bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.Ngày 19/2, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: “Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.”
Ông Bình nói Trung Quốc “đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.”
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó."
Ông Lê Hải Bình nói ngày 19/2 Việt Nam đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội phản đối các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Cùng ngày, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc cũng gửi công hàm cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc.
Công hàm này đề nghị Liên Hiệp Quốc cho lưu hành chính thức công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Đại sứ quán Trung Quốc.
Trong khi đó, tại Bắc Kinh hôm 18/2, người phát ngôn Hồng Lỗi nói Trung Quốc đã triển khai các cơ sở phòng thủ trên lãnh thổ của mình ở quần đảo Tây Sa (tên Trung Quốc dùng để chỉ Hoàng Sa) “trong mấy chục năm qua, đây không phải là việc gì mới mẻ”.
Ông Hồng Lỗi nói việc Trung Quốc “bố trí các cơ sở phòng thủ trên lãnh thổ của mình tại quần đảo Tây Sa là công việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, hợp tình, hợp lý và hợp pháp”.
Tin liên quan
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160218_vietnam_tq_phan_doi_hoangsa
Thứ bảy, 20/02/2016
Việt Nam phản đối lên LHQ việc Trung Quốc đưa tên lửa ra Hoàng Sa
19.02.2016
Việt Nam hôm nay (19/2) gửi công hàm tới Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc, chính thức phản đối việc Bắc Kinh đưa hệ thống tên lửa tối tân ra quần đảo Hoàng Sa.
‘Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, đe dọa hòa bình ổn định khu vực cũng như an ninh an toàn và tự do hàng hải-hàng không’, Reuters dẫn thông cáo của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.
Thông cáo cũng cho biết công hàm ngoại giao của Việt Nam đã được gửi tới đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon để phản đối và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay hành động vừa kể.
Diễn tiến này diễn ra 2 ngày sau khi Mỹ mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc ‘quân sự hóa’ Biển Đông vì hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đưa ra đảo Phú Lâm 2 khẩu đội gồm 8 bệ phóng tên lửa đất đối không và một hệ thống radar, một phần trong hệ thống phòng không HQ-9 có tầm hoạt động 200 cây số.
Phản ứng ngoại giao ‘chậm trễ’ của Hà Nội kỳ này, một lần nữa, khơi dậy bất bình và phê phán từ công luận quan tâm trong nước trước hành động quân sự hóa ‘trắng trợn’ của Trung Quốc trong khu vực lãnh thổ Việt Nam.
Giáo sư Tương Lai, một nhà quan sát nguyên là cố vấn của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nói với VOA Việt ngữ:
"Trung Quốc đưa tên lửa hiện đại nhất vào đảo Phú Lâm thuộc chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa. Đây là hành động trắng trợn, bất chấp công luận quốc tế, có thể là hành động trắng trợn nhất, nghiêm trọng nhất so với trước đây. Chính vì thế, tôi cho rằng phản ứng của Việt Nam chưa tương xứng với hành động quá nghiêm trọng này. Bộ Ngoại giao phải gọi đại sứ Trung Quốc đến, phải ra tuyên bố mạnh mẽ lên án hành động của Trung Quốc trước công luận châu Á, Đông Nam Á và thế giới cũng như kêu gọi thế giới lên án hành động của Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, vì đây không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam mà tới cả khu vực hàng hải quốc tế mà rất nhiều nước quan tâm".
Giáo sư Tương Lai cho rằng thái độ thiếu quyết liệt đó phản ảnh chiều hướng của bộ máy tân lãnh đạo Việt Nam, sau đại hội đảng 12:
"Những người dành được quyền lực trong đại hội 12 đang muốn ve vãn quan thầy Trung Quốc, không dám đẩy tới những phản đối quyết liệt khi vận mệnh Tổ quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng. Phản ứng không đủ quyết liệt đó sẽ vạch mặt họ trước công luận bởi lòng phẫn nộ của dân".
Lên tiếng tại Bắc Kinh hôm qua, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, khẳng định việc bố trí tên lửa không có gì mới lạ và rằng Bắc Kinh đã triển khai các phương tiện quốc phòng ở Hoàng Sa trong mấy chục năm qua vì đây là việc trong phạm vi chủ quyền Trung Quốc, hợp pháp và hợp lý.
Nhà quan sát Tương Lai nói sở dĩ kế sách quân sự hóa của Bắc Kinh ở Biển Đông tiến hành được trong hàng chục năm qua một phần do sự ‘nhu nhược’ của giới lãnh đạo Việt Nam, những người ‘cộng sản anh em’ của Bắc Kinh:
"Tất cả những ai có lương tri trên thế giới này đều phải lấy đó làm bài học. Không ngăn chặn từ đầu, có thỏa hiệp nhân nhượng từ đầu, càng nhân nhượng Trung Quốc càng lấn tới. Sự đớn hèn, nhu nhược của lãnh đạo Việt Nam khuất phục trước Trung Quốc khiến Trung Quốc càng lấn tới để làm những việc đã rồi. Nếu lãnh đạo Việt Nam có thái độ quyết liệt ngay từ đầu, dám đứng lên phát động toàn dân biểu tỏ ý chí bất khuất, quật cường thì tôi chắc rằng Tập Cận Bình không dám làm việc trắng trợn đến thế. Đến bây giờ họ tuyên bố việc quân sự hóa Biển Đông đã làm từ trước, trong chừng mực nào đó, họ làm được điều này là do sự hèn nhát của một bộ phận lãnh đạo Việt Nam".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 17/2 cho biết Hoa Kỳ đã có các cuộc trao đổi với Trung Quốc và trong vài ngày tới sẽ tiếp tục có các cuộc thảo luận nghiêm túc hơn nữa về vấn đề này.
Giáo sư Tương Lai nói vai trò của Mỹ trong vấn đề Biển Đông là rất quan trọng. Vẫn theo lời ông, một thái độ quyết liệt từ Mỹ sẽ tác động tích cực đến thái độ các nước và sức mạnh của sự đoàn kết đồng thuận đó sẽ giúp hạn chế các bước lấn lướt trong âm mưu bành trướng của Bắc Kinh.
Tại thượng đỉnh Mỹ-ASEAN đầu tuần này ở bang California, Hoa Kỳ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Washington ‘có thêm hành động hữu hiệu’ chống lại việc quân sự hóa và thay đổi nguyên trạng Biển Đông.
Đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa tọa lạc ở cực Bắc Biển Đông và nằm hướng đông của Đà Nẵng. Đảo này chịu sự kiểm soát của Trung Quốc từ năm 1956 và là một thành phố cấp quận của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Việt Nam và Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền tại đây.
‘Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, đe dọa hòa bình ổn định khu vực cũng như an ninh an toàn và tự do hàng hải-hàng không’, Reuters dẫn thông cáo của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.
Thông cáo cũng cho biết công hàm ngoại giao của Việt Nam đã được gửi tới đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon để phản đối và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt ngay hành động vừa kể.
Bấm vào để nghe phần âm thanh
Diễn tiến này diễn ra 2 ngày sau khi Mỹ mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc ‘quân sự hóa’ Biển Đông vì hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đưa ra đảo Phú Lâm 2 khẩu đội gồm 8 bệ phóng tên lửa đất đối không và một hệ thống radar, một phần trong hệ thống phòng không HQ-9 có tầm hoạt động 200 cây số.
Phản ứng ngoại giao ‘chậm trễ’ của Hà Nội kỳ này, một lần nữa, khơi dậy bất bình và phê phán từ công luận quan tâm trong nước trước hành động quân sự hóa ‘trắng trợn’ của Trung Quốc trong khu vực lãnh thổ Việt Nam.
Giáo sư Tương Lai, một nhà quan sát nguyên là cố vấn của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nói với VOA Việt ngữ:
"Trung Quốc đưa tên lửa hiện đại nhất vào đảo Phú Lâm thuộc chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa. Đây là hành động trắng trợn, bất chấp công luận quốc tế, có thể là hành động trắng trợn nhất, nghiêm trọng nhất so với trước đây. Chính vì thế, tôi cho rằng phản ứng của Việt Nam chưa tương xứng với hành động quá nghiêm trọng này. Bộ Ngoại giao phải gọi đại sứ Trung Quốc đến, phải ra tuyên bố mạnh mẽ lên án hành động của Trung Quốc trước công luận châu Á, Đông Nam Á và thế giới cũng như kêu gọi thế giới lên án hành động của Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, vì đây không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam mà tới cả khu vực hàng hải quốc tế mà rất nhiều nước quan tâm".
Giáo sư Tương Lai cho rằng thái độ thiếu quyết liệt đó phản ảnh chiều hướng của bộ máy tân lãnh đạo Việt Nam, sau đại hội đảng 12:
"Những người dành được quyền lực trong đại hội 12 đang muốn ve vãn quan thầy Trung Quốc, không dám đẩy tới những phản đối quyết liệt khi vận mệnh Tổ quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng. Phản ứng không đủ quyết liệt đó sẽ vạch mặt họ trước công luận bởi lòng phẫn nộ của dân".
Nếu lãnh đạo Việt Nam có thái độ quyết liệt ngay từ đầu, dám đứng lên phát động toàn dân biểu tỏ ý chí bất khuất, quật cường thì tôi chắc rằng Tập Cận Bình không dám làm việc trắng trợn đến thế. Đến bây giờ họ tuyên bố việc quân sự hóa Biển Đông đã làm từ trước, trong chừng mực nào đó, họ làm được điều này là do sự hèn nhát của một bộ phận lãnh đạo Việt Nam.
Nhà quan sát Tương Lai nói sở dĩ kế sách quân sự hóa của Bắc Kinh ở Biển Đông tiến hành được trong hàng chục năm qua một phần do sự ‘nhu nhược’ của giới lãnh đạo Việt Nam, những người ‘cộng sản anh em’ của Bắc Kinh:
"Tất cả những ai có lương tri trên thế giới này đều phải lấy đó làm bài học. Không ngăn chặn từ đầu, có thỏa hiệp nhân nhượng từ đầu, càng nhân nhượng Trung Quốc càng lấn tới. Sự đớn hèn, nhu nhược của lãnh đạo Việt Nam khuất phục trước Trung Quốc khiến Trung Quốc càng lấn tới để làm những việc đã rồi. Nếu lãnh đạo Việt Nam có thái độ quyết liệt ngay từ đầu, dám đứng lên phát động toàn dân biểu tỏ ý chí bất khuất, quật cường thì tôi chắc rằng Tập Cận Bình không dám làm việc trắng trợn đến thế. Đến bây giờ họ tuyên bố việc quân sự hóa Biển Đông đã làm từ trước, trong chừng mực nào đó, họ làm được điều này là do sự hèn nhát của một bộ phận lãnh đạo Việt Nam".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 17/2 cho biết Hoa Kỳ đã có các cuộc trao đổi với Trung Quốc và trong vài ngày tới sẽ tiếp tục có các cuộc thảo luận nghiêm túc hơn nữa về vấn đề này.
Giáo sư Tương Lai nói vai trò của Mỹ trong vấn đề Biển Đông là rất quan trọng. Vẫn theo lời ông, một thái độ quyết liệt từ Mỹ sẽ tác động tích cực đến thái độ các nước và sức mạnh của sự đoàn kết đồng thuận đó sẽ giúp hạn chế các bước lấn lướt trong âm mưu bành trướng của Bắc Kinh.
Tại thượng đỉnh Mỹ-ASEAN đầu tuần này ở bang California, Hoa Kỳ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Washington ‘có thêm hành động hữu hiệu’ chống lại việc quân sự hóa và thay đổi nguyên trạng Biển Đông.
Đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa tọa lạc ở cực Bắc Biển Đông và nằm hướng đông của Đà Nẵng. Đảo này chịu sự kiểm soát của Trung Quốc từ năm 1956 và là một thành phố cấp quận của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Việt Nam và Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền tại đây.
▶
X
18.02.2016
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Ngoại trưởng Úc hôm 18/2 cho biết Trung Quốc đã "phản bác" tin tức nói rằng nước này điều phi đạn địa đối không tiên tiến trên đảo Phú Lâm ở Biển Đông. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop, quan chức phương Tây cao cấp đầu tiên đến Trung Quốc kể từ khi tin về những phi đạn này được hãng tin Fox News loan tải, cho biết bà đã nêu lên vấn đề quân sự hóa Biển Đông với Trung Quốc trong cuộc hội đàm.
http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-phan-doi-len-lhq-viec-trung-quoc-dua-ten-lua-ra-hoang-sa/3198053.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten