maandag 15 februari 2016

Chánh án gốc Việt có thể được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện Mỹ + Thẩm phán Tối cao Pháp viện Mỹ Antonin Scalia qua đời thọ 79 tuổi

Chánh án gốc Việt có thể được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện
Sunday, February 14, 2016 6:35:58 PM 



WASHINGTON, DC (NV) - Ngay sau khi ông Antonin Scalia, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, bất ngờ qua đời tại Texas hôm Thứ Bảy, nhiều tên tuổi được đề cập như là người có thể được Tổng Thống Barack Obama đề cử để có đủ chín người trong cơ quan tư pháp cao nhất nước Mỹ, trong đó có Chánh Án Jacqueline Nguyễn, theo nhật báo The New York Times.

Chánh Án Jacqueline Nguyễn. (Hình: talk.onevietnam.org)
NYT đưa ra sáu ứng cử viên, ba nữ và ba nam.
Đó là chánh án Tòa Kháng Án Khu Vực 9, bà Jacqueline Nguyễn (51 tuổi); ba chánh án Tòa Kháng Án Washington, DC, bà Patricia Ann Millet (52 tuổi), ông Merrick B. Garland (63 tuổi), và ông Padmanabhan Srinivasan (48 tuổi); cùng Bộ Trưởng Tư Pháp California, bà Kamala Harris (51 tuổi); và thượng nghị sĩ của tiểu bang New Jersey, ông Cory Booker (46 tuổi).
Hồi Tháng Chín, 2011, Tổng Thống Barack Obama đề cử Chánh Án Jacqueline Nguyễn, và đến Tháng Năm, 2012, bà được Thượng Viện chấp thuận vào Tòa Kháng Án Khu Vực 9, với tỷ số 91 thuận, 3 chống, trở thành phụ nữ gốc Á Châu đầu tiên trong hệ thống tòa kháng án liên bang, theo tin báo The Hill.
Trước đó, vào năm 2009, bà cũng được ông Obama đề cử và được Thượng Viện chấp thuận vào Tòa Sơ Thẩm Liên Bang ở California.
Tòa kháng án liên bang là tòa ở mức ngay dưới Tối Cao Pháp Viện. Khu Vực 9 bao gồm khắp miền Tây nước Mỹ với chín tiểu bang kể cả California, và hai vùng lãnh thổ Guam và Northern Mariana.
Trước khi vào tòa liên bang, bà được Thống Đốc Gray Davis của California bổ nhiệm làm chánh án Tòa Thượng Thẩm Tiểu Bang ở Los Angeles County hồi năm 2002.
Thân phụ của Chánh Án Jacqueline Nguyễn là một đại tá quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Bà tốt nghiệp cử nhân Anh Văn tại đại học Occidental College và tiến sĩ luật tại UCLA.
Theo trang web One Vietnam Talking Points, bà Jacqueline Nguyễn sinh ra tại Đà Lạt, và đến Hoa Kỳ cùng gia đình lúc mới 10 tuổi vào năm 1975.
Ban đầu, gia đình bà ở trong trại Camp Pendleton ở San Diego County khoảng một tháng, trước khi chuyển về sống ở Los Angeles County.
Sau đó, gia đình bà mở một tiệm bán donut ở North Hollywood, bà vị nữ chánh án tương lai là người phụ cha mẹ hàng ngày trong lúc học trung học và sau này là đại học.
Trong lúc hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ “đấu đá” nhau về chuyện tổng thống có nên đề cử người thay thế Thẩm Phán Antonin Scalia hay không, nhiều nhà phân tích cho rằng, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có thể làm được, nếu ông chọn một người trung dung, tức là không bảo thủ và không cấp tiến.
Nếu được đề cử và chuẩn thuận, Chánh Án Jacqueline Nguyễn sẽ một lần nữa làm nên lịch sử, trở thành người gốc Việt đầu tiên và là người gốc Á Châu đầu tiên ngồi trong Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. (Đ.D.)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=222610&zoneid=3

Thứ ba, 16/02/2016

Thẩm phán Tối cao Pháp viện Mỹ Antonin Scalia qua đời

Ông Antonin Scalia được Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm vào năm 1986.
Ông Antonin Scalia được Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm vào năm 1986.
Ngày thứ Bảy, các giới chức tại Washington và các nơi khác bị sốc khi nghe tin về cái chết của ông Antonin Scalia. Ông Scalia là một thẩm phán Tối cao Pháp viện Mỹ nổi tiếng về trí tuệ, nhân cách vượt trội và bảo thủ.
Ông Scalia 79 tuổi qua đời vào sáng ngày thứ Bảy tại một nơi nghỉ mát ở miền tây Tex-as. Những tin tức đầu tiên cho biết ông chết một cách bình thường.
Tòa Bạch Ốc nói Tổng thống Obama gởi lời chia buồn sâu sắc với gia đình ông Scalia, trong khi Chủ tịch Tối cao Pháp viện Mỹ John Roberts, trong một tuyên bố gọi ông Scalia là một nhà luật học và một cá nhân phi thường, được các đồng nghiệp ngưỡng mộ và trân quý.”
Thống đốc Texas Greg Abbot gọi ông là “một người của Chúa, một nhà ái quốc và một người bảo vệ không lay chuyển bản hiến pháp thành văn.”
Thăng quan tiến chức nhanh chóng nhờ những bài viết về luật pháp, và dí dỏm.
Được Tổng thống Richard Nixon bổ nhiệm làm cố vấn pháp luật cho Văn phòng Chính sách Viễn thông vào năm 1971. Ông Scalia sau đó được Tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm vào chức vụ thẩm phán Tòa án liên bang tại Washington D.C, nơi ông xây dựng được một thành tích bảo thủ mà theo các nhà phân tích nhờ những bài viết về luật pháp hùng hồn và mạnh mẽ của ông.
Ông cũng gây nhiều ấn tượng đối với các giới chức chính quyền Regan trong đó có Bộ trưởng Tư pháp Ed Meese nên Tổng thống Regan đề cử ông vào Tối cao Pháp viện Mỹ năm 1986 để điền thế ông William Rehnquist được bổ nhiệm làm Chủ tịch Tối cao Pháp viện Mỹ.
Là người Mỹ gốc Ý đầu tiên phục vụ tại Tối cao Pháp viện Mỹ, ông Scalia là một người kịch liệt chống phá thai, việc thu nhận vào đại học căn cứ vào sắc tộc, và điều ông gọi là “nghị trình đồng tính luyến ái.”
Ông cũng nổi tiếng về những câu hỏi sắc bén của ông đối với những luật sư trong các vụ kiện đưa lên Tối cao Pháp viện Mỹ, và tác giả Joan Biskupic, viết vào năm 2009, trích một cuộc nghiên cứu cho thấy ông đã chọc cho nhiều người cười hơn là bất cứ đồng nghiệp nào của ông.
Đóng vai trò chính trong vụ Bush chống Gore vào năm 2000.
Ông Scalia đóng một vai trò then chốt trong quyết định của Tối cao Pháp viện Mỹ năm 2000 về vụ Bush chống Gore, kết thúc bằng việc kiểm lại phiếu bầu tổng thống tại Florida, quyết định trao chức vụ tổng thống cho ông George W. Bush. Những năm sau đó, ông tiếp tục nói với các người chỉ trích quyết định đó là “quên chuyện ấy đi.”
Viết trong The New Republic, thẩm phán Richard A. Posner, một giáo sư tại trường đại học Chicago, mô tả ông Scalia vào năm 2011 là “một thẩm phán có thế lực nhất trong một phần tư thế kỷ qua.”
Luật sư Adam Liptak, phóng viên tại Tối cao Pháp viện Mỹ cho tờ New York Times gọi ông Scalia là “người bênh vực cho nguyên tắc giải thích hiến pháp vào lúc văn bản này được soạn thảo và phê chuẩn.”
Ông Liptak viết: “Trong tay của thẩm phán Tối cao Scalia, nguyên tắc giải thích hiến pháp vào lúc văn bản này được soạn thảo và phê chuẩn đưa đến kết quả là làm hài lòng những chính trị gia bảo thủ, nhưng không luôn luôn như vậy. Khuynh hướng của ông giúp cho các bị cáo hình sự trong những vụ liên hệ đến bản án và hỏi các nhân chứng của luật sư hai bên.
Ông Scalia là con trai duy nhất của một người cha di dân và mẹ là một người Mỹ gốc Ý. Ông trưởng thành tại Queen, một khu vực đa sắc tộc tại thành phố New York. Ông theo học Trường đại học Georgetown ở Washington và tốt nghiệp hạng danh dự vào năm 1957.
Sau đó ông học Trường Luật Harvard, nơi ông gặp bà Maureen McCarthy, người vợ trong 48 năm của ông.
Ông mất để lại 9 con và 28 cháu.
Mỹ dỡ bỏ rào cản di trú cho những cặp kết hôn đồng giớii
X
20.07.2013
Mới đây, Tòa án tối cao Mỹ phán quyết rằng chính phủ liên bang phải công nhận hôn nhân đồng giới bình đẳng như hôn nhân khác giới. Phán quyết này có ý nghĩa đặc biệt đối với hàng ngàn người Mỹ kết hôn đồng giới với người nước ngoài hoặc có kế hoạch như vậy. Trong video sau đây, mời qu‎ý vị gặp gỡ một cặp đồng giới khác quốc tịch sắp được đối xử bình đẳng theo luật di trú của Mỹ.

http://www.voatiengviet.com/content/tham-phan-toi-cao-phap-vien-my-qua-doi/3189906.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten