Philippines: Hiệp định hợp tác quân sự với Mỹ là hợp hiến
Một tàu chiến Mỹ đậu tại cảng Vịnh Subic, Olongapo, bắc Manila, Philippines, ngày 14/10/2014REUTERS/Lorgina Minguito/Files
Hoa Kỳ được quyền đưa lực lượng hùng hậu đến Philippines, không thường trực nhưng thường xuyên, trong khuôn khổ chiến lược chuyển trục về Châu Á Thái Bình Dương. Hiệp định gia tăng hợp tác quân sự Mỹ-Phi vừa được Toà án Tối cao Philippines công nhận phù hợp với Hiến Pháp.
Trong bối cảnh bị Trung Quốc lấn chiếm biển đảo, Manila ký kết một thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng với Washington, củng cố hiệp định an ninh hỗ tương từ năm 1951.
Thỏa thuận mới này đuợc ký vào năm 2014, dự trù cho phép quân đội Mỹ luân chuyển đóng quân tại Philippines một cách đông đảo hơn và thường xuyên hơn. Tuy không đồn trú thường trực nhưng Hoa Kỳ có thể « trợ giúp » quân đội Philippines xây dựng các căn cứ quân sự.
Một số dân biểu thuộc xu hướng chống hiện diện quân sự Mỹ đã tìm cách cản trở việc thi hành hiệp định qua thủ tục pháp lý, kiện lên Toà án Tối cao.
Tuy nhiên, trong phán quyết công bố hôm nay, 12/02/2016, Toà án Tối cao, với 10 phiếu thuận và 4 phiếu chống đã công nhận thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng không vi phạm Hiến Pháp và Tổng thống Benigno Aquino không cần qua biểu quyết của Nghị viện.
Theo AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nôn nóng mong chờ thực thi hiệp định này trong khuôn khổ chính sách tái định vị ở Châu Á.
Nguyên thủ hai nuớc đã văn bản mới này vào năm 2014 nhân chuyến công du của Tổng thống Obama tại Manila.
Hai nước liên đới với nhau qua hiệp ước quốc phòng đầu tiên năm 1951 và một thỏa thuận về « lực lượng viếng thăm » ký vào năm 1998. Văn kiện thứ nhất buộc Hoa Kỳ phải cứu Philippines trong trường hợp đồng minh bị ngoại xâm. Văn kiện 1998 quy định việc thao diễn, tập trận hỗn hợp giữa hai quân đội tại Philippines.
Phán quyết của Toà án Tối cao Philippines được loan báo đúng vào lúc tại Washington, diễn ra cuộc đối thoại giữa bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao hai nước trong khuôn khổ đối tác chiến lược Mỹ-Philippines (Đối thoại 2+2).
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, trong dịp này, Philippines sẽ yêu cầu Hoa Kỳ tiếp tục chiến dịch « Tự Do Hàng Hải » tuần tra trong vùng Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160112-toa-an-toi-cao-philippines-chap-thuan-my-phi-tang-cuong-quoc-phong
Thỏa thuận mới này đuợc ký vào năm 2014, dự trù cho phép quân đội Mỹ luân chuyển đóng quân tại Philippines một cách đông đảo hơn và thường xuyên hơn. Tuy không đồn trú thường trực nhưng Hoa Kỳ có thể « trợ giúp » quân đội Philippines xây dựng các căn cứ quân sự.
Một số dân biểu thuộc xu hướng chống hiện diện quân sự Mỹ đã tìm cách cản trở việc thi hành hiệp định qua thủ tục pháp lý, kiện lên Toà án Tối cao.
Tuy nhiên, trong phán quyết công bố hôm nay, 12/02/2016, Toà án Tối cao, với 10 phiếu thuận và 4 phiếu chống đã công nhận thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng không vi phạm Hiến Pháp và Tổng thống Benigno Aquino không cần qua biểu quyết của Nghị viện.
Theo AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nôn nóng mong chờ thực thi hiệp định này trong khuôn khổ chính sách tái định vị ở Châu Á.
Nguyên thủ hai nuớc đã văn bản mới này vào năm 2014 nhân chuyến công du của Tổng thống Obama tại Manila.
Hai nước liên đới với nhau qua hiệp ước quốc phòng đầu tiên năm 1951 và một thỏa thuận về « lực lượng viếng thăm » ký vào năm 1998. Văn kiện thứ nhất buộc Hoa Kỳ phải cứu Philippines trong trường hợp đồng minh bị ngoại xâm. Văn kiện 1998 quy định việc thao diễn, tập trận hỗn hợp giữa hai quân đội tại Philippines.
Phán quyết của Toà án Tối cao Philippines được loan báo đúng vào lúc tại Washington, diễn ra cuộc đối thoại giữa bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao hai nước trong khuôn khổ đối tác chiến lược Mỹ-Philippines (Đối thoại 2+2).
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, trong dịp này, Philippines sẽ yêu cầu Hoa Kỳ tiếp tục chiến dịch « Tự Do Hàng Hải » tuần tra trong vùng Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160112-toa-an-toi-cao-philippines-chap-thuan-my-phi-tang-cuong-quoc-phong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten