Philippines ủng hộ Mỹ tuần tra các vùng có tranh chấp ở Biển Đông
Chính quyền Manila, ngày 12/10/2015, lên tiếng ủng hộ kế hoạch của Washington dự tính thách thức các đòi hỏi lãnh thổ của Bắc Kinh bằng cách triển khai tàu chiến của Hải quân Mỹ tới gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.
Tuy kế hoạch của Hải quân Mỹ mới chỉ được báo chí loan tin, nhưng Philippines đã nhanh chóng hậu thuẫn ý tưởng này. Theo AP, Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố kế hoạch của Hoa Kỳ đưa tàu chiến tới vùng 12 hải lý của đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trong vùng quần đảo Trường Sa « phù hợp với luật pháp quốc tế và trật tự dựa trên cơ sở pháp luật trong khu vực ».
Manila cảnh báo, việc không phản bác các đòi hỏi phi lý về chủ quyền của Bắc Kinh có thể phá vỡ trật tự hiện nay trong khu vực. Hậu quả là Trung Quốc sẽ đưa ra kết luận sai trái rằng các đòi hỏi của họ được chấp nhận như « việc đã rồi ». Do vậy, Philippines nhấn mạnh, « điều quan trọng đối với cộng đồng quốc tế là phải bảo đảm tự do lưu thông bên biển và trên không tại Biển Đông » và « đây là mối quan ngại to lớn đối với tất cả các quốc gia ».
Tuần trước, báo US Navy đưa tin là Hải quân Mỹ sớm có được sự chấp nhận cho phép triển khai tàu chiến gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây ở vùng quần đảo Trường Sa.
Động thái này của Hải quân Mỹ củng cố lập trường của Washington, theo đó, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp xây dựng không cho phép thiết lập chủ quyền lãnh thổ ở những nơi đó.
Ngay lập tức, Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về kế hoạch này của Hải quân Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151013-philippines-ung-ho-my-tuan-tra-cac-vung-co-tranh-chap-o-bien-dong
Manila cảnh báo, việc không phản bác các đòi hỏi phi lý về chủ quyền của Bắc Kinh có thể phá vỡ trật tự hiện nay trong khu vực. Hậu quả là Trung Quốc sẽ đưa ra kết luận sai trái rằng các đòi hỏi của họ được chấp nhận như « việc đã rồi ». Do vậy, Philippines nhấn mạnh, « điều quan trọng đối với cộng đồng quốc tế là phải bảo đảm tự do lưu thông bên biển và trên không tại Biển Đông » và « đây là mối quan ngại to lớn đối với tất cả các quốc gia ».
Tuần trước, báo US Navy đưa tin là Hải quân Mỹ sớm có được sự chấp nhận cho phép triển khai tàu chiến gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây ở vùng quần đảo Trường Sa.
Động thái này của Hải quân Mỹ củng cố lập trường của Washington, theo đó, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp xây dựng không cho phép thiết lập chủ quyền lãnh thổ ở những nơi đó.
Ngay lập tức, Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về kế hoạch này của Hải quân Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20151013-philippines-ung-ho-my-tuan-tra-cac-vung-co-tranh-chap-o-bien-dong
Mỹ chọn 8 căn cứ Philippines để tăng sức mạnh quân sự ở Đông Nam Á
Tàu đổ bộ của Mỹ và Philippines trong cuộc tập chung Balikatan ngày 21/4/2015.REUTERS/Erik De Castro
Hoa Kỳ đã yêu cầu Philippines cho Mỹ quyền sử dụng các căn cứ quân sự tại tám địa điểm để có thể tiếp nhận binh lính, phi cơ và chiến hạm Mỹ. Đây sẽ là các đơn vị được huy động trong khuôn khổ chiến lược tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á, vào lúc Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự của họ tại Biển Đông.
Theo hãng tin Anh Reuters, lãnh đạo quân đội Philippines, tướng Gregorio Catapang đã tiết lộ vào tối hôm qua, 24/04/2015, trên một đài truyền hình địa phương rằng Mỹ đã xác định được ít nhất là tám địa điểm ở Philippines có thể được dùng làm nơi đồn trú cho các lực lượng quân đội, máy bay và tàu chiến sẽ thay phiên nhau ghé Philippines để tham gia của cuộc tập trận hay các công tác huấn luyện.
Danh sách các căn cứ đã được hai nước đúc kết vào tháng 10 năm ngoái, bao gồm 4 căn cứ trên đảo chính Luzon, nơi thường xuyên được hai nước chọn để tổ chức tập trận, và hai căn cứ khác trên đảo Cebu ở miền Trung. Điểm đáng chú ý là có hai căn cứ trên đảo Palawan ở miền Tây Philippines, nằm gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tại Biển Đông.
Thông tin về việc tám địa điểm tại Philippines sẽ tiếp nhận lực lượng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trong một bài phát biểu tại Arizona gần đây, đã phác họa giai đoạn tiếp theo của chiến lược xoay trục qua châu Á của Washington : Đó là triển khai các khu trục hạm, các loại oanh tạc cơ và chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ tới khu vực, trong đó có vùng Biển Đông.
Theo các nhà phân tích, chiến lược xoay trục qua Châu Á của Mỹ đã được cụ thể hóa một cách rõ ràng bằng quyết định cho Thủy quân lục chiến Mỹ thay phiên nhau đồn trú tại Darwin, thành phố Úc gần Đông Nam Á nhất.
Tuy nhiên, trước mắt Manila chưa bật đèn xanh cho việc mở cửa các căn cứ có liên quan cho lực lượng Mỹ. Lý do, như Tướng Catapang giải thích, đó là vì cần phải đợi cho đến cuối năm nay, sau khi Tòa án Tối cao Philippines phán quyết về tính hợp hiến của thỏa thuận quân sự mang tên Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Nâng cao, ký kết năm ngoái 2014 giữa Manila và Washington.
Các thông tin về việc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng Đông Nam Á đã được liên tiếp đưa ra trong thời gian gần đây, vào lúc Trung Quốc ngày càng có thêm những hành động bị đánh giá là « khiêu khích » nhằm áp đặt chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông, thúc ép các láng giềng, đặc biệt là Philippines và Việt Nam.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150425-my-chon-8-can-cu-philippines-de-tang-suc-manh-quan-su-o-dong-nam-a
Danh sách các căn cứ đã được hai nước đúc kết vào tháng 10 năm ngoái, bao gồm 4 căn cứ trên đảo chính Luzon, nơi thường xuyên được hai nước chọn để tổ chức tập trận, và hai căn cứ khác trên đảo Cebu ở miền Trung. Điểm đáng chú ý là có hai căn cứ trên đảo Palawan ở miền Tây Philippines, nằm gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tại Biển Đông.
Thông tin về việc tám địa điểm tại Philippines sẽ tiếp nhận lực lượng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trong một bài phát biểu tại Arizona gần đây, đã phác họa giai đoạn tiếp theo của chiến lược xoay trục qua châu Á của Washington : Đó là triển khai các khu trục hạm, các loại oanh tạc cơ và chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ tới khu vực, trong đó có vùng Biển Đông.
Theo các nhà phân tích, chiến lược xoay trục qua Châu Á của Mỹ đã được cụ thể hóa một cách rõ ràng bằng quyết định cho Thủy quân lục chiến Mỹ thay phiên nhau đồn trú tại Darwin, thành phố Úc gần Đông Nam Á nhất.
Tuy nhiên, trước mắt Manila chưa bật đèn xanh cho việc mở cửa các căn cứ có liên quan cho lực lượng Mỹ. Lý do, như Tướng Catapang giải thích, đó là vì cần phải đợi cho đến cuối năm nay, sau khi Tòa án Tối cao Philippines phán quyết về tính hợp hiến của thỏa thuận quân sự mang tên Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Nâng cao, ký kết năm ngoái 2014 giữa Manila và Washington.
Các thông tin về việc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng Đông Nam Á đã được liên tiếp đưa ra trong thời gian gần đây, vào lúc Trung Quốc ngày càng có thêm những hành động bị đánh giá là « khiêu khích » nhằm áp đặt chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông, thúc ép các láng giềng, đặc biệt là Philippines và Việt Nam.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150425-my-chon-8-can-cu-philippines-de-tang-suc-manh-quan-su-o-dong-nam-a
Geen opmerkingen:
Een reactie posten