zaterdag 23 januari 2016

Đại hội Đảng 12 : Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn cơ may, dù rất nhỏ


Đại hội Đảng 12 : Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn cơ may, dù rất nhỏ


mediaThủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (G) đến dự Đại hội Đảng lần thứ 12, Hà Nội, ngày 21/01/2016REUTERS/Luong Thai Linh/Pool
Sau một loạt thông tin, chưa thể được xác nhận chính thức, nhiều người đã cho rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kể như đã bị gạt ra khỏi giàn lãnh đạo Việt Nam trong thời gian tới đây. Tuy nhiên, sau một lời giải thích của bộ trưởng Thông Tin Việt Nam vào hôm qua, 21/01/2016, một số nhà quan sát đã cho rằng không nên vội khai tử sự nghiệp chính trị của thủ tướng mãn nhiệm.
Trong một bản tin đánh đi từ Hà Nội, hãng tin Mỹ AP đã không ngần ngại cho rằng: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn một cơ may mỏng manh để thách thức đối thủ là tổng bí thư đảng Cộng Sản trong việc tranh chức vị lãnh đạo cao nhất”. Cơ hội đó có được là nhờ vào một cách giải thích mới về các quy chế bầu cử phức tạp được xác định vào lúc khai mạc Đại Hội Đảng lần thứ 12.
Cho đến nay, tất cả mọi thông tin không chính thức đều tiết lộ rằng thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã không được Ban Chấp Hành Trung Ương khóa cũ đề cử làm ứng viên lần này, do đó ông không thể vươn tới chức tổng bí thư Đảng như ông mong muốn, và sẽ phải rút khỏi giàn lãnh đạo Việt Nam.
Ngay cả khi Đại hội Đảng diễn ra, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn bị quy chế bầu cử hiện hành ràng buộc (quyết định 244), vì sẽ không được quyền ứng cử, và đặc biệt là không được quyền nhận đề cử.
Theo báo mạng Việt Nam Vnexpress, vào hôm qua, khi trả lời phỏng vấn, ông Nguyễn Bắc Son, bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông đã nhắc lại quy định đó: “Theo quy chế bầu cử được thông qua tại phiên trù bị, ủy viên nhiệm kỳ cũ không được Ban Chấp Hành nhiệm kỳ cũ giới thiệu, thì không được ứng cử. Còn nếu được Đại hội đề cử thì đồng chí đó phải xin rút, do quy định là không được ứng cử và không được nhận đề cử”. Tuy nhiên, ông Nguyễn Bắc Son cũng nói thêm rằng: “Cuối cùng, quyền quyết định cao nhất vẫn là của Đại hội”.
Chính câu nói này đã khiến hãng tin Mỹ cho rằng “trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng không hoàn toàn tuyệt vọng”, vì các đại biểu tham gia Đại hội Đảng hoàn toàn có quyền đề cử những ai họ muốn, và nếu ông Nguyễn Tấn Dũng được đề cử, thì ông phải từ chối sự đề cử này, nhưng các đại biểu Đại hội 12 vẫn có thể bỏ phiếu bác bỏ lời từ chối đề cử đó.
Theo báo Vnexpress, Thứ Trưởng Thông Tin Trương Minh Tuấn đã nói rõ hơn về khả năng này: “Theo quy định, những người trong Ban Chấp Hành cũ không được đề cử, ứng cử và không được nhận đề cử nếu Ban Chấp Hành cũ không giới thiệu. Tuy nhiên, ra Đại hội, nếu những đại biểu chính thức của Đại hội mà không phải là ủy viên Ban Chấp Hành khóa cũ đề cử những người đó thì Đại hội sẽ xem xét bằng cách bỏ phiếu và nếu người đó xin rút thì Đại hội cũng xem xét có đồng ý hay không”.
Tóm lại hoàn toàn có khả năng diễn ra kịch bản theo đó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được một đại biểu nào đó không phải là ủy viên Ban Chấp Hành khóa cũ đề cử, rồi theo đúng thủ tục, ông Dũng xin rút tên ra khỏi danh sách đề cử, nhưng đề nghị rút tên bị Đại hội bác bỏ.
Theo hãng AP, nếu kịch bản đó diễn ra, thì rõ ràng cuộc đọ sức sẽ xẩy ra giữa hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, với 1.510 đại biểu trong vai trò trọng tài.
Đối với hãng tin Mỹ, nếu thực sự xẩy ra, thì cuộc đọ sức giữa hai lãnh đạo sẽ không diễn ra công khai, thậm chí các đại biểu có thể là sẽ không bỏ phiếu mà ngồi lại với nhau để tìm thỏa hiệp, và ngày 28/01 tới đây, khi Đại hội bế mạc, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn sẽ cho thấy một bộ mặt đoàn kết, thống nhất.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160122-dai-hoi-xii-ong-nguyen-tan-dung-van-con-co-may-du-rat-nho

Thứ bảy, 23/1/2016 | 19:16 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ bảy, 23/1/2016 | 19:16 GMT+7

Tướng Võ Tiến Trung: 'Trung ương giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng ở lại làm Tổng Bí thư'

"Trung ương khoá XI giới thiệu 4 người ở lại, cùng với đồng chí Nguyễn Phú Trọng là 5. Nhưng cả 4 người, trong đó có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng đều báo cáo xin rút", Thượng tướng Võ Tiến Trung, Ủy viên trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng trả lời báo chí bên hành lang Đại hội XII.
tuong-vo-tien-trung-trung-uong-gioi-thieu-ong-nguyen-phu-trong-o-lai-lam-tong-bi-thu
Thượng tướng Võ Tiến Trung. Ảnh:
Chiều 23/1, Đại hội bắt đầu bàn về công tác nhân sự. Khóa này số lượng uỷ viên chính thức nâng lên trong khi uỷ viên dự khuyết hạ xuống. Ông đánh giá thế nào về việc này?
- Ban chấp hành Trung ương khóa XI thảo luận rất kỹ vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng nên nâng số lượng thành viên Ban chấp hành Trung ương lên vì hiện nay có nhiều nhiệm vụ phát triển, đặc biệt trong Đảng có nhiều ban mới thành lập như Ban Kinh tế trung ương, Ban Nội chính trung ương. Nhưng có ý kiến cho rằng không cần số lượng uỷ viên nhiều, chỉ 200 là được. Mọi việc sau khi bàn luận đã thống nhất so với khoá trước số uỷ viên chính thức từ 175 tăng lên 180, uỷ viên dự khuyết giảm từ 25 xuống còn 20. Nghĩa là Ban chấp hành trung ương vẫn giữ nguyên như cũ là 200 người.
Điều đáng nói, đây là lần đầu tiên Trung ương có quy hoạch cán bộ chiến lược, nghĩa là quy hoạch cán bộ từ trung ương. Do đó công tác chuẩn bị nhân sự lần này chặt chẽ và thấu đáo hơn.
Người vào Trung ương lần này được Ban chấp hành khóa XI giới thiệu đều qua rất nhiều vòng từ cơ sở, lên Ban chấp hành Trung ương. Sau khi được Bộ Chính trị bỏ phiếu, mới chính thức giới thiệu vào Ban chấp hành Trung ương. XII
Lần này, Ban chấp hành Trung ương giới thiệu thêm 5 người quá tuổi trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với mục đích là ở lại để kế thừa, tập hợp giữ vững ổn định chính trị và khối đại đoàn kết của toàn dân và đặc biệt và giữ đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Ngoài đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trong Trung ương có ý kiến nên để 4 người quá tuổi khác ở lại nhưng cả bốn đồng chí đã xin rút khỏi Bộ Chính trị. Tôi rất khâm phục các uỷ viên lớn tuổi đều xung phong rút khỏi Bộ Chính trị để tạo điều kiện cho lớp trẻ hơn.
Trên các trang mạng ngoài có nói các đồng chí Bộ Chính trị ta tham quyền cố vị, có phái này, phái kia nhưng đều bị gạt bỏ, song thực tế là các đồng chí thống nhất rất cao là để một người ở lại. 
- Tiêu chuẩn cụ thể các ủy viên cần có để gánh vác trách nhiệm trong khoá XII là gì thưa ông?
- Tiêu chuẩn được nêu rõ là những đồng chí có năng lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và đặc biệt có trách nhiệm và tư duy chiến lược đối với đất nước.
Đặc biệt lần này Trung ương XI và Bộ Chính trị đưa ra chỉ tiêu không để lọt vào Ban chấp hành khoá XII những người cơ hội, những người thiếu phẩm chất đạo đức, những người đứng đầu các đơn vị để xảy ra nhiều việc nghiêm trọng, mất đoàn kết, hoặc là trù dập cán bộ. 
- Với quy chế bầu cử hiện nay, việc giới thiệu nhânn sự được tiến hành như thế nào thưa ông?
- Các đoàn đang bắt đầu thảo luận. Đại biểu hoàn toàn có quyền ứng cử và đề cử vào Ban chấp hành Trung ương. Người được đề cử mà muốn rút thì cũng do Đại hội quyết định cho rút hay không. Như vậy tôi cho rằng Đại hội vừa tập trung, vừa dân chủ.
tuong-vo-tien-trung-trung-uong-gioi-thieu-ong-nguyen-phu-trong-o-lai-lam-tong-bi-thu-1
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. (Xem chi tiết)
- Vậy còn việc giơ tay tự  ứng cử thì sẽ được xem xét như thế nào?
- Tôi nghĩ quy chế cho phép việc giơ tay  ứng cử. Ban tổ chức Đại hội sẽ có thời gian để lấy hồ sơ vì tất cả Đảng viên đều có hồ sơ lưu tại đơn vị.
Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị hiện tại đã giới thiệu nhân sự từ Trung ương 12, 13, 14 và chốt danh sách rồi nên những người không nằm trong danh sách tái cử sẽ không được ứng cử. 
Đại biểu thường thì được giới thiệu tự do. Chiều nay hay ngày mai thì đại biểu có thể nộp hồ sơ tại đoàn và giới thiệu người nào đó. Và nếu giới thiệu thì nói rất rõ người được giới thiệu, lý lịch thế nào, công lao, đạo đức ra sao. Phải thể hiện người đó xứng đáng để giới thiệu nhưng vì không chuẩn bị kịp hồ sơ nên báo cáo. Ban tổ chức Trung ương có trách nhiệm báo về địa phương, đơn vị của người được giới thiệu khẩn trương gửi hồ sơ lên.
- Hiện đã có ai tự ứng cử thưa ông?

- Hiện chưa có ai làm việc đó, chưa có thông tin gì cả.  Vì chiều nay mới bắt đầu họp đoàn, đồng chí trưởng đoàn có phổ biến về việc này. Sau đó ra Đại hội, Ban chấp hành Trung ương mới báo cáo trong Đại hội này ai ứng cử, đề cử và số lượng là bao nhiêu người. Lúc đó Đại hội sẽ quyết định là số dư bao nhiêu %, Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã giới thiệu số dư là hơn 10% (tức 21 người).

- Các hãng tin quốc tế như AFP, Reuters  đưa tin về việc có nghe 2 cái tên cho chức Tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông bình luận gì về thông tin này?
- Tôi nói rõ là, Trung ương có giới thiệu 4 người ở lại giữ cương vị đó, với đồng chí Nguyễn Phú Trọng là 5. Nhưng cả 4 người được giới thiệu đều làm đơn và báo cáo Trung ương xin rút khỏi vị trí.
Bộ chính trị không có quyền cho rút. Bộ chính trị đưa cả 4 đồng chí đó ra trước Trung ương bỏ phiếu kín, cho phép rút không. Đoàn kiểm phiếu gồm 22 người. Kết quả kiếm phiếu: 4 đồng chí trong đó có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng được Trung ương cho phép rút, còn lại đồng chí Nguyễn Phú Trọng là "trường hợp đặc biệt" vì lớn tuổi nhưng ở lại để ứng cử vào chức Tổng Bí thư khóa XII.

- Bốn người xin rút đã được Trung ương cho rút, nhưng trong Đại hội có đại biểu ngoài Trung ương mà đề cử họ thì sao?
- Lúc đó việc xin rút hay không do đồng chí đó quyết định. Nếu họ vẫn xin rút thì Đại hội sẽ thực hiện quyền cao nhất, là cho đại biểu bỏ phiếu hoặc biểu quyết để cho rút hay không rút. Nếu Đại hội bỏ phiếu quá bán, không cho rút thì đồng chí đó không được rút.
Hoàng Thuỳ
 
3
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè

Geen opmerkingen:

Een reactie posten