Friday, January 15, 2016 6:03:13 PM
- Một cựu lính Mỹ nhờ giúp tìm 'con rơi' trong chiến tranh ở Đà Nẵng
- Cựu Nghị Sĩ Jim Webb, cựu chiến binh Việt Nam, ứng cử tổng thống
- Nối nhịp cầu cựu chiến binh Mỹ-VNCH
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ngồi một mình trong phòng khách sạn của một thị trấn ở miền Nam Việt Nam, ông Jim Reischl bồn chồn, mong tìm lại cuộc hội ngộ ông mong ngóng từ lâu.
Theo báo Washington Post, người cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam nay với một đầu gối bị đau khớp nặng, đã vượt 8,500 dặm để gặp lại người yêu cũ.
Ông Reischl nói: “Tôi thấy hồi hộp lắm. Suốt 45 năm qua tôi không được gặp lại nàng.”
Thế rồi có tiếng gõ cửa.
Bên kia cánh cửa là người phụ nữ mà ông đã bỏ lại sau lưng khi ông rời khỏi Sài Gòn vào một ngày Tháng Bảy, 1970.
Hồi đó người phụ nữ là một cô hầu bàn trẻ, người cho ông biết cô đang có thai với ông.
Tuy không tin lời cô nhưng từ đó ông không bao giờ không nghĩ đến cô. Giờ đây người phụ nữ sắp bước trở lại vào đời ông.
Ông Reischl, 68 tuổi, đến Việt Nam khi còn là một trung sĩ Không Quân 21 tuổi, đồn trú tại phi trường Tân Sơn Nhất.
Sau vòng công vụ dài một năm, ông trở lại Minnesota, làm chuyên viên vẽ bản đồ cho chính phủ.
Ông lập gia đình hai lần, có một người con trai, và trở bệnh do hậu quả của chất độc da cam. Tuy vậy, ông vẫn không bao giờ quên “người yêu đầu đời.”
Khoảng năm 2005, sau khi kết thúc cuộc hôn nhân thứ hai, ông Reischl bắt đầu cuộc hành trình, đi tìm lại người phụ nữ mà ông chỉ nhớ với cái tên “Linh Hoa,” mà tên này không phải là tên thật.
Ông bắt đầu tìm kiếm trên Internet, đồng thời liên lạc với Father Founded, một tổ chức giúp binh lính liên kết với những đứa con lai “Amerasian” qua phương pháp thử DNA cùng các phương tiện khác.
Có chừng 100,000 trẻ em ra đời do sự kết hợp giữa quân nhân Mỹ với phụ nữ Việt Nam trong thời gian chiến tranh.
Hầu hết họ được qua định cư ở Mỹ và nhiều người được các gia đình ở Hoa Kỳ bảo trợ.
Từ năm 2012, với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên của Father Founded, ông Reischl năm lần bay về Việt Nam, nói chuyện với các nhà báo và đăng tin nhắn tìm người trên các tờ báo địa phương.
Lời nhắn gần đây nhất viết: “Anh đang tìm kiếm em đây. Đã lâu lắm rồi. Anh không mong tìm lại em. Anh muốn em hiểu rằng anh chỉ muốn được nói chuyện lại với người đàn bà tuyệt vời anh được quen biết hồi 1969 và 1970.”
Mùa Xuân vừa qua, trong một chuyến đi do báo Washington Post bảo trợ, viết về đề tài các trẻ em lai còn sót ở Việt Nam, ông Reischl trở lại ghé thăm căn chung cư, nơi hồi xưa hai người cùng nhau ân ái trong nhiều ngày, cùng xem TV đen trắng và cùng nghe những đĩa nhạc của Beatles và Blind Faith.
Ông vẫn còn nhớ cái ngày mà người phụ nữ cho ông biết mình mới có thai.
Ông Reischl kể: “Nàng muốn tôi ở lại với nàng và sống ở Việt Nam. Nhưng bấy giờ tôi trả lời, 'Tôi không thể ở lại và sống ở đây được.' Đất nước này hoàn toàn quá xa lạ đối với tôi. Theo tôi, hồi đó tôi còn quá trẻ, quá khờ khạo.”
Ông Reischl cho những người hiện sống trong căn chung cư xem tấm ảnh của người phụ nữ trẻ mà ông chụp từ chiếc xe taxi vào ngày ông gặp nàng lần cuối. Nàng đang đứng trên ban công nhìn ông ra đi.
Không ai nhớ nàng là ai nhưng ông Reischl vẫn thề rang: “Tôi nhất quyết tìm nàng cho kỳ được.”
Hồi Tháng Chín, một người đàn bà 64 tuổi ngồi bên cạnh người chồng bệnh hoạn nằm liệt giường ở làng Mỹ Lương thuộc vùng Đồng Bằng sông Cữu Long, lấy tay nhặt cái iPad lên và bấm vào mục tin tức.
Bà lướt qua một bài viết địa phương về trẻ em bị bỏ bê trong cuộc chiến.
Xem xuống đến phần bên dưới thì bà bỗng sửng sốt khi thấy lại hình chụp của mình hồi còn trẻ, đang trong vòng tay của một người lính mặc đồ trận. Người đó là ông Reischl.
Bà Nguyễn Thị Hạnh nhớ lại: “Ngay khi vừa thấy, tôi liền hiểu ngay. Đột nhiên bao nhiêu kỷ niệm của mối tình đầu bỗng như sống lại.”
Kỷ niệm kéo về cũng gồm cả suy nghĩ về đứa con gái chung của cả hai người.
Sau khi ông Reischl ra đi, một người con gái tên Hạnh tan nát cõi lòng bỏ Sài Gòn về sống ở miền quê.
Vào ngày 18 Tháng Mười Hai, 1970, nàng hạ sinh một bé gái có đôi mắt to, da trắng, mà nàng đặt tên là Nguyễn Thanh Nguyên Thủy, mang ý nghĩa là “giọt nước mắt đầu tiên.”
Theo bà Hạnh, vì hồi đó bà sống một mình, không có gia đình nương tựa.
Cô Hạnh bấy giờ chỉ mới 19, nhờ một người bạn mang đứa bé vào gửi trong viện mồ côi, nghĩ rằng từ đó cô có thể lui tới để thăm.
Nhưng sau đó người bạn biến mất. Khi cô Hạnh tìm đến viện mồ côi thì các sơ cho biết là họ không có hồ sơ nào về đứa bé.
Cô Hạnh gia nhập quân lực Việt Nam Cộng Hòa, rồi sau khi Sài Gòn thất thủ vào Tháng Tư, 1975, nàng phải trải qua hai năm trong trại tù cải tạo của Cộng Sản.
Trong đó, nàng gặp người chồng, nay 74 tuổi và bị bại liệt sau một cơn tai biến.
Hai người có với nhau hai đứa con và nay đều khôn lớn.
Bà Hạnh cho biết, trong suốt nhiều năm trời, bà không ngừng tìm kiếm đứa con của mình cũng như không bao giờ tha thứ ông Reischl, người đã ruồng bỏ bà.
Bà nói: “Tôi vẫn còn hận ông ấy.”
Đọc được bài báo, bà Hạnh liền email cho người viết bài báo, người sau đó giúp bà liên lạc với ông Reischl ở St Cloud, Minnesota.
Từ đó họ liên lạc nhau, nào bằng text, bằng điện thoại và “chat” trên Skype.
Cuộc hội ngộ tưởng không bao giờ có thể có được, đã xảy ra hồi cuối tuần qua tại quê nhà của bà Hạnh.
“Sung sướng được gặp lại...em,” ông Reischl thốt lên khi ông mở cánh cửa và trông thấy một bà Hạnh nhỏ nhắn.
Mái tóc bà vẫn chẻ đường ngôi như hồi trước.
Ông giang rộng hai tay và bà Hạnh bỗng khóc òa.
Bà xúc động trở lại khi hai người cùng ngồi xuống để được phỏng vấn.
Người cựu chiến binh Không Quân tóc bạc phơ đặt cánh tay quanh chiếc ghế bà ngồi như thể an ủi bà, gần hơn, nhưng không quá gần.
Hai người nay quyết định cùng đi tìm đứa con gái mất tích.
Ông Reischl có mang theo một bộ đồ thử DNA, từ đó họ có thể nộp mẫu DNA của bà Hạnh cho một kho dữ liệu dành cho thân nhân muốn tìm kiếm con lai.
Không có nỗ lực này, theo họ, sự đoàn tụ của họ chưa được xem như là hoàn tất.
“Nói rằng tôi hoàn toàn vô cảm về sự kiện này thì không đúng. Nói một cách khác, tôi đang mang tâm trạng lẫn lộn. Tôi hoàn toàn sung sướng về đời sống hiện tại. Giấc mơ chưa toại nguyện duy nhất của tôi là tìm lại đứa con gái đầu đời.” (TP)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=220965&zoneid=2
Người lính Không Quân Mỹ Jim Reischl và người yêu Nguyễn Thị Hạnh ở Sài Gòn vào khoảng 1969 và 1970. (Hình: Jim Reischl/Facebook) |
Theo báo Washington Post, người cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam nay với một đầu gối bị đau khớp nặng, đã vượt 8,500 dặm để gặp lại người yêu cũ.
Ông Reischl nói: “Tôi thấy hồi hộp lắm. Suốt 45 năm qua tôi không được gặp lại nàng.”
Thế rồi có tiếng gõ cửa.
Bên kia cánh cửa là người phụ nữ mà ông đã bỏ lại sau lưng khi ông rời khỏi Sài Gòn vào một ngày Tháng Bảy, 1970.
Hồi đó người phụ nữ là một cô hầu bàn trẻ, người cho ông biết cô đang có thai với ông.
Tuy không tin lời cô nhưng từ đó ông không bao giờ không nghĩ đến cô. Giờ đây người phụ nữ sắp bước trở lại vào đời ông.
Ông Reischl, 68 tuổi, đến Việt Nam khi còn là một trung sĩ Không Quân 21 tuổi, đồn trú tại phi trường Tân Sơn Nhất.
Sau vòng công vụ dài một năm, ông trở lại Minnesota, làm chuyên viên vẽ bản đồ cho chính phủ.
Ông lập gia đình hai lần, có một người con trai, và trở bệnh do hậu quả của chất độc da cam. Tuy vậy, ông vẫn không bao giờ quên “người yêu đầu đời.”
Khoảng năm 2005, sau khi kết thúc cuộc hôn nhân thứ hai, ông Reischl bắt đầu cuộc hành trình, đi tìm lại người phụ nữ mà ông chỉ nhớ với cái tên “Linh Hoa,” mà tên này không phải là tên thật.
Ông bắt đầu tìm kiếm trên Internet, đồng thời liên lạc với Father Founded, một tổ chức giúp binh lính liên kết với những đứa con lai “Amerasian” qua phương pháp thử DNA cùng các phương tiện khác.
Có chừng 100,000 trẻ em ra đời do sự kết hợp giữa quân nhân Mỹ với phụ nữ Việt Nam trong thời gian chiến tranh.
Hầu hết họ được qua định cư ở Mỹ và nhiều người được các gia đình ở Hoa Kỳ bảo trợ.
Từ năm 2012, với sự giúp đỡ của các tình nguyện viên của Father Founded, ông Reischl năm lần bay về Việt Nam, nói chuyện với các nhà báo và đăng tin nhắn tìm người trên các tờ báo địa phương.
Lời nhắn gần đây nhất viết: “Anh đang tìm kiếm em đây. Đã lâu lắm rồi. Anh không mong tìm lại em. Anh muốn em hiểu rằng anh chỉ muốn được nói chuyện lại với người đàn bà tuyệt vời anh được quen biết hồi 1969 và 1970.”
Mùa Xuân vừa qua, trong một chuyến đi do báo Washington Post bảo trợ, viết về đề tài các trẻ em lai còn sót ở Việt Nam, ông Reischl trở lại ghé thăm căn chung cư, nơi hồi xưa hai người cùng nhau ân ái trong nhiều ngày, cùng xem TV đen trắng và cùng nghe những đĩa nhạc của Beatles và Blind Faith.
Ông vẫn còn nhớ cái ngày mà người phụ nữ cho ông biết mình mới có thai.
Ông Reischl kể: “Nàng muốn tôi ở lại với nàng và sống ở Việt Nam. Nhưng bấy giờ tôi trả lời, 'Tôi không thể ở lại và sống ở đây được.' Đất nước này hoàn toàn quá xa lạ đối với tôi. Theo tôi, hồi đó tôi còn quá trẻ, quá khờ khạo.”
Ông Reischl cho những người hiện sống trong căn chung cư xem tấm ảnh của người phụ nữ trẻ mà ông chụp từ chiếc xe taxi vào ngày ông gặp nàng lần cuối. Nàng đang đứng trên ban công nhìn ông ra đi.
Không ai nhớ nàng là ai nhưng ông Reischl vẫn thề rang: “Tôi nhất quyết tìm nàng cho kỳ được.”
Hồi Tháng Chín, một người đàn bà 64 tuổi ngồi bên cạnh người chồng bệnh hoạn nằm liệt giường ở làng Mỹ Lương thuộc vùng Đồng Bằng sông Cữu Long, lấy tay nhặt cái iPad lên và bấm vào mục tin tức.
Bà lướt qua một bài viết địa phương về trẻ em bị bỏ bê trong cuộc chiến.
Xem xuống đến phần bên dưới thì bà bỗng sửng sốt khi thấy lại hình chụp của mình hồi còn trẻ, đang trong vòng tay của một người lính mặc đồ trận. Người đó là ông Reischl.
Bà Nguyễn Thị Hạnh nhớ lại: “Ngay khi vừa thấy, tôi liền hiểu ngay. Đột nhiên bao nhiêu kỷ niệm của mối tình đầu bỗng như sống lại.”
Kỷ niệm kéo về cũng gồm cả suy nghĩ về đứa con gái chung của cả hai người.
Sau khi ông Reischl ra đi, một người con gái tên Hạnh tan nát cõi lòng bỏ Sài Gòn về sống ở miền quê.
Vào ngày 18 Tháng Mười Hai, 1970, nàng hạ sinh một bé gái có đôi mắt to, da trắng, mà nàng đặt tên là Nguyễn Thanh Nguyên Thủy, mang ý nghĩa là “giọt nước mắt đầu tiên.”
Theo bà Hạnh, vì hồi đó bà sống một mình, không có gia đình nương tựa.
ÔngJim Reischl và bà Nguyễn Thị Hạnh tại Việt Nam mới đây. (Hình: Jim Reischl/Facebook)
Cô Hạnh bấy giờ chỉ mới 19, nhờ một người bạn mang đứa bé vào gửi trong viện mồ côi, nghĩ rằng từ đó cô có thể lui tới để thăm.
Nhưng sau đó người bạn biến mất. Khi cô Hạnh tìm đến viện mồ côi thì các sơ cho biết là họ không có hồ sơ nào về đứa bé.
Cô Hạnh gia nhập quân lực Việt Nam Cộng Hòa, rồi sau khi Sài Gòn thất thủ vào Tháng Tư, 1975, nàng phải trải qua hai năm trong trại tù cải tạo của Cộng Sản.
Trong đó, nàng gặp người chồng, nay 74 tuổi và bị bại liệt sau một cơn tai biến.
Hai người có với nhau hai đứa con và nay đều khôn lớn.
Bà Hạnh cho biết, trong suốt nhiều năm trời, bà không ngừng tìm kiếm đứa con của mình cũng như không bao giờ tha thứ ông Reischl, người đã ruồng bỏ bà.
Bà nói: “Tôi vẫn còn hận ông ấy.”
Đọc được bài báo, bà Hạnh liền email cho người viết bài báo, người sau đó giúp bà liên lạc với ông Reischl ở St Cloud, Minnesota.
Từ đó họ liên lạc nhau, nào bằng text, bằng điện thoại và “chat” trên Skype.
Cuộc hội ngộ tưởng không bao giờ có thể có được, đã xảy ra hồi cuối tuần qua tại quê nhà của bà Hạnh.
“Sung sướng được gặp lại...em,” ông Reischl thốt lên khi ông mở cánh cửa và trông thấy một bà Hạnh nhỏ nhắn.
Mái tóc bà vẫn chẻ đường ngôi như hồi trước.
Ông giang rộng hai tay và bà Hạnh bỗng khóc òa.
Bà xúc động trở lại khi hai người cùng ngồi xuống để được phỏng vấn.
Người cựu chiến binh Không Quân tóc bạc phơ đặt cánh tay quanh chiếc ghế bà ngồi như thể an ủi bà, gần hơn, nhưng không quá gần.
Hai người nay quyết định cùng đi tìm đứa con gái mất tích.
Ông Reischl có mang theo một bộ đồ thử DNA, từ đó họ có thể nộp mẫu DNA của bà Hạnh cho một kho dữ liệu dành cho thân nhân muốn tìm kiếm con lai.
Không có nỗ lực này, theo họ, sự đoàn tụ của họ chưa được xem như là hoàn tất.
“Nói rằng tôi hoàn toàn vô cảm về sự kiện này thì không đúng. Nói một cách khác, tôi đang mang tâm trạng lẫn lộn. Tôi hoàn toàn sung sướng về đời sống hiện tại. Giấc mơ chưa toại nguyện duy nhất của tôi là tìm lại đứa con gái đầu đời.” (TP)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=220965&zoneid=2
Geen opmerkingen:
Een reactie posten