dinsdag 26 januari 2016

Đại hội 12 Ðảng CSVN: ‘Thái tử đảng’ thắng thế

Thứ Tư, 27/01/2016

    Tin tức / Việt Nam

    Đại hội 12: ‘Thái tử đảng’ thắng thế

    Ông Nguyễn Thanh Nghị (trái), Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là một trong 200 ủy viên trung ương mới được Đại hội đảng 12 bầu vào Ban chấp hành trung ương
    Ông Nguyễn Thanh Nghị (trái), Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là một trong 200 ủy viên trung ương mới được Đại hội đảng 12 bầu vào Ban chấp hành trung ương
    Con trai cả của ông Nguyễn Tấn Dũng mới được bầu vào cơ quan quyền lực của đảng, một ngày sau khi Thủ tướng Việt Nam chính thức rút khỏi cuộc đua giành chức tổng bí thư với ông Nguyễn Phú Trọng.
    Ông Nguyễn Thanh Nghị, Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, là một trong 200 ủy viên trung ương mới được Đại hội đảng 12 bầu vào Ban chấp hành trung ương.
    Một quan chức trẻ tuổi khác, con của cựu quan chức Việt Nam, cũng nằm trong danh sách này là ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
    Ông Nghị và ông Anh nằm trong số một loạt con cái quan chức Việt Nam “lên như diều gặp gió” thời gian qua.
    Hai cán bộ trẻ cùng 40 tuổi, mà nhiều người gọi là “thái tử đảng”, đã “gây bão” dư luận năm ngoái, sau khi “lập kỷ lục” bí thư tỉnh ủy và bí thư thành ủy trẻ tuổi nhất Việt Nam.
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không được sự ủng hộ của các đồng chí trong đảng nên có vẻ là thời gian của ông sẽ kết thúc ở đây. Chưa rõ sẽ có những xu hướng đối với chính trị Việt Nam như thế nào.
    Trong khi đó, theo các nguồn tin trong nước, đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giành số phiếu cao trên 80%.
    Cuộc bầu bán này diễn ra một ngày sau khi đại hội đảng  ở Việt Nam đồng ý cho 29 ứng viên có nguyện vọng không tái cử, trong đó có ông Nguyễn Tấn Dũng, rút khỏi đề cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12.
    Dù Thủ tướng Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về dự định sắp tới của mình, tiến sỹ Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong nhận định rằng sự nghiệp chính trị của ông Dũng coi như chấm dứt ở đây. Ông nói thêm với VOA Việt Ngữ:
    “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không được sự ủng hộ của các đồng chí trong đảng nên có vẻ là thời gian của ông sẽ kết thúc ở đây. Chưa rõ sẽ có những xu hướng đối với chính trị Việt Nam như thế nào. Trong số những người lãnh đạo, tôi chưa thấy có ai có những quan điểm rõ nét và vì thế, tôi dự đoán là sẽ không có thay đổi lớn nào đối với xu hướng của đất nước và bản chất chính trị ở Việt Nam.”
    Dù không trái với nhiều dự đoán, quyết định của Đại hội 12 đối với việc “xin rút” của ông Dũng vẫn gây ra những thất vọng đối với không ít người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam.
    Trên trang Facebook của VOA Việt Ngữ, một bạn đọc tên Xuân Hải viết: “Vẫn thích Thủ tướng lên làm Tổng bí thư. Tính miền Nam thoáng mới hy vọng có nhiều đổi mới...Hết hy vọng...”
    Người ta mong đợi ở Đại hội 12 này là bởi vì thường ở mỗi một đại hội sẽ xác định một cách rõ ràng quan điểm của đảng cầm quyền và của nhà nước đối với những vấn nạn và chủ trương giải quyết như thế nào thì thường được giải quyết trong các Đại hội đảng. Thứ hai nữa là ở mỗi một lần đại hội đảng, người ta cũng mong muốn có được những nhà lãnh đạo xứng đáng hơn, có năng lực giải quyết những khó khăn, và có năng lực tập hợp, đoàn kết dân tộc hơn.
    Trước đó, sau khi ông Dũng nằm trong số hơn 60 người được các đoàn đề cử nhân sự Ban chấp hành Trung ương khoá mới, dư luận hy vọng rằng “cuộc đối đầu” giữa ông mà nhiều nhà phân tích coi là đại diện cho phe thân Mỹ và ông Nguyễn Phú Trọng, bị coi là phe thân Trung Quốc, sẽ gay cấn đến phút chót.
    Ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho VOA Việt Ngữ biết rằng “những người hy vọng vào vị trí của ông Dũng có thể xoay chuyển được tình thế thì chắc là sẽ thất vọng, không hài lòng lắm”. Ông Hảo nói thêm:
    “Tôi nghĩ đấy là tâm lý của toàn xã hội, muốn có một sự thay đổi mạnh mẽ hơn, và đổi mới triệt để hơn để đưa Việt Nam ra khỏi khủng hoảng về mặt kinh tế và văn hóa, xã hội, cung như nhiều lĩnh vực đang có vấn đề lớn cần phải quan tâm. Trong năm vừa qua, kinh tế cũng đã khởi sắc, tuy nhiên, gốc rễ của nó, theo tôi nghĩ, còn có những nguy hiểm đợi ở phía trước. Đấy là về mặt kinh tế, còn về mặt văn hóa, giáo dục, khoa học xã hội, còn rất nhiều vấn đề. Những cái đó đi kèm theo sự đe dọa về chủ quyền, về lãnh thổ, lãnh hải từ phía Trung Quốc là một mối lo lắng của toàn dân. Người ta mong đợi ở Đại hội 12 này là bởi vì thường ở mỗi một đại hội sẽ xác định một cách rõ ràng quan điểm của đảng cầm quyền và của nhà nước đối với những vấn nạn và chủ trương giải quyết như thế nào thì thường được giải quyết trong các Đại hội đảng. Thứ hai nữa là ở mỗi một lần đại hội đảng, người ta cũng mong muốn có được những nhà lãnh đạo xứng đáng hơn, có năng lực giải quyết những khó khăn, và có năng lực tập hợp, đoàn kết dân tộc hơn.”
    Ông Hảo nói thêm rằng, vừa qua, trong số các nhà lãnh đạo, ông Dũng đã đề cập tới vấn đề chủ quyền biển đảo với Trung Quốc “một cách rõ ràng, và có vẻ mạnh mẽ nhất”.
    Tuy nhiên, theo tiến sỹ Jonathan London, thủ tướng Việt Nam cũng đã có những quyết sách mở đường cho các công ty Trung Quốc ồ ạt đổ vào chiếm các vị trí trọng yếu ở Việt Nam mà điển hình là dự án bauxite ở Tây Nguyên.
    Vẫn thích Thủ tướng lên làm Tổng bí thư. Tính miền Nam thoáng mới hy vọng có nhiều đổi mới...Hết hy vọng...
    Theo dự kiến, ngày mai, 27/1, Ban Chấp hành Trung ương khóa mới sẽ họp phiên thứ nhất và bầu chọn Bộ Chính trị và Tổng bí thư.
    Các nhà quan sát cho rằng, với số phiếu cao nhận được hôm nay, ông Nguyễn Phú Trọng gần như chắc chắn sẽ tiếp tục đảm nhiệm vị trí người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam thời gian tới.
    Ngoài ông Trọng, trong danh sách Ban chấp hành khóa XII có nhiều ủy viên Bộ Chính trị khóa XI như ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, các quan chức được cho là sẽ lên nắm các chức vụ chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội Việt Nam.

    http://www.voatiengviet.com/content/dai-hoi-muoi-hai-thai-tu-dang-thang-the/3162949.html

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten