Indonesia: Nhà nước Hồi giáo khủng bố quốc gia Hồi giáo Á Châu
Học sinh tiểu học trong cuộc tuần hành chống khủng bố ở trung tâm Jakarta, Indonesia, ngày 15/01/2016REUTERS/Darren Whiteside
Daech tấn công Indonesia, Trung Quốc trấn áp giới luật sư bảo vệ nạn nhân bị áp bức, chiến thắng được báo trước của đối lập Đài Loan, Hiệp định tự do lưu thông Schengen ở Châu Âu không chết được, băng đảng xã hội đen Phi Châu tại Đức đằng sau các vụ xâm phạm tình dục, Bruxelles tính kế duy trì hàng rào thuế quan chống Trung Quốc trợ giá hàng xuất khẩu là những chủ đề thời sự quốc tế của làng báo Paris hôm nay 15/01/2016.
Những điều lừa bịp dân Mỹ của Donald Trump, dù bị lật tẩy, tín đồ của thuyết « âm mưu » nhìn đâu cũng thấy kẻ thù vẫn tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua tranh vé ứng cử viên trong đảng Cộng hoà, tựa lớn và nhận định của Le Monde trên trang nhất. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 5,9% được nhà tỷ phú nhân lên gấp 3,5 lần. Chính phủ Obama dự kiến đón 10.000 tị nạn Syria, qua miệng ông Donald Trump, con số này lên 250.000. Có bao nhiêu dân nhập cư bất hợp pháp ? 11 triệu theo chính phủ, 33 triệu theo « thống kê » của ông Trump.
Về thời sự Châu Á , tiếng bom của khủng bố Hồi giáo tại Jakarta, thủ đô của quốc gia có đông dân nhất thế giới theo đạo Hồi vang vọng trên tất cả báo chí Pháp.
Jakarta bị thánh chiến tấn công, tựa của Le Monde. Daech tự nhận là thủ phạm, nhật báo Công giáo La Croix đưa tin. Nhà nước Hồi giáo tấn công Indonesia, bạo lực thánh chiến tràn đến quần đảo theo đạo Hồi làm 7 người chết, hơn 20 bị thương, tựa của Le Figaro kèm theo nhận định : kẻ khủng bố bắt chước các vụ tấn công tại Paris. Nhật báo cánh tả độc lập Liberation chơi chữ « Nhà nước Hồi giáo đập quốc gia Hồi giáo », đợt tấn công đầu tiên của Daech tại Indonesia. Các báo đều có cùng câu hỏi : dân Indonesia theo đạo Hồi ôn hoà, với 87% tự cho là « tân tiến ». Thế nhưng vì sao lại nổ ra những vụ tấn công thô bạo mà khởi đầu là vụ khủng bố Bali năm 2002 làm 202 nạn nhân , đa số là du khách Úc tử thương ? Libération lược thuật : hai ngày sau vụ khủng bố tại khu du lịch Istanbul, 7 quả bom nổ vang tại Jakarta đúng theo chiến thuật tấn công ở Paris ngày 13/11/2015 và không khác gì vụ tấn công ở Bombay năm 2008 với sát thủ ôm bom cảm tử và đồng lõa ria súng. Tổng hợp các phân tích và tuyên bố của nhiều viên chức an ninh và chuyên gia về khủng bố, nhật báo cánh tả Liberation nhận định : Theo Hồi giáo ôn hoà, nhưng Indonesia là một quốc gia có tín đồ đạo Hồi đông nhất địa cầu. Tuy chỉ có độ 700 thanh niên đi qua Irak và Syria đầu quân Daech, nhưng rõ ràng Indonesia là « ao nuôi cá lý tưởng », cá ở đây là thanh niên theo khủng bố, là mãnh đất mầu mỡ cho chủ thuyết cực đoan phát triển vì càng ngày càng có đông giáo sĩ từ bán đảo Ả rập về đây rao giảng giáo lý câm thù, kỳ thị tín đồ Thiên Chúa giáo. Từ thập niên 90, với những hoạt động của Al Qaida, đã phát sinh phong trào đòi thành lập Nhà nước Hồi giáo với sự hổ trợ của các mạng lưới thánh chiến Afghanistan. Từ khi Ben Laden bị diệt, tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daech lên như diều gặp gió. Từng nhóm nhỏ tranh nhau tự xưng là thành viên của Daech và tìm cách ra tay gây tiếng vang nhưng cũng có thể đây là « cá bé » của mạng lưới khủng bố bị cảnh sát phá vở một tháng trước đó, nay ra tay trả thù . Đó là lý do giải thích vụ khủng bố tại Jakarta được tổ chức « rất nghiệp dư » không tỉ mỉ chính xác như vụ 2002 ở Bali.
Cũng cùng nhận định này nhưng Le Monde nhấn mạnh đến cuộc tranh đấu của xã hội dân sự nhằm hóa giải những ý thức hệ cực đoan. Nahdlatul Umala là một trong số các tổ chức Hồi giáo ôn hoà và năng động này. Với 50 triệu thành viên, hiệp hội Nahdlatul Umala, từ năm 2015 đã tung ra một cuốn băng video trong nước và ra khắp thế giới cảnh báo giới trẻ đừng sai lầm mà đầu quân cho thánh chiến. Trong cuộn băng có một bài hát thơ do cựu Tổng thống Abdurrhaman Wahid trình bày : Lắm kẻ thuộc kinh Coran lên án những người khác là ngoại đạo nhưng họ đâu ngờ chính họ đã phản lại Allah vì trái tim và tinh thần của họ bị ô nhiểm vì chất bẩn.
Không hẹn mà nên, trên Le Monde, một bài phỏng vấn giáo sĩ viện trưởng một đền thờ Hồi giáo ở Bordeaux sau vụ một thiếu niên Ả Rập cầm dao chém một giáo sư trung học gốc Do Thái tại Marseilles . Vị giáo sĩ nhắc nhở : những thanh niên Hồi giáo này đã không biết rằng trong kinh Coran, đấng Tiên tri Mohamed đã trích lại lời nói của tổng cộng 25 vị tiên tri khác trong đó có 20 vị là người Do Thái. Trong số 20 vị Do Thái này có Abraham, Moïse và Chúa Jesus.
Tập Cận Bình đánh giới luật sư
Báo chí Pháp hôm nay cũng xúc động vì tình trạng áp bức tại Trung Quốc mà nạn nhân là giới luật sư và nhà họat động nhân quyền.
Lời hứa Thượng tôn pháp luật của ông Tập Cận Bình biến thành trò hề, đó là lời tuyên bố của một thành viên tổ chức thiện nguyện Chinese Urgent Action Working Group (Nhóm hành động khẩn cấp) mà đồng sáng lập viên người Thụy Điển Peter Dahlin bị bắt vào ngày 03/01/2016 vì các hoạt động ủng hộ tư pháp cho các luật sư Trung Quốc bị áp bức.
Chính phủ Thụy Điển, sau nhiều ngày vận động ngoại giao bất thành buộc phải làm lớn chuyện, triệu đại sứ Trung Quốc lên bộ Ngoại giao, đòi thả công dân của mình.
Theo Le Monde, Peter Dahlin, định cư tại Trung Quốc từ năm 2007, điều hành tổ chức nhân quyền do ông thành lập, đã lao vào cuộc tranh đấu bảo vệ các luật sư nạn nhân của chiến dịch trấn áp phát động vào năm 2015 với hậu quả là khoảng 130 luật sư, nhà báo và dân oan bị bắt.
Những luật sư làm nhiệm vụ bảo vệ thân chủ trong các vụ án oan sai cuối cùng bị chính quyền Trung Quốc và bộ máy báo chí nhà nước quy buộc là « băng đảng chống chế độ ». Trong số này có hai luật sư tên tuổi ở Bắc Kinh là bà Vương Vũ và chồng là Bao Long Quân đã biện hộ cho nhà trí thức Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti bị Bắc Kinh kết án tù chung thân và trong nhiều trường hợp dân oan bị áp bức khác.
Trấn áp cha mẹ chưa đủ, công an Trung Quốc còn truy bức con cái của hai luật sư nạn nhân, quản chế cậu bé 16 tuổi.
Hai thử thách chờ đợi Đài Loan sau bầu cử tổng thống 16/01/2016
Theo nhật báo kinh tế Les Echos, đảng Dân Tiến chủ trương độc lập với Hoa lục, sẽ thắng cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội Đài Loan vào thứ bảy 16/01.
Vấn đề là sau chiến thắng này, Tổng thống tương lai Thái Anh Văn sẽ làm gì ? Qua lăng kính kinh tế, nhật báo Les Echos chỉ ra hai thử thách : chấn hưng kinh tế và duy trì quan hệ tốt với Bắc Kinh để canh tân quốc gia mà thời gian được dự kiến là phải kéo dài đến 20 năm.
Theo đảng Dân Tiến, Đài Bắc sẽ tôn trọng các hiệp định mà chính quyền Quốc Dân đảng ký với Bắc Kinh về hợp tác kinh tế , thương mại nhưng tất cả đều phải qua sự kiểm sóat của quốc hội. Tổng thống tương lai, sẽ nhấn mạnh đến yếu tố dân chủ của chế độ Đài Loan và ý thức hệ khác biệt với Bắc Kinh, sẽ tìm cách giảm bớt ảnh hưởng kinh tế của Hoa lục bằng cách gia nhập Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình dương TPP.
Tổng thống tương lai Thái Anh Văn được Les Echos mô tả như là Angela Merkel, của Châu Á. Thủ tướng Đức là thần tượng của người nữ luật gia Đài Loan, học giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn và thực tiển.
Thái Anh Văn nếu đắc cử tổng thống sẽ được hai vòng nguyệt quế. Một, bà là vị nữ tổng thống đầu tiên của nền dân chủ non trẻ Đài Loan. Thứ hai là bà không thuộc hệ con dòng cháu giống như các anh thư lãnh đạo tại Châu Á khác như cựu tổng thống Philippines Cory Aquino, Aung San Suu Kyi của Miến Điện hay tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye.
Schengen không chết ?
Tương lai của Châu Âu đứng trước nhiều bất trắc. Tổng thống Hollande tung quân trên khắp mặt trận để chống khủng bố, tựa của Le Figaro. Trang trong, nhật báo cánh hữu nhấn mạnh đến các cuộc không tập của Pháp, của Tây phương dồn dập phản công Daech ở Trung Đông.
Nhật báo La Croix thì giúp độc giả tìm hiểu trước đe dọa khủng bố , liệu hiệp ước Schengen bảo đảm quyền tự do đi lại trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu có thể tồn tại hay không nhất là với sức ép của các đảng cực hữu.
Theo nhật báo công giáo, có 4 phương hướng đang đề ra nhưng hai kịch bản duy trì nguyên trạng và dứt bỏ hẵn là không thực tế. Chỉ còn hai giải pháp trung dung là loại Hy Lạp để bảo vệ biên giới Nam Âu hoặc thành lập một vùng Schengen mới, nhỏ hơn và bảo vệ biên giới tốt hơn. Tại Đức, loạt xâm hại thân thể phụ nữ Đức trong đêm giao thừa ở Cologne gây kinh hoàng cho dân địa phương là mặt trái của chính sách nhập cư đầy bao dung của Đức. Thông tín viên báo Le Monde từ Berlin cho biết hiện nay có từ 300.000 đến 400.000 di dân cư trú bất hợp pháp. Nhưng hồ sơ này chưa bao giờ được đưa ra tranh luận công khai chứng tỏ có « sự trục trặc » trong bộ máy hành chánh. Mà thành phần cư trú lậu này có tổ chức thành băng đảng xã hội đen. Đầu tháng giêng, cảnh sát nhìn nhận đang điều tra về các băng đảng Maroc và Phi Châu.
Bên cạnh hàng rào an ninh, Châu âu còn đang lo tính làm cách nào tiếp tục dựng hành rào quan thuế chống các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có trợ giá. Liên Hiệp Châu Âu từ nay đến cuối năm phải tuyên bố có nhìn nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường hay không. Đợt đàm phán về quy chế tuơng lai của Trung Quốc trong Tổ chức Thương mại Thế giới sẽ rất gai go.
Qua bài những lo ngại của Châu Âu đối với dumping Trung Quốc, Le Monde cho biết Bruxelles đang tìm cách khôn khéo duy trì hàng rào quan thuế đối với ba mặt hàng cạnh tranh của Trung Quốc đe dọa kỷ nghệ thép, đồ gốm và hóa chất ở Châu Âu. Các chốt chận ban hành năm 2001 khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới nay đã sắp hết hạn 15 năm. Tuy đau đầu nhưng vì 250.000 công ăn việc làm, Châu Âu sẽ tìm mọi cách duy trì. Bắc Kinh cũng biết và đã lên tiếng phản đối. Chờ xem hai bên sẽ xuất chiêu như thế nào trên bàn đàm phán. Bộ trưởng kinh tế Pháp Emmanuel Macron báo trước : Không có lý do gì mà Châu Âu không bảo vệ khả năng sản xuất của mình. Một trong những chốt chận của Châu Âu là dựa vào « biểu quyết của Nghị viện Châu Âu ». Ý dân là ý trời. Bắc Kinh coi chừng
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160115-indonesia-nha-nuoc-hoi-giao-khung-bo-quoc-gia-hoi-giao-a-chau
Về thời sự Châu Á , tiếng bom của khủng bố Hồi giáo tại Jakarta, thủ đô của quốc gia có đông dân nhất thế giới theo đạo Hồi vang vọng trên tất cả báo chí Pháp.
Jakarta bị thánh chiến tấn công, tựa của Le Monde. Daech tự nhận là thủ phạm, nhật báo Công giáo La Croix đưa tin. Nhà nước Hồi giáo tấn công Indonesia, bạo lực thánh chiến tràn đến quần đảo theo đạo Hồi làm 7 người chết, hơn 20 bị thương, tựa của Le Figaro kèm theo nhận định : kẻ khủng bố bắt chước các vụ tấn công tại Paris. Nhật báo cánh tả độc lập Liberation chơi chữ « Nhà nước Hồi giáo đập quốc gia Hồi giáo », đợt tấn công đầu tiên của Daech tại Indonesia. Các báo đều có cùng câu hỏi : dân Indonesia theo đạo Hồi ôn hoà, với 87% tự cho là « tân tiến ». Thế nhưng vì sao lại nổ ra những vụ tấn công thô bạo mà khởi đầu là vụ khủng bố Bali năm 2002 làm 202 nạn nhân , đa số là du khách Úc tử thương ? Libération lược thuật : hai ngày sau vụ khủng bố tại khu du lịch Istanbul, 7 quả bom nổ vang tại Jakarta đúng theo chiến thuật tấn công ở Paris ngày 13/11/2015 và không khác gì vụ tấn công ở Bombay năm 2008 với sát thủ ôm bom cảm tử và đồng lõa ria súng. Tổng hợp các phân tích và tuyên bố của nhiều viên chức an ninh và chuyên gia về khủng bố, nhật báo cánh tả Liberation nhận định : Theo Hồi giáo ôn hoà, nhưng Indonesia là một quốc gia có tín đồ đạo Hồi đông nhất địa cầu. Tuy chỉ có độ 700 thanh niên đi qua Irak và Syria đầu quân Daech, nhưng rõ ràng Indonesia là « ao nuôi cá lý tưởng », cá ở đây là thanh niên theo khủng bố, là mãnh đất mầu mỡ cho chủ thuyết cực đoan phát triển vì càng ngày càng có đông giáo sĩ từ bán đảo Ả rập về đây rao giảng giáo lý câm thù, kỳ thị tín đồ Thiên Chúa giáo. Từ thập niên 90, với những hoạt động của Al Qaida, đã phát sinh phong trào đòi thành lập Nhà nước Hồi giáo với sự hổ trợ của các mạng lưới thánh chiến Afghanistan. Từ khi Ben Laden bị diệt, tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daech lên như diều gặp gió. Từng nhóm nhỏ tranh nhau tự xưng là thành viên của Daech và tìm cách ra tay gây tiếng vang nhưng cũng có thể đây là « cá bé » của mạng lưới khủng bố bị cảnh sát phá vở một tháng trước đó, nay ra tay trả thù . Đó là lý do giải thích vụ khủng bố tại Jakarta được tổ chức « rất nghiệp dư » không tỉ mỉ chính xác như vụ 2002 ở Bali.
Cũng cùng nhận định này nhưng Le Monde nhấn mạnh đến cuộc tranh đấu của xã hội dân sự nhằm hóa giải những ý thức hệ cực đoan. Nahdlatul Umala là một trong số các tổ chức Hồi giáo ôn hoà và năng động này. Với 50 triệu thành viên, hiệp hội Nahdlatul Umala, từ năm 2015 đã tung ra một cuốn băng video trong nước và ra khắp thế giới cảnh báo giới trẻ đừng sai lầm mà đầu quân cho thánh chiến. Trong cuộn băng có một bài hát thơ do cựu Tổng thống Abdurrhaman Wahid trình bày : Lắm kẻ thuộc kinh Coran lên án những người khác là ngoại đạo nhưng họ đâu ngờ chính họ đã phản lại Allah vì trái tim và tinh thần của họ bị ô nhiểm vì chất bẩn.
Không hẹn mà nên, trên Le Monde, một bài phỏng vấn giáo sĩ viện trưởng một đền thờ Hồi giáo ở Bordeaux sau vụ một thiếu niên Ả Rập cầm dao chém một giáo sư trung học gốc Do Thái tại Marseilles . Vị giáo sĩ nhắc nhở : những thanh niên Hồi giáo này đã không biết rằng trong kinh Coran, đấng Tiên tri Mohamed đã trích lại lời nói của tổng cộng 25 vị tiên tri khác trong đó có 20 vị là người Do Thái. Trong số 20 vị Do Thái này có Abraham, Moïse và Chúa Jesus.
Tập Cận Bình đánh giới luật sư
Báo chí Pháp hôm nay cũng xúc động vì tình trạng áp bức tại Trung Quốc mà nạn nhân là giới luật sư và nhà họat động nhân quyền.
Lời hứa Thượng tôn pháp luật của ông Tập Cận Bình biến thành trò hề, đó là lời tuyên bố của một thành viên tổ chức thiện nguyện Chinese Urgent Action Working Group (Nhóm hành động khẩn cấp) mà đồng sáng lập viên người Thụy Điển Peter Dahlin bị bắt vào ngày 03/01/2016 vì các hoạt động ủng hộ tư pháp cho các luật sư Trung Quốc bị áp bức.
Chính phủ Thụy Điển, sau nhiều ngày vận động ngoại giao bất thành buộc phải làm lớn chuyện, triệu đại sứ Trung Quốc lên bộ Ngoại giao, đòi thả công dân của mình.
Theo Le Monde, Peter Dahlin, định cư tại Trung Quốc từ năm 2007, điều hành tổ chức nhân quyền do ông thành lập, đã lao vào cuộc tranh đấu bảo vệ các luật sư nạn nhân của chiến dịch trấn áp phát động vào năm 2015 với hậu quả là khoảng 130 luật sư, nhà báo và dân oan bị bắt.
Những luật sư làm nhiệm vụ bảo vệ thân chủ trong các vụ án oan sai cuối cùng bị chính quyền Trung Quốc và bộ máy báo chí nhà nước quy buộc là « băng đảng chống chế độ ». Trong số này có hai luật sư tên tuổi ở Bắc Kinh là bà Vương Vũ và chồng là Bao Long Quân đã biện hộ cho nhà trí thức Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti bị Bắc Kinh kết án tù chung thân và trong nhiều trường hợp dân oan bị áp bức khác.
Trấn áp cha mẹ chưa đủ, công an Trung Quốc còn truy bức con cái của hai luật sư nạn nhân, quản chế cậu bé 16 tuổi.
Hai thử thách chờ đợi Đài Loan sau bầu cử tổng thống 16/01/2016
Theo nhật báo kinh tế Les Echos, đảng Dân Tiến chủ trương độc lập với Hoa lục, sẽ thắng cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội Đài Loan vào thứ bảy 16/01.
Vấn đề là sau chiến thắng này, Tổng thống tương lai Thái Anh Văn sẽ làm gì ? Qua lăng kính kinh tế, nhật báo Les Echos chỉ ra hai thử thách : chấn hưng kinh tế và duy trì quan hệ tốt với Bắc Kinh để canh tân quốc gia mà thời gian được dự kiến là phải kéo dài đến 20 năm.
Theo đảng Dân Tiến, Đài Bắc sẽ tôn trọng các hiệp định mà chính quyền Quốc Dân đảng ký với Bắc Kinh về hợp tác kinh tế , thương mại nhưng tất cả đều phải qua sự kiểm sóat của quốc hội. Tổng thống tương lai, sẽ nhấn mạnh đến yếu tố dân chủ của chế độ Đài Loan và ý thức hệ khác biệt với Bắc Kinh, sẽ tìm cách giảm bớt ảnh hưởng kinh tế của Hoa lục bằng cách gia nhập Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình dương TPP.
Tổng thống tương lai Thái Anh Văn được Les Echos mô tả như là Angela Merkel, của Châu Á. Thủ tướng Đức là thần tượng của người nữ luật gia Đài Loan, học giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn và thực tiển.
Thái Anh Văn nếu đắc cử tổng thống sẽ được hai vòng nguyệt quế. Một, bà là vị nữ tổng thống đầu tiên của nền dân chủ non trẻ Đài Loan. Thứ hai là bà không thuộc hệ con dòng cháu giống như các anh thư lãnh đạo tại Châu Á khác như cựu tổng thống Philippines Cory Aquino, Aung San Suu Kyi của Miến Điện hay tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye.
Schengen không chết ?
Tương lai của Châu Âu đứng trước nhiều bất trắc. Tổng thống Hollande tung quân trên khắp mặt trận để chống khủng bố, tựa của Le Figaro. Trang trong, nhật báo cánh hữu nhấn mạnh đến các cuộc không tập của Pháp, của Tây phương dồn dập phản công Daech ở Trung Đông.
Nhật báo La Croix thì giúp độc giả tìm hiểu trước đe dọa khủng bố , liệu hiệp ước Schengen bảo đảm quyền tự do đi lại trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu có thể tồn tại hay không nhất là với sức ép của các đảng cực hữu.
Theo nhật báo công giáo, có 4 phương hướng đang đề ra nhưng hai kịch bản duy trì nguyên trạng và dứt bỏ hẵn là không thực tế. Chỉ còn hai giải pháp trung dung là loại Hy Lạp để bảo vệ biên giới Nam Âu hoặc thành lập một vùng Schengen mới, nhỏ hơn và bảo vệ biên giới tốt hơn. Tại Đức, loạt xâm hại thân thể phụ nữ Đức trong đêm giao thừa ở Cologne gây kinh hoàng cho dân địa phương là mặt trái của chính sách nhập cư đầy bao dung của Đức. Thông tín viên báo Le Monde từ Berlin cho biết hiện nay có từ 300.000 đến 400.000 di dân cư trú bất hợp pháp. Nhưng hồ sơ này chưa bao giờ được đưa ra tranh luận công khai chứng tỏ có « sự trục trặc » trong bộ máy hành chánh. Mà thành phần cư trú lậu này có tổ chức thành băng đảng xã hội đen. Đầu tháng giêng, cảnh sát nhìn nhận đang điều tra về các băng đảng Maroc và Phi Châu.
Bên cạnh hàng rào an ninh, Châu âu còn đang lo tính làm cách nào tiếp tục dựng hành rào quan thuế chống các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có trợ giá. Liên Hiệp Châu Âu từ nay đến cuối năm phải tuyên bố có nhìn nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường hay không. Đợt đàm phán về quy chế tuơng lai của Trung Quốc trong Tổ chức Thương mại Thế giới sẽ rất gai go.
Qua bài những lo ngại của Châu Âu đối với dumping Trung Quốc, Le Monde cho biết Bruxelles đang tìm cách khôn khéo duy trì hàng rào quan thuế đối với ba mặt hàng cạnh tranh của Trung Quốc đe dọa kỷ nghệ thép, đồ gốm và hóa chất ở Châu Âu. Các chốt chận ban hành năm 2001 khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới nay đã sắp hết hạn 15 năm. Tuy đau đầu nhưng vì 250.000 công ăn việc làm, Châu Âu sẽ tìm mọi cách duy trì. Bắc Kinh cũng biết và đã lên tiếng phản đối. Chờ xem hai bên sẽ xuất chiêu như thế nào trên bàn đàm phán. Bộ trưởng kinh tế Pháp Emmanuel Macron báo trước : Không có lý do gì mà Châu Âu không bảo vệ khả năng sản xuất của mình. Một trong những chốt chận của Châu Âu là dựa vào « biểu quyết của Nghị viện Châu Âu ». Ý dân là ý trời. Bắc Kinh coi chừng
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160115-indonesia-nha-nuoc-hoi-giao-khung-bo-quoc-gia-hoi-giao-a-chau
Geen opmerkingen:
Een reactie posten