Thứ sáu 28 Tháng Ba 2014
Trung Quốc, một cường quốc chưa định hình
Ảnh : Wikipedia
Từ 22/03 đến 01/04/2014, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình công du Châu Âu. Nhân dịp này, báo Le Monde ngày 27/03/2014, có bài phân tích của chuyên gia Valerie Niquet, chuyên gia Châu Á thuộc Fondation pour la recherche stratégique, Paris, nhan đề : Trung Quốc, một cường quốc chưa định hình. Sự lúng túng của Bắc Kinh trong hồ sơ Ukraina. Xin giới thiệu cùng bạn đọc
Chủ tịch Tập Cận Bình tới Châu Âu, trong tư thế tỏa ánh hào quang là Chủ tịch cường quốc thứ hai thế giới. Thế nhưng, liệu nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có thực sự được tính đến trong hàng ngũ tất cả các cường quốc hàng đầu trên thế giới hay không ?
Trung Quốc dường như có tất cả những chỉ dấu cơ bản của một cường quốc. Với nền kinh tế tăng trưởng mạnh, cho dù có bị chậm lại một cách đáng lo ngại từ hai năm qua, Trung Quốc tự hào về vị trí thứ hai của mình trên thế giới, sau khi lấy được thứ hạng này của Nhật Bản vào năm 2010. Trung Quốc cũng có các khả năng quân sự gia tăng đều đặn, với biểu tượng là có một hàng không mẫu hạm, vừa hoàn thành chuyến công tác đầu tiên ở biển Trung Hoa. Chương trình không gian đầy tham vọng của Trung Quốc trái ngược hẳn với sự èo uột của Châu Âu trong lĩnh vực này. Cuối cùng, và đó chắc chắn là thế mạnh chính của Bắc Kinh, Trung Quốc nằm trong số 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, những quốc gia này, với quyền phủ quyết của mình, chi phối các vấn đề quốc tế.
Cho dù có những biểu hiệu như vậy, nhưng trên trường quốc tế, Trung Quốc tỏ ra như một cường quốc chưa định hình. Một cường quốc rụt rè hơn là một cường quốc có trách nhiệm và đặc biệt là một cường quốc hoàn toàn chỉ chú trọng đến bản thân mình và chỉ bảo vệ các lợi ích quốc gia. Thế nhưng, đôi khi thế giới cần nghe tiếng nói của các nước khác và đòi hỏi Bắc Kinh phải dấn thân, chấp nhận những lập trường khó khăn.
Vì thế, vấn đề Ukraina đã làm rõ những hạn chế của cường quốc Trung Hoa, trong tư cách là một tác nhân quan trọng trên sân khấu quốc tế. Sau vụ Nga can thiệp vào Gruzia năm 2008, các vấn đề về Crimée đặt ra một thách thức thực sự đối với các lãnh đạo Trung Quốc, buộc họ phải có ý kiến, giữa một bên là việc thường xuyên bác bỏ quyền can thiệp, nền tảng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh và chiến lược quyến rũ của Trung Quốc tại Châu Phi, Trung Đông hoặc Châu Mỹ La tinh ; và bên kia là sự cần thiết phải giữ gìn mối quan hệ đối tác chiến lược với Matxcơva, cho dù mối quan hệ này không vững chắc như người ta tưởng.
Đối với các tân lãnh đạo Trung Quốc, được đào tạo trong Cách mạng văn hóa, thời kỳ mà tất cả lực lượng của Trung Quốc đã được huy động lên vùng biên giới phía bắc trong không khí bài Liên Xô cuồng loạn, thì giờ đây, không thể gạt bỏ mối lo ngại về nước Nga. Việc hoàn tất « giấc mơ Trung Hoa » hùng mạnh tại Châu Á, không đi ngược lại các lợi ích của Matxcơva, nhưng chắc chắn Vladimir Putin không sẵn sàng lựa chọn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, bắt đầu từ Ấn Độ, Việt Nam và thậm chí cả Nhật Bản. Và kịch bản về những căng thẳng mới với cường quốc Nga, tuy không đeo găng tay, dùng sức mạnh để áp đặt các lợi ích của mình, sẽ buộc Trung Quốc đi chệch ra khỏi mục tiêu chính của mình hiện nay là – ngoài việc tiếp tục tăng trưởng – muốn khẳng định sức mạnh của mình tại biển Trung Hoa, ở sườn phía đông và phía nam Trung Quốc.
Vả lại, nếu Trung Quốc tiếp tục coi trọng mối quan hệ đối tác với Nga, thì chính là bởi vì quan hệ đối tác này cho phép Trung Quốc mở rộng khả năng hành động đối với Hoa Kỳ và tái lập một dạng quan hệ tam giác ngược. Khác hẳn với những gì đã xẩy ra vào thời kỳ cuối chiến tranh lạnh, giờ đây, chính Matxcơva và Bắc Kinh đã về bè với nhau, nhất là trong vấn đề các giá trị phổ quát, để đối mặt với « phe phương Tây » do Washington dẫn đầu.
Trong bối cảnh đó, vấn đề Ukraina đặt Trung Quốc vào vị thế rất khó khăn. Bắc Kinh đã phát triển quan hệ hợp tác chặt chẽ với Kiev, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, và công nghệ của Ukraina, được kế thừa từ Liên Xô, thường xuyên cho phép Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tránh né được các quy định của Nga trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ quân sự. Trong các điều kiện này, khó mà không lên án. Một số người tại Trung Quốc cũng nhắc lại rằng sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức dưới sự bảo trợ của nước Liên Xô non trẻ mà vùng Ngoại Mông đã tách ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc.
Thế nhưng, vấn đề Ukraina cũng đặt ra một thách thức đối với Châu Âu và các nền dân chủ phương Tây trong quan hệ với Bắc Kinh. Thực vậy, việc lên án cuộc trưng cầu dân ý tại Crimée trùng với lập trường của chính quyền Trung Quốc, vẫn luôn luôn chống lại việc tổ chức tham khảo ý kiến người dân mà không chú ý tới tổng thể nước Trung Hoa, như trước đây là trường hợp Hồng Kông và trong tương lai, có thể là Đài Loan ; Bắc Kinh lên án trước mọi ý định đòi độc lập mà người dân bày tỏ. Do vậy, việc Trung Quốc không bỏ phiếu tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc – một sự lên án kín đáo việc Nga dùng vũ lực – không cho phép xếp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào hàng ngũ các nền dân chủ có trách nhiệm. Lại một lần nữa, các lợi ích quốc gia, chứ không phải việc tôn trọng các giá trị phổ quát, chi phối quyết định này.
Vả lại, đối với Bắc Kinh, các căng thẳng tại Ukraina, cũng như cuộc khủng hoảng Syria, cho thấy lợi ích của việc tác động đến những lựa chọn chiến lược của Hoa Kỳ, gây khó khăn hơn – hoặc ít dễ dàng để bảo vệ - cho việc Washington giảm cam kết đối với Châu Âu và Trung Đông nhằm thực hiện một sự xoay trục sang Châu Á, kìm hãm các tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.
Và trong bối cảnh có các gò bó chặt chẽ về ngân sách, vấn đề được đặt ra, đối với Hoa Kỳ và cả Châu Âu, là phải chăng các rủi ro bất ổn nghiêm trọng đến từ bán đảo Crimée hay từ những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Trung Quốc dường như có tất cả những chỉ dấu cơ bản của một cường quốc. Với nền kinh tế tăng trưởng mạnh, cho dù có bị chậm lại một cách đáng lo ngại từ hai năm qua, Trung Quốc tự hào về vị trí thứ hai của mình trên thế giới, sau khi lấy được thứ hạng này của Nhật Bản vào năm 2010. Trung Quốc cũng có các khả năng quân sự gia tăng đều đặn, với biểu tượng là có một hàng không mẫu hạm, vừa hoàn thành chuyến công tác đầu tiên ở biển Trung Hoa. Chương trình không gian đầy tham vọng của Trung Quốc trái ngược hẳn với sự èo uột của Châu Âu trong lĩnh vực này. Cuối cùng, và đó chắc chắn là thế mạnh chính của Bắc Kinh, Trung Quốc nằm trong số 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, những quốc gia này, với quyền phủ quyết của mình, chi phối các vấn đề quốc tế.
Cho dù có những biểu hiệu như vậy, nhưng trên trường quốc tế, Trung Quốc tỏ ra như một cường quốc chưa định hình. Một cường quốc rụt rè hơn là một cường quốc có trách nhiệm và đặc biệt là một cường quốc hoàn toàn chỉ chú trọng đến bản thân mình và chỉ bảo vệ các lợi ích quốc gia. Thế nhưng, đôi khi thế giới cần nghe tiếng nói của các nước khác và đòi hỏi Bắc Kinh phải dấn thân, chấp nhận những lập trường khó khăn.
Vì thế, vấn đề Ukraina đã làm rõ những hạn chế của cường quốc Trung Hoa, trong tư cách là một tác nhân quan trọng trên sân khấu quốc tế. Sau vụ Nga can thiệp vào Gruzia năm 2008, các vấn đề về Crimée đặt ra một thách thức thực sự đối với các lãnh đạo Trung Quốc, buộc họ phải có ý kiến, giữa một bên là việc thường xuyên bác bỏ quyền can thiệp, nền tảng cơ bản trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh và chiến lược quyến rũ của Trung Quốc tại Châu Phi, Trung Đông hoặc Châu Mỹ La tinh ; và bên kia là sự cần thiết phải giữ gìn mối quan hệ đối tác chiến lược với Matxcơva, cho dù mối quan hệ này không vững chắc như người ta tưởng.
Đối với các tân lãnh đạo Trung Quốc, được đào tạo trong Cách mạng văn hóa, thời kỳ mà tất cả lực lượng của Trung Quốc đã được huy động lên vùng biên giới phía bắc trong không khí bài Liên Xô cuồng loạn, thì giờ đây, không thể gạt bỏ mối lo ngại về nước Nga. Việc hoàn tất « giấc mơ Trung Hoa » hùng mạnh tại Châu Á, không đi ngược lại các lợi ích của Matxcơva, nhưng chắc chắn Vladimir Putin không sẵn sàng lựa chọn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, bắt đầu từ Ấn Độ, Việt Nam và thậm chí cả Nhật Bản. Và kịch bản về những căng thẳng mới với cường quốc Nga, tuy không đeo găng tay, dùng sức mạnh để áp đặt các lợi ích của mình, sẽ buộc Trung Quốc đi chệch ra khỏi mục tiêu chính của mình hiện nay là – ngoài việc tiếp tục tăng trưởng – muốn khẳng định sức mạnh của mình tại biển Trung Hoa, ở sườn phía đông và phía nam Trung Quốc.
Vả lại, nếu Trung Quốc tiếp tục coi trọng mối quan hệ đối tác với Nga, thì chính là bởi vì quan hệ đối tác này cho phép Trung Quốc mở rộng khả năng hành động đối với Hoa Kỳ và tái lập một dạng quan hệ tam giác ngược. Khác hẳn với những gì đã xẩy ra vào thời kỳ cuối chiến tranh lạnh, giờ đây, chính Matxcơva và Bắc Kinh đã về bè với nhau, nhất là trong vấn đề các giá trị phổ quát, để đối mặt với « phe phương Tây » do Washington dẫn đầu.
Trong bối cảnh đó, vấn đề Ukraina đặt Trung Quốc vào vị thế rất khó khăn. Bắc Kinh đã phát triển quan hệ hợp tác chặt chẽ với Kiev, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, và công nghệ của Ukraina, được kế thừa từ Liên Xô, thường xuyên cho phép Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tránh né được các quy định của Nga trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ quân sự. Trong các điều kiện này, khó mà không lên án. Một số người tại Trung Quốc cũng nhắc lại rằng sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức dưới sự bảo trợ của nước Liên Xô non trẻ mà vùng Ngoại Mông đã tách ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc.
Thế nhưng, vấn đề Ukraina cũng đặt ra một thách thức đối với Châu Âu và các nền dân chủ phương Tây trong quan hệ với Bắc Kinh. Thực vậy, việc lên án cuộc trưng cầu dân ý tại Crimée trùng với lập trường của chính quyền Trung Quốc, vẫn luôn luôn chống lại việc tổ chức tham khảo ý kiến người dân mà không chú ý tới tổng thể nước Trung Hoa, như trước đây là trường hợp Hồng Kông và trong tương lai, có thể là Đài Loan ; Bắc Kinh lên án trước mọi ý định đòi độc lập mà người dân bày tỏ. Do vậy, việc Trung Quốc không bỏ phiếu tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc – một sự lên án kín đáo việc Nga dùng vũ lực – không cho phép xếp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào hàng ngũ các nền dân chủ có trách nhiệm. Lại một lần nữa, các lợi ích quốc gia, chứ không phải việc tôn trọng các giá trị phổ quát, chi phối quyết định này.
Vả lại, đối với Bắc Kinh, các căng thẳng tại Ukraina, cũng như cuộc khủng hoảng Syria, cho thấy lợi ích của việc tác động đến những lựa chọn chiến lược của Hoa Kỳ, gây khó khăn hơn – hoặc ít dễ dàng để bảo vệ - cho việc Washington giảm cam kết đối với Châu Âu và Trung Đông nhằm thực hiện một sự xoay trục sang Châu Á, kìm hãm các tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.
Và trong bối cảnh có các gò bó chặt chẽ về ngân sách, vấn đề được đặt ra, đối với Hoa Kỳ và cả Châu Âu, là phải chăng các rủi ro bất ổn nghiêm trọng đến từ bán đảo Crimée hay từ những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten