THỨ TƯ 23 THÁNG TƯ 2014
Sởi gây tử vong ở Việt Nam : Trách nhiệm của Bộ Y tế ?
DR
Sởi – căn bệnh được coi là nằm trong tầm khống chế tại Việt Nam - đột ngột trở lại gây tử vong « bất ngờ ». Theo con số chính thức, hơn 100 trẻ chết vì sởi từ đầu năm. Dư luận bất bình với phản ứng chậm, thái độ thiếu minh bạch và độc quyền thông tin của Bộ Y tế Việt Nam. Một số luật sư, bác sĩ cho rằng có cơ sở để khởi kiện các lãnh đạo Bộ Y tế.
Theo thông tin của Bộ Y tế hôm qua 22/04/2014, được báo chí trong nước đăng tải, từ đầu năm đến nay, có hơn 3.000 trường hợp mắc sởi trong số gần 10.000 trường hợp « sốt phát ban dạng sởi », trong đó có 25 trường hợp tử vong do sởi, trong số 119 bệnh nhân tử vong có liên quan đến sởi. Hai điểm nóng của dịch là TP Hồ Chí Minh (không có ca tử vong) và nhất là Hà Nội (gần một nửa số tử vong của cả nước).
Sởi là một căn bệnh dễ lây, nhưng từ vài năm trở lại đây tại Việt Nam, căn bệnh này được coi là nằm trong tầm khống chế, với 1.048 ca nhiễm bệnh được ghi nhận năm 2013, rải khắp cả nước, và không có trường hợp tử vong nào. Ngành Y tế Việt Nam tin tưởng có thể loại trừ được bệnh sởi vào năm 2017, như cam kết với Tổ chức Y tế Thế giới.
Tuy nhiên, bước vào mùa dịch đầu 2014, riêng trong tháng đầu năm, đã có nhiều trường hợp tử vong vì sởi được thông báo, và số lượng người bị nhiễm đã tương đương với con số năm ngoái. Cho đến giữa tháng 4/2014, dịch sởi tiếp tục lan rộng, liên tục gây ra các trường hợp tử vong mới.
Nhưng, chỉ đến khi xuất hiện việc ông Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Phụ trách Y tế - sau khi đọc được thông tin trên mạng Facebook của một bác sĩ về dịch sởi đang bùng phát - quyết định đến thăm Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 15/04, thì Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế mới chính thức công bố con số 108 người chết có liên quan đến sởi từ đầu năm. Trong đó riêng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đã có 103 sinh linh giã từ cõi đời. Con số nói trên khiến công luận bàng hoàng, người dân, đặc biệt những người có con nhỏ, hết sức lo lắng, hoang mang.
Trong tình trạng bệnh dịch đang tiếp tục và thêm nhiều ca tử vong được ghi nhận, rất nhiều người hết sức bất bình trước thái độ của Bộ Y tế, tuy đã thừa nhận là đang có "dịch" và nỗ lực hơn trong các hoạt động phòng chống dịch, nhưng vẫn khăng khăng không chấp nhận chính thức « công bố dịch » theo luật định.
Cùng với việc tổng số người chết vì dịch sởi được giữ « bí mật » đến phút chót, việc Bộ Y tế vừa chấp nhận có dịch, vừa không chịu « công bố dịch » gây một tình trạng mù mờ và mâu thuẫn về thông tin, gây khó hiểu và thậm chí reo rắc nỗi hoang mang trong công luận về mức độ nghiêm trọng của dịch. Nhiều người phỏng đoán không phải chỉ hơn 100 đứa trẻ xấu số qua đời vì sởi, mà có thể có đến hàng trăm nạn nhân khác trong đợt dịch này (do tình trạng nhiều gia đình được bệnh viện cho về, hoặc tự xin về khi thấy bác sĩ bảo trẻ chỉ sống được ít giờ nữa).
Nếu như giới y khoa và những người quan tâm đều hiểu rằng việc không tiêm chủng theo quy định là một nguyên nhân căn bản khiến dịch sởi reo rắc chết chóc (gần 90% bị mắc sởi là do không tiêm chủng), thì nỗi nghi ngờ trước hết hướng về Bệnh viện Nhi Trung ương (ở Hà Nội), nơi tập trung đến hơn 90% người chết theo một số ghi nhận. Sau khi những thông tin nói trên được chính thức công bố, một số chuyên gia và nhà quản lý đồng loạt ghi nhận « lây chéo » trong bệnh viện chính là nguyên nhân trực tiếp. Tình trạng « quá tải » của bệnh viện – đặc biệt ở một bệnh viện tuyến cuối, nơi điều trị các bệnh nhân nặng nhất - được nhiều nhà quản lý, nhà chuyên môn và một bộ phận công luận lý giải như là điều kiện căn bản khiến dịch bệnh bùng phát.
Tuy nhiên, tình hình cụ thể tại chỗ chưa hẳn là như vậy. Tình trạng quá tải là chung cho nhiều bệnh viện, nhưng tại sao ổ dịch lại ở Viện Nhi Trung ương ?
Qua một số nhân chứng, với các thông tin được đăng tải trên một số mạng xã hội, cũng như nhận định của một số chuyên gia, thì chính tình trạng khám bừa, kê đơn ẩu, dịch vụ công – tư lẫn lộn trong bệnh viện, cùng thái độ coi thường sức khỏe và sinh mạng của người bệnh ở nhiều nhân viên y tế mới là những nhân tố trực tiếp đẩy các bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân tí hon, vào các tình trạng hết sức bất lợi (tham khảo bài "5 ngày con nằm viện" của FB Lan Hương Trần, hay "Nhật ký giữa tâm dịch sởi của một bà mẹ trẻ" của Nguyệt Ca...).
Không thể đánh đồng tất cả, không thể nhập làm một những y bác sĩ có tay nghề, tâm đạo, tận tụy công việc, với những con người nói trên. Dịch sởi diễn ra ròng rã nhiều tháng trời tại Viện Nhi Trung ương trong suốt hàng tháng qua dường như là phần nổi của một tảng băng chìm, kết quả của những tệ nạn trầm kha của một hệ thống y tế, dù đã và đang tiếp tục nhận được nhiều đầu tư và tin tưởng từ xã hội, nhưng không đáp lại bằng những phục vụ xứng đáng. Một ban lãnh đạo ngành y tế, sau khi đã phạm sai lầm khiến dịch bệnh bùng lên, đã không chấp nhận đối diện với sự thực, với các sai phạm, mà tiếp tục áp đặt quan điểm, bỏ qua nhiều phản hồi và đóng góp có cơ sở. Tiếp theo hàng loạt bê bối từ nhiều năm nay (đặc biệt là các ca tử vong sau khi tiêm phòng gây một tâm lý lo ngại phổ biến về chất lượng vắc xin, khiến các cha mẹ rất ngại đưa con đi tiêm chủng...), vụ Bệnh viện Nhi Trung ương biến thành « ổ dịch sởi », là giọt nước tràn ly, dường như khiến công luận không thể không đặt lại câu hỏi rằng liệu với năng lực như vậy, lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam hiện nay có còn đủ khả năng điều hành được lĩnh vực hết sức hệ trọng này ?
Để chuyển đến quý thính giả một số nhận định và đánh giá về phản ứng của ngành Y tế Việt Nam trước dịch sởi hiện nay, cũng như vấn đề trách nhiệm pháp lý của Bộ Y tế trong vấn đề công bố dịch hay không (trong hiện tại và trong thời gian từ đầu năm đến nay), và tình trạng tử vong hàng loạt do sởi tại Viện Nhi Trung ương, RFI đặt câu hỏi với Bác sĩ Trần Tuấn và Luật sư Trần Vũ Hải (Hà Nội).
Bác sĩ Trần Tuấn : Đúng là trong dư luận đang xôn xao về vấn đề có hay không việc che giấu dịch, không công bố dịch, cũng như số lượng ca tử vong, theo báo cáo của Bộ Y tế trước đó là 25 trường hợp, và sau đó khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đến Viện Nhi Trung ương, lúc đó công luận mới được biết là 108 trẻ. Tức là gấp hơn 4 lần. Sự chênh lệch đó là quá rõ ràng. Nhưng tôi cũng đặt một vấn đề khác.
Tôi nghĩ là có thể Bộ Y tế không thực sự nắm được tình hình diễn biến của dịch trên thực tế. Hay nói cách khác, hệ thống giám sát dịch tễ học, tức việc thu thập thông tin, phân tích và cập nhật thông tin hàng ngày, dường như đã không hoạt động được như thiết kế, để cung cấp thông tin cho lãnh đạo Bộ.
Vấn đề sởi, do nhiều năm tiêm chủng « tốt », không còn vấn đề y tế công cộng, có thể xẩy ra sự chủ quan. Chính sự chủ quan đã dẫn đến việc không tổ chức tốt, không giám sát thường xuyên, không đôn đốc theo dõi những trường hợp và hệ thống thông tin báo cáo, từ phía cộng đồng, cũng như từ phía bệnh viện.
Xem thêm (phần cuối bài) : "Virus sởi năm nay bình thường hay khác lạ ?" (Ý kiến một số bác sĩ, nhà quản lý)
RFI : Thưa bác sĩ, về vấn đề không có được các số liệu và thông tin kịp thời và chính xác về các số liệu tử vong tại bệnh viện Nhi Trung ương, thì ai là người chịu trách nhiệm ?
Bác sĩ Trần Tuấn : Số liệu không chính xác, rõ ràng đây là thuộc về lĩnh vực y tế dự phòng. Cơ quan cấp cao nhất là Cục y tế dự phòng. Và bộ phận tham mưu ở dưới chuyên môn theo dõi dịch, cũng như tổ chức tiêm chủng, nghiên cứu về dịch là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Tôi cho rằng đây là hai đầu mối chính, trong đó tôi nhấn mạnh vai trò của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Trong trường hợp này, nếu như tình trạng số liệu bị chênh đến như thế, có nghĩa là vai trò của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, chức năng nghiên cứu không được tốt. Một điều nữa, chúng tôi nhận thấy, để xẩy ra tình trạng nhiễm trùng chéo, lây nhiễm chéo trong bệnh viện, dẫn tới tình trạng tử vong nhiều đến như thế, thì rõ ràng bộ phận giám sát dịch đã không đặt việc thông tin về số mắc, số chết trong bệnh viện vào hệ thống giám sát theo dõi dịch của bên hệ Y học Dự phòng.
Ngoài ra, nếu nói về bên có trách nhiệm nữa, thì Bệnh viện Nhi Trung ương là nơi đầu ngành về nhi, nơi hàng ngày có hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh, thầy cô ở đấy, mà một vụ dịch sởi như thế xẩy ra, số lượng trẻ chết tăng cao như vậy lại không có các nghiên cứu được tiến hành.
Bác sĩ Trần Tuấn : Chúng ta đều biết bệnh viện là nơi tập trung các nguồn bệnh. Các bệnh nhân đã đến viện rồi thì đều là yếu, cho nên ngay trong cấu trúc vận hành đầu tiên của bệnh viện, thì một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá chất lượng bệnh viện chính là không để xẩy ra lây nhiễm chéo. Mà đối với sởi, thì vấn đề càng quan trọng, vì virus sởi đánh vào hệ thống miễn dịch, khả năng chống đỡ của cơ thể, để rồi mà, trên nền cơ thể bị suy yếu sau khi chống sởi xong, thì rất dễ bị các bệnh khác xâm nhập. Sởi là bệnh lây nhiễm bằng đường hô hấp nên lan truyền rất nhanh. Và thường là nhiễm ở trẻ nhỏ tầm 9 tháng tuổi, khi mà các cơ chế bảo vệ từ người mẹ truyền cho con bắt đầu giảm và hết hiệu lực.
RFI : Tại sao lại xẩy ra tình trạng lây chéo phổ biến như vậy và ai là người chịu trách nhiệm ?
Bác sĩ Trần Tuấn : Ta tạm gọi là tình trạng đông đúc, bên Việt Nam gọi là « quá tải » là nguyên nhân chính. Lẽ ra, theo tôi là phải, khi có dịch sởi và khi có bệnh nhân sởi vào, thì việc đầu tiên, « cảm giác lâm sàng » đầu tiên là phải làm sao cách ly đối tượng sởi này ra một khu điều trị riêng. Nếu không tổ chức ngay từ đầu một cách riêng biệt, thì ngay trên đường vào bệnh viện đã có thể gây lây nhiễm.
Phải có hai chiến lược, nếu anh tiếp nhận, phải tổ chức rất tốt sự cách ly, đồng thời phải làm sao chính việc bệnh nhân đang ốm yếu hoặc nặng, phải làm sao giảm tải được số lượng nằm bệnh viện, bằng cách cho ra sớm các trường hợp bệnh khác, hoặc tạo khu riêng, các vệ tinh để tách không cho lên Bệnh viện Nhi Trung ương...
Bác sĩ Trần Tuấn : Tôi thấy là khi cái tình hình này xẩy ra, có một khoảng trống rất rõ, thể hiện rằng bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ y tế gần như không tiếng nói trước các dịch vụ cung cấp cho họ. Trong Luật khám chữa bệnh hiện nay, trên thực tế, tiếng nói bảo vệ người sử dụng dịch vụ y tế là hầu như không có. Tổng hội y học là nơi lẽ ra đã phải thực hiện nhiệm vụ chức năng độc lập với bên Bộ Y tế, để tham gia giám sát các chức năng chuyên môn, thì hầu như cũng không làm được gì.
Chúng ta có thể thấy trong câu chuyện này, một mình Bộ Y tế, một mình ngành Y, đại diện cho bên cung cấp dịch vụ, có vị trí độc tôn. Ngay cả việc báo chí truyền thông, cũng dường như bất lực trước sự « bình tĩnh, tự tin » của Bộ Y tế.
Dường như xã hội chỉ có thể chất vấn thế thôi, chứ cũng không thể có cách nào khác. Bộ Y tế không công bố dịch, thì thôi cũng chịu. Báo con số bao nhiêu, biết bấy nhiêu. Đấy là tâm trạng hiện nay.
Và phía phản biện, thực ra cũng không có bao nhiêu (người) để phản biện phân tích về chuyên môn. Xã hội thiếu sự tham gia của bên giám sát độc lập. Cho nên, chúng ta không biết gì về tình hình (thực sự – ndr) của vụ dịch.
Về phía bệnh nhân, họ cũng không có các hội bệnh nhân để bảo vệ cho những quyền lợi của họ. Cho nên, đọc các nhật ký của các bà mẹ, có con bị sởi, có thể thấy điều đấy (sự cô độc, không nơi nương tựa, bấu víu. Có thể xem bài "5 ngày con nằm viện" của một người mẹ có con tử vong vì sởi, được lưu truyền trên mạng - ndr).
Các nhà khoa học cũng hầu như không vào cuộc. Không có những bài viết (được tiến hành độc lập – ndr) phân tích về chuyện đó. Đó là bức tranh chung.
Xem thêm (phần cuối bài) : hai nhận định khác của Bác sĩ Trần Tuấn "Lây chéo phổ biến : Hậu quả của tình trạng quá tải dài" và "Dịch vụ công - tư pha trộn làm giảm chất lượng phục vụ của y bác sĩ".
Luật sư Trần Vũ Hải : Việt Nam có luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, được ban hành năm 2007, trong đó có nói rằng «mọi dịch đều phải được công bố ». Còn quy trình công bố thế nào, thì do Thủ tướng quy định. Theo quy định của Thủ tướng, có phân ra Bộ Y tế trường hợp nào, trường nào do Ủy ban cấp tỉnh công bố.
Tuy nhiên, khi báo chí phát hiện ra bệnh sởi đã bị lây lan, rất nhiều em đã bị mắc bệnh và nhiều em chết, thì chỗ Bộ Y tế cho rằng chưa đến mức là dịch, do đó chưa cần công bố. Sau đó, họ lại cho rằng nếu có công bố, đó là việc của chính quyền địa phương, và Bộ Y tế đã hỏi chính quyền địa phương, cụ thể là Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, cho rằng không cần thiết phải công bố, hoặc công bố hay không, không quan trọng.
Vấn đề dịch, thực sự là họ (chính quyền - ndr) đã thừa nhận là có dịch. Họ công nhận dịch nhưng không công bố, nên đó là một sự mâu thuẫn lớn. Hôm qua (21/04), bà Bộ trưởng nói rằng việc không công bố cũng có những lý do, tức là nếu công bố dịch, thì phải làm một loạt các biện pháp, có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác nhau, ví dụ vấn đề các học sinh phải nghỉ, hay sợ mất khách hàng…
Theo chúng tôi, hiện nay họ đang lập luận như thế, nhưng điều căn bản là theo chúng tôi, đã có dịch, đã xác định dịch, thì phải công bố theo luật. Không thể lấy lý do khác được. Ngoài ra khi công bố dịch, sẽ áp dụng mục 3, tức là « các biện pháp chống dịch » trong đó phải thành lập một « Ban chỉ đạo chống dịch » (điều 46) và phải có những biện pháp rất nghiêm ngặt trong vấn đề chống dịch, như phải cách ly tại các bệnh viện… Ví dụ như chúng ta biết đối với dịch bệnh Sars cách đây chục năm.
Đối với bệnh viện Nhi, nếu làm được (việc công bố dịch – ndr) trước đó, thì sẽ không được tập trung các em đến đây. Do đó sẽ không có lây chéo. Tại sao họ không làm việc đó (tức công bố dịch) ? Theo chúng tôi đây là một sai lầm cố ý của Bộ Y tế và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, họ đang đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Luật sư Trần Vũ Hải : Chúng tôi cho rằng, các đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm chất vấn bà Bộ trưởng Y tế về vụ việc. Và theo tôi, vụ việc này rất nghiêm trọng. Vì hơn 100 em đã chết vì bệnh sởi. Thì phải truy ra căn nguyên, trách nhiệm của Bộ Y tế là ở đâu. Và truy căn xem số lượng tử vong cao như vậy có phải xuất phát từ chỗ không công bố dịch hay không ?
Vì bệnh viện Nhi là thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế. Nếu có bất kỳ hiện tượng bất thường nào, Bộ Y tế cũng phải nắm. Tôi nghĩ rằng trong trường hợp này, bệnh viện Nhi đầu tháng 4/2014 đã quá tải rồi, nhưng nếu làm đầy đủ, thì Bộ Y tế ngay từ tháng 3/2014 đã có những số liệu ấy rồi. Theo chúng tôi, đây là vi phạm rồi.
Tôi tin rằng, đúng ra Viện Kiểm sát tối cao có thể khởi tố một vụ án thiếu trách nhiệm, gây hiệu quả nghiêm trọng ở đây rồi. Tôi đang nghiên cứu điều đó, và chúng tôi sẽ đề nghị phải kiểm tra xem, khi xử lý những thông tin đó, Bộ Y tế đã xử lý như thế nào ? Khi giám đốc bệnh viện Nhi đã báo cáo lên đầu tháng 4, mà họ không giải quyết ngay. Vì, truyền nhiễm, truyền dịch là phải cấp báo, nhận là phải xử lý ngay. Nếu không xử lý rồi, đầu tháng 4/2014 đến ngày 14/04, thậm chí đến ngày 17/04, đã có bao nhiêu trường hợp đổ dồn vào đó, để cuối cùng lại thêm bệnh. Chúng tôi sẽ đề nghị các đại biểu Quốc hội phải chất vấn đến cùng việc này là : Có hay không việc chậm hoặc không công bố dịch, dẫn đến số lượng các cháu bị (lây và chết - ndr) tăng lên hay không ?
Bác sĩ Trần Tuấn : Tôi nghĩ như, nếu đứng về mặt khách quan mà nói, thì hoàn toàn việc đó là một đề cập lôgic, một đề cập đúng. Còn về mặt gọi là : Liệu cái đấy có thành hiện thực hay không trong điều kiện của Việt Nam này, thì đấy lại là câu hỏi thứ hai. Và chưa chừng nó lại trở thành một cái gọi là giống như trường hợp Luật sư Cù Huy Hà Vũ, trở thành một tai họa cho người đã nghĩ một cách hoàn toàn theo lôgic của một xã hội hiện đại, của một công dân trong xã hội hiện đại. Trường hợp này cũng thế thôi.
Nếu đứng về phân tích về đặc điểm vụ dịch và các căn nguyên, thì có thể thấy tỷ lệ chết cao bất thường như thế, hoàn toàn do vấn đề lây chéo trong bệnh viện. Và rõ ràng bệnh viện đã trở thành nguồn ổ lây nhiễm, hay chức năng phòng nhiễm khuẩn bệnh viện đã hoàn toàn bị tê liệt. Điều này diễn ra không phải chỉ trong một vài ngày, một vài tuần, mà nhiều tuần, nhiều tháng. Và như thế việc này có thể quy được trách nhiệm rất rõ, với rất nhiều bằng chứng có thể quy được trách nhiệm. Về mặt lôgíc mà nói hoàn toàn có thể xẩy ra việc nêu thành một vụ kiện được. Những bộ phận có liên quan, như các bài viết của tôi đã phân tích, không chỉ có… (ban lãnh đạo Bộ ?) mà toàn bộ, từ Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, đến các Viện Nhiệt đới, Viện Nhi Trung ương, Cục quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng. Tất cả đều phải chịu trách nhiệm cho những mất mát cho vụ dịch này. Nhưng tất nhiên, liệu việc thể hiện những vấn đề…, giải quyết theo chiều hướng của một xã hội hiện đại như vậy có phù hợp với Việt Nam hay không, và ai dũng cảm để đứng ra làm việc này ?
Cũng liên quan đến vấn đề trách nhiệm pháp lý của Bộ Y tế trong việc công bố hay không dịch sởi, trả lời trang mạng Trí thức trẻ, (ngày 20/04/2014), Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty luật hợp danh Hồng Bách (Hà Nội) nhận xét : do tính chất nguy hiểm của dịch sởi hiện nay, « (…) cần công bố dịch bệnh theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 và khoản 1 Điều 2 Quyết định 64/2010/QĐ-TTg". Và nếu đã đủ cơ sở cho thấy bắt buộc phải công bố dịch mà không công bố theo quy định pháp luật khiến dịch bệnh lây lan trên diện rộng, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự theo điều 186 BLHS (“hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 186 BLHS).
RFI xin cảm ơn Luật sư Trần Vũ Hải và Bác sĩ Trần Tuấn.
Tin bài liên quan
Việt Nam đối mặt với dịch sởi khiến hơn 100 người chết
Trẻ tử vong sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B : Phản ứng tại Việt Nam
‘‘Xét nghiệm máu giả" - Lỗi hệ thống
Việt Nam: Công an, Y tế, Nhà đất tham nhũng nhất
Nỗ lực cải thiện suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam
Y tế 2013 : Phòng bệnh và điều trị sớm trở thành xu thế
Sởi là một căn bệnh dễ lây, nhưng từ vài năm trở lại đây tại Việt Nam, căn bệnh này được coi là nằm trong tầm khống chế, với 1.048 ca nhiễm bệnh được ghi nhận năm 2013, rải khắp cả nước, và không có trường hợp tử vong nào. Ngành Y tế Việt Nam tin tưởng có thể loại trừ được bệnh sởi vào năm 2017, như cam kết với Tổ chức Y tế Thế giới.
Tuy nhiên, bước vào mùa dịch đầu 2014, riêng trong tháng đầu năm, đã có nhiều trường hợp tử vong vì sởi được thông báo, và số lượng người bị nhiễm đã tương đương với con số năm ngoái. Cho đến giữa tháng 4/2014, dịch sởi tiếp tục lan rộng, liên tục gây ra các trường hợp tử vong mới.
Nhưng, chỉ đến khi xuất hiện việc ông Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Phụ trách Y tế - sau khi đọc được thông tin trên mạng Facebook của một bác sĩ về dịch sởi đang bùng phát - quyết định đến thăm Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 15/04, thì Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế mới chính thức công bố con số 108 người chết có liên quan đến sởi từ đầu năm. Trong đó riêng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, đã có 103 sinh linh giã từ cõi đời. Con số nói trên khiến công luận bàng hoàng, người dân, đặc biệt những người có con nhỏ, hết sức lo lắng, hoang mang.
Trong tình trạng bệnh dịch đang tiếp tục và thêm nhiều ca tử vong được ghi nhận, rất nhiều người hết sức bất bình trước thái độ của Bộ Y tế, tuy đã thừa nhận là đang có "dịch" và nỗ lực hơn trong các hoạt động phòng chống dịch, nhưng vẫn khăng khăng không chấp nhận chính thức « công bố dịch » theo luật định.
Cùng với việc tổng số người chết vì dịch sởi được giữ « bí mật » đến phút chót, việc Bộ Y tế vừa chấp nhận có dịch, vừa không chịu « công bố dịch » gây một tình trạng mù mờ và mâu thuẫn về thông tin, gây khó hiểu và thậm chí reo rắc nỗi hoang mang trong công luận về mức độ nghiêm trọng của dịch. Nhiều người phỏng đoán không phải chỉ hơn 100 đứa trẻ xấu số qua đời vì sởi, mà có thể có đến hàng trăm nạn nhân khác trong đợt dịch này (do tình trạng nhiều gia đình được bệnh viện cho về, hoặc tự xin về khi thấy bác sĩ bảo trẻ chỉ sống được ít giờ nữa).
Nếu như giới y khoa và những người quan tâm đều hiểu rằng việc không tiêm chủng theo quy định là một nguyên nhân căn bản khiến dịch sởi reo rắc chết chóc (gần 90% bị mắc sởi là do không tiêm chủng), thì nỗi nghi ngờ trước hết hướng về Bệnh viện Nhi Trung ương (ở Hà Nội), nơi tập trung đến hơn 90% người chết theo một số ghi nhận. Sau khi những thông tin nói trên được chính thức công bố, một số chuyên gia và nhà quản lý đồng loạt ghi nhận « lây chéo » trong bệnh viện chính là nguyên nhân trực tiếp. Tình trạng « quá tải » của bệnh viện – đặc biệt ở một bệnh viện tuyến cuối, nơi điều trị các bệnh nhân nặng nhất - được nhiều nhà quản lý, nhà chuyên môn và một bộ phận công luận lý giải như là điều kiện căn bản khiến dịch bệnh bùng phát.
Tuy nhiên, tình hình cụ thể tại chỗ chưa hẳn là như vậy. Tình trạng quá tải là chung cho nhiều bệnh viện, nhưng tại sao ổ dịch lại ở Viện Nhi Trung ương ?
Qua một số nhân chứng, với các thông tin được đăng tải trên một số mạng xã hội, cũng như nhận định của một số chuyên gia, thì chính tình trạng khám bừa, kê đơn ẩu, dịch vụ công – tư lẫn lộn trong bệnh viện, cùng thái độ coi thường sức khỏe và sinh mạng của người bệnh ở nhiều nhân viên y tế mới là những nhân tố trực tiếp đẩy các bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân tí hon, vào các tình trạng hết sức bất lợi (tham khảo bài "5 ngày con nằm viện" của FB Lan Hương Trần, hay "Nhật ký giữa tâm dịch sởi của một bà mẹ trẻ" của Nguyệt Ca...).
Không thể đánh đồng tất cả, không thể nhập làm một những y bác sĩ có tay nghề, tâm đạo, tận tụy công việc, với những con người nói trên. Dịch sởi diễn ra ròng rã nhiều tháng trời tại Viện Nhi Trung ương trong suốt hàng tháng qua dường như là phần nổi của một tảng băng chìm, kết quả của những tệ nạn trầm kha của một hệ thống y tế, dù đã và đang tiếp tục nhận được nhiều đầu tư và tin tưởng từ xã hội, nhưng không đáp lại bằng những phục vụ xứng đáng. Một ban lãnh đạo ngành y tế, sau khi đã phạm sai lầm khiến dịch bệnh bùng lên, đã không chấp nhận đối diện với sự thực, với các sai phạm, mà tiếp tục áp đặt quan điểm, bỏ qua nhiều phản hồi và đóng góp có cơ sở. Tiếp theo hàng loạt bê bối từ nhiều năm nay (đặc biệt là các ca tử vong sau khi tiêm phòng gây một tâm lý lo ngại phổ biến về chất lượng vắc xin, khiến các cha mẹ rất ngại đưa con đi tiêm chủng...), vụ Bệnh viện Nhi Trung ương biến thành « ổ dịch sởi », là giọt nước tràn ly, dường như khiến công luận không thể không đặt lại câu hỏi rằng liệu với năng lực như vậy, lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam hiện nay có còn đủ khả năng điều hành được lĩnh vực hết sức hệ trọng này ?
Để chuyển đến quý thính giả một số nhận định và đánh giá về phản ứng của ngành Y tế Việt Nam trước dịch sởi hiện nay, cũng như vấn đề trách nhiệm pháp lý của Bộ Y tế trong vấn đề công bố dịch hay không (trong hiện tại và trong thời gian từ đầu năm đến nay), và tình trạng tử vong hàng loạt do sởi tại Viện Nhi Trung ương, RFI đặt câu hỏi với Bác sĩ Trần Tuấn và Luật sư Trần Vũ Hải (Hà Nội).
Hệ thống thu thập thông tin về dịch bệnh không hoạt động theo « thiết kế »
RFI : Trước hết xin Bác sĩ cho biết ghi nhận chung của Bác sĩ về tính minh bạch thông tin của lãnh đạo ngành y tế liên quan đến dịch sởi hiện nay, gây nhiều tử vong tại Việt Nam. Bác sĩ Trần Tuấn : Đúng là trong dư luận đang xôn xao về vấn đề có hay không việc che giấu dịch, không công bố dịch, cũng như số lượng ca tử vong, theo báo cáo của Bộ Y tế trước đó là 25 trường hợp, và sau đó khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đến Viện Nhi Trung ương, lúc đó công luận mới được biết là 108 trẻ. Tức là gấp hơn 4 lần. Sự chênh lệch đó là quá rõ ràng. Nhưng tôi cũng đặt một vấn đề khác.
Tôi nghĩ là có thể Bộ Y tế không thực sự nắm được tình hình diễn biến của dịch trên thực tế. Hay nói cách khác, hệ thống giám sát dịch tễ học, tức việc thu thập thông tin, phân tích và cập nhật thông tin hàng ngày, dường như đã không hoạt động được như thiết kế, để cung cấp thông tin cho lãnh đạo Bộ.
Vấn đề sởi, do nhiều năm tiêm chủng « tốt », không còn vấn đề y tế công cộng, có thể xẩy ra sự chủ quan. Chính sự chủ quan đã dẫn đến việc không tổ chức tốt, không giám sát thường xuyên, không đôn đốc theo dõi những trường hợp và hệ thống thông tin báo cáo, từ phía cộng đồng, cũng như từ phía bệnh viện.
Xem thêm (phần cuối bài) : "Virus sởi năm nay bình thường hay khác lạ ?" (Ý kiến một số bác sĩ, nhà quản lý)
RFI : Thưa bác sĩ, về vấn đề không có được các số liệu và thông tin kịp thời và chính xác về các số liệu tử vong tại bệnh viện Nhi Trung ương, thì ai là người chịu trách nhiệm ?
Bác sĩ Trần Tuấn : Số liệu không chính xác, rõ ràng đây là thuộc về lĩnh vực y tế dự phòng. Cơ quan cấp cao nhất là Cục y tế dự phòng. Và bộ phận tham mưu ở dưới chuyên môn theo dõi dịch, cũng như tổ chức tiêm chủng, nghiên cứu về dịch là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Tôi cho rằng đây là hai đầu mối chính, trong đó tôi nhấn mạnh vai trò của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Trong trường hợp này, nếu như tình trạng số liệu bị chênh đến như thế, có nghĩa là vai trò của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, chức năng nghiên cứu không được tốt. Một điều nữa, chúng tôi nhận thấy, để xẩy ra tình trạng nhiễm trùng chéo, lây nhiễm chéo trong bệnh viện, dẫn tới tình trạng tử vong nhiều đến như thế, thì rõ ràng bộ phận giám sát dịch đã không đặt việc thông tin về số mắc, số chết trong bệnh viện vào hệ thống giám sát theo dõi dịch của bên hệ Y học Dự phòng.
Ngoài ra, nếu nói về bên có trách nhiệm nữa, thì Bệnh viện Nhi Trung ương là nơi đầu ngành về nhi, nơi hàng ngày có hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh, thầy cô ở đấy, mà một vụ dịch sởi như thế xẩy ra, số lượng trẻ chết tăng cao như vậy lại không có các nghiên cứu được tiến hành.
Ai chịu trách nhiệm về việc « lây chéo » ?
RFI : Việc « lây chéo », cụ thể ở Bệnh viện Nhi Trung ương được coi là nguyên nhân trực tiếp số một gây tử vong hàng loạt, xin bác sĩ cho biết cụ thể.Bác sĩ Trần Tuấn : Chúng ta đều biết bệnh viện là nơi tập trung các nguồn bệnh. Các bệnh nhân đã đến viện rồi thì đều là yếu, cho nên ngay trong cấu trúc vận hành đầu tiên của bệnh viện, thì một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá chất lượng bệnh viện chính là không để xẩy ra lây nhiễm chéo. Mà đối với sởi, thì vấn đề càng quan trọng, vì virus sởi đánh vào hệ thống miễn dịch, khả năng chống đỡ của cơ thể, để rồi mà, trên nền cơ thể bị suy yếu sau khi chống sởi xong, thì rất dễ bị các bệnh khác xâm nhập. Sởi là bệnh lây nhiễm bằng đường hô hấp nên lan truyền rất nhanh. Và thường là nhiễm ở trẻ nhỏ tầm 9 tháng tuổi, khi mà các cơ chế bảo vệ từ người mẹ truyền cho con bắt đầu giảm và hết hiệu lực.
RFI : Tại sao lại xẩy ra tình trạng lây chéo phổ biến như vậy và ai là người chịu trách nhiệm ?
Bác sĩ Trần Tuấn : Ta tạm gọi là tình trạng đông đúc, bên Việt Nam gọi là « quá tải » là nguyên nhân chính. Lẽ ra, theo tôi là phải, khi có dịch sởi và khi có bệnh nhân sởi vào, thì việc đầu tiên, « cảm giác lâm sàng » đầu tiên là phải làm sao cách ly đối tượng sởi này ra một khu điều trị riêng. Nếu không tổ chức ngay từ đầu một cách riêng biệt, thì ngay trên đường vào bệnh viện đã có thể gây lây nhiễm.
Phải có hai chiến lược, nếu anh tiếp nhận, phải tổ chức rất tốt sự cách ly, đồng thời phải làm sao chính việc bệnh nhân đang ốm yếu hoặc nặng, phải làm sao giảm tải được số lượng nằm bệnh viện, bằng cách cho ra sớm các trường hợp bệnh khác, hoặc tạo khu riêng, các vệ tinh để tách không cho lên Bệnh viện Nhi Trung ương...
Bộ Y tế độc quyền quan điểm, bệnh nhân không hội, đoàn bảo vệ
Qua nạn dịch bệnh vượt tầm kiểm soát tại Bệnh viện Nhi Trung ương tại Hà Nội, và các phản ứng của lãnh đạo Bộ Y tế, Bác sĩ Trần Tuấn cho biết một số nhận định của ông về sự thái độ độc quyền của ngành y và thực trạng không có cơ chế bảo vệ quyền lợi cho các bệnh nhân – là nạn nhân của các đối xử tiêu cực từ phía nhân viên ngành y.Bác sĩ Trần Tuấn : Tôi thấy là khi cái tình hình này xẩy ra, có một khoảng trống rất rõ, thể hiện rằng bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ y tế gần như không tiếng nói trước các dịch vụ cung cấp cho họ. Trong Luật khám chữa bệnh hiện nay, trên thực tế, tiếng nói bảo vệ người sử dụng dịch vụ y tế là hầu như không có. Tổng hội y học là nơi lẽ ra đã phải thực hiện nhiệm vụ chức năng độc lập với bên Bộ Y tế, để tham gia giám sát các chức năng chuyên môn, thì hầu như cũng không làm được gì.
Chúng ta có thể thấy trong câu chuyện này, một mình Bộ Y tế, một mình ngành Y, đại diện cho bên cung cấp dịch vụ, có vị trí độc tôn. Ngay cả việc báo chí truyền thông, cũng dường như bất lực trước sự « bình tĩnh, tự tin » của Bộ Y tế.
Dường như xã hội chỉ có thể chất vấn thế thôi, chứ cũng không thể có cách nào khác. Bộ Y tế không công bố dịch, thì thôi cũng chịu. Báo con số bao nhiêu, biết bấy nhiêu. Đấy là tâm trạng hiện nay.
Và phía phản biện, thực ra cũng không có bao nhiêu (người) để phản biện phân tích về chuyên môn. Xã hội thiếu sự tham gia của bên giám sát độc lập. Cho nên, chúng ta không biết gì về tình hình (thực sự – ndr) của vụ dịch.
Về phía bệnh nhân, họ cũng không có các hội bệnh nhân để bảo vệ cho những quyền lợi của họ. Cho nên, đọc các nhật ký của các bà mẹ, có con bị sởi, có thể thấy điều đấy (sự cô độc, không nơi nương tựa, bấu víu. Có thể xem bài "5 ngày con nằm viện" của một người mẹ có con tử vong vì sởi, được lưu truyền trên mạng - ndr).
Các nhà khoa học cũng hầu như không vào cuộc. Không có những bài viết (được tiến hành độc lập – ndr) phân tích về chuyện đó. Đó là bức tranh chung.
Xem thêm (phần cuối bài) : hai nhận định khác của Bác sĩ Trần Tuấn "Lây chéo phổ biến : Hậu quả của tình trạng quá tải dài" và "Dịch vụ công - tư pha trộn làm giảm chất lượng phục vụ của y bác sĩ".
Nếu công bố dịch sớm, tổn thất sinh mạng có thể giảm nhiều
Cách đây một hôm, 21/04, Luật sư Trần Vũ Hải gửi kiến nghị đến Thủ tướng đề nghị kỷ luật lãnh đạo Bộ Y tế và chính quyền Hà Nội vì phát ngôn liên quan đến việc công bố dịch. Về vấn đề này, Luật sư Trần Vũ Hải cho biết :Luật sư Trần Vũ Hải : Việt Nam có luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, được ban hành năm 2007, trong đó có nói rằng «mọi dịch đều phải được công bố ». Còn quy trình công bố thế nào, thì do Thủ tướng quy định. Theo quy định của Thủ tướng, có phân ra Bộ Y tế trường hợp nào, trường nào do Ủy ban cấp tỉnh công bố.
Tuy nhiên, khi báo chí phát hiện ra bệnh sởi đã bị lây lan, rất nhiều em đã bị mắc bệnh và nhiều em chết, thì chỗ Bộ Y tế cho rằng chưa đến mức là dịch, do đó chưa cần công bố. Sau đó, họ lại cho rằng nếu có công bố, đó là việc của chính quyền địa phương, và Bộ Y tế đã hỏi chính quyền địa phương, cụ thể là Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, cho rằng không cần thiết phải công bố, hoặc công bố hay không, không quan trọng.
Vấn đề dịch, thực sự là họ (chính quyền - ndr) đã thừa nhận là có dịch. Họ công nhận dịch nhưng không công bố, nên đó là một sự mâu thuẫn lớn. Hôm qua (21/04), bà Bộ trưởng nói rằng việc không công bố cũng có những lý do, tức là nếu công bố dịch, thì phải làm một loạt các biện pháp, có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác nhau, ví dụ vấn đề các học sinh phải nghỉ, hay sợ mất khách hàng…
Theo chúng tôi, hiện nay họ đang lập luận như thế, nhưng điều căn bản là theo chúng tôi, đã có dịch, đã xác định dịch, thì phải công bố theo luật. Không thể lấy lý do khác được. Ngoài ra khi công bố dịch, sẽ áp dụng mục 3, tức là « các biện pháp chống dịch » trong đó phải thành lập một « Ban chỉ đạo chống dịch » (điều 46) và phải có những biện pháp rất nghiêm ngặt trong vấn đề chống dịch, như phải cách ly tại các bệnh viện… Ví dụ như chúng ta biết đối với dịch bệnh Sars cách đây chục năm.
Đối với bệnh viện Nhi, nếu làm được (việc công bố dịch – ndr) trước đó, thì sẽ không được tập trung các em đến đây. Do đó sẽ không có lây chéo. Tại sao họ không làm việc đó (tức công bố dịch) ? Theo chúng tôi đây là một sai lầm cố ý của Bộ Y tế và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, họ đang đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Vụ việc rất nghiêm trọng cần được các đại biểu Quốc hội lên tiếng
Về trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc dịch bệnh xẩy ra không kiểm soát được tại Viện Nhi Trung ương, gây tử vong nặng nề,Luật sư Trần Vũ Hải : Chúng tôi cho rằng, các đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm chất vấn bà Bộ trưởng Y tế về vụ việc. Và theo tôi, vụ việc này rất nghiêm trọng. Vì hơn 100 em đã chết vì bệnh sởi. Thì phải truy ra căn nguyên, trách nhiệm của Bộ Y tế là ở đâu. Và truy căn xem số lượng tử vong cao như vậy có phải xuất phát từ chỗ không công bố dịch hay không ?
Vì bệnh viện Nhi là thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế. Nếu có bất kỳ hiện tượng bất thường nào, Bộ Y tế cũng phải nắm. Tôi nghĩ rằng trong trường hợp này, bệnh viện Nhi đầu tháng 4/2014 đã quá tải rồi, nhưng nếu làm đầy đủ, thì Bộ Y tế ngay từ tháng 3/2014 đã có những số liệu ấy rồi. Theo chúng tôi, đây là vi phạm rồi.
Tôi tin rằng, đúng ra Viện Kiểm sát tối cao có thể khởi tố một vụ án thiếu trách nhiệm, gây hiệu quả nghiêm trọng ở đây rồi. Tôi đang nghiên cứu điều đó, và chúng tôi sẽ đề nghị phải kiểm tra xem, khi xử lý những thông tin đó, Bộ Y tế đã xử lý như thế nào ? Khi giám đốc bệnh viện Nhi đã báo cáo lên đầu tháng 4, mà họ không giải quyết ngay. Vì, truyền nhiễm, truyền dịch là phải cấp báo, nhận là phải xử lý ngay. Nếu không xử lý rồi, đầu tháng 4/2014 đến ngày 14/04, thậm chí đến ngày 17/04, đã có bao nhiêu trường hợp đổ dồn vào đó, để cuối cùng lại thêm bệnh. Chúng tôi sẽ đề nghị các đại biểu Quốc hội phải chất vấn đến cùng việc này là : Có hay không việc chậm hoặc không công bố dịch, dẫn đến số lượng các cháu bị (lây và chết - ndr) tăng lên hay không ?
Có bằng chứng để khởi kiện các lãnh đạo ngành Y
Về khả năng khởi kiện lãnh đạo các cơ quan quản lý ngành y về các hậu quả nghiêm trọng trong vụ dịch này, Bác sĩ Trần Tuấn chia sẻ quan điểm.Bác sĩ Trần Tuấn : Tôi nghĩ như, nếu đứng về mặt khách quan mà nói, thì hoàn toàn việc đó là một đề cập lôgic, một đề cập đúng. Còn về mặt gọi là : Liệu cái đấy có thành hiện thực hay không trong điều kiện của Việt Nam này, thì đấy lại là câu hỏi thứ hai. Và chưa chừng nó lại trở thành một cái gọi là giống như trường hợp Luật sư Cù Huy Hà Vũ, trở thành một tai họa cho người đã nghĩ một cách hoàn toàn theo lôgic của một xã hội hiện đại, của một công dân trong xã hội hiện đại. Trường hợp này cũng thế thôi.
Nếu đứng về phân tích về đặc điểm vụ dịch và các căn nguyên, thì có thể thấy tỷ lệ chết cao bất thường như thế, hoàn toàn do vấn đề lây chéo trong bệnh viện. Và rõ ràng bệnh viện đã trở thành nguồn ổ lây nhiễm, hay chức năng phòng nhiễm khuẩn bệnh viện đã hoàn toàn bị tê liệt. Điều này diễn ra không phải chỉ trong một vài ngày, một vài tuần, mà nhiều tuần, nhiều tháng. Và như thế việc này có thể quy được trách nhiệm rất rõ, với rất nhiều bằng chứng có thể quy được trách nhiệm. Về mặt lôgíc mà nói hoàn toàn có thể xẩy ra việc nêu thành một vụ kiện được. Những bộ phận có liên quan, như các bài viết của tôi đã phân tích, không chỉ có… (ban lãnh đạo Bộ ?) mà toàn bộ, từ Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, đến các Viện Nhiệt đới, Viện Nhi Trung ương, Cục quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng. Tất cả đều phải chịu trách nhiệm cho những mất mát cho vụ dịch này. Nhưng tất nhiên, liệu việc thể hiện những vấn đề…, giải quyết theo chiều hướng của một xã hội hiện đại như vậy có phù hợp với Việt Nam hay không, và ai dũng cảm để đứng ra làm việc này ?
Cũng liên quan đến vấn đề trách nhiệm pháp lý của Bộ Y tế trong việc công bố hay không dịch sởi, trả lời trang mạng Trí thức trẻ, (ngày 20/04/2014), Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty luật hợp danh Hồng Bách (Hà Nội) nhận xét : do tính chất nguy hiểm của dịch sởi hiện nay, « (…) cần công bố dịch bệnh theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 và khoản 1 Điều 2 Quyết định 64/2010/QĐ-TTg". Và nếu đã đủ cơ sở cho thấy bắt buộc phải công bố dịch mà không công bố theo quy định pháp luật khiến dịch bệnh lây lan trên diện rộng, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự theo điều 186 BLHS (“hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 186 BLHS).
RFI xin cảm ơn Luật sư Trần Vũ Hải và Bác sĩ Trần Tuấn.
Chống dịch Sởi : Ai lẩn tránh trách nhiệm ?
... Ngày 3/4 : Bệnh viện Nhi Trung ương kêu gọi sự hỗ trợ của Bộ Y tế. Ngày 4/4 : Ông Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, khắng định hơn 40 năm qua chưa năm nào dịch sởi diễn biến nặng và bất thường như năm nay. Ngày 8/4 : Bộ Y tế khẳng định dịch sởi diễn biến bình thường và đang giảm. Giám đốc Bệnh Viện Nhi Trung ương Lê Thanh Hải thông báo tỷ lệ bệnh nhân tăng 30% (10.000 ca, trong đó 50% là bệnh nhân đường hô hấp, sởi). Cục Y tế Dự phòng ra văn bản khẳng định Bộ Y tế chưa phát hiện thấy có sự biến đổi về gen và các tuýp virus sởi lưu hành tại Việt Nam, không có thay đổi về độc lực của các chủng virus sởi. Ngày 14/4 : Ông Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, đề nghị Bộ Y tế công bố dịch (thông qua báo chí). Ngày 15/4 : Ông Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Phụ trách Y tế, xuống thị sát tình hình dịch sởi tại Viện Nhi Trung ương, sau khi nhận được tin từ mạng xã hội Facebook. Phó Thủ tướng Phụ trách Y tế yêu cầu Bộ Y tế « khẩn trương tìm biện pháp khống chế và cân nhắc công bố dịch sởi nếu thực sự cần thiết » (theo Vnexpress.net, ngày 15/04). Ngày 16/4 : Về dịch sởi đang diễn ra bất thường tại Việt Nam, ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế (WHO) thế giới tại Việt Nam khuyến nghị Bộ Y tế nên đặt tình trạng sởi hiện nay vào tình huống « khẩn cấp và nghiêm trọng », và cần nỗ lực hết sức để kiểm soát được tình trạng này. Trong cuộc họp với Bộ Y tế, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói xin ý kiến chính quyền Hà Nội về công bố dịch (điểm a, khoản 1, điều 38 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế - ndr). Trong cuộc họp Ủy ban Nhân dân Hà Nội, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc nhắc lại lời của Phó Thủ tướng Phụ trách Y tế đã chỉ đạo Bộ Y tế dù "không công bố dịch nhưng phải triển khai các biện pháp phòng chống dịch sởi như đang có dịch". Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Công điện hỏa tốc « Về việc phòng, chống dịch sởi » đến các tỉnh, Bộ Y tế, Bộ Thông tin truyền thông…. Lần đầu tiên, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát dịch sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ngày 17/4 : Lần đầu tiên Bộ trưởng Y tế họp với Bệnh viện Nhi Trung ương về tình hình điều trị sởi. Ngày 18/4 : Bộ trưởng Bộ Y tế ký Công văn hoả tốc gửi Chủ tịch UBND 14 tỉnh thành phố đề nghị triển khai các biện pháp quyết liệt khống chế dịch sởi và báo cáo tình hình hàng ngày. Bộ Y tế tổ chức họp báo công bố « có dịch sởi ». Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long một mặt tuyên bố có dịch sởi ở Việt Nam, mặt khác không chấp nhận « công bố dịch » (theo luật) mà chỉ « thông báo dịch ». (Báo "Đời sống Pháp luật" có bài bình luận "Không công bố dịch sởi : Cái lưỡi không xương...". Bài đã bị rút khỏi trang mạng của báo này, nhưng được một số trang cá nhân khác đăng lại). Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sởi mới cập nhật, để điều trị cho nhóm trẻ mắc sởi nặng và trẻ dưới 9 tháng tuổi. Ngày 21/04 : Bộ trưởng Y tế khẳng định Hà Nội không công bố dịch là « phù hợp ». Báo chí trong nước bình luận : Nói chuyện tại bệnh viện Bạch Mai, Bộ trưởng Y tế khẳng định 4 nguyên nhân dịch sởi bùng phát, trong đó 3 nguyên nhân « do dân » (Thứ nhất là các cháu bé không được tiêm vaccine. Thứ hai là bố mẹ các cháu đưa con đổ dồn đến tuyến trung ương dẫn đến quá tải. Thứ ba là bệnh nhi dồn một chỗ quá đông, gây lây nhiễm chéo), và một nguyên nhân do thời tiết… (Bài "Dịch sởi giết 112 bé không phải tại Bộ Y tế mà... tại dân?" trên trang "Người đưa tin", ngày 23/04). Ngày 23/4 : Họp khẩn về hoạt động chống dịch sởi, Thủ tướng phê phán Bộ Y tế không theo dõi tình hình dịch bệnh « kịp thời, đúng mức, trọng tâm, trọng điểm, hiệu lực và hiệu quả », và « tuyên truyền » không tốt khiến dịch bùng phát lớn. ...
(Tổng hợp thông tin từ các báo trong nước)
|
Tin bài liên quan
Việt Nam đối mặt với dịch sởi khiến hơn 100 người chết
Trẻ tử vong sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B : Phản ứng tại Việt Nam
‘‘Xét nghiệm máu giả" - Lỗi hệ thống
Việt Nam: Công an, Y tế, Nhà đất tham nhũng nhất
Nỗ lực cải thiện suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam
Y tế 2013 : Phòng bệnh và điều trị sớm trở thành xu thế
Virus sởi năm nay bình thường hay khác lạ ?
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) : có nhiều điểm lạ trong dịch sởi năm nay. Đến nay, khoa tiếp nhận hơn 160 ca sởi, trong đó 8 ca đã tử vong. Từ đầu dịch, khoa liên tiếp nhận 3 ca sởi có diễn biến chỉ trong một ngày đã suy hô hấp rất nặng (1 ca tử vong). Các xét nghiệm chỉ tìm thấy sự hiện diện của virus sởi mà không có các tác nhân khác. Theo phó giáo sư Dũng, điều rất lạ là virus sởi tấn công thẳng vào phổi, gây viêm phổi, suy hô hấp; trong khi thông thường phải sau khi sởi ban, trẻ mới bị các biến chứng viêm phổi. Cả 4 ca mắc sởi với bệnh trạng tương tự như vậy đều tử vong trong vòng 3-4 ngày đầu của bệnh. (Theo bài « Nhiều ca sởi diễn biến lạ », Vnexpress.net, ngày 22/04/2014). Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng : Theo các chuyên gia virus học cho thấy, các chủng virus sởi ở Việt Nam chưa có sự biến đổi gen một cách khác biệt so với sự lưu hành của các chủng virus trong khu vực, cũng không có sự gia tăng về độc lực. Thời gian qua, việc xuất hiện, sự gia tăng bệnh sởi và một số ổ dịch chỉ với quy mô nhỏ, tập trung hoặc rải rác. Theo nhận định, dịch bệnh xuất hiện năm nay là do tính chất chu kỳ dịch xuất hiện sau 4-5 năm, kể từ vụ dịch 2009-2010. Nguyên nhân là do quá trình dồn lại những trường hợp trẻ em không được tiêm chủng, hoặc có tiêm chủng nhưng không tạo được miễn dịch qua các năm và bị mắc bệnh. Điều này phù hợp với diễn biến dịch sởi trên thế giới và khu vực của các nước triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng vaccin sởi cho trẻ em. Qua thống kê báo cáo, chúng tôi thấy các trường hợp mắc sởi năm nay vẫn thấp hơn so với số người mắc sởi năm 2009-2010. (Theo bài « Chưa công bố dịch sởi vì vẫn trong tầm kiểm soát », Báo CAND, 13/04/2014). Ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương : sự trở lại của đợt dịch sởi không có gì bất thường bởi theo chu kỳ cứ 3-5 năm, dịch lại bùng phát. Năm 2006 cũng xảy ra một đợt dịch sởi với 3.000 trẻ mắc, năm 2009-2010 tiếp tục xảy ra dịch với 7.500 ca trên cả nước, trong đó dịch tập trung ở các tỉnh phía Nam. Đây cũng là năm có số mắc lớn nhất trong vòng 10 năm qua. (Theo bài "Dịch sởi diễn biến khó lường", Cổng thông tin sức khỏe và khám chữa bệnh trực tuyến, ngày 10/02/2014). |
Lây chéo phổ biến : Hậu quả của tình trạng quá tải trong thời gian dài
Tình trạng quá tải bệnh viện diễn ra nhiều năm rồi, các y bác sĩ cũng đã kêu nhiều rồi, các nhà lãnh đạo đã kêu nhiều rồi, nhưng anh ( ?) vẫn để tình trạng như thế. Nên nó sẽ xẩy ra một tình trạng mà biết là bất hợp lý, nhưng thành thói quen. Cho nên, những trường hợp sốt khác, chưa chẩn đoán được, cũng vẫn đưa vào. Xác suất lây cao như thế cũng vẫn đưa vào thường xuyên như vậy, bắt buộc phải nằm chung như vậy. Như vậy, thêm một trường hợp đang nghi ngờ sởi, thì họ vẫn đưa vào theo cách như vậy thôi, vì không còn cách nào khác. Điều kiện làm việc không được giải quyết theo yêu cầu chuyên môn của việc chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện đã xẩy ra từ lâu rồi. Anh càng để lâu bao nhiêu, thì thói quen làm việc của bác sĩ cũng bị biến đổi cho phù hợp với môi trường đó, và làm cho người ta không còn nghĩ đến các nguyên tắc của vấn đề phòng chống lây nhiễm (chéo). Cho nên việc xẩy ra với sởi là đương nhiên. Vì sởi là quá dễ nhận biết, và dẫn đến chết người như vậy, người ta mới tỉnh ngộ ra là quá tải dẫn đến hậu quả như vậy, trong khi còn nhiều trường hợp nhiễm trùng khác cũng có rất nhiều khả năng xẩy ra. Dịch vụ công – tư pha trộn làm giảm chất lượng phục vụ của y bác sĩ Rõ ràng trong điều kiện hiện nay, chúng tôi nhận thấy những người bác sĩ lâm sàng, họ thực sự đang rất khó khăn, nhất là khi ở một bệnh viện tuyến cuối quá tải như vậy. Thứ hai là, về mặt điều kiện làm việc của họ, chẳng hạn như chế độ lương bổng rất thấp, và chắc chắn không đủ với điều kiện sống thực tế của họ. Việc cho phép các bệnh viện mở ra các dịch vụ, như « dịch vụ tự nguyện » chẳng hạn, các khu tự nguyện (bệnh nhân tới đóng tiền để khám), hoặc cho bác sĩ làm tư ngoài giờ… nhằm cố gắng giải quyết vấn đề thu nhập của người bác sĩ. Chuyện này thực ra là làm cho sự vận hành một hệ thống y tế công trở nên phức tạp, cụ thể là bệnh viện công. Nếu người bác sĩ, sau 8 tiếng làm việc ở bệnh viện, rồi lại về làm dịch vụ tư để đảm bảo đời sống, chắc chắn với thời gian sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của chính bác sĩ. Rồi việc cung cấp những dịch vụ tư và công cùng tồn tại trong bệnh viện cũng dẫn đến các mâu thuẫn về lợi ích…
(Một số nhận xét của Bác sĩ Trần Tuấn)
|
TỪ KHÓA : CỘNG ĐỒNG - DỊCH BỆNH - KHOA HỌC - TẠP CHÍ - TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI - OMS - WHO - VIỆT NAM - XÃ HỘI
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140423-soi-gay-tu-vong-nang-ne-o-viet-nam-trach-nhiem-cua-bo-y-te-0
Geen opmerkingen:
Een reactie posten