Thứ năm 03 Tháng Tư 2014
Nhật sẽ tuân thủ lệnh cấm săn cá voi của Tòa án quốc tế
Nhật Bản là quốc gia săn bắt cá voi nhiều nhất.
REUTERS/Issei Kato
Ngay sau khi Tòa án công lý quốc tế có trụ sở tại La Haye ra phán quyết buộc Nhật Bản phải đình chỉ việc săn bắt cá voi tại vùng biển Nam Cực, ngày 31/03/2014, Tokyo tuyên bố sẽ tôn trọng quyết định này.
Người đứng đầu của phái đoàn Nhật Bản tại Tòa án công lý quốc tế (CIJ) Koji Tsuruoka khẳng định với báo giới, mặc dù « thất vọng sâu sắc », Nhật Bản đã thông báo, « với tư cách quốc gia tôn trọng nền pháp quyền (…) và các thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Nhật Bản sẽ tôn trọng phán quyết của Tòa án ».
Ngày 31/03, chủ tọa Tòa án công lý quốc tế, thẩm phán Peter Tomka, tuyên bố : « Chính quyền Nhật Bản phải thu hồi lại tất cả các giấy phép (đánh bắt cá voi), đã được cấp trong khuôn khổ của chương trình nghiên cứu Jarpa II và không được phép cấp thêm giấy phép nào nhân danh chương trình này ».
Nguyên đơn của vụ kiện Nhật Bản ra trước Tòa án quốc tế là chính quyền Úc. Kể từ năm 2010, Canberra đã khởi sự vụ kiện tố cáo Nhật Bản lợi dụng vỏ bọc nghiên cứu khoa học để săn bắt cá voi thương mại trên quy mô lớn. Như vậy, Tòa án La Haye đã công nhận lẽ phải thuộc về Úc. Hội đồng xét xử CIJ cũng nhấn mạnh chương trình của Nhật Bản « không minh bạch » trong việc đòi hỏi săn bắt một số lượng cá voi khổng lồ.
Theo Úc, kể từ năm 1987 đến 2009, Nhật Bản đã săn bắt hơn 10.000 cá voi. Tokyo thừa nhận, thịt cá voi săn bắt được, với lý do làm nghiên cứu khoa học, đều được đưa ra thị trường. Các hiệp hội bảo vệ môi trường, như Sea Shepherd, theo dõi sát cuộc tranh luận trước Tòa án công lý quốc tế trong vụ kiện này.
Hiệp hội Sea Shepherd nổi tiếng với các cuộc tấn công trực diện nhằm ngăn chặn các tàu chuyên săn cá voi Nhật Bản. Tháng 4/2013, Nhật Bản công nhận là số lượng cá voi săn được ở Nam Cực trong mùa săn 2012-2013 giảm đến mức thấp nhất do các chiến dịch tấn công liên tục của giới bảo vệ sinh thái.
Các nhà bảo vệ môi trường lo ngại cá voi – động vật có vai trò rất quan trọng đối với sự cân bằng của các hệ sinh thái - có nguy cơ tuyệt chủng do các hoạt động săn bắt quy mô lớn và do đại dương bị ô nhiễm nặng nề.
Ngày 31/03, chủ tọa Tòa án công lý quốc tế, thẩm phán Peter Tomka, tuyên bố : « Chính quyền Nhật Bản phải thu hồi lại tất cả các giấy phép (đánh bắt cá voi), đã được cấp trong khuôn khổ của chương trình nghiên cứu Jarpa II và không được phép cấp thêm giấy phép nào nhân danh chương trình này ».
Nguyên đơn của vụ kiện Nhật Bản ra trước Tòa án quốc tế là chính quyền Úc. Kể từ năm 2010, Canberra đã khởi sự vụ kiện tố cáo Nhật Bản lợi dụng vỏ bọc nghiên cứu khoa học để săn bắt cá voi thương mại trên quy mô lớn. Như vậy, Tòa án La Haye đã công nhận lẽ phải thuộc về Úc. Hội đồng xét xử CIJ cũng nhấn mạnh chương trình của Nhật Bản « không minh bạch » trong việc đòi hỏi săn bắt một số lượng cá voi khổng lồ.
Theo Úc, kể từ năm 1987 đến 2009, Nhật Bản đã săn bắt hơn 10.000 cá voi. Tokyo thừa nhận, thịt cá voi săn bắt được, với lý do làm nghiên cứu khoa học, đều được đưa ra thị trường. Các hiệp hội bảo vệ môi trường, như Sea Shepherd, theo dõi sát cuộc tranh luận trước Tòa án công lý quốc tế trong vụ kiện này.
Hiệp hội Sea Shepherd nổi tiếng với các cuộc tấn công trực diện nhằm ngăn chặn các tàu chuyên săn cá voi Nhật Bản. Tháng 4/2013, Nhật Bản công nhận là số lượng cá voi săn được ở Nam Cực trong mùa săn 2012-2013 giảm đến mức thấp nhất do các chiến dịch tấn công liên tục của giới bảo vệ sinh thái.
Các nhà bảo vệ môi trường lo ngại cá voi – động vật có vai trò rất quan trọng đối với sự cân bằng của các hệ sinh thái - có nguy cơ tuyệt chủng do các hoạt động săn bắt quy mô lớn và do đại dương bị ô nhiễm nặng nề.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten