Sau tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản đang phải trở lại thời kỳ lệ thuộc nặng nề vào năng lượng hóa thạch mà Nhật Bản không có và phải nhập khẩu hầu như toàn bộ năng lượng cần thiết. Đây là một gánh nặng to lớn cho một nền kinh tế đang trên đà hồi phục.
Khí mêtan hyđrat – đôi khi được gọi là còn gọi là ‘nước đá cháy’ hay ‘băng cháy’ - là một dạng khí mêtan bị kẹt trong một cấu trúc tinh thể nước, tạo thành một chất rắn tựa như băng, ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, và phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương.
Loại khí này đã được phát hiện ở nhiều vùng chung quanh Nhật Bản, nhưng nguồn năng lượng này đến nay vẫn không được khai thác do những nguyên nhân vừa kỹ thuật, vừa kinh tế.
Tuy nhiên, sau thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima vào tháng 3 năm 2011, hầu như đánh gục ngành điện nguyên tử tại Nhật, buộc nước này phải cấp tốc nhập khẩu năng lượng hóa thạch như đầu hỏa và khí đốt thiên nhiên từ nước ngoài, Bộ Công nghiệp Nhật (Meti) đã nghĩ đến việc khai thác nguồn khí metan hydrat tiềm tàng của mình.
Một cuộc thăm dò đầu tiên đã được thực hiện vào tháng 6/2013 ở Biển Nhật Bản nhằm ước tính khối lượng khi metan nằm dưới đáy biển. Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu tư nhân cũng nhập cuộc, thậm chí còn đi trước chính phủ một bước khi tiến hành công việc vẽ bản đồ những nơi có mỏ khí metan.
Cuộc thăm dò bắt đầu hôm 15/04 là bước tiếp theo, kết hợp một viện nghiên cứu khoa học quốc gia AIST, và các chuyên gia thuộc trường Đại học tư Meiji. Ngoài ra, từ đầu tháng 6 đến đầu tháng 7/2014, một chiến dịch thu thập mẫu cũng được dự kiến.
Những cuộc thăm dò kể trên nằm trong một kế hoạch rộng lớn hơn của Nhật Bản nhằm khai thác nguồn khí metan được dự kiến là sẽ chỉ thực hiện được sau năm 2020 mà thôi. Lý do, theo các chuyên gia được AFP trích dẫn, đó là vì Nhật Bản – dù là nước tiên tiến nhất trong lãnh vực này – nhưng cũng phải mất nhiều năm đề hoàn thiện công nghệ, kỹ thuật khai thác, cũng như nghiên cứu cách giảm chi phí vốn rất to lớn vì phải lấy khí từ dưới đáy biển khơi.
Hồi tháng 3 / 2013, giới nghiên cứu Nhật lần đầu tiên trên thế giới đã trích được khí metan được từ đáy biển, cách bán đảoAtsumi miền Trung Nam nước Nhật 80 cây số, ngay tại Thái Bình Dương. Trước đó vài năm, Canada cũng đã thử nghiệm cách trích xuất khí mêtan hydrat trên đất liền.
Trong lúc phải đối đầu với khó khăn năng lượng, Nhật Bản được cho là có thể đang ngồi trên ‘một núi vàng ‘ năng lượng : Vùng đáy biển ngoài khơi lãnh hải phía Nhật Bản chạy dài từ Shizuoka đến Wakayama, được xác định là có trữ lượng khí metan tương ứng với 10 năm nhu cầu về khí đốt của Nhật.
Tuy nhiên, theo giới nghiên cứu, trữ lượng ở đây không bằng ở vùng đang có cuộc thăm dò ở Biển Nhật Bản.
Tìm hiểu nguồn khí metan dồi dào chung quanh Nhật Bản, bà Chiharu Aoyama, một chuyên gia độc lập về các nguồn năng lượng, giải thích là loại khí này đặc biệt tập trung ở những nơi có độ động đất cao. Nhật Bản lại nằm ở nơi tiếp giáp 4 mảng kiến tạo của vỏ trái đất, cho nên hiện là nước phải chịu nạn động đất nhiều nhất hành tinh. 20% các vụ động đất hàng năm trên thế giới là xẩy ra tại Nhật.
Theo một số ước tính, Nhật Bản có thể sở hữu tổng cộng một lượng khí metan hydrat tương đương với một thế kỷ tiêu thụ - hay hơn nữa. Đây quả là một triển vọng rất tươi sáng vào lúc xứ Hoa anh đào hiện phải lệ thuộc vào năng lượng ngoại nhập, chiếm hơn 90% năng lượng tiêu dùng trong nước.
Khí mêtan hyđrat – đôi khi được gọi là còn gọi là ‘nước đá cháy’ hay ‘băng cháy’ - là một dạng khí mêtan bị kẹt trong một cấu trúc tinh thể nước, tạo thành một chất rắn tựa như băng, ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, và phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương.
Loại khí này đã được phát hiện ở nhiều vùng chung quanh Nhật Bản, nhưng nguồn năng lượng này đến nay vẫn không được khai thác do những nguyên nhân vừa kỹ thuật, vừa kinh tế.
Tuy nhiên, sau thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima vào tháng 3 năm 2011, hầu như đánh gục ngành điện nguyên tử tại Nhật, buộc nước này phải cấp tốc nhập khẩu năng lượng hóa thạch như đầu hỏa và khí đốt thiên nhiên từ nước ngoài, Bộ Công nghiệp Nhật (Meti) đã nghĩ đến việc khai thác nguồn khí metan hydrat tiềm tàng của mình.
Một cuộc thăm dò đầu tiên đã được thực hiện vào tháng 6/2013 ở Biển Nhật Bản nhằm ước tính khối lượng khi metan nằm dưới đáy biển. Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu tư nhân cũng nhập cuộc, thậm chí còn đi trước chính phủ một bước khi tiến hành công việc vẽ bản đồ những nơi có mỏ khí metan.
Cuộc thăm dò bắt đầu hôm 15/04 là bước tiếp theo, kết hợp một viện nghiên cứu khoa học quốc gia AIST, và các chuyên gia thuộc trường Đại học tư Meiji. Ngoài ra, từ đầu tháng 6 đến đầu tháng 7/2014, một chiến dịch thu thập mẫu cũng được dự kiến.
Những cuộc thăm dò kể trên nằm trong một kế hoạch rộng lớn hơn của Nhật Bản nhằm khai thác nguồn khí metan được dự kiến là sẽ chỉ thực hiện được sau năm 2020 mà thôi. Lý do, theo các chuyên gia được AFP trích dẫn, đó là vì Nhật Bản – dù là nước tiên tiến nhất trong lãnh vực này – nhưng cũng phải mất nhiều năm đề hoàn thiện công nghệ, kỹ thuật khai thác, cũng như nghiên cứu cách giảm chi phí vốn rất to lớn vì phải lấy khí từ dưới đáy biển khơi.
Hồi tháng 3 / 2013, giới nghiên cứu Nhật lần đầu tiên trên thế giới đã trích được khí metan được từ đáy biển, cách bán đảoAtsumi miền Trung Nam nước Nhật 80 cây số, ngay tại Thái Bình Dương. Trước đó vài năm, Canada cũng đã thử nghiệm cách trích xuất khí mêtan hydrat trên đất liền.
Trong lúc phải đối đầu với khó khăn năng lượng, Nhật Bản được cho là có thể đang ngồi trên ‘một núi vàng ‘ năng lượng : Vùng đáy biển ngoài khơi lãnh hải phía Nhật Bản chạy dài từ Shizuoka đến Wakayama, được xác định là có trữ lượng khí metan tương ứng với 10 năm nhu cầu về khí đốt của Nhật.
Tuy nhiên, theo giới nghiên cứu, trữ lượng ở đây không bằng ở vùng đang có cuộc thăm dò ở Biển Nhật Bản.
Tìm hiểu nguồn khí metan dồi dào chung quanh Nhật Bản, bà Chiharu Aoyama, một chuyên gia độc lập về các nguồn năng lượng, giải thích là loại khí này đặc biệt tập trung ở những nơi có độ động đất cao. Nhật Bản lại nằm ở nơi tiếp giáp 4 mảng kiến tạo của vỏ trái đất, cho nên hiện là nước phải chịu nạn động đất nhiều nhất hành tinh. 20% các vụ động đất hàng năm trên thế giới là xẩy ra tại Nhật.
Theo một số ước tính, Nhật Bản có thể sở hữu tổng cộng một lượng khí metan hydrat tương đương với một thế kỷ tiêu thụ - hay hơn nữa. Đây quả là một triển vọng rất tươi sáng vào lúc xứ Hoa anh đào hiện phải lệ thuộc vào năng lượng ngoại nhập, chiếm hơn 90% năng lượng tiêu dùng trong nước.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten