Vàng mọc ở trên cây !
Ảnh minh họa
Tục ngữ Pháp có câu « Tiền không mọc ở trên cây », ý nói là đồng tiền không dễ hái như lá cây, phải bỏ công sức mới kiếm được. Thế nhưng, theo hãng tin Pháp AFP, một công trình nghiên cứu các nhà khoa học Úc công bố ngày 22/10/2013 vừa qua, như đã gắn thêm một vế vào tục ngữ này thành : « Tiền không mọc ở trên cây, nhưng vàng thì có ! ». Thật vậy, người ta đã tìm thấy những mảnh vàng li ti trong lá cây bạch đàn, có thể giúp định vị những mỏ vàng nắm sâu dưới đất.
Các nhà khoa học trong êkíp Melvyn Lintern của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiêp của khối Thịnh vượng chung Commonwealth (CSIRO), tại Kensington (Úc), đã phát hiện ra loại cây chứa vàng này ở vùng giàu tài nguyên Kalgoorlie, miền Tây Úc. Đây là một vùng đã thu hút những kẻ tim vàng, đã ồ ạt đến đây vào những năm 1800.
Nói một cách chính xác hơn, êkíp Melvyn Lintern đã nghiên cứu hiện tượng lá cây chứa vàng ở địa điểm mang tên Fredo Gold Prospect, nơi mà vàng nằm ở độ sâu 35 mét dưới mặt đất, và có nhiều cây bạch đàn lớn, cao hơn 10 mét, mọc bên trên mỏ.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật chụp hình với tia x để nhận dạng phân tử vàng tự nhiên trong lá, cành, và vỏ cây. Và họ đưa ra giải thích là trong điều kiện khô hạn, rễ cây bạch đàn đã phải khoan sâu xuống dưới để tìm một nguồn nước nơi có mỏ vàng nằm ở độ sâu 35 mét.
Theo ông Melvyn Lintern, các cây bạch đàn này hành động như môt loại máy hút nước, cắm rễ xuống sâu hàng chục mét, để hút nước có chứa vàng.
Mức tập trung vàng cao nhất được ghi nhận trong lá cây. Có lẽ vàng là một chất liệu độc hại đối với cây cho nên được chuyển đến những phần tận cùng - lá và nhánh cây – để giảm phản ứng hóa học độc hại, đồng thời có thể thải xuống đất.
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications, ông Melvyn Lintern cũng hóm hỉnh cho rằng phân tử vàng trong lá cây bạch đàn sẽ không làm dấy lên một cuộc đổ xô tìm vàng mới đâu, vì nó rất nhỏ bé - chỉ bằng 1/5 chiều rộng của một sợi tóc – và chỉ nhìn thấy được qua tia X mà thôi. Ông còn tính là phải lấy vàng ở 500 cây bạch đàn mới có thể làm được một nhẫn cưới.
Phương thức tìm vàng mới vừa rẻ, vừa tốt cho môi trường
Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng của khám phá này là khả năng đề ra phương thức mới trong việc thăm dò, tim kiếm mỏ vàng, vừa hữu hiệu, vừa đỡ gây hại cho môi trường.
Theo các nhà nghiên cứu Úc, mối liên hệ giữa cây cối bên trên và vàng nằm sâu trong lòng đất có thể cho phép phát triển công nghệ học mới trong việc tìm khoáng sản. Các nhà khoa học có thể sử dụng kỹ thuật thăm dò mới dựa trên khả năng chuyển tải khoáng sản của cây cối (hóa sinh địa –biogéochimie).
Lấy mẫu cây cỏ, phân tích tìm dấu vết khoáng sản, biết được những gì nằm ở phía dưới mà không cần phải khoan, phương thức thăm dò này vừa cho phép giảm chi phí vừa giảm tác hại môi trường. Có thể sử dụng để không chỉ tìm vàng mà tìm cả các loại kim khí khác.
Hãng tin Pháp AFP đã trích dẫn một nhà hóa địa học – ông Nigel Radford - đã từng tham gia vào việc tìm mỏ vàng ở miền Tây nước Úc từ nhiều thập niên qua. Chuyên gia này rất hoan nghênh khám phá mới nói trên, cho đấy là lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện một phương thức quan trọng mới cho việc thăm dò.
Theo ông, vấn đề từng được suy diễn trước đây, nhưng việc khám phá vàng trong lá cây bạch đàn là yếu tố chứng thực vô cùng quan trọng.
Việc khám phá những mỏ vàng mới đã giảm đi 45% trong 10 năm qua. Theo Tổ chức World Gold Council, số lượng vàng khai thác từ thời xa xưa của nhân loại cho đến nay lên đến 174.000 tấn, có thể nằm gọn trong một khối vuông với cạnh dài khoảng 21 mét.
Theo các số liệu mới nhất của Hiệp hội Địa chất Mỹ, dự trữ vàng ước tính là 51.000 tấn vào tháng Giêng 2011, và chỉ có không đầy 2.500 tấn được khai thác mỗi năm.
Trên thị trường, vàng chưa bao giờ quý giá như hiện nay : Giá vàng đã tăng 482% nếu tính từ tháng 12/2000 đến tháng 3/2013. Không thể thiếu vắng trong những món trang sức, nữ trang, vàng đã trở thành sản phẩm đầu tư an toàn trong thời kỳ khủng hoảng. Không chỉ, thế kim loại quý giá này còn được sử dụng trong công nghiệp : từ điện thoại di động, máy vi tính bảng, cho đến các dụng cụ y khoa...
Chuyên gia Nigel Radford tỏ ra tin tưởng là phương thức lấy mẫu cây phía bên trên, sẽ làm cho các cuộc thăm dò, tìm kiếm mỏ vàng dễ dàng hơn nhiều.
Tóm lại một tương lai mới đang mở ra cho giới đi tìm vàng.
Nói một cách chính xác hơn, êkíp Melvyn Lintern đã nghiên cứu hiện tượng lá cây chứa vàng ở địa điểm mang tên Fredo Gold Prospect, nơi mà vàng nằm ở độ sâu 35 mét dưới mặt đất, và có nhiều cây bạch đàn lớn, cao hơn 10 mét, mọc bên trên mỏ.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật chụp hình với tia x để nhận dạng phân tử vàng tự nhiên trong lá, cành, và vỏ cây. Và họ đưa ra giải thích là trong điều kiện khô hạn, rễ cây bạch đàn đã phải khoan sâu xuống dưới để tìm một nguồn nước nơi có mỏ vàng nằm ở độ sâu 35 mét.
Theo ông Melvyn Lintern, các cây bạch đàn này hành động như môt loại máy hút nước, cắm rễ xuống sâu hàng chục mét, để hút nước có chứa vàng.
Mức tập trung vàng cao nhất được ghi nhận trong lá cây. Có lẽ vàng là một chất liệu độc hại đối với cây cho nên được chuyển đến những phần tận cùng - lá và nhánh cây – để giảm phản ứng hóa học độc hại, đồng thời có thể thải xuống đất.
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications, ông Melvyn Lintern cũng hóm hỉnh cho rằng phân tử vàng trong lá cây bạch đàn sẽ không làm dấy lên một cuộc đổ xô tìm vàng mới đâu, vì nó rất nhỏ bé - chỉ bằng 1/5 chiều rộng của một sợi tóc – và chỉ nhìn thấy được qua tia X mà thôi. Ông còn tính là phải lấy vàng ở 500 cây bạch đàn mới có thể làm được một nhẫn cưới.
Phương thức tìm vàng mới vừa rẻ, vừa tốt cho môi trường
Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng của khám phá này là khả năng đề ra phương thức mới trong việc thăm dò, tim kiếm mỏ vàng, vừa hữu hiệu, vừa đỡ gây hại cho môi trường.
Theo các nhà nghiên cứu Úc, mối liên hệ giữa cây cối bên trên và vàng nằm sâu trong lòng đất có thể cho phép phát triển công nghệ học mới trong việc tìm khoáng sản. Các nhà khoa học có thể sử dụng kỹ thuật thăm dò mới dựa trên khả năng chuyển tải khoáng sản của cây cối (hóa sinh địa –biogéochimie).
Lấy mẫu cây cỏ, phân tích tìm dấu vết khoáng sản, biết được những gì nằm ở phía dưới mà không cần phải khoan, phương thức thăm dò này vừa cho phép giảm chi phí vừa giảm tác hại môi trường. Có thể sử dụng để không chỉ tìm vàng mà tìm cả các loại kim khí khác.
Hãng tin Pháp AFP đã trích dẫn một nhà hóa địa học – ông Nigel Radford - đã từng tham gia vào việc tìm mỏ vàng ở miền Tây nước Úc từ nhiều thập niên qua. Chuyên gia này rất hoan nghênh khám phá mới nói trên, cho đấy là lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện một phương thức quan trọng mới cho việc thăm dò.
Theo ông, vấn đề từng được suy diễn trước đây, nhưng việc khám phá vàng trong lá cây bạch đàn là yếu tố chứng thực vô cùng quan trọng.
Việc khám phá những mỏ vàng mới đã giảm đi 45% trong 10 năm qua. Theo Tổ chức World Gold Council, số lượng vàng khai thác từ thời xa xưa của nhân loại cho đến nay lên đến 174.000 tấn, có thể nằm gọn trong một khối vuông với cạnh dài khoảng 21 mét.
Theo các số liệu mới nhất của Hiệp hội Địa chất Mỹ, dự trữ vàng ước tính là 51.000 tấn vào tháng Giêng 2011, và chỉ có không đầy 2.500 tấn được khai thác mỗi năm.
Trên thị trường, vàng chưa bao giờ quý giá như hiện nay : Giá vàng đã tăng 482% nếu tính từ tháng 12/2000 đến tháng 3/2013. Không thể thiếu vắng trong những món trang sức, nữ trang, vàng đã trở thành sản phẩm đầu tư an toàn trong thời kỳ khủng hoảng. Không chỉ, thế kim loại quý giá này còn được sử dụng trong công nghiệp : từ điện thoại di động, máy vi tính bảng, cho đến các dụng cụ y khoa...
Chuyên gia Nigel Radford tỏ ra tin tưởng là phương thức lấy mẫu cây phía bên trên, sẽ làm cho các cuộc thăm dò, tìm kiếm mỏ vàng dễ dàng hơn nhiều.
Tóm lại một tương lai mới đang mở ra cho giới đi tìm vàng.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten