Nhật sẽ bắn máy bay do thám xâm phạm không phận
Thủ tướng Nhật Bản mới đây cho phép lực lượng phòng vệ bắn hạ máy bay do thám nước ngoài xâm nhập không phận, nếu máy bay không rời đi sau lời cảnh báo.
Cuộc đua máy bay không người lái của Trung, Nhật
Chiến đấu cơ Nhật theo dõi phi cơ ném bom Trung Quốc
Chiến đấu cơ Nhật theo dõi phi cơ ném bom Trung Quốc
Wing Loong, máy bay không người lái sản xuất nội địa của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Xinhua
|
Kyodo News dẫn lời một nguồn tin thân cận với chính phủ Nhật hôm qua cho biết Bộ Quốc phòng nước này đã thảo kế hoạch để lực lượng phòng vệ bắn hạ các máy bay không người lái nước ngoài xâm phạm không phận và phớt lờ lời cảnh cáo.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã thông qua khi Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera tóm tắt về kế hoạch hôm 11/10, nguồn tin nói.
Bộ Quốc phòng Nhật thảo kế hoạch nhằm phản ứng lại việc một máy bay không người lái Trung Quốc đi vào vùng biển tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông hôm 9/9.
Động thái này cho thấy Nhật sẵn sàng đối phó với bất cứ hành động xâm phạm chủ quyền nào, nguồn tin cho hay.
Tuy nhiên, chính phủ của ông Abe sẽ tiếp tục thận trọng trong cách đối phó với mục tiêu là máy bay không người lái chở vũ khí hủy diệt hàng loạt như vũ khí hạt nhân hoặc hóa học. Nguyên nhân là sự rủi ro của việc bắn hạ chúng, nguồn tin nói.
Theo luật hiện hành, các chiến đấu cơ của lực lượng phòng không Nhật đầu tiên phải phát cảnh báo khi máy bay có người lái xâm phạm không phận. Phi công được yêu cầu bắn hạ máy bay xâm nhập nếu chúng gây nguy hiểm cho người dân Nhật, và phớt lờ cảnh báo.
Chính phủ Nhật không có luật cụ thể đối với các máy bay do thám vì chúng là loại không người lái. Nhưng sau khi đánh giá các máy bay do thám Trung Quốc đang phát triển, Tokyo xác định rằng loại máy bay này được trang bị các camera hiện đại và radar phát hiện cảnh báo nên đưa ra quyết định trên.
Trọng Giáp
Thứ tư, 9/1/2013 09:34 GMT+7
Cuộc đua máy bay không người lái của Trung, Nhật
Các phi cơ không người lái (UAV) đang giữ vị trí trung tâm trong cuộc chạy đua ngày một nóng lên giữa Trung Quốc và Nhật Bản, khi hai nước tìm cách khẳng định quyền làm chủ chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng chương trình máy bay không người lái còn non trẻ của nước này, trong khi Nhật Bản vừa rục rịch chuẩn bị mua một mẫu phi cơ tiên tiến thuộc loại này từ Mỹ. Cả hai nước đều tuyên bố những phi cơ không người lái sẽ được sử dụng cho mục đích giám sát, nhưng các chuyên gia cảnh báo khả năng đụng độ ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư của các máy bay loại này trong tương lai là rất cao.
Nhật trông cậy máy bay Mỹ
Căng thẳng quanh quần đảo, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku, đã gia tăng trong những tuần qua. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, các máy bay giám sát của nước này bay gần các đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư 4 lần trong nửa cuối tháng 12/2012. Tuy nhiên, trong mỗi lần như vậy, các chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản đều xuất kích để ngăn chặn. Cả hai phía đều không cho thấy bất cứ chỉ dấu nào của việc nhún nhường.
Chính phủ mới của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã đặt ưu tiên vào việc đối phó với sự đe dọa của Trung Quốc với quần đảo tranh chấp. Ngay sau khi trở thành thủ tướng, ông Abe đã yêu cầu xem xét chương trình quốc phòng của Nhật trong giai đoạn 2011-2016, dường như là để đẩy nhanh việc mua từ một tới ba chiếc máy bay không người lái của Mỹ.
Dưới sự lãnh đạo của ông Abe, một người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa và mong muốn lực lượng vũ trang Nhật có vai trò quốc tế lớn hơn, Tokyo được cho là sẽ lần đầu tiên tăng chi tiêu quốc phòng trong vòng 11 năm qua. Khoản tiền tăng thêm sẽ được dùng để tăng số lược quân nhân cũng như nâng cấp khí tài. Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Akitaka Saiki hôm qua triệu đại sứ Trung Quốc ở Nhật để trao đổi về những "sự xâm nhập" của các tàu Trung Quốc tại khu vực quần đảo tranh chấp suốt thời gian qua.
Phi cơ không người lái Global Hawk của Mỹ. Ảnh: Wikipedia
|
Truyền thông Nhật Bản đưa tin Bộ Quốc phòng nước này hy vọng trình làng máy bay không người lái Global Hawk gần các đảo tranh chấp trong khoảng từ nay tới năm 2015, trong nỗ lực mới nhất nhằm đối phó với cả hoạt động hải quân ngày một cứng rắn của Bắc Kinh ở khu vực này. Global Hawk được một đội gồm ba người điều khiển từ xa và có thể bay liên tục tới 30 giờ ở độ cao tối đa lên tới gần 20 km. Nó không có khả năng tấn công.
Mỹ đã triển khai loại máy bay trinh sát tiên tiến nói trên tới đánh giá thiệt hại tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần hồi tháng 3/2011 ở bờ biển đông bắc Nhật Bản.
Nhu cầu của Nhật Bản trong việc cải thiện khả năng giám sát được đề cao vào hồi cuối năm ngoái, khi radar của nước này thất bại trong việc phát hiện một phi cơ tầm thấp của Trung Quốc khi nó bay vào quần đảo tranh chấp. Hãng tin Kyodo trích lời một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật giấu tên cho biết các máy bay không người lái sẽ được sử dụng để đối phó với sự cứng rắn ngày một gia tăng của Trung Quốc trên biển, đặc biệt là tại khu vực quần đảo Senkaku.
Trung Quốc tự chế UAV
Trung Quốc cũng không hề tỏ ra nao núng. "Nhật Bản vừa tiếp tục bỏ ngoài tai những cảnh báo của chúng tôi rằng các tàu và máy bay của họ đã vi phạm chủ quyền của chúng tôi", Sun Shuxian, một quan chức hải giám cấp cao, trả lời phỏng vấn trên trang web của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc. "Hành động này có thể gây ra căng thẳng leo thang đối với tình hình trên biển và khiến Trung Quốc phải lưu tâm cũng như đề cao cảnh giác".
Trung Quốc tháng trước cho biết quân đội nước này đang chuẩn bị thử nghiệm một loại máy bay không người lái được phát triển nội địa, vốn được các nhà phân tích cho là giống như một bản sao của phi cơ không người lái X-47B chuyên hoạt động cùng tàu sân bay của Mỹ. "Các công nghệ tấn công quan trọng sẽ được thử nghiệm", China Daily cho biết nhưng không tiết lộ thêm chi tiết nào.
Andrei Chang, tổng biên tập của Tạp chí Quốc phòng Kanwa tại Canada, cho hay Trung Quốc có thể đang tìm cách phát triển những máy bay không người lái có khả năng thực hiện những nhiệm vụ trinh sát xa tới Guam, nơi Mỹ đang thiết lập sự hiện diện quân sự như một phần của chiến dịch chuyển dịch trọng tâm sang châu Á - Thái Bình dương.
Trung Quốc đã ra mắt 8 mẫu phi cơ mới trong tháng 11/2012 tại một triển lãm hàng không thường niên ở thành phố duyên hải miền nam Chu Hải. Các hình ảnh của những mẫu máy bay này được đăng tải trên báo chí nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông Chang, những hình ảnh này cho thấy tham vọng của Trung Quốc hơn là khả năng của nước này. "Chúng ta mới chỉ thấy những phi cơ này ở dưới đấy, việc chúng có hoạt động tốt hay không sẽ khó hơn nhiều", Chang nhận định.
Những chiếc phi cơ chiến đấu đời cũ J-6 có thể được Trung Quốc biến thành các máy bay không người lái cảm tử. Ảnh: Xinhua
|
Cũng theo Tạp chí Quốc phòng Kanwa, Trung Quốc còn đang chuyển các phi cơ chiến đấu cũ J-6 thành những máy bay không người lái theo dạng cảm tử để sử dụng khi cần thiết.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng vọt trong thập kỷ vừa qua, từ khoảng 20 tỷ USD trong năm 2002 lên gần 120 tỷ USD vào năm 2011, trong khi chi tiêu quân sự của nước này có thể vượt qua thống kê tương tự của Mỹ trong năm 2035. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã chính thức ra mắt trong tháng 9/2012.
Một báo cáo hồi năm ngoái của Lầu Năm Góc thừa nhận lời đồn đoán lâu nay về việc Trung Quốc đang phát triển một thế hệ các máy bay không người lái tàng hình mới với tên gọi là Anjian hay Dark Sword. Các phi cơ này sẽ sở hữu những năng lực có thể vượt mặt đội bay của Mỹ.
Tháng 10/2012, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin nước này sẽ xây dựng 11 căn cứ máy bay không người lái dọc theo đường bờ biển cho tới năm 2015. "Với các quần đảo tranh chấp, ví dụ như Điếu Ngư, chúng ta không tụt hậu nếu so về số lượng các tàu tuần tra hay tần suất tuần tiễu", China Radio International dẫn lời một quan chức quân đội có tên Du Wenlong. "Vấn đề là ở khả năng giám sát của chúng ta".
Các thông tin về quân sự Trung Quốc không phải lúc nào cũng được công khai, nên những hiểu biết của giới quan sát về chương trình máy bay không người lái của nước này khá hạn chế. Ron Huisken, một chuyên gia về an ninh Đông Á tại đại học quốc gia Australia, cho rằng quân đội Trung Quốc dành quan tâm lớn trong việc bảo vệ hình ảnh bí mật với bên ngoài. Ông cũng cho rằng khả năng xảy ra đụng độ giữa các phi cơ không người lái Trung Quốc và Nhật Bản trong những năm tới là rất cao.
Nhật Nam (theo Guardian)
Tin liên quan
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-dua-may-bay-khong-nguoi-lai-cua-trung-nhat-2410770.html
Chủ nhật, 27/10/2013 09:21 GMT+7
Chủ nhật, 27/10/2013 09:21 GMT+7
Nếu Nhật bắn máy bay, Trung Quốc sẽ coi là chiến tranh
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua tuyên bố nếu Nhật Bản bắn hạ máy bay của Trung Quốc, đó sẽ là sự khiêu khích nghiêm trọng và là một hành động chiến tranh.
Máy bay ném bom H6 của Trung Quốc từng tới gần địa phận Nhật Bản trong tháng trước. Ảnh: China-defense-mashup
|
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói các chuyến bay và hoạt động huấn luyện của máy bay quân sự Trung Quốc, kể cả máy bay không người lái, trên các khu vực hữu quan ở biển Hoa Đông "là phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế".
Bình luận này được đưa ra tại cuộc họp báo ngày 26/10, để trả lời một câu hỏi về kế hoạch của Nhật Bản bắn hạ những máy bay không người lái xâm phạm không phận nước này, Xinhua cho hay.
Ông Cảnh khẳng định Trung Quốc sẽ có biện pháp cương quyết và phía Nhật Bản sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả đó.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết các chiến đấu cơ của Lực lượng Phòng vệ Trên không hôm qua xuất kích trong ngày thứ hai liên tiếp để đối phó với 4 máy bay quân sự Trung Quốc bay trên vùng biển quốc tế giữa đảo chính của quần đảo Okinawa và đảo Miyako.
Tuy nhiên, tuyên bố của bộ trên khẳng định 4 máy bay Trung Quốc, gồm 2 chiếc máy bay cảnh báo sớm Y8 và 2 máy bay ném bom H6, đã không xâm phạm không phận Nhật Bản khi bay từ biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương và quay trở lại.
Hôm 25/10, 2 chiếc Y8 và 2 chiếc H6 của Trung Quốc cũng bay theo hành trình tương tự. Hiện Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đề cao cảnh giác do lo ngại quân đội Trung Quốc có thể đang leo thang hành động ở biển Hoa Đông.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết các chiến đấu cơ của Lực lượng Phòng vệ Trên không hôm qua xuất kích trong ngày thứ hai liên tiếp để đối phó với 4 máy bay quân sự Trung Quốc bay trên vùng biển quốc tế giữa đảo chính của quần đảo Okinawa và đảo Miyako.
Tuy nhiên, tuyên bố của bộ trên khẳng định 4 máy bay Trung Quốc, gồm 2 chiếc máy bay cảnh báo sớm Y8 và 2 máy bay ném bom H6, đã không xâm phạm không phận Nhật Bản khi bay từ biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương và quay trở lại.
Hôm 25/10, 2 chiếc Y8 và 2 chiếc H6 của Trung Quốc cũng bay theo hành trình tương tự. Hiện Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đề cao cảnh giác do lo ngại quân đội Trung Quốc có thể đang leo thang hành động ở biển Hoa Đông.
Mạng tin Yomiuri của Nhật dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 25/10 cho biết sau khi xác nhận có 4 máy bay quân sự Trung Quốc bay trên vùng trời giữa đảo Okinawa và Miyako hướng về phía Thái Bình Dương, bộ này đã lập tức lệnh cho chiến đấu cơ F15 của Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF) xuất kích.
Hồi tháng 7, Nhật Bản xác nhận lần đầu tiên một máy bay của Trung Quốc đi vào vùng trời khu vực này trong khi tháng 9 là hai chiếc và lần này đã tăng số lượng lên 4 chiếc.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng theo dõi sát sao mọi hoạt động của quân đội Trung Quốc khi hôm 24/10, 5 tàu khu trục của Trung Quốc đã đi qua vùng biển giữa hai đảo Okinawa và Miyako.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng theo dõi sát sao mọi hoạt động của quân đội Trung Quốc khi hôm 24/10, 5 tàu khu trục của Trung Quốc đã đi qua vùng biển giữa hai đảo Okinawa và Miyako.
Theo Vietnam+
Geen opmerkingen:
Een reactie posten