Tin tức / Việt Nam
Tranh chấp đất đai: Nguyên nhân chính gây bất ổn xã hội tại Việt Nam
50% tranh chấp đất đai và khiếu nại về môi trường tại Việt Nam trong năm qua không được giải quyết, theo báo cáo về chỉ số công lý lần đầu tiên của Việt Nam.
Chỉ số Công lý 2012 do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam công bố ngày 3/10 cho thấy gần phân nửa số người tham gia khảo sát nói rằng tranh chấp đất đai là nguyên nhân phổ biến nhất gây bất bình công chúng và bất an xã hội.
Tân Hoa xã trích thuật báo chí trong nước cho hay khoảng 38% tranh chấp đất đai liên quan đến giấy phép về quyền sử dụng đất, các chính sách bồi thường và tái định cư cho dân bị trưng thu đất đai.
Vẫn theo kết quả cuộc khảo sát, 1/5 tổng số đơn thư khiếu nại về cách các cơ quan chức năng của nhà nước giải quyết chính sách xã hội và ngăn chặn nạn ô nhiễm môi trường không được giới hữu trách hồi đáp.
Những người trả lời khảo sát cũng cho biết các cơ quan nhà nước thường trì trệ thời gian xử lý khiếu nại hành chính quá mức luật định. Thời gian giải quyết trung bình đối với các đơn khiếu nại về môi trường là khoảng 1 năm rưỡi. Khiếu nại về chính sách xã hội thường mất trên 2 năm. Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trung bình phải chờ gần 3 năm rưỡi.
Hơn phân nửa số người tham gia cuộc khảo sát cho rằng chính quyền địa phương ưu tiên phát triển kinh tế hơn là bảo vệ môi trường.
Ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh kết quả cuộic khảo sát này phản ánh những đánh giá trung thực của người dân về các thức làm việc của các cơ quan nhà nước tại Việt Nam.
Theo Chỉ số Công lý 2012, địa phương có hoạt động của các định chế nhà nước trong giải quyết tranh chấp pháp lý và khiếu nại hành chính hiệu quả nhất là thành phố Đà Nẵng trong khi Khánh Hòa là địa phương có thành tích kém nhất, nằm chót bảng.
Kết quả khảo sát dựa trên các cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên với hơn 5 ngàn dân trên 21 tỉnh thành cả nước trong năm 2012 để ghi nhận ý kiến của người dân về hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp pháp lý và khiếu nại hành chính ở Việt Nam.
Nguồn: Bernama, Xinhua
Chỉ số Công lý 2012 do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam công bố ngày 3/10 cho thấy gần phân nửa số người tham gia khảo sát nói rằng tranh chấp đất đai là nguyên nhân phổ biến nhất gây bất bình công chúng và bất an xã hội.
Tân Hoa xã trích thuật báo chí trong nước cho hay khoảng 38% tranh chấp đất đai liên quan đến giấy phép về quyền sử dụng đất, các chính sách bồi thường và tái định cư cho dân bị trưng thu đất đai.
Vẫn theo kết quả cuộc khảo sát, 1/5 tổng số đơn thư khiếu nại về cách các cơ quan chức năng của nhà nước giải quyết chính sách xã hội và ngăn chặn nạn ô nhiễm môi trường không được giới hữu trách hồi đáp.
Những người trả lời khảo sát cũng cho biết các cơ quan nhà nước thường trì trệ thời gian xử lý khiếu nại hành chính quá mức luật định. Thời gian giải quyết trung bình đối với các đơn khiếu nại về môi trường là khoảng 1 năm rưỡi. Khiếu nại về chính sách xã hội thường mất trên 2 năm. Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trung bình phải chờ gần 3 năm rưỡi.
Hơn phân nửa số người tham gia cuộc khảo sát cho rằng chính quyền địa phương ưu tiên phát triển kinh tế hơn là bảo vệ môi trường.
Ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh kết quả cuộic khảo sát này phản ánh những đánh giá trung thực của người dân về các thức làm việc của các cơ quan nhà nước tại Việt Nam.
Theo Chỉ số Công lý 2012, địa phương có hoạt động của các định chế nhà nước trong giải quyết tranh chấp pháp lý và khiếu nại hành chính hiệu quả nhất là thành phố Đà Nẵng trong khi Khánh Hòa là địa phương có thành tích kém nhất, nằm chót bảng.
Kết quả khảo sát dựa trên các cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên với hơn 5 ngàn dân trên 21 tỉnh thành cả nước trong năm 2012 để ghi nhận ý kiến của người dân về hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước trong giải quyết tranh chấp pháp lý và khiếu nại hành chính ở Việt Nam.
Nguồn: Bernama, Xinhua
Geen opmerkingen:
Een reactie posten