woensdag 9 oktober 2013

Tổ chức Du lịch quốc tế, năm 2012, 83 triệu du khách Trung Quốc đã chi 102 tỉ đô la ở nước ngoài

Khách du lịch Trung Quốc, giàu có và bị ghét

Cách hành xử của khách du lịch Trung Quốc bị nhiều báo chí Pháp đả kích. Tờ The New York Times international weekly số mới nhất cũng phản ánh thực trạng này trong bài : «Khách du lịch Trung Quốc, giàu có và bị ghét ». Phụ trương của báo Le Figaro số ra hôm nay dịch và đăng lại bài viết của đồng nghiệp Mỹ. 

Theo Tổ chức Du lịch quốc tế, năm 2012, 83 triệu người Trung Quốc đã chi 102 tỉ đô la ở nước ngoài, vượt qua người Mỹ và Đức. Tuy nhiên, khách du lịch Trung Quốc cũng là những người bị ghét nhất. Họ thường không biết những phong tục tập quán đất nước nơi họ đến và không giỏi ngoại ngữ.

Dù vậy, rất nhiều nước vẫn muốn làm mọi việc để thu hút khách Trung Quốc. Ví dụ, một thành phố biển tại Úc sẵn sàng chi 45 triệu đô la để xây dựng một công viên theo chủ đề Trung Quốc với mô hình Tử Cấm Thành và một tòa tháp 9 tầng với tượng đức Phật khổng lồ ở trong. Nước Pháp, một trong những địa điểm ưa thích của người Trung Quốc, với 1,4 triệu khách năm 2012, cũng muốn theo xu hướng này để thu hút thêm khách Trung Quốc.

Sau nhiều vụ tai tiếng với cách hành xử thiếu giáo dục, Phó Thủ tướng Uông Dương đã phải lên tiếng chỉ trích « chất lượng giáo dục » của Trung Quốc gây tổn hại tới thanh danh của quốc gia này. Thế nhưng, tác giả bài báo cũng đề cập tới một khía cạnh ít được báo chí quốc tế khai thác là chất lượng và phong cách phục vụ mà một số khách Trung Quốc đã phải chịu đựng. Họ cũng bị lợi dụng và bị hướng dẫn viên địa phương hay văn phòng du lịch lừa đảo.

Iitate, làng ma gần Fukushima

Le Courrier International mới đây trích dịch lại bài viết nói về một dự định du lịch chống lại sự quên lãng tại Fukushima của một nhóm các nhà trí thức Nhật Bản. Báo La Croix số ra hôm nay quan tâm tới cuộc sống tại một ngôi làng cách Fukushima 35 km, dưới tựa đề : « Iitate, làng ma gần Fukushima ».

Với 6 200 dân, trong đó có 700 trẻ em, trước khi thảm họa xảy ra, hiện giờ làng Iitate chỉ còn một người sống liên tục tại đây. Một số người khác vẫn thỉnh thoảng quay lại thăm nom nhà cửa và ngủ lại qua đêm cho dù trái với lệnh cấm. Minh họa cho bài báo là ảnh người dân duy nhất của làng, trước đây là một kĩ sư, với phát minh đo mức độ phóng xạ các sản phẩm địa phương. Các sản phẩm này đều bị nhiễm xạ cao gấp 19 lần mức độ cho phép. Từ sau thảm họa, việc trồng trọt ở đây vẫn không thể tiến hành được, dù một phần đất canh tác đã được tẩy rửa.

Gần hai năm rưỡi nỗ lực nhằm làm nguội các lò phản ứng bị thiệt hại và sử lý nước dùng cho mục đích này, các sự cố vẫn liên tục xảy ra. Được biết, một đoàn làm việc của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ tới quan sát diễn biến tình hình tại các khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân. 

tags: Châu Á - Hàn Quốc - Indonesia - Kinh tế - Thương mại - Việt Nam - Điểm báo
 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131008-han-quoc-tan-cong-vao-viet-nam-va-indonesia

Geen opmerkingen:

Een reactie posten