Hà Mai Việt biên soạn
Trong hoàn cảnh hiện tại, phải thành thật mà nói, ít ai có đủ tài liệu tham khảo để có thể hoàn thành một bài viết về lịch sử của một quân trường hay một đơn vị trong Quân Lực VNCH một cách đầy đủ và chính xác.
Bởi vậy cho nên ngoài việc phỏng vấn các cựu sinh viên sĩ quan trừ bị (SQTB) mà tôi có dịp gặp để đối chiếu và sưu tầm tin tức, tôi đã góp nhặt được một số tài liệu tương đối có căn bản, liên quan tới những nét chính của quân đội quốc gia Việt Nam, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về việc đào tạo cán bộ chỉ huy mà điển hình là việc đào tạo sinh viên sĩ quan trừ bị, từ khóa 1 đến khóa 5, là khóa chót của giai đoạn này.
Ngoài ra để người đọc có thể biết qua về hoàn cảnh và sinh hoạt của quân trường sau khi quân đội viễn chinh Pháp bàn giao lại cho quân đội quốc gia VN, tôi cũng ghi chép vài nét đại cương về những khóa kế tiếp, từ khóa 6 đến khóa 3/1974, để các cựu SVSQTB có dịp bổ khuyết hay viết thêm cho đầy đủ hơn, hầu góp phần vào pho quân sử QLVNCH.
Biến cố sau Ðệ Nhị Thế Chiến
Vào lúc 21 giờ đêm ngày 9 tháng 3, 1945, tại Việt Nam, đặc sứ Nhật Bản Matsumoto, đã thực hiện cuộc đảo chính loại quân Pháp khỏi Việt Nam. Quân Pháp tuy có kháng cự nhưng cuối cùng cũng phải đầu hàng. Ông Decoux, toàn quyền Pháp tại Ðông Dương, bị bắt. Sáng hôm sau, ngày 10 tháng 3, 1945, Ðại Sứ Yokohama đã đến điện Kiến Trung yết kiến vua Bảo Ðại và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Nhưng biến cố này trên thực tế chỉ là một cuộc “đổi chủ” giữa thực dân Pháp và phát xít Nhật mà thôi.
Hai ngày sau khi Nhật đầu hàng (17 tháng 8, 1945), Tướng de Gaule đề cử Thủy Sư Ðô Ðốc Thierry d'Argenlieu làm cao ủy Ðông Dương và Tướng Leclerc giữ chức tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp. Nhiệm vụ của hai ông là tái lập chủ quyền của Pháp trên toàn lãnh thổ Ðông Dương gồm Việt, Miên và Lào.
Với sự giúp đỡ của quân đội Anh, ngày 11 tháng 9, 1945, 300 quân nhân Pháp được đổ bộ xuống phi trường Tân Sơn Nhứt lập đầu cầu. Sáu tháng sau, Pháp đã kiểm soát tổng quát được phần đất ở Nam vĩ tuyến thứ 16. Ðầu tháng 3, 1946, Tướng Leclerc cho quân đổ bộ lên Hải Phòng và chuyển quân về Hà Nội sau khi ông Sainteny ký hiệp định sơ bộ với hai ông Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh.
Trong vòng 9 tháng, kể từ tháng 10, 1945 đến tháng 6, 1946, đoàn quân viễn chinh Pháp đã lấy lại ưu thế tại Ðông Dương. Vấn đề an ninh và chủ quyền của Pháp đã được tái lập trên những vùng của dân tộc thiểu số. Pháp đã kiểm soát được những địa điểm trọng yếu như Ðà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Nam Ðịnh, Phủ Lạng Thương, Hòn Gay, Cẩm Phả, Lạng Sơn, Cảng Vallut và đảo Cô Tô tại vịnh Hạ Long. Nhưng tất cả các đồn binh tại những nơi này hầu như bị cầm tù, không thể ra ngoài được.
Mối giao hảo Việt-Pháp ngày càng rạn nứt bởi các phong trào chống thực dân Pháp, vụ quân Việt Minh tấn công đoàn xe của Pháp chạy ngang qua Bắc Ninh để tới Phủ Lạng Thương, nhất là sau vụ nổ súng giữa các đơn vị Pháp và Việt tại hải cảng Hải Phòng vào ngày 20 tháng 10, 1946, khiến Pháp đã chiếm trọn Hải Phòng. Do đó, tình hình trên toàn cõi Bắc Việt mỗi ngày một trở nên căng thẳng và cuộc chiến tranh toàn quốc giữa Việt Minh và quân đội viễn chinh Pháp bùng nổ vào ngày 19 tháng 12, 1946.
Sau khi các cuộc điều đình với Việt Minh tại hội nghị Dalat vào ngày 17 tháng 4, 1946 và hội nghị Fontainebleau vào ngày 6 tháng 7, 1946 bị bế tắc, Pháp bèn quay sang giải pháp tiếp xúc với cựu hoàng Bảo Ðại tại Hồng Kông. Kết quả là Cựu hoàng chấp nhận thương thuyết với Pháp. Do đó, hiệp định Hạ Long đã được ký vào ngày 5 tháng 6, 1948 giữa Bollaert và cựu Hoàng trên tàu Duguay Trouin. Trong bản hiệp định này, Pháp công nhận Việt Nam là một nước độc lập và Pháp để Việt Nam tự do thực hiện lấy sự thống nhất của mình, nhưng ngược lại, Việt Nam tuyên bố gia nhập Liên Hiệp Pháp.
Tuy nhiên, Hiệp Ðịnh Hạ Long chỉ là bước đầu để tiến tới một thỏa hiệp chính thức với chính phủ Pháp. Và mãi đến ngày 8 tháng 3, 1949, Hiệp Ðịnh Elysée mới được ký kết giữa Tổng Thống Pháp Vincent Auriol và cựu hoàng Bảo Ðại. Nhờ có hiệp định này, “Quân đội Quốc gia Việt Nam” mới được chính thức bắt đầu thành lập.
Mặc dầu thỏa ước Elysée ký kết vào ngày 8 tháng 3, 1949, nhưng mãi tới ngày 1 tháng 5, 1950, Quốc Hội Pháp mới chấp thuận cho Việt Nam được thành lập quân đội theo đề nghị của thủ tướng Pháp. Cũng trong ngày này, tại Việt Nam, Thủ Tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập quân đội quốc gia chống Cộng gồm 60,000 người, một nửa là chính quy và một nửa là phụ lực quân.
Diễn tiến đào tạo sĩ quan cán bộ
Do sáng kiến của Tổng Trấn Trung phần Phan Văn Giáo, hàm trung tướng, trường Sĩ quan Hiện Dịch đầu tiên được chính thức thành lập tại Huế vào ngày 1 tháng 12, 1948 để rèn luyện các cấp chỉ huy cho quân đội của ông. Nhưng người Pháp không đồng ý như vậy, họ muốn trường này cũng đào tạo sĩ quan trung đội trưởng và huấn luyện viên cho cả quân đội quốc gia Việt Nam, cũng nhờ vậy mà sau này quân đội quốc gia có trên 100 sĩ quan xuất thân từ trường Sĩ Quan Huế, trong đó có Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống Ðệ Nhị Cộng Hòa và Trung Tướng Ðặng Văn Quang, cố vấn của Tổng Thống Thiệu.
Gần hai năm sau, ngày 15 tháng 9, 1950, các trường Võ Bị địa phương Nam Ðịnh (Bắc Việt), Huế (Trung Việt) và Trung Chánh (Nam Việt) được thành lập để đào tạo cán bộ cho các đơn vị bộ binh thuộc mỗi miền.
Khi trường hạ sĩ quan ra đời tại Huế, Quốc Trưởng Bảo Ðại có ý kiến chuyển trường Sĩ Quan Huế về Ðà Lạt và cải danh trường này thành trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt. Ngày 1 tháng 10, 1950, trường tiếp tục huấn luyện khóa 3 Sĩ Quan Hiện Dịch tại Ðà Lạt nhằm đào tạo sĩ quan trung đội trưởng. Ðây là khóa sĩ quan tình nguyện đầu tiên được huấn luyện tại Ðà Lạt, thời gian thụ huấn là 6 tháng.
Song song với trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt, trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức cũng bắt đầu hình thành vào ngày 1 tháng 10, 1950. Nhưng vì dự án xây cất trường ốc trên đồi Tăng Nhơn Phú chưa hoàn tất nên khóa 1 Sĩ Quan Trừ Bị đã được khai giảng vào ngày 1 tháng 10, 1951 tại hai địa điểm ở Bắc và Nam Việt, đó là Nam Ðịnh và Thủ Ðức.
Mãi đến ngày 5 tháng 5, 1951, Bộ Quốc Phòng mới thật sự được thành lập bằng những cơ cấu tiên khởi đã được phác họa và tạm sắp xếp từ thời chính phủ Trung ương Lâm thời Nguyễn Văn Xuân.
Vào tháng 7, 1951, guồng máy chiến tranh chuyển động mạnh và lan rộng khắp mọi nơi. Ðể đối phó với tình trạng khẩn trương này, quốc trưởng Bảo Ðại ký dụ số 12 ngày 15 tháng 7, 1951 ban hành Lệnh Ðộng Viên (Service militaire obligatoire).
Việc động viên thành phần sĩ quan nhắm vào tư nhân, công tư chức, học sinh, sinh viên có bằng cấp văn hóa từ trung học đệ nhất cấp hoặc tương đương trở lên. Trong đợt động viên đầu tiên, vào năm 1951, có nhiều sinh viên sĩ quan đã đậu bằng tú tài hay cử nhân, đặc biệt tại trường Sĩ Quan Nam Ðịnh có 197 SVSQ (55.33%) trong số 356 SVSQ có bằng tú tài trở lên, riêng SVSQ Nguyễn Phú Ðức đã có bằng tiến sĩ luật khoa.
Khóa sĩ quan trừ bị đầu tiên đã được tổ chức tại Thủ Ðức và Nam Ðịnh vào tháng 10, 1951. Chương trình huấn luyện sĩ quan trừ bị cũng tương tự như chương trình đào tạo các sĩ quan hiện dịch. Thời gian huấn luyện dài khoảng 6 tháng, không kể thời gian thực tập.Vấn đề động viên sĩ quan lúc đầu cũng gặp một vài trở ngại như tại Nam Ðịnh có một số khóa sinh, sau khi hết phép vào dịp Tết Nguyên Ðán, đã trở về đơn vị trễ hay bỏ học, không trở lại trường. Vì vậy cho nên có một số SVSQ trong trường hợp nói trên đã bị bắt giữ, nhưng sau lại được thả ra và đưa vào Thủ Ðức tiếp tục học khóa 1 hay được phép thi vào trường Võ Bị Ðà Lạt. Tại Thủ Ðức, trong thời gian khai giảng khóa 2, có một số SVSQ tuyệt thực nhưng đã được ban giám đốc giải quyết êm đẹp.
Ðể có đủ quân số khẩn thành lập các đơn vị khinh quân thay thế quân Pháp rút khỏi các đồn bót, lệnh tổng động viên đã được ban hành vào ngày 1 tháng 4, 1953. Theo kế hoạch dự trù thì việc động viên được chia làm 4 đợt, mỗi đợt 10,000 người trong tháng, kể từ tháng 7, 1953. Các thành phần trước đây đã phục vụ trong quân ngũ, nay cũng bị tái ngũ. Ngoài ra, 60,000 thanh niên Việt Nam cũng được lệnh nhập ngũ để thụ huấn hai tháng về căn bản quân sự, sau khi mãn khóa, họ được trở về với gia đình để chờ lệnh. Sự thực thì vấn đề động viên binh sĩ lúc bấy giờ chỉ là một nhu cầu chính trị. Tính đến cuối năm 1953, quân đội quốc gia gồm có 198,000 người, trong đó 151,000 (76.27%) là chính quy và 47,000 (23.73%) là phụ lực quân.
Nhằm tăng cường cho biện pháp động viên, ngày 12 tháng 4, 1954, Thủ Tướng Bửu Lộc đã quyết định động viên tập thể mọi thanh niên sinh từ 1 tháng 1, 1929 đến 31 tháng 12, 1933. Hầu hết số người trong hạng tuổi này, khoảng 1,250 người đủ điều kiện học vấn, đã trình diện các bộ tư lệnh quân khu để theo học khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị khai giảng vào ngày 15 tháng 6, 1954 tại trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức. Vì trường Thủ Ðức không đủ chỗ nên số sinh viên thặng dư, khoảng 250 người, được gửi lên học tại Ðà Lạt, nhưng vẫn giữ nguyên tình trạng trừ bị. Ðến ngày mãn khóa, các sĩ quan tốt nghiệp ở Ðà Lạt lại trở về Thủ Ðức để dự lễ tuyên thệ cùng với các bạn đồng khóa tại Sài Gòn.
Ngày 12 tháng 8, 1954, dụ số 12 ký ngày 15 tháng 7, 1951 và các nghị định liên quan đến dụ trên đều tạm đình chỉ cho đến khi có lệnh mới. Lệnh động viên được tạm ngưng nhưng các quân nhân trừ bị vẫn được lưu giữ.
Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức
Theo kế hoạch huấn luyện của Bộ Quốc Phòng thì trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức (Ecole d'Officiers de Reserve) được thành lập để đào tạo sĩ quan trừ bị (SQTB) hầu kịp thời cung ứng cấp chỉ huy cho quân đội quốc gia trong thời gian có chiến tranh. Sinh viên Sĩ quan là những người đến hạn tuổi luật định, hội đủ điều kiện sức khỏe và có học vấn, từ bằng trung học trở lên, được động viên tập thể. Sau khi tốt nghiệp, tân sĩ quan có đủ khả năng để chỉ huy một trung đội bộ binh hay một đơn vị tương đương thuộc binh chủng hay binh sở chuyên môn mà họ đã được chọn lựa.
Trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1951 đến tháng 1 năm 1955, dưới sự bảo trợ của Quân đội Viễn chinh Pháp tại Ðông Dương, sau hơn 3 năm, quân đội Quốc gia Việt Nam đã đào tạo được 6 khóa sĩ quan trừ bị: 5 khóa chính và 1 khóa phụ. Khi ra trường các tân sĩ quan được mang cấp bậc thiếu úy trừ bị (TB).
Tổng số sĩ quan tốt nghiệp, trong giai đoạn nói trên, khoảng hơn 5,000 người. Các tân thiếu úy ngay sau khi ra trường phần lớn được lần lượt bổ nhiệm về các đơn vị tác chiến để thay thế sĩ quan người Pháp đang chỉ huy những đơn vị được thành lập sau khi Pháp trở lại Việt Nam hay bổ sung cho các đơn vị tân lập của quân đội quốc gia Việt Nam. Những sĩ quan này là cán bộ nòng cốt của Quân đội Quốc gia VN thời bấy giờ, cũng như của quân lực Việt Nam Cộng Hòa sau này. Ðiển hình là một số lớn sĩ quan cấp tướng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo hay chỉ huy các đại đơn vị trong thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa đều xuất thân từ các khóa sĩ quan trừ bị trong đợt đầu. Theo Niên giám Sĩ quan Chủ lực quân VNCH, tính đến ngày 31 tháng 1, 1971, tổng số tướng lãnh của quân lực là 63 người, trong đó có: 14 vị xuất thân trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức và Nam Ðịnh, thuộc các khóa 1, 2, 3 và 4, đạt tỷ lệ 22%. 18 vị xuất thân trường Võ bị Quốc gia, đạt tỷ lệ 28%. Số 50% còn lại xuất thân từ các quân trường khác như trường Sĩ Quan Huế (10), Sĩ Quan Tông (3), Sĩ Quan Nước Ngọt (2), Võ Bị Vũng Tàu (2), Võ Bị Ðịa phương Phú Bài (1), Sĩ Quan Hải Quân (3),...
Thời gian huấn luyện SQTB
Thời gian huấn luyện tại quân trường cho mỗi khóa học trung bình từ 6 đến 9 tháng tùy theo tình hình chiến sự. Chương trình huấn luyện được chia làm hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: huấn luyện phần căn bản quân sự, bộ binh thuần túy, từ cá nhân đến cấp tiểu đội. Thời gian là 8 tuần lễ dành cho các khóa dài 6 tháng, và 9 hay 10 tuần cho các khóa dài 9 tháng.
Giai đoạn 2: huấn luyện về Bộ binh đến cấp trung đội dành cho sinh viên sĩ quan học về Bộ binh hay các ngành chuyên môn dành cho SVSQ được tuyển chọn vào các binh chủng khác như thiết giáp, pháo binh, công binh, truyền tin,...
Trước năm 1955, sau khi tốt nghiệp tại Thủ Ðức, tân sĩ quan được gửi đi học bổ túc tại các quân trường chuyên môn của Liên Hiệp Pháp. Riêng các tân sĩ quan thuần túy bộ binh sau khi tốt nghiệp được phân phối thẳng về những đơn vị đang thiếu hụt quân số.
Dưới thời Ðệ Nhị Cộng Hòa, trước hay sau ngày mãn khóa, các tân sĩ quan còn được thực tập trong vòng một hoặc hai tháng tại vùng lân cận thủ đô Sài Gòn hay các vùng xôi đậu. Ðiển hình là Khóa 23 SQTB Thủ Ðức thực tập bình định với khóa Biệt Chính, cũng như khóa 1/72 Sĩ Quan Nha Trang, trước ngày mãn khóa, cũng công tác tại Qui Nhơn gần 2 tháng.
Sau cuộc tổng công kích của Cộng Sản Bắc Việt vào dịp Tết Mậu Thân, năm 1968, sắc lệnh tổng động viên ra đời, thanh niên tuổi từ 18 đến 43, có bằng tú tài 1 trở lên đều phải nhập ngũ. Ðể có đủ cán bộ chỉ huy các đơn vị tân lập theo kế hoạch bành trướng quân lực và nhất là để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của chiến trường, kể từ khóa 1/68, chương trình huấn luyện, địa điểm và thời gian học tập cũng được sửa đổi cho phù hợp với tình hình.
Theo thông lệ, trường Bộ Binh Thủ Ðức hàng năm đào tạo trung bình từ 2 đến 4 khóa sĩ quan trừ bị tùy theo nhu cầu. Nhưng vào đầu năm 1968, sau biến cố Tết Mậu Thân, vì nhu cầu quốc phòng vượt quá khả năng huấn luyện của trường Bộ binh Thủ Ðức nên trường Hạ Sĩ Quan Ðồng Ðế, Nha Trang đã phải gánh vác thêm việc huấn luyện sĩ quan trừ bị. Mở đầu cho giai đoạn này trường Ðồng Ðế tiếp nhận khóa 1/68 và 2/68. Ðây là hai khóa sĩ quan trừ bị đầu tiên được huấn luyện tại Nha Trang. Thời gian huấn luyện được rút xuống còn 6 tháng thay vì 9 tháng.
Kể từ tháng 1, 1968 đến tháng 12 năm 1972, tất cả sĩ quan trừ bị được huấn luyện tại trường Bộ binh Thủ Ðức hay trường Hạ Sĩ Quan Ðồng Ðế, Nha Trang. Sau khi trình diện trung tâm tuyển mộ và nhập ngũ địa phương, các SVSQ TB được đưa thẳng đến trung tâm huấn luyện Quang Trung để theo học khóa Dự bị Sĩ quan, thời gian thụ huấn là 9 tuần lễ. Khóa sinh tốt nghiệp được phân phối về một trong hai trường Thủ Ðức hay Nha Trang để tiếp tục học giai đoạn 2 trong vòng 3 tháng rưỡi.
Các Khóa SQTB do quân đội Pháp đảm trách
Khóa 1 Lê Văn Duyệt (Thủ Ðức) và Lê Lợi (Nam Ðịnh):
Ðể đáp ứng nhu cầu cán bộ chỉ huy các đơn vị tân lập cho kế hoạch bình định lãnh thổ và để thay thế các sĩ quan Pháp hiện đang chỉ huy đơn vị Việt Nam, trường Sĩ quan Trừ bị (SQTB) được thành lập vào khoảng đầu năm 1951 và khởi sự huấn luyện từ tháng 10, 1951.
Trong giai đoạn đầu, vì lý do cơ sở chưa sẵn sàng nên khóa 1 SQTB được tổ chức huấn luyện tại hai địa điểm khác nhau. Trường SQTB Thủ Ðức huấn luyện SVSQ trình diện nhập ngũ thuộc các tỉnh từ Huế trở vào Nam. Trường SQTB Nam Ðịnh huấn luyện SVSQ thuộc các tỉnh từ Quảng Trị ra Bắc. Tại Thủ Ðức, trường tạm dựng những dẫy nhà mái lá, vách phên tre làm chỗ cho sinh viên sĩ quan tạm trú. Tại Nam Ðịnh, trường Sĩ quan Trừ bị sử dụng một số phòng ốc trong Camp Carreau làm nơi huấn luyện. Camp Carreau là một căn cứ quân sự của bộ chỉ huy Quân đội Viễn chinh Pháp tại miền Nam, nằm trong khuôn viên nhà máy sợi Nam Ðịnh. Nơi này sau được bàn giao lại cho trường Võ bị Nam Ðịnh vào khoảng cuối năm 1952.
Khóa 1 SQTB khai giảng vào ngày 16 tháng 10, 1951. Tại Nam Ðịnh, sĩ số là 356 SVSQ, mãn khóa vào ngày 1 tháng 6, 1952, được đặt tên là Khóa Lê Lợi. Tại Thủ Ðức, sĩ số khoảng 250 SVSQ, mãn khóa vào ngày 31 tháng 5, 1952, được đặt tên là khóa Lê Văn Duyệt.Vào tháng 1 1952, khi khóa học bước sang giai đoạn 2, trường SQTB Thủ Ðức hình thành một đại đội SVSQ Kỹ thuật gồm các trung đội công binh, truyền tin và pháo binh. Các SVSQ thuộc đại đội này là những người trong số hơn 600 SVSQ Nam Ðịnh và Thủ Ðức được tuyển chọn trên căn bản học lực.
Tổng cộng cả hai khóa Lê Lợi và Lê Văn Duyệt có 580 tân sĩ quan gồm 495 thiếu úy và 85 chuẩn úy. Thủ khoa khóa Lê Lợi là Thiếu úy Nguyễn Duy Hinh và thủ khoa khóa Lê Văn Duyệt là Thiếu úy Phạm Kim Quy. Cấp hiệu thiếu úy, dập theo cấp bậc của quân đội Pháp, là một gạch vàng hay trắng bằng kim tuyến, nằm trên hai cầu vai. “Lon” mầu trắng dành cho các sĩ quan thuộc binh chủng thiết giáp, quân cụ và thông vận binh. Cấp hiệu mầu vàng dành cho bộ binh và các binh chủng khác.
Tính đến đầu năm 1971, các sĩ quan tốt nghiệp Khóa 1 đã nắm giữ những chức vụ quan trọng gồm có các tướng Lê Nguyên Khang, Nguyễn Bảo Trị, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chấn, Nguyễn Duy Hinh tốt nghiệp tại Nam Ðịnh và các tướng Nguyễn Ðức Thắng, Ðồng Văn Khuyên, Nguyễn Ngọc Loan, Trần Văn Minh, Võ Xuân Lành, Phan Ðình Soạn, tốt nghiệp tại Thủ Ðức. Ðến cuối năm 1972 và sau này, quân lực lại có thêm các chuẩn tướng Phạm hữu Nhơn, Ðặng Ðình Linh, Ðặng Cao Thăng, Nguyễn Văn Lượng, Nguyễn Hữu Tần, Nguyễn Ðức Khánh và Vũ Ðức Nhuận từ trường Nam Ðịnh và các chuẩn tướng Nguyễn Khắc Bình, Phạm Ngọc Sang, Phan Phụng Tiên và Huỳnh Bá Tính từ trường Thủ Ðức.
Trong suốt cuộc chiến, quân lực VNCH có 23 tướng lãnh xuất thân từ khóa 1 Thủ Ðức và Nam Ðịnh, nhưng đặc biệt nhất là thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, người đã giữ những chức vụ quan trọng như Tư lệnh Không quân VN, Chủ tịch ủy ban Hành pháp Trung ương và Phó Tổng thống VNCH.
Khóa 2 Phụng Sự khai giảng vào ngày 1 tháng 10, 1952 và mãn khóa vào ngày 1 tháng 4, 1953. Thời gian huấn luyện là 6 tháng. Khóa này có khoảng 300 sinh viên sĩ quan, tổ chức thành 14 trung đội thuộc 5 đại đội. Lễ mãn khóa được tổ chức tại Sài gòn, thủ khoa khóa 2 Phụng sự là Thiếu úy Nguyễn Thành Huê.
Kể từ khóa 1 SQTB, tại Thủ Ðức ngoài việc đào tạo các sĩ quan Bộ binh, còn có các lớp giảng dạy về ngành chuyên môn như Pháo binh, Công binh, Truyền tin. Kể từ khóa 2 trở về sau lại có thêm các lớp Thiết giáp, Sĩ quan Tình báo và Quân cụ.
Ðặc biệt Chuẩn tướng Nguyễn Văn Thiện, tư lệnh Biệt khu Quảng Ðà, nguyên chỉ huy trưởng Thiết giáp binh thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, là vị tướng độc nhất của khóa 2 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức được vinh thăng lên hàng tướng lãnh, nhưng ông được ghi nhận mất tích trong chuyến bay quân sự từ Ðà Nẵng vào Sài Gòn để Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đích thân gắn lon chuẩn tướng cho ông tại dinh Ðộc Lập.
Khóa 3 Ðống Ða khai giảng vào tháng 5 và mãn khóa vào tháng 12, 1953. Tổng số sinh viên sĩ quan thụ huấn là 700 người. Khóa 3 SQTB có hai sĩ quan được vinh thăng lên hàng tướng lãnh, đó là các tướng Nguyễn Khoa Nam và Huỳnh Văn Lạc. Trong chức vụ tư lệnh Quân đoàn 4/Quân khu IV, vào sáng ngày 1 tháng 5, 1975, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam đã tuẫn tiết, không chịu đầu hàng, sau khi nhận thấy tình thế đi đến chỗ tuyệt vọng.
Khóa 4 Cương Quyết gồm 1,400 sinh viên sĩ quan, khai giảng tại Thủ Ðức vào tháng 11, 1953 và mãn khóa vào ngày 2 tháng 6, 1954. Thời gian huấn luyện là 6 tháng. Ðặc biệt trong khóa này, sang giai đoạn 2, ngoài việc huấn luyện các ngành chuyên môn như quân cụ, truyền tin, pháo binh, thiết giáp, công binh, thông vận binh, nhà trường còn huấn luyện thêm một trung đội Nhảy Dù. Khóa 4 là khóa đã đào tạo nhiều tướng trẻ nổi danh trong đầu thập niên 70 như các tướng Ngô Quang Trưởng, Bùi Thế Lân, Lê Quang Lưỡng, Nguyễn Văn Ðiềm và Hồ Trung Hậu.
Tới cuối năm 1953, việc đào tạo sĩ quan cán bộ cho quân đội quốc gia Việt Nam có phần cấp bách nên trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức đang với khả năng thâu nhận trung bình là 500 khóa sinh cho mỗi khóa, đã phải tăng lên đến 1,000 người. Mặc dầu sĩ số thụ huấn đã tăng lên gấp đôi nhưng trên thực tế vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu động viên tập thể. Ðể tránh tình trạng ứ đọng, gây trở ngại cho kế hoạch động viên, kể từ khóa 4 SQTB, Bộ Tổng Tham Mưu quyết định gửi thặng số thanh niên đến tuổi động viên lên trường Võ Bị Ðà Lạt thụ huấn nhưng được áp dụng chương trình huấn luyện dành cho sĩ quan trừ bị. Sau khi tốt nghiệp các tân sĩ quan vẫn theo quy chế của sĩ quan trừ bị. Sau này, sĩ quan trừ bị muốn sang hiện dịch, các đương sự phải nạp đơn xin, chuyển theo hệ thống quân giai, để Bộ Tổng Tham Mưu quyết định.
Khóa 4 phụ Cương quyết có 850 SVSQ, chia làm hai toán, khai giảng vào ngày 25 tháng 3, 1954. Trường Thủ Ðức phụ trách huấn luyện 500 sinh viên, số 350 sinh viên còn lại được chuyển lên Ðà Lạt thụ huấn nhưng đến ngày mãn khóa, 1 tháng 10, 1954, người ta ghi nhận chỉ còn lại 160 thiếu úy và 99 chuẩn úy tốt nghiệp, gần 100 sinh viên khác không hội đủ điều kiện nên đã bị loại sau kỳ khảo hạch giai đoạn 1. Thủ khoa khóa 4 phụ tại Ðà Lạt là thiếu úy Ngô Văn Lợi. Thời gian huấn luyện dành cho khóa 4 phụ là 6 tháng nhưng khóa 4 phụ tại Thủ Ðức mãn khóa sau khóa 4 phụ Ðà Lạt đúng một tuần.
Vào những năm cuối cùng của cuộc chiến, 1974-1975, vì nhu cầu chỉ huy đại đơn vị, khóa 4 phụ có hai đại tá được thăng lên cấp chuẩn tướng đó là các tướng Trần Quốc Lịch, gốc Nhảy dù và Phạm Duy Tất, gốc Lực Lượng Ðặc Biệt, nguyên chỉ huy trưởng Biệt động quân Vùng 2 Chiến thuật.
Khóa 5 Vì Dân: Trước khi Ðiện Biên Phủ thất thủ, hơn một ngàn thanh niên trên toàn quốc được động viên theo học khóa 5 SQTB. Khóa này khai giảng ngày 15 tháng 6, 1954 và mãn khóa vào ngày 30 tháng 1, 1955. Vì lý do khả năng tiếp nhận hạn hẹp nên trường Thủ Ðức chỉ giữ lại 1,000 người trình diện theo hạn định, lập thành 8 đại đội gồm: đại đội 1 và 2 Bộ binh, đại đội 3 Vũ khí nặng, đại đội 4 Công binh, đại đội 5 Pháo binh, đại đội 6 Thông vận binh, đại đội 7 Thiết giáp (3 trung đội) và Quân cụ (1 trung đội), đại đội 8 Quân nhu. Thặng số còn lại khoảng 265 người, lập thành 2 Ðại đội BB, được chuyển lên trường Võ bị Ðà Lạt để thụ huấn. Các tân sĩ quan thụ huấn tại Ðà Lạt, cũng tương tự như trường hợp của khóa 4, sau khi tốt nghiệp, vẫn giữ quy chế của sĩ quan trừ bị. Lễ mãn khóa được tổ chức tại đường Trần Hưng Ðạo, Sài Gòn vào đầu tháng 2 năm 1955 cho các tân sĩ quan thụ huấn tại Thủ Ðức và Ðà Lạt. Thủ tướng Ngô Ðình Diệm chủ tọa và long trọng đặt tên cho khóa này là khóa Vì Dân.
Cũng như khóa 2 Phụng Sự, khóa 5 Vì Dân chỉ có một trong số không quá mười đại tá thuộc khóa 5 Vì Dân được vinh thăng lên hàng tướng lãnh tính đến tháng 3, 1972, đó là Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, chức vụ sau cùng của ông là tư lệnh phó Quân Ðoàn 4/Quân khu IV. Sau khi Ðại Tướng Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng vào lúc 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4, 1975, tướng Hưng là vị tướng đầu tiên tại Vùng 4 tuẫn tiết vào buổi tối cùng ngày, chứ không chịu để địch quân bắt sống.
Tính đến ngày 30 tháng 4, 1975, sau 21 năm chiến đấu chống Cộng Sản Bắc Việt, SVSQ Lê Văn Hưng là người độc nhất, trong số 1,265 sinh viên sĩ quan trừ bị nhập ngũ từ tháng 5, 1954, được thăng cấp chuẩn tướng. Từ khóa 5 trở về sau, người ta chưa thấy một sĩ quan trừ bị nào trong Quân Lực VNCH được thăng lên hàng tướng lãnh. Do đó người ta có nhận định rằng việc thăng lên cấp tướng thường không căn cứ vào khả năng quân sự, nhu cầu chỉ huy, hay qui chế sĩ quan cao cấp như thường được áp dụng trong quân đội các nước tân tiến mà chính là bởi quyết định của cá nhân vị lãnh đạo quốc gia và bởi ảnh hưởng chính trị. Do đó quân đội VNCH đã được đặt dưới quyền chỉ huy của nhiều tướng lãnh hèn nhát và thiếu tài đức.
Sau khi hoàn tất việc huấn luyện khóa 5 SQTB, trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức tạm ngưng đào tạo sĩ quan trừ bị trong một thời gian khoảng 2 năm.Vào cuối năm 1955, các lớp huấn luyện chuyên môn như quân cụ, quân chánh, thông vận binh, thiết giáp binh, pháo binh, công binh, truyền tin,... lần lượt trở thành các trường chuyên môn, phụ trách huấn luyện cán bộ các cấp, từ hàng binh sĩ cho đến sĩ quan, thuộc binh sở hay binh chủng. Nhưng các trường hay lớp huấn luyện chuyên môn này vẫn được đặt dưới quyền kiểm soát của bộ chỉ huy trường Sĩ Quan Trừ Bị. Do đó, vào đầu năm 1957 trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức được cải danh thành Liên Trường Võ Khoa Thủ Ðức gồm các quân trường nói trên. Riêng hai trường Pháo binh và Công binh tuy thống thuộc Liên trường nhưng trú đóng tại Bình Dương.
Kể từ tháng 2 năm 1957, các quân trường thuộc Liên trường VKTÐ bắt đầu hoạt động theo phương thức huấn luyện của Hoa Kỳ. Các cơ sở và thao trường cũng được tân trang hay xây cất thêm cho qui mô và rộng rãi hơn.
Các Khóa SQTB do Quân đội Quốc gia đảm trách
Khóa 6: Mãi đến tháng 2, 1957, Liên trường Võ khoa Thủ Ðức mới tiếp tục đào tạo SQTB, đây là khóa sĩ quan trừ bị đầu tiên kể từ ngày nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền Nam, Bắc tại vĩ tuyến thứ 17 bởi Hiệp Ðịnh Genève, do Pháp và Việt Minh cùng thỏa thuận ký kết vào ngày 21 tháng 7 năm 1954. Ðại úy Nguyễn Viết Thanh, sau này là thiếu tướng tư lệnh Quân Ðoàn IV, được chỉ định làm giám đốc “Trường Sĩ Quan Trừ bị” này. Tổng số sinh viên sĩ quan khóa 6 gồm khoảng 600 người kể cả 200 khóa sinh thuộc Bảo An đoàn. Ðặc biệt khóa này được huấn luyện trong thời gian 11 tháng để các tân sĩ quan có đủ khả năng chỉ huy một đơn vị cao hơn cấp trung đội khi cần. Kể từ khóa 6 SQTB, sinh viên sĩ quan sau khi tốt nghiệp được mang cấp bậc chuẩn úy thay vì thiếu úy như 5 khóa trước áp dụng quy chế của quân đội Pháp. Chuẩn úy Phạm Văn Vĩnh đậu thủ khoa khóa 6.
Sau khi khóa 6 ra trường, Khóa 7 được tiếp tục khai giảng vào tháng 3, 1958. Mỗi năm trường Bộ binh đào tạo trung bình từ 2 đến 4 khóa, đánh số theo thứ tự từ khóa 7 cho đến Khóa 27. Sau đó, kể từ đầu năm 1968, các khóa kế tiếp được thay đổi danh xưng bằng cách dùng số thứ tự kèm theo niên hiệu. Ví dụ khóa 1/68 thay vì khóa thứ 28.
Kể từ khóa 7 đến khóa 3/74, là khóa cuối cùng, chúng tôi chưa sưu tầm được đầy đủ tài liệu nói về danh xưng, sĩ số, thời gian và địa điểm huấn luyện, ngày khai giảng và mãn khóa, tên họ thủ khoa. Vậy nên chúng tôi xin để các hội hay tổng hội cựu SVSQTB sưu tầm, bổ khuyết, đúc kết và phổ biến sau. Trường hợp quý vị muốn chúng tôi điền khuyết trong bài, xin gửi tài liệu bổ túc về: HMV/SVSQTB, 10210 Kent Towne Ln, SugarLand, TX 77478.
Khóa 7: Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm HL, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 8: 1960, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, thủ khoa Bùi Ðức Lạc?
Khóa 9: Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm HL, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 10: Từ khóa 10, các khóa sinh có bằng THDNC phải qua một kỳ thi tuyển. Sĩ số khoảng trên 400 người kể cả 1 đại đội BA trên 100 người. Huỳnh Văn Bé, thủ khoa khóa Thành Tín. Thời gian, địa điểm HL, ngày khai giảng, mãn khóa không rõ?
Khóa 11: Sĩ số là 800 người kể cả 200 Bảo An, đa số khóa sinh BA là Hạ sĩ quan thâm niên. Khai giảng ngày 3 1 1961, mãn khóa ngày 22 12 1961. Thời gian huấn luyện là 11 tháng. Tên khóa: Ðồng tiến, thủ khoa: Trần Văn An. Hầu hết BA gia nhập lực lượng đặc biệt.
Khóa 12: Sĩ số là 2,000 người, kể cả hơn 300 Bảo An (8 đại đội x 4 trung đội) 50% phải qua một kỳ thi tuyển. Khai giảng vào tháng 9 1961, mãn khóa ngày 1 8 1962. Thời gian huấn luyện là 11 tháng. Thủ khoa là giáo sư Nguyễn Ngọc Linh. Ðại tá Võ Ân, trung đoàn trưởng trung đoàn 53 BB, trấn giữ phi trường Phụng Dực, tháng 3 1975, là cựu SV khóa 12 Thủ Ðức.
Trường Bộ Binh Thủ Ðức
Vào tháng 10 năm 1961, tất cả các quân trường chuyên môn như quân cụ, quân chính, truyền tin, quân vận, công binh, pháo binh,... được tách rời khỏi Liên Trường Võ Khoa Thủ Ðức và trực thuộc các binh sở và binh chủng liên hệ. Vì vậy mà Liên trường Võ khoa không còn hiện diện, đồng thời “Trường Sĩ Quan Trừ Bị” cũng được cải danh thành trường Bộ Binh. Ðến năm 1962, tại căn cứ huấn luyện Thủ Ðức chỉ còn lại trường Bộ Binh, trường Thiết giáp và trường Vũ thuật và Thể dục Quân sự. Ðặc biệt trường Bộ binh ngoài việc đảm nhiệm các khóa Sĩ quan Trừ bị trường còn phụ trách huấn luyện các lớp đại đội trưởng.
Tóm lại, trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Ðức trên đồi Tăng Nhơn Phú hình thành từ năm 1950, đến năm 1957 trường này được biến cải và bành trướng thành Liên trường Võ khoa Thủ Ðức. Cuối năm 1961 trường lại thâu gọn thành trường Bộ binh Thủ Ðức.
Khóa 13: Khai giảng vào tháng 1 1962, mãn khóa vào tháng 11, 1962. Phải có bằng tú tài 1 trở lên. Các khóa sinh BA kể từ khóa này cũng phải qua nột kỳ thi tuyển. Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm HL, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 14: Khai giảng vào tháng 4 1962, mãn khóa vào tháng 1 1963. BA có một quy chế riêng. Chuẩn úy Trần Sách Ðắc đậu thủ khoa khóa 14. Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm HL, chưa rõ?
Khóa 15: Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 16: 1963. Sau cách mạng 1 11 1963, BA đổi thành Ðịa phương quân. Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm HL, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 17: Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 18: Khai giảng vào tháng 6 1964. Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm HL, mãn khóa, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 19: Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 20: Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 20 Phụ: Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên thủ khoa?
Khóa 21: Khai giảng tháng 10 1965, mãn khóa tháng 10 1966. Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm HL, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 22: Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 23: khai giảng vào tháng 9 1966, mãn khóa vào tháng 6 1967. Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm HL, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 24: khai giảng vào đầu năm 1967, mãn khóa vào tháng 9 1967. Thời gian huấn luyện là 9 tháng. SVSQ đa số là giáo chức, chuyên viên kỹ thuật. Tên khóa, sĩ số, địa điểm HL, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 25: Sĩ số khoảng 2,000 người, 10 đại đội gồm 5 trung đội 40 SV, cũng như các khóa 24 và 26, đa số là giáo chức bị động viên, khai giảng ngày 12 4 1967, thời gian thụ huấn khoảng 9 tháng rưỡi. TT Thiệu chủ tọa lễ mãn khóa ngày 5 1 1968, trước Tết Mậu Thân. Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm HL, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 26 khai giảng vào tháng (6?) 9, 1967, mãn khóa vào ngày 8 tháng 6, 1968. Sĩ số trên 2,000 người. Tên khóa, thời gian, địa điểm, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 27 khai giảng vào ngày 26 tháng 12 1967 và mãn khóa vào ngày 1 8 1968. Thời gian 7 tháng. Sĩ số khoảng hơn 1,000 người. Khóa 27 trưởng thành trong khói lửa, sau khi trải qua biến cố Tết Mậu Thân. Khóa 27 là khóa cuối cùng gọi tên khóa bằng số. Tên khóa, địa điểm, tên họ thủ khoa Châu Minh Ba (Trưởng ty Công Chánh Long Khánh - Chi tiết Thủ Khoa do KBCHN cung cấp)
Các Khóa SQTB lấy tên theo niên hiệu
Kể từ năm 1968, danh hiệu của các khóa Sĩ Quan Trừ Bị được đánh số thứ tự kèm niên hiệu. Năm 1968 có 8 khóa, sinh viên khóa 1 và 2/68 dựng trên đỉnh núi một tượng bằng ciment cao khoảng 30 feet, đứng nhìn xuống thao trường, họ đặt tên cho tượng này là anh Cù Lần.
Khóa 1/68 tại Nha Trang, tên khóa, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 2/68 tại Nha Trang, tên khóa, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 3/68 tại Thủ Ðức, tên khóa, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 4/68 tại Thủ Ðức, tên khóa, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 5/68 tại Thủ Ðức có 8 đai đội, sĩ số khoảng 1,500 người Mãn khóa tại Quang Trung ngày 28 tháng 7, 1968, giai đoạn 2 tại Thủ Ðức từ 8 tháng, 10 1968 đến 25 tháng 1, 1969. Thủ khoa là Chuẩn úy Nguyễn Ðình Mô. Tên khóa?
Khóa 6/68 Ðịa điểm, tên khóa, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 7/68 tại Thủ Ðức, tên khóa, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 8/68 tại Thủ Ðức, tên khóa, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 9/68 tại Thủ Ðức, tên khóa, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Năm 1969 có 6 khóa:
Khóa 1/69 tại Thủ Ðức, tên khóa, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 2/69 tại Nha Trang, tên khóa, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ, thủ khoa?
Khóa 3/69 tại Thủ Ðức gồm 5 đại đội, mỗi đại đội có 200 người, sĩ số là 1,000 SVSQ. Khóa này khai giảng vào tháng 3 và mãn khóa vào khoảng tháng 10, 1969. tên khóa, thời gian, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 4/69 tại Thủ Ðức, mãn khóa tháng 7, 1970. tên khóa, sĩ số, thời gian, khai giảng, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 5/69 tại Thủ Ðức, tên khóa, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 6/69 tại Thủ Ðức, khai giảng tháng 7, 1970. tên khóa, sĩ số, thời gian, khai giảng, tên họ thủ khoa không rõ?
Năm 1970 có 6 khóa:
Khóa 1/70, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 2/70, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 3/70, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 4/70, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 5/70, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 6/70, Tên khóa, 1650 SVSQ, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Năm 1971 có 5 khóa:
Khóa 1/71, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 2/71, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 3/71, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 4/71 tại Thủ Ðức, khai giảng ngày 22 tháng 8, 1971 đến ngày 2 tháng 5, 1972, tổng cộng hơn 8 tháng. Có tên là Khóa Bình Long Anh Dũng, sĩ số, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 5/71, Tổng số khoảng 500 SVSQ, mà 1/5 thuộc thành phần giáo chức nhưng trước ngày mãn khóa có một số được trả về nhiệm sở cũ. thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, thủ khoa được bổ sung về ngành HCTC. Khóa này có tên là Kontum kiêu hùng.
Năm 1972 có 15 khóa, tất cả đều tham dự chiến dịch, chia làm nhiều toán khoảng 4, 5 người đi với Ðịa phương quân và nghĩa quân để tác động tinh thần và phổ biến hiệp định Paris. Thời gian học quân sự và chiến dịch khoảng một năm.
Khóa 1/72 tại Nha Trang, do đại tá Bùi Trạch Dần, Liên đoàn trưởng, phụ trách. Khai giảng... Lẽ ra mãn khóa ngày 8 tháng 12, 1972, nhưng vì Hiệp Ðịnh Paris nên mãi đến tháng 3, 1973 mới mãn khóa. Sĩ số khoảng 700 SVSQ, hầu hết là sinh viên kiến trúc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên. Tên khóa, ngày khai giảng, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 2/72, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 3/72, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 4/72, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 5A/72, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 5B/72, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 6/72 Nha Trang (Thiếu tướng Võ Văn Cảnh chỉ huy trưởng trường Ðồng Ðế), sĩ số, thời gian, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 7/72, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 8/72, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 9A/72, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 9B/72, Nha Trang, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 9C/72, Thủ Ðức, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 10/72, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 11/72 tại Nha Trang, sĩ số 922 người. khai giảng 16 10 1972, mãn khóa 2 6 1973. thời gian, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 12/72, Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Năm 1973 có 7 khóa:
Khóa 1/73 tại Thủ Ðức, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 2/73 tại Thủ Ðức, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 3/73 tại Long Thành, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 4/73 Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 5/73 Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 6/73 Tên khóa, sĩ số, thời gian, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa?
Khóa 7/73 Rất đông sinh viên SQ có bằng cử nhân và cao học, một số lớn xin gia nhập ngành Quân Cảnh và Ðịa phương quân. Khóa học trên 11 tháng kể cả thời gian đi chiến dịch lấn đất, giành dân. Tên khóa, sĩ số, địa điểm, ngày khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa không rõ?
Năm 1974 có 3 khóa:
Khóa 1/74 tại Long Thành, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 2/74 tại Long Thành, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa không rõ?
Khóa 3/74 tại Long Thành, sĩ số, thời gian, khai giảng, mãn khóa, tên họ thủ khoa không rõ?
Vì nhu cầu bổ sung cán bộ, các sĩ quan trừ bị đã có nhiều cơ hội nắm giữ những chức vụ quan trọng tại hầu hết các bộ tham mưu và ngành chuyên môn trong quân đội. Bởi lẽ khối lượng sĩ quan trừ bị đông đảo hơn sĩ quan hiện dịch (gấp 17 lần trong năm 1973), hơn nữa vì cuộc chiến kéo dài triền miên nên những sĩ quan thuộc các khóa đầu đã phục vụ trong quân đội hầu như vĩnh viễn. Một số lớn sĩ quan trừ bị thâm niên đã xin chuyển sang hiện dịch để được hưởng quy chế dành cho sĩ quan hiện dịch, nhất là có nhiều quyền lợi sau khi được giải ngũ. Những sĩ quan này, nhờ có nhiều kinh nghiệm và khả năng cao nên đã nắm giữ những chức vụ quan trọng trong quân đội và chính quyền.
Danh sách chỉ huy trưởng trường Võ Bị Thủ Ðức
Các sĩ quan cao cấp sau đây lần lượt chỉ huy trường Thủ Ðức trong 25 năm đầu (không chắc lắm)
Thiếu tá Bouillét, 1951-1953.
Ðại tá Phạm Văn Cảm,1953-1957
Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, 1957-1961
Thiếu tướng Hồ Văn Tố, 1961-1962
Ðại tá Nguyễn Văn Chuân, 1962?
Ðại tá Phan Ðình Thứ tự Lam Sơn, 1962-1963
Thiếu tướng Trần Ngọc Tám, 1963?
Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn 1964?
Thiếu tướng Trần Văn Trung, 1965-1967?
Chuẩn tướng Lâm Quang Thơ, 1967-1969
Thiếu tướng Phạm Quốc Thuần, 1969-1973
Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, 1973-1975
Ðại tá Trần Ðức Minh, Q. CHT, 3 1975
Thành quả của trường Sĩ Quan Trừ Bị
Nhân ngày Quân Lực 19 tháng 6, 1973, nói về thành tích quân trường, người ta ghi nhận như sau: Kể từ ngày thành lập trường Sĩ Quan Trừ Bị để cung ứng nhu cầu chỉ huy và lãnh đạo cho quân đội Quốc gia, trong thời gian chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc, thì từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1973, gần một phần tư thế kỷ, trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức đã hoàn tất được 69 khóa huấn luyện, đào tạo 75% sĩ quan cán bộ nòng cốt cho Quân lực VNCH. Tổng số sĩ quan trừ bị tốt nghiệp là 80,000 người so với 4,600 sĩ quan hiện dịch xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt.
Ðặc biệt trong năm 1972 có 15 khóa SQTB thụ huấn tại Nha Trang và Thủ Ðức. Kể từ tháng 1 1968 đến tháng 12, 1973, trong việc tiếp sức trường Bộ Binh Thủ Ðức, riêng trường Hạ Sĩ Quan Ðồng Ðế Nha Trang đã đào tạo được 12,000 sĩ quan trừ bị. Như vậy tổng số sĩ quan trừ bị được huấn luyện tại Thủ Ðức, Nam Ðịnh, Ðà Lạt và Nha Trang đã lên đến trên dưới 100,000 người.
Các sĩ quan trừ bị, mặc dầu trong hoàn cảnh động viên, đã phục vụ quốc gia rất đắc lực, không những trên phương diện quân sự mà ngay cả trong địa hạt hành chánh và lãnh đạo.
Ðiển hình là có rất nhiều sĩ quan gốc trừ bị đã từng giữ những chức vụ lãnh đạo quan trọng trong guồng máy quốc gia như phó tổng thống, thủ tướng, tổng trưởng, bộ trưởng, thứ trưởng, tổng giám đốc, giám đốc, tỉnh trưởng, thị trưởng, quận trưởng,... Về quân sự, có nhiều sĩ quan trừ bị đã được bổ nhiệm vào những chức vụ chỉ huy và tham mưu cao cấp như phụ tá tổng tham mưu trưởng, tham mưu trưởng liên quân, tham mưu trưởng quân đoàn, sư đoàn, quân, binh chủng, tư lệnh quân chủng, tư lệnh binh chủng, tư lệnh quân đoàn, tư lệnh sư đoàn, tư lệnh lữ đoàn, trung đoàn trưởng, thiết đoàn trưởng, tổng cục trưởng, cục trưởng, trưởng phòng bộ tổng tham mưu, trưởng phòng bộ tư lệnh quân đoàn, sư đoàn, quân, binh chủng,...
Nói tóm lại, sĩ quan trừ bị là một nguồn nhân lực chỉ huy và lãnh đạo trọng yếu, giữ một vị thế quan trọng trong công cuộc chiến đấu chống cộng sản, bảo vệ chính nghĩa Quốc gia và kiến thiết xứ sở.
Trên thực tế, không ai phủ nhận rằng trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức là nơi quy tụ hầu hết các thanh niên có học thức yêu nước, là những cán bộ ưu tú của Việt Nam Cộng Hòa, nhưng ít ai tin rằng:
Trong suốt cuộc chiến, trên chiến trường, đã có hàng chục ngàn sĩ quan trừ bị anh dũng gục ngã dưới lá quân kỳ để bảo vệ tự do và thanh bình cho quê hương, dân tộc.
Sau cuộc chiến, đã có hàng chục ngàn sĩ quan trừ bị chịu cảnh đọa đày trong các trại cải tạo ác nghiệt của Cộng Sản Bắc Việt cho đến khi họ kiệt sức hay phải bỏ mình nơi rừng thiêng, nước độc.
Từ ngày Hiệp Ðịnh Genève 1954 ra đời cho đến ngày 30 tháng 4, 1975, đã có hàng ngàn sĩ quan trừ bị tàn phế sống lay lắt, điêu đứng trong cảnh màn trời, chiếu đất, tối tăm, tủi nhục.
Ngày cuối cùng của trường Thủ Ðức trên đồi Tăng Nhơn Phú
Vào cuối năm 1973, trường Bộ Binh di chuyển về Long Thành, nhưng đến ngày 27 tháng 4, 1975 trường lại được lệnh di tản chiến thuật về Thủ Ðức để nghênh cản địch quân.
Một trong những nhân chứng có mặt tại đồi Tăng Nhơn Phú vào giờ chót của ngày cuối cùng, ông Minh Tân Lê Quảng Trị, đã tường thuật đại để như sau:
Vào lúc 08 giờ 15' sáng 30 tháng 4, 1975, từ xa lộ Biên Hòa, 4 chiến xa T 54 của CS Bắc Việt lồng lộn tiến nhanh về phía quân trường Thủ Ðức, nhưng ba trong bốn chiến xa nói trên đã bị bắn cháy ngay tại bờ rào kẽm gai bởi pháo binh 105 ly bố phòng trực xạ. Chiếc chiến xa T 54 còn lại vượt thoát chạy thẳng vào trung tâm trường Thủ Ðức, dùng đại liên 50 trên pháo tháp bắn xối xả vào lực lượng phòng thủ khiến trung tá Ông Văn Tuyên, trung sĩ I Nhân và 5 sinh viên sĩ quan tử thương, Thiếu tá Vương Bá Thuần và 9 người khác bị thương. Sau đó chiếc chiến xa này chạy thẳng ra cổng số 1, tìm đường tẩu thoát nhưng đã bị các tổ sinh viên sĩ quan sử dụng súng phóng hỏa tiễn M72 bắn đứt xích. Khi chiến xa lết ra tới Niệm Phật đường Quảng Ðức, chợ Nhỏ, chúng quay pháo tháp vào trường, tiếp tục bắn phá.
Ðứng trước tình trạng nan giải này, hai tân khóa sinh, mỗi người tình nguyện mang 4 trái lựu đạn lân tinh, bò ra ngoài để tiêu diệt chiến xa địch. Trong lúc chiếc T 54 đang nhả đạn vào trường, hai khóa sinh nói trên đã leo lên chiến xa, thả lựu đạn lân tinh vào trong pháo tháp khiến chiến xa địch phát hỏa, đạn trong pháo tháp phát nổ tung trời. Chiến tích dũng cảm của hai tân khóa sinh không những đã làm mọi người phải ngưỡng phục mà còn nói lên cái khả năng chiến đấu siêu việt cũng như ý chí bất khuất và quyết thắng của
Sinh viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức
Nhưng vào lúc 10 giờ sáng ngày 30 tháng 4, 1975, Ðại Tướng Dương Văn Minh, tổng thống vài ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, đã ra lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng. Tất cả cán bộ cũng như sinh viên, khóa sinh, không ai bảo ai, đã lần lượt giã từ vũ khí, về với gia đình.
Sugarland, ngày 25 tháng 12, 2002
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=174901&zoneid=271#.UlUG9PnCS70
Geen opmerkingen:
Een reactie posten