zondag 27 oktober 2013

Thủ tướng Nhật : ‘Nhiều nước muốn Nhật đối phó Trung Quốc '

‘Nhiều nước muốn Nhật đối phó TQ’


Cập nhật: 04:28 GMT - chủ nhật, 27 tháng 10, 2013

Ông Shinzo Abe
Ông Abe liên tục có những tuyên bố cứng rắn nhằm vào Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng các nước khác muốn Nhật có một vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn ở châu Á để đối chọi lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
Ông Abe nói với tờ Wall Street Journal rằng ‘có những quan ngại rằng Trung Quốc muốn thay đổi trật tự hiện hành bằng vũ lực thay vì bằng pháp trị’.
Hôm thứ Bảy ngày 26/10, Bắc Kinh đã lên tiếng rằng nếu Tokyo bắn hạ máy bay không người lái của họ thì họ sẽ coi đó là ‘hành động chiến tranh’.
“Chúng tôi sẽ có hành động quyết liệt để đáp trả và bên gây hấn sẽ phải nhận mọi hậu quả,” ông Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói trên trang chủ của Bộ này.
Lời tuyên bố này là phản ứng trước thông tin rằng ông Abe đã chuẩn y kế hoạch quốc phòng cho phép sử dụng không lực để bắn hạ các máy bay tự lái của Trung Quốc trên không phận Nhật Bản.

Trung-Nhật đối đầu

Các phân tích gia cho rằng sự đối đầu giữa hai nước phản ánh sự thay đổi trong cán cân quyền lực với sự vươn lên như vũ bão về kinh tế của Trung Quốc trong khi nền kinh tế Nhật Bản lết bết trong suốt hai thập kỷ qua.
Trung Quốc đã cảnh báo về chủ nghĩa dân tộc của Nhật Bản ở một khu vực mà quá khứ bành trướng thuộc địa của Nhật vẫn là những ký ức cay đắng.
"Có những quan ngại rằng Trung Quốc đang muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực thay vì bằng pháp trị. Nếu Trung Quốc thích đi con đường đó thì họ không thể nào trỗi dậy hòa bình được."
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Abe nói rằng ông nhận thấy rằng ‘các nước mong Nhật lãnh đạo không chỉ trên mặt trận kinh tế mà còn trên lĩnh vực an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương’.
Ông cũng hứa sẽ đưa ra những chính sách để vực dậy ảnh hưởng đang ngày càng sa sút của Nhật.
Các nước khác muốn Nhật đứng ra đối phó với Trung Quốc, ông Abe nói nhưng không cho biết cụ thể là nước nào.
“Có những quan ngại rằng Trung Quốc đang muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực thay vì bằng pháp trị. Nếu Trung Quốc thích đi con đường đó thì họ không thể nào trỗi dậy hòa bình được,” ông nói.
“Họ không nên đi con đường đó và nhiều nước muốn Nhật nói mạnh với Trung Quốc về điều đó. Họ hy vọng rằng nhờ đó Trung Quốc sẽ có hành động có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.”


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/10/131027_abe_wsj_interview.shtml

Abe bác bỏ ‘có tranh chấp ở Senkaku’


Cập nhật: 05:47 GMT - chủ nhật, 29 tháng 9, 2013

Ông Abe phát biểu trước báo giới ở New York
Ông Abe luôn thể hiện lập trường cứng rắn trong vấn đề tranh chấp đảo với Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu trước cộng đồng quốc tế rằng sẽ không có chuyện nhượng bộ về chủ quyền với Trung Quốc đồng thời kêu gọi Bắc Kinh đàm phán để giải quyết khác biệt.
Nói trước các báo giới sau khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 27/9, ông Abe bác bỏ lời kêu gọi mới đây của phía Trung Quốc rằng họ đã sẵn sàng đối thoại nếu Tokyo thừa nhận rằng các hòn đảo trên biển Hoa Đông là khu vực có tranh chấp.
Bắc Kinh gọi nhóm đảo này là Điếu Ngư trong khi Nhật Bản, nước đang quản lý chuỗi đảo này trên thực tế, gọi chúng là Senkaku.

‘Nhật muốn hòa bình’

“Quần đảo Senkaku là phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản chiếu theo sự thật lịch sử và dựa trên luật pháp quốc tế trong khi những hòn đảo này đang thuộc quyền quản lý của Nhật,” ông nói.
“Điều đáng tiếc là các tàu của Chính phủ Trung Quốc vẫn đang tiếp tục xâm nhập vào lãnh hải của chúng tôi,” ông nói thêm.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật cũng nói nước ông tìm kiếm giải pháp hòa bình và ‘không có ý định làm cho căng thẳng tiếp tục leo thang’.
Ông kêu gọi hợp tác với Trung Quốc vì rằng mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á là hết sức quan trọng đối với an ninh khu vực.
"Thế giới ai cũng biết có tranh chấp ở đấy (Senkaku/Điếu Ngư)."
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
“Cánh cửa đối thoại luôn rộng mở và tôi thật sự hy vọng rằng Trung Quốc cũng sẽ có suy nghĩ và thái độ tương tự.”
Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trước khi diễn ra phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng ông ủng hộ đối thoại nhưng trước hết Tokyo phải thừa nhận các hòn đảo này là ‘có tranh chấp’.
“Thế giới ai cũng biết có tranh chấp ở đấy,” ông Vương phát biểu ở Viện Brookings ở Washington hồi tuần trước.
Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu ngày 27/9, Ngoại trưởng Vương Nghị nói Trung Quốc sẵn sàng đàm phán về tranh chấp lãnh thổ nhưng cũng sẽ ‘kiên quyết bảo vệ chủ quyền’.
“Chúng tôi chân thành hy vọng sẽ giải quyết thỏa đáng vấn đề thông quan đàm phán và tham vấn với các nước có liên quan trực tiếp,” ông nói.
“Những tranh chấp mà hiện giờ chưa thể giải quyết được sẽ để sau này giải quyết.”

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/09/130929_abe_rejects_senkaku_dispute.shtml

Nhật tái khẳng định chủ quyền về Senkaku


Cập nhật: 10:53 GMT - thứ tư, 11 tháng 9, 2013

Khu vực biển đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc
Tuần duyên Nhật Bản và Trung Quốc cùng xuất hiện ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp
Nhật Bản thắt chặt an ninh xung quanh quần đảo tranh chấp và tái khẳng định quyền sở hữu đối với chuỗi đảo, một năm sau sự kiện nước này quốc hữu hóa các hòn đảo, gây ra tranh cãi gay gắt với Trung Quốc .
Căng thẳng vẫn còn cao, với Bắc Kinh cử một số tàu tuần duyên xuất hiện ở quanh khu vực các hòn đảo hôm thứ Ba.
Nhật Bản mua các hòn đảo mà Tokyo gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đài, từ một chủ sở hữu tư nhân của Nhật Bản một năm trước đây .
Trung Quốc mô tả vụ mua đảo này là không hợp lệ .
Bắc Kinh cho hay đã tiến hành 59 cuộc tuần tra gần quần đảo kể từ năm ngoái với các tàu ra vào khu vực mà Nhật Bản nói là lãnh hải của họ .
Hôm thứ Tư, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhắc lại tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản với các đảo.
"Chúng tôi ngăn chặn tàu của chính quyền Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của chúng tôi, với các tàu của chúng tôi ở rất gần các tàu Trung Quốc"
Yuma Miyako, quan chức tuần duyên Nhật Bản
"Các hòn đảo này hiển nhiên là lãnh thổ của Nhật Bản.
“Chúng tôi duy trì lập trường chủ quyền bất khả tranh cãi đối với nó," ông nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera nói giám sát đã tăng lên trong khu vực có các hòn đảo nhưng không cho biết thêm chi tiết, theo hãng tin Associated Press.
Trong khi đó quan chức phụ trách Phòng vệ Bờ biển Yuma Miyako nói với hãng AFP rằng cơ quan này được đặt trong trạng thái “báo động cao” nhân đánh dấu một năm sự kiện quốc hữu hóa.
"Chúng tôi ngăn chặn tàu của chính quyền Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của chúng tôi, với các tàu của chúng tôi ở rất gần các tàu Trung Quốc," quan chức này nói .

‘Phi cơ không người lái’

Trung Quốc đã điều một số tàu tuần tra bảo vệ bờ biển tới khu vực xung quanh các hòn đảo tranh chấp kể trên vào hôm thứ Ba, dẫn tới việc Nhật Bản triệu đại sứ của Bắc Kinh ở Tokyo đến để phản đối.
"Quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quần đảo Điếu Ngư là mạnh mẽ. Nhật Bản phải chuẩn bị gánh chịu các hậu quả của hành động khiêu khích này"
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao TQ, Hồng Lỗi
Ông Suga cũng cho biết hôm thứ Ba rằng Tokyo đang cân nhắc việc đóng các viên chức dân sự trên hòn đảo như một lựa chọn, điều đã làm Bắc Kinh phản ứng giận dữ.
"Quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quần đảo Điếu Ngư là mạnh mẽ," phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói.
"Phía Nhật Bản phải chuẩn bị gánh chịu các hậu quả của hành động khiêu khích này."
Báo chí Trung Quốc cũng đánh dấu sự kiện một năm bằng việc ca ngợi các tàu Trung Quốc tuần tiễu tới khu vực quần đảo.
"Nhân ‘một năm đánh dấu' từ khi Nhật Bản tổ chức trò 'mua' quần đảo Điếu Ngư, thực hiện trò hề của cái gọi là 'quốc hữu hóa', tuần duyên của Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ và thái độ kiên quyết bảo vệ các quyền trên biển của chúng ta," tờ Nhân dân Nhật báo nói.
"Trung Quốc cần nắm cơ hội để thuyết phục nhiều người trên khắp thế giới hơn về những động cơ nguy hiểm về quyền trên biển của Nhật Bản," một bài xã trên tờ Hoàn cầu Thời báo nói thêm.
Hôm thứ Hai, một phi cơ được cho là không người lái của Trung Quốc đã được phát hiện trong không phận quốc tế gần quần đảo, gây nên mối quan ngại từ phía Nhật Bản .
Quần đảo nằm ở phía đông của Trung Quốc và tọa lạc ở mạn tây nam của Okinawa, Nhật Bản.
Các hòn đảo nằm gần tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng và là một khu vực có nguồn lợi phong phú cho đánh cá.
Bản đồ khu vực Senkaku/Điếu Ngư đài tranh chấp



Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/09/130911_japan_no_islands_disputes.shtml

TQ 'không đàm phán' biển đảo với Nhật


Cập nhật: 08:06 GMT - thứ ba, 27 tháng 8, 2013

Tàu tuần tra Nhật Bản, Trung Quốc tại Senkaku
Tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku đang là yếu tố chính gây căng thẳng trong quan hệ hai nước
Trung Quốc bác bỏ khả năng gặp cấp cao với Nhật Bản để bàn về tranh chấp chủ quyền tại Biển Hoa Đông vì lý do Tokyo chỉ "nói suông".
Thông điệp trên được Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc, ông Lý Bảo Đông, đưa ra để trả lời cho câu hỏi về khả năng có một cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước tại hội nghị G20 vào tuần tới.
Nhật Bản đã tỏ ý muốn thảo luận thêm với Trung Quốc về vấn đề vốn đang gây căng thẳng nghiêm trọng cho quan hệ giữa hai nước.
Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư ) ở Biển Hoa Đông.
Nhật Bản đã mua lại ba đảo của quần đảo này từ một chủ tư nhân người Nhật vào năm ngoái, khiến Bắc Kinh tức giận.
Cũng kể từ lúc đó, các tàu của chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần ra vào khu vực xung quanh quần đảo trên, mà Nhật tuyên bố là vùng biển chủ quyền của nước này, làm nảy sinh quan ngại xảy ra đụng độ ngoài ý muốn hoặc leo thang căng thẳng.
Hai bên cho hay ba tàu tuần duyên của Trung Quốc đã vào vùng biển quanh các đảo này hôm thứ Ba 27/8.
"Lãnh đạo hai bên gặp gỡ không chỉ đơn thuần là để bắt tay và chụp hình, mà là để giải quyết các vấn đề," ông Lý nói.
"Nếu Nhật Bản muốn dàn xếp một cuộc gặp để giải quyết vấn đề, thì họ phải ngưng nói suông và hành động chỉ mang tính hình thức."


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/08/130827_china_ruled_out_talk_japan.shtml

Nhật gọi hành động của TQ là 'nguy hiểm'


Cập nhật: 09:48 GMT - thứ tư, 6 tháng 2, 2013

Thủ tướng Nhật Bản vừa gọi quyết định của Trung Quốc cho tàu chiến ngắm bắn radar vào tàu hải quân Nhật Bản là “hành động nguy hiểm”.
Ông Shinzo Abe nói trước quốc hội rằng động thái trên có thể dẫn tới “tình huống khó đoán trước” và kêu gọi Trung Quốc “tự kiềm chế”.
Sự việc trên xảy ra gần khu đảo ở biển Hoa Đông hồi tuần trước.
Hoa Kỳ đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về vụ việc này, cùng lúc mối quan hệ giữa Bắc kinh và Tokyo căng thẳng cao độ.
Ông Abe yêu cầu Trung Quốc tránh “những hành động leo thang không cần thiết” trong giai đoạn tranh chấp lãnh hải, vốn tập trung vào dãy đảo mà cả hai cùng tuyên bố chủ quyền.
“Trong lúc có vẻ có những dấu hiệu cho thấy tiến triển trong việc tăng cường đối thoại giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hành động một chiều khiêu khích của Trung Quốc là cực kỳ đáng tiếc,” thủ tướng Nhật Bản nói.
Nhật Bản hiện đang nắm giữ khu đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với dãy đảo, tiếng Đài Bắc gọi là Điếu Ngư Đài.
Việc các tàu Trung Quốc liên tục tiến vào khu vực này được giới quan sát cho là chiến lược của Bắc Kinh nhằm tạo ra "quy cách mới", khiến Nhật không thể kiểm soát hiệu quả các quần đảo nói trên.

Trung Quốc im lặng

Vẫn chưa có bình luận chính thức từ Trung Quốc, song Hoa Kỳ cảnh báo tranh chấp trên có thể đe dọa ổn định khu vực.
Vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư
“Về báo cáo cụ thể đối với vụ việc ngắm bắn radar, những hành động như thế làm căng thẳng leo thang và gia tăng hiểm họa xảy ra những việc đáng tiếc hoặc thiếu tính toán khác,
"Và có thể đe dọa hòa bình, ổn định và tăng trưởng kinh tế trong khu vực đặc biệt quan trọng này,” bà Victoria Nuland, phát ngôn viên chính phủ Hoa Kỳ nói.
Hồi tháng 12 năm ngoái, máy bay của Trung Quốc cũng đã tiến vào gần không phận của Nhật, khiến chính phủ nước này phải huy động chiến đấu cơ.
Mặc dù những lần huy động chiến cơ từ hai bên gần đây không dẫn đến xung đột nào, giới phân tích cho rằng việc tăng cường độ các vụ chạm trán có thể dẫn đến giao tranh ngoài ý muốn.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Itsunori Onodera phát biểu với các nhà báo hôm 5/2 rằng trong vụ việc khi đó, một tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã chĩa radar vào tàu Nhật.
Trước đó vài hôm, Trung Quốc cũng ngắm bắn vào một trực thăng Nhật trong vùng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật nói: "Ngắm radar như thế là bất bình thường và chúng tôi thấy nó có thể tạo ra tình thế nguy hiểm nếu bất kỳ sai sót nào xảy ra."


Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten