Malaysia tăng cường võ trang đề phòng Trung Quốc
Cuộc tập trận chung Carat 2013 giữa quân đội Mỹ và Malaysia (Ảnh: @malaysiaflyingherald.wordpress.com)
Bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông, Malaysia đã kín đáo phòng bị. Ngoài mặt, Kuala Lupur không có những tuyên bố hùng hồn, nhưng trong thực tế lại tăng cường võ trang với sự giúp đỡ kỹ thuật của Mỹ. Theo tiết lộ của nhật báo Úc The Australian số ra hôm nay, 23/10/2013, một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của chiến lược đề phòng Bắc Kinh của Malaysia là việc thành lập lực lượng thủy quân lục chiến và kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân chỉ cách vùng bãi đá ngầm James ( James Shoal - thuộc Trường Sa) 100 km và bị Trung Quốc nhòm ngó.
Cho đến nay, trong số các quốc gia Đông Nam Á bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Malaysia là nước luôn luôn giữ thái độ mềm mỏng, để khỏi gây tổn hại cho quan hệ kinh tế rất tốt đẹp giữa hai bên. Kuala Lumpur hầu như đều im lặng trước các động thái quyết đoán của Bắc Kinh, kể cả khi bị Bắc Kinh khiêu khích.
Hành động thô bạo nhất của Trung Quốc đối với Malaysia xẩy ra vào tháng Ba, vừa qua, khi Hải quân Trung Quốc cử một hạm đội hùng hậu - bao gồm tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn cùng nhiều chiến hạm khác - đến tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn gần bãi ngầm James, ngoài khơi bờ biển phía Nam của bang Sarawak thuộc Malaysia, nằm ở phía bắc đảo Borneo.
Đây là một bãi cạn nằm ở cực nam Biển Đông, thường được gộp chung vào quần đảo Trường Sa, chỉ cách bang Sarawak của Malaysia khoảng 80 km, được Malaysia tuyên bố chủ quyền, nhưng lại bị Bắc Kinh tranh chấp, xem đấy là vùng cực nam của lãnh thổ Trung Quốc.
Trong lúc Bắc Kinh rầm rộ phô trương chuyến tiếp cận James Shoal của Hải quân Trung Quốc, Malaysia hầu như không có phản ứng. Thế nhưng, theo tiết lộ của chuyên san quốc phòng IHS Janes’s Defense Weekly hôm 15/10 vừa qua, về phương diện quốc phòng, Kuala Lumpur đã có phản ứng dứt khoát.
Nguồn tin trên cho biết là mới đây, Malaysia đã loan báo việc thành lập một căn cứ hải quân mới tại thành phố ven biển Bintulu, bang Sarawak, tức là cách bãi cạn James Shoal bị Trung Quốc tranh chấp không đầy 100 km. Mục tiêu của lực lượng đồn trú tại căn cứ này là bảo vệ khu vực, cũng như nguồn dự trữ dầu khí quốc gia trong vùng.
Mối đe dọa Trung Quốc trên James Shoal không được nói ra, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Malysia Hishammudin Tun Hussein đã tiết lộ việc quân đội sẽ thành lập tiểu đoàn thủy quân lục chiến đầu tiên của mình. Đơn vị mới này có nòng cốt là lính nhảy dù, và thu nhận thêm người từ lục quân, không quân và hải quân.
Theo Jane’s Defence Weekly, chính quyền Malaysia đã nhờ Mỹ giúp đỡ trong việc thành lập lực lượng thủy quân lục chiến, chủ yếu trong vấn đề huấn luyện cũng như trang bị. Kuala muốn mua lại một số thiết bị mà quân đội Mỹ sẽ không dùng tới sau khi triệt thoái khỏi Afghanistan.
Bên cạnh đó, Malaysia cũng dự kiến mua trực thăng tấn công sử dụng trên biển, chẳng hạn như loại Apache hay Super Cobra của Mỹ, hay loại Tiger của tập đoàn Châu Âu Eurocopter.
Kuala Lumpur cũng tìm mua một chiếc tàu đổ bộ mới thay thế cho chiếc duy nhất của nước này đã bị cháy cách đây bốn năm. Theo Jane’s Defense Weekly, Malaysia đang đàm phán với Pháp – về chiếc Mistral - và Hàn Quốc về việc mua tàu đổ bộ. Hoa Kỳ cũng muốn bán chiếc Denver của họ cho Malaysia.
Giới quan sát đã gắn liền hai quyết định lập căn cứ Hải quân mới tại Bintulu và thành lập đơn vị thủy quân lục chiến của Malaysia với hàng loạt các vụ tàu hải quân và tuần duyên Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Malaysia ngoài khơi miền đông Malaysia và vùng quần đảo Trường Sa thuộc Malaysia.
Dù không phản đối công khai, như Việt Nam hay Philippines, nhưng rõ ràng Malaysia đang hết sức quan ngại trước các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông. Một biểu hiện khác thể hiện thái độ lo ngại, đó là việc Kuala Lumpur đã cho tăng cường các cuộc tuần tra trên vùng biển có liên quan.
Hành động thô bạo nhất của Trung Quốc đối với Malaysia xẩy ra vào tháng Ba, vừa qua, khi Hải quân Trung Quốc cử một hạm đội hùng hậu - bao gồm tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn cùng nhiều chiến hạm khác - đến tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn gần bãi ngầm James, ngoài khơi bờ biển phía Nam của bang Sarawak thuộc Malaysia, nằm ở phía bắc đảo Borneo.
Đây là một bãi cạn nằm ở cực nam Biển Đông, thường được gộp chung vào quần đảo Trường Sa, chỉ cách bang Sarawak của Malaysia khoảng 80 km, được Malaysia tuyên bố chủ quyền, nhưng lại bị Bắc Kinh tranh chấp, xem đấy là vùng cực nam của lãnh thổ Trung Quốc.
Trong lúc Bắc Kinh rầm rộ phô trương chuyến tiếp cận James Shoal của Hải quân Trung Quốc, Malaysia hầu như không có phản ứng. Thế nhưng, theo tiết lộ của chuyên san quốc phòng IHS Janes’s Defense Weekly hôm 15/10 vừa qua, về phương diện quốc phòng, Kuala Lumpur đã có phản ứng dứt khoát.
Nguồn tin trên cho biết là mới đây, Malaysia đã loan báo việc thành lập một căn cứ hải quân mới tại thành phố ven biển Bintulu, bang Sarawak, tức là cách bãi cạn James Shoal bị Trung Quốc tranh chấp không đầy 100 km. Mục tiêu của lực lượng đồn trú tại căn cứ này là bảo vệ khu vực, cũng như nguồn dự trữ dầu khí quốc gia trong vùng.
Mối đe dọa Trung Quốc trên James Shoal không được nói ra, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Malysia Hishammudin Tun Hussein đã tiết lộ việc quân đội sẽ thành lập tiểu đoàn thủy quân lục chiến đầu tiên của mình. Đơn vị mới này có nòng cốt là lính nhảy dù, và thu nhận thêm người từ lục quân, không quân và hải quân.
Theo Jane’s Defence Weekly, chính quyền Malaysia đã nhờ Mỹ giúp đỡ trong việc thành lập lực lượng thủy quân lục chiến, chủ yếu trong vấn đề huấn luyện cũng như trang bị. Kuala muốn mua lại một số thiết bị mà quân đội Mỹ sẽ không dùng tới sau khi triệt thoái khỏi Afghanistan.
Bên cạnh đó, Malaysia cũng dự kiến mua trực thăng tấn công sử dụng trên biển, chẳng hạn như loại Apache hay Super Cobra của Mỹ, hay loại Tiger của tập đoàn Châu Âu Eurocopter.
Kuala Lumpur cũng tìm mua một chiếc tàu đổ bộ mới thay thế cho chiếc duy nhất của nước này đã bị cháy cách đây bốn năm. Theo Jane’s Defense Weekly, Malaysia đang đàm phán với Pháp – về chiếc Mistral - và Hàn Quốc về việc mua tàu đổ bộ. Hoa Kỳ cũng muốn bán chiếc Denver của họ cho Malaysia.
Giới quan sát đã gắn liền hai quyết định lập căn cứ Hải quân mới tại Bintulu và thành lập đơn vị thủy quân lục chiến của Malaysia với hàng loạt các vụ tàu hải quân và tuần duyên Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Malaysia ngoài khơi miền đông Malaysia và vùng quần đảo Trường Sa thuộc Malaysia.
Dù không phản đối công khai, như Việt Nam hay Philippines, nhưng rõ ràng Malaysia đang hết sức quan ngại trước các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông. Một biểu hiện khác thể hiện thái độ lo ngại, đó là việc Kuala Lumpur đã cho tăng cường các cuộc tuần tra trên vùng biển có liên quan.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten