maandag 7 oktober 2013

Huyền thoại Võ Nguyên Giáp qua góc nhìn sử học

Chủ nhật 06 Tháng Mười 2013
Huyền thoại Võ Nguyên Giáp qua góc nhìn sử học
Tổng thống Pháp François Mitterrand (T) và đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một cuộc hội ngộ tại Hà Nội, 09/02/1983.
Tổng thống Pháp François Mitterrand (T) và đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một cuộc hội ngộ tại Hà Nội, 09/02/1983.
REUTERS/Jacky Naegelen/Files
Trọng Thành
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng chiều ngày thứ Sáu, 04/10/2013. Báo chí trong nước và quốc tế đồng loạt nhắc đến ông như một trong những bậc thầy chiến tranh kiệt xuất của thế kỷ XX, người có vai trò lớn trong việc làm thất bại tham vọng trở lại Đông Dương của đế quốc Pháp và các nỗ lực bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng hòa của Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, sự ra đi của tướng Giáp gây nhiều xúc động.
Một ngày sau khi ông mất, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định tổ chức quốc tang tướng Giáp trong hai ngày 12 và 13/10, như đòi hỏi của một số cựu tướng lĩnh, dù Võ Nguyên Giáp không nằm trong danh sách các lãnh đạo thuộc hàng tứ trụ. Tại Việt Nam, sự ra đi của tướng Giáp gây nhiều xúc động, cho dù công chúng đều biết việc ông liên tục điều trị tại bệnh viên trung ương quân đội ở Hà Nội từ nhiều năm nay, sự im lặng kéo dài của ông và khả năng sớm muộn ông sẽ ra đi.
Suốt cuộc đời mình, cho đến khi mất, tướng Giáp luôn nhận được một tình cảm đặc biệt từ một bộ phận đông đảo người Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ mang trên mình vầng hào quang của người tổng tư lệnh với những chiến thắng lẫy lừng, còn có một vầng hào quang khác bao phủ hàng chục năm trời kỳ lạ, khi ông nửa bị thất sủng, nửa vẫn được tin dùng.
Võ Nguyên Giáp không chỉ là một nhà quân sự xuất chúng. Trong giai đoạn trước và sau khi nghỉ hưu, ông dành nhiều thời gian để viết hồi ký về chiến tranh và tổng kết lý luận về chiến tranh. Đặc biệt điều mà công chúng rộng rãi ít để ý, đó là việc ông được coi là một trong những người đầu tiên dựng nên « tư tưởng Hồ Chí Minh » (trong những năm đầu thập niên 1990), tên gọi chính thống ở Việt Nam để chỉ hệ thống các nguyên tắc, quan điểm mang tính hành động của người mà ông luôn tự coi mình là một học trò trung thành, vào thời điểm Khối Liên Xô sụp đổ và chế độ cộng sản Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng ý thức hệ nghiêm trọng nhất kể từ khi ra đời. Gần mười năm sau, trong một xuất bản năm 2002 (bài "Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh"), nhà nghiên cứu Lữ Phương đã nhắc đến việc tạo ra khái niệm « tư tưởng Hồ Chí Minh » và đồng thời cũng chỉ trích việc xưng tụng « tư tưởng Hồ Chí Minh ». 
Trong những năm cuối đời, tên tuổi Võ Nguyên Giáp tiếp tục là nguồn động viên đối với nhiều trí thức, nhân sĩ Việt Nam, đặc biệt khi ông viết thư phản đối dự án khai thác bô xít tại Tây Nguyên, do Trung Quốc đầu tư. Phong trào phản đối bô xít quyết liệt, có tiếng nói của ông, sau đó buộc chính quyền phải hủy bỏ một phần kế hoạch, bị đánh giá là hết sức nguy hiểm cho môi trường và an ninh quốc gia.
Nếu như cách đối nhân xử thế, hay nói cách khác « đức độ » trong quan hệ con người của Võ Nguyên Giáp được một bộ phận đông đảo công chúng nhìn nhận, thì vai trò và thái độ của ông đối với tiến trình dân chủ hóa và việc xây dựng một thể chế chính trị thực sự của dân, do dân, vì dân tại Việt Nam, là một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Một số người so sánh ông với tướng Trần Độ (1923-2002), người thực sự đứng về phía đổi mới trước hết trong văn nghệ, và sau này chủ trương triệt để đoạn tuyệt với chế độ độc đảng, độc tôn ý thức hệ Mác-Lênin.
Trong giới những người yêu quý và ngưỡng mộ Võ Nguyên Giáp, lan truyền giai thoại cho rằng trong nhà ông có treo chữ « Nhẫn », và nhờ thế, ông sống qua được suốt những năm tháng đầy biến động. Dù điều này bị thư ký của Võ Nguyên Giáp (đại tá Nguyễn Huyên) chính thức phủ nhận, bởi chữ « Nhẫn » có thể được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa tốt là « Kiên nhẫn » và nghĩa xấu « Nhẫn nhục ». Ngay cả cho đến khi qua đời, ắt hẳn nhiều bí ẩn vẫn bao trùm lên hình ảnh vị lão tướng nay đã đi vào lịch sử.
Trong tạp chí đặc biệt của RFI về đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi hân hạnh có cuộc phỏng vấn với nhà sử học Dương Trung Quốc. Sau đây, xin mời quý vị nghe tiếng nói của một người đã có thời gần gũi với tướng Giáp trong tư cách một đồng nghiệp nghề sử.

Toàn bộ phần phỏng vấn với nhà sử học Dương Trung Quốc (Hà Nội)
 
06/10/2013
 
 

RFI : Thưa nhà sử học, vừa rồi chúng tôi chính thức được biết tin đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời. Mặc dù mọi người cũng đã chờ đợi, nhưng dẫu sao cũng là bất ngờ. Xin ông cho biết cảm nghĩ của ông trước sự kiện này.
Dương Trung Quốc : Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một nhân vật của lịch sử, mà đối với chúng tôi còn rất gần gũi, là một đồng nghiệp tiêu biểu của giới sử học hiện đại. Ông vừa là người làm nên lịch sử, và là người tổng kết lịch sử. Có thể nói, chính vì thế, đối với chúng tôi, cho dù ở tuổi đã rất thọ, và ai cũng biết rằng một thời gian dài, sức khỏe ông cũng đã rất là yếu, nhưng sự ra đi của ông đương nhiên cũng cảm thấy một sự đột ngột.
Sự ra đi có thể nói của người thuộc thế hệ cuối cùng, mà chúng tôi thường hay gọi là « thế hệ vàng ». Thế hệ sống vào thời điểm rất nhiều thử thách của lịch sử, và đã góp phần tạo ra những bước đi rất dài của lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự đánh giá về cái giai đoạn lịch sử này có thể còn khác nhau, nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng, đó là bước đi rất dài của lịch sử, mà trong lịch sử ấy, đương nhiên Võ Nguyên Giáp sẽ là một tên tuổi không thể nào quên.
RFI : Thưa ông, để nói về câu chuyện đại tướng Võ Nguyên Giáp và lịch sử, xin ông cho biết thêm quan điểm của ông về vai trò của đại tướng Giáp đối với lịch sử, cụ thể là của Việt Nam và lịch sử nói chung.
Dương Trung Quốc : Tôi thấy, nếu chúng ta nghiên cứu kỹ, đại tướng Võ Nguyên Giáp không thuộc thế hệ đầu tiên, gắn liền với cái công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Thật ra ông tham gia vào những hoạt động chính trị từ rất sớm, nhưng vẫn thể hiện là một người trí thức đang đi tìm một con đường để đáp ứng một cái cao vọng, là giành lấy độc lập cho dân tộc, như rất nhiều người khác thuộc thế hệ ông ấy.
Nhưng có thể nói ông thực sự trở thành một Nhân vật, vào thời điểm mà lịch sử mà cuộc cách mạng giải phóng Việt Nam gắn liền với những biến cố của thế giới. Đó là khi cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai bùng nổ, và cơ hội cho dân tộc Việt Nam giành độc lập khỏi chế độ thực dân Pháp và đồng thời cũng chấp dứt chế độ phong kiến. Có thể nói, ở cương vị của một người hoạt động cách mạng sớm được đặt vào vị trí của một nhà lãnh đạo quân sự, mà rõ ràng đối với cuộc cách mạng này, vai trò của lực lượng vũ trang là hết sức quan trọng. Bởi vì, nếu nó có thể thành công nhanh chóng trong việc giành được độc lập dân tộc, thì để bảo vệ nền độc lập ấy, có thể nói người ta chứng kiến những cuộc chiến tranh triền miên, và đương nhiên cái vị thế của một nhà chính trị, nhưng lại giữ cương vị của một người đứng đầu lực lượng vũ trang, luôn luôn có một vai trò quan trọng trong nhận thức về lịch sử của mọi người.
RFI : Thưa ông, đại tướng Võ Nguyên Giáp mặc dù rất cao tuổi, nhưng trong giai đoạn cuối đời, cũng đã có những tham gia, được nhiều người đánh giá là có tính tích cực đối với sự chuyển đổi, hay nói cách khác, sự đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn rất kịch tích ở đầu thế kỷ XXI này. Rất mong được biết nhận định của ông.
Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ ở một góc nhìn hơi nghề nghiệp một chút. Đúng là ông trải qua những thời kỳ, có thể dùng chữ « oanh liệt », nhưng đồng thời cũng trải qua những thử thách rất là to lớn. Điều này thường xẩy ra trong những bước thăng trầm của lịch sử, đặc biệt ở những nhân vật đã từng có vai trò quan trọng ở những bước chuyển đổi. Nhưng có lẽ hơn nhiều người, là ông đã dành được khá nhiều thời gian để làm được việc tổng kết lịch sử, với tư cách là nhà lịch sử, một cái nghề mà ông đã xác định được ngay từ khi còn trẻ. Có thể nói rất ít chính khách lớn nào, mà có thể dành được thời gian tổng kết và đã viết nhiều pho sử, theo đúng nghĩa đen của chữ.
Chúng tôi thường hay khái quát, không biết có chính xác hay không, là hình như những người « không thành đạt trọn vẹn » trên con đường chính trị, thì lại thường là những người có đóng góp to lớn về tổng kết lịch sử, như một Đào Duy Anh, như một Trần Văn Giàu, như một Trần Huy Liệu chẳng hạn. Tôi cho rằng, trong cái rủi cũng có cái may. Vì thế mà đến nay chúng ta còn có được trong tay nhiều tác phẩm ông để lại. Tôi cho đó là cái đóng góp rất lớn của ông đối với lịch sử.
Và có lẽ một lợi thế khác, mà trời cho, là ông có được một tuổi thọ rất cao. Cho nên là chính vì thế mà ông không những có mặt trong những thời kỳ chiến tranh cách mạng, mà ngay trong quá trình chuyển đổi rất cơ bản, thì ông cũng có cơ hội được tham gia. Và trong chừng mực nào đó, ta hiểu là có những đối thủ chính trị, thì hầu như những đối thủ đó đã qua đời trước ông. Vì thế tôi cho là đấy cũng là một ngẫu nhiên của lịch sử, mà nó tạo cho một Võ Nguyên Giáp có một tuổi thọ, nhưng đồng thời có cả những độ dài, độ chín muồi trong những đóng góp của ông về lịch sử dân tộc Việt Nam và việc tổng kết lịch sử Việt Nam.
RFI : Vừa rồi ông có nói đến đại tướng có "sự không thành đạt" nhất định trong cuộc đời mình. Xin ông cho biết thêm về ý này.
Dương Trung Quốc : Tôi muốn hiểu sự thành đạt hiểu theo nghĩa thông thường, hiểu theo nghĩa thăng tiến trong vị trí chính trị - xã hội. Chắc ai cũng biết rằng, sau khi ông ấy đã có mặt ở trong những giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng, mà sau đó ông cũng ở những thời điểm, mà rõ ràng ông đã ở trong những vị trí rất khiêm tốn trong hệ thống chính trị ấy. Nhưng ông đã biết cách sử dụng cái thời gian, cái hoàn cảnh để tiếp tục cống hiến cho xã hội, cho đời sống, bằng chính những hoàn cảnh của mình. Và tôi cho rằng đấy là bài học rất rõ, ít nhất là đối với các chính khách ở Việt Nam. Bởi vì khi tôi nhắc đến câu chuyện của Trần Huy Liệu, Đào Duy Anh hay là của Trần Văn Giàu chẳng hạn, thì chắc chắn nếu như những con người ấy thành đạt trong chính trị, thì thứ nhất, đơn giản là họ không có thời gian để làm cái tổng kết và có thể họ cảm thấy lịch sử chỉ là cái gì thuận chiều, mà không thấy cái khắc nghiệt, và cái « quy luật » của lịch sử. Vì thế thường là tổng kết của họ sâu sắc hơn những người thành đạt, hiểu theo nghĩa là (chính trị) chính thống.
RFI : Thưa ông, với những người không chuyên, những người hiểu biết ít về lịch sử, đặc biệt là thế hệ trẻ, về những « tổng kết » về lịch sử mà đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực hiện, xin ông cho biết một đôi tác phẩm, mà theo ông là có dấu ấn.
Dương Trung Quốc : Thứ nhất, với tư cách là một nhà hoạt động cách mạng, có mặt trong những giai đoạn lịch sứ lớn, có thể nói ông là một trong những người sớm có ý thức tổng kết lịch sử ấy bằng chính trải nghiệm cuộc đời của mình, dưới hình thức những hồi ức đi suốt gần như tất cả các giai đoạn, từ khi ông tham gia vào các hoạt động chính trị ở Việt Nam. Và có thể nói điều đó rất hiếm có trong các chính khách lớn ở Việt Nam. Cái thứ hai là, với tư cách những người cầm quân, ông đã viết nhiều, đặc biệt là « chiến tranh nhân dân », « chiến tranh du kích », có thể nói đấy là những nét độc đáo, đặc trưng, không những đóng góp cho lịch sử chiến tranh ở Việt Nam, mà đánh giá của những nhà lịch sử chiến tranh trên thế giới (về điểm này) rất cao. Đương nhiên, đây là cuộc chiến tranh chung của cả một dân tộc, hay là của một đảng cách mạng, đảng chính trị.
RFI : Thưa ông, ông nói phần cuối đời, mặc dù tuổi cao, nhưng tướng Giáp vẫn có một số đóng góp nhất định. Vậy xin ông cho biết cụ thể những đóng góp về những lĩnh vực nào ?
Dương Trung Quốc : Có thể có một may mắn, là năm 1988, khi Hội sử chúng tôi được phục hồi, ông cũng là Chủ tịch danh dự của Hội sử học Việt Nam. Nhờ đó, mà chúng tôi có nhiều cơ hội được gần gũi ông. Trước hết là trong những công việc liên quan đến lịch sử, đến giáo dục, đến truyền thống… Nhưng qua đó cũng thấy được tính chất tổ chức, cũng như tính chất trách nhiệm rất lớn của ông, không bỏ qua những vấn đề của đời sống và sẵn sàng góp tiếng nói của mình vào tiếng nói chung, như là một sự « phản biện » xã hội của một người có cả một bề dày lịch sử và một uy tín xã hội rất lớn. Tôi lấy ví dụ như, từ cái chủ trương xây nhà Quốc hội mới (năm 2007) chẳng hạn, hay liên quan đến những công trình lớn, chủ trương lớn, như thủy điện Sơn La (khởi công 2005, hoàn thành 2012, công suất 2400 MW, nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam). Ông bàn rất kỹ về vấn đề cao độ của đập, với phân tích của một nhà quân sự. Hay những việc liên quan đến chủ trương khai thác bô xít ở Tây Nguyên (với đầu tư của Trung Quốc, gây một làn sóng phản đối dữ dội tại Việt Nam từ năm 2009).
Ông luôn luôn đứng ở vị thế của một người có tinh thần trách nhiệm, với tất cả trải nghiệm và uy tín của mình, thẳng thắn nêu ra những quan điểm của ông. Nhưng tôi nghĩ ông là con người hết sức "có ý thức tổ chức", và ông làm đúng công việc mình cần phải làm, và tạo ra một dư luận xã hội đồng thuận cao. Còn tất nhiên, kết quả chúng ta đều biết rồi, cũng chỉ giới hạn là một tiếng nói thức tỉnh thôi.
RFI : Trở lại với câu chuyện « thế hệ vàng » mà ông vừa nói, thì đại tướng Võ Nguyên Giáp là người cuối cùng hay một trong những người cuối cùng của thế hệ này ?
Dương Trung Quốc : Chắc chắn đứng về mặt tuổi tác (so với những người thuộc) thế hệ cùng thời, thì có thể nói ông là người cuối cùng. Hơn một trăm linh ba tuổi thì khó có ai theo kịp về mặt sinh học thôi. Đối với những người thanh danh trong lịch sử thuộc thế hệ như ông, thì càng hiếm. Nên tôi nghĩ là người cuối cùng thì cũng không sai.
RFI : Thưa ông, có một câu hỏi nữa là : Thế hệ các trí thức và chính trị gia gọi là « thế hệ vàng » này có sự tiếp nối hay không, hay là có một sự hụt hẫng ?
Dương Trung Quốc : Khi chúng ta nói đến thế hệ vàng, thì không chỉ nói về các chính khách. Có thể nói là một thế hệ có một hoàn cảnh lịch sử chung, đó là họ đã tiếp nhận được, và vẫn còn giữ được những giá trị của nền quốc học cổ điển, cho dù đầu thế kỷ XX đã mai một rồi, đồng thời lại tiếp nhận được cả một nền văn minh phương Tây, cho dù đó là thời kỳ thuộc địa. Và cộng với đó là một khao khát cho mục tiêu dành độc lập, cũng như vươn tới những giá trị về dân chủ. Chính vì thế, chúng ta thấy xuất hiện, nẩy nở, không chỉ trong lĩnh vực chính trị, kiểu như đại tướng Võ Nguyên Giáp, hay như các chính khách cùng thời. Mà tôi thấy ngay trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, chúng ta cũng thấy cũng có một thế hệ, mà những thế hệ sau này gần như không còn được những phẩm chất ấy nữa. Tôi nói đây không phải là so sánh hơn kém, mà là hoàn cảnh lịch sử khi đó. Và sự kế thừa tôi nghĩ là có phần nào đó bị đứt đoạn.
RFI : Có liên quan đến thế hệ những nhân vật xuất sắc của thế hệ trước, mà vẫn còn sống, như giáo sư Hoàng Tụy chẳng hạn, không phải là người cao tuổi như đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng là người có nhiều đóng góp trước kia trong giáo dục, và bây giờ tiếp tục chủ trương trong việc chấn hưng giáo dục. Những con người đó có thể gọi là những người tiếp nối « thế hệ vàng » hay không ?
Dương Trung Quốc : Đương nhiên tôi nói sự đứt đoạn này là do những hoàn cảnh lịch sử tạo ra, do những bước ngoặt lịch sử. Thí dụ như từng thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, với mục tiêu dành độc lập dân tộc, cho đến thời kỳ xây dựng một xã hội được gọi là mới, nhưng phải nói là vẫn còn đầy những dấu hỏi, như hiện nay. Một sự tìm tòi. Sự tìm tòi có thể là cần thiết, nhưng mà rõ ràng có những yếu tố mà tạo nên sự hụt hẫng. Vì thế mà, không phải tự nhiên ta thấy dường như thế hệ như giáo sư Hoàng Tụy đã cố gắng vượt qua cái đó. Và thường ông là tiếng nói "phản biện" nhiều hơn là tiếng nói đồng thuận với "sự phát triển" hiện nay.
RFI : Tức là ông muốn nói đến là thế hệ tiếp nối đó, thì cũng phần nào tiếp tục được của cái thời trước, ý ông có phải thế không ạ ?
Dương Trung Quốc : Tôi hoàn toàn nghĩ như thế. Vì cái động lực lớn nhất của cái thời kỳ mà lịch sử đã chứng minh là tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước. Còn bây giờ, rõ ràng có rất nhiều động lực mới, mục tiêu mới, có thể nó chưa tạo được niềm tin, chưa tạo được sự đồng thuận. Tôi nghĩ sự phản biện của những người như giáo sư Hoàng Tụy, vào những vấn đề rất cụ thể của đời sống, đương nhiên là những vấn đề rất quan trọng, vấn đề giáo dục. Tôi cho là tiếng nói của sự kế thừa.
RFI : Thưa nhà sử học, có một vấn đề mà các nhà nghiên cứu cũng nói nhiều, nhưng mà công chúng cũng có thể ít người để ý đến, tức là vai trò của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong việc nghiên cứu và phục dựng, điều mà sau này vẫn gọi là « tư tưởng Hồ Chí Minh ». Cuối những năm 1980, đầu 1990, có một số người cho rằng ông là người đầu tiên làm việc này. Xin ông cho biết cụ thể về việc này.
Dương Trung Quốc : Tôi có may mắn là lần đầu được tiếp xúc trực tiếp với đại tướng, thì ngoài mối quan hệ trong hội Sử ra, thì lúc đó tôi là phó viện trưởng Viện Sử học Việt Nam. Lúc đó, đại tướng có một chuyến đi sang Ấn Độ. Và theo tôi nhận thức, thì chính bài phát biểu tại Ấn Độ có thể là bài sớm nhất và hết sức sâu sắc về tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực ra tôi cũng chỉ đóng góp vào khâu chuẩn bị về mặt tư liệu, với tư cách là ở Viện Sử học mà thôi. Nhưng tôi thấy đại tướng rất là quan tâm đến bài viết này. Và sau này chúng tôi nhớ rằng, bài viết này được đăng tải và theo nhận thức của chúng tôi, đó là bài viết đầu tiên khởi động cho việc nghiên cứu tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là thời điểm khoảng đầu năm 1990, lúc đó ông còn ở cương vị phó thủ tướng.
RFI : Cũng nhân câu chuyện này, về việc khôi phục tư tưởng Hồ Chí Minh, thì sau đó dường như "Cương lĩnh" của đảng Cộng sản Việt Nam (1991) lấy đó làm tư tưởng chính thức, và sau đó, 10 năm sau, thì trở thành một môn học trong nhà trường.
Dương Trung Quốc : Ta nhớ rằng, đó là thời điểm mà lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội đang khủng hoảng, với sự sụp đổ từng bước của các nước Đông Âu, và sau đó là Liên Xô. Cho nên cái việc ra đời của cái « tư tưởng Hồ Chí Minh », tôi nghĩ cũng là một giải pháp để điều chỉnh lại những quan điểm liên quan đến lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Bởi vì đại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò rất lớn trong chuyện này, xin ông cho một đôi nét về cái hệ quả của chuyện này đến đường lối chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm về sau.
Tôi nghĩ, nếu ra đặt vấn đề, nó như là sự khởi đầu, thì ta thấy không ngạc nhiên, khi cái người đặt nền tảng xây dựng cho nó chính là Võ Nguyên Giáp. Cho đến bay giờ, trong người dân, cũng như đánh giá chính thức của Nhà nước, vẫn cho ông là người học trò trung thành nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tất cả những giai đoạn lịch sử và những biến cố quan trọng nhất. Vì thế tôi nghĩ rằng, việc mà tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong thời kỳ, mà sự khủng hoảng của lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội, chính là điều chỉnh lại đường lối của cách mạng Việt Nam. Nó vẫn không từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội, nhưng nó muốn tìm lại những giá trị, trong đó có cả những giá trị truyền thống… và rõ ràng là nó góp phần làm cho người dân có thể giải thích được những cái thất bại của « học thuyết xã hội chủ nghĩa » (của khối Liên Xô cộng sản) trên thế giới, đang diễn ra vào thời điểm đó, như là những sai lầm mà Việt Nam muốn tiếp tục con đường ấy, thì tự phải điều chỉnh mình và tìm lại những giá trị của chính mình.
RFI : Sau này, sau khi « tư tưởng Hồ Chí Minh » được khẳng định, và trở thành một môn học, thì cái ý thức hệ theo kiểu cực đoan « Xít-ta-lin » như người ta gọi hồi xưa, thì bị loại bỏ dần dần ra khỏi ý thức hệ chính thống, về mặt lý thuyết ?
Dương Trung Quốc : Cái điều chỉnh quan trọng nhất, chính là nhận thức về thực tiễn Việt Nam, các nhà nghiên cứu đều nhớ rằng, năm 1924, khi Nguyễn Ái Quốc bắt đầu sang nước Nga nghiên cứu về học thuyết Mác-Lênin, thì có một tài liệu lưu trữ mà các nhà nghiên cứu đảng Cộng sản Pháp cũng phát hiện, và hiện nay nằm trong "Toàn tập Hồ Chí Minh". Đó là bản "báo cáo về Bắc Kỳ và Trung Kỳ" năm 1924. Có thể nói là ngay từ thời điểm đó, Nguyễn Ái Quốc có quan điểm là cần nhìn vào thực tế Phương Đông nói chung, và thực tế Việt Nam nói riêng, để khắc phục những yếu tố xa thực tế trong đường lối chính trị của Quốc tế Cộng sản lúc đó, về quan niệm đấu tranh giai cấp. Tôi nhớ rất rõ là trong văn bản ấy, Nguyễn Ái Quốc nói là cần phải nhìn nhận thực tiễn của Việt Nam, Việt Nam không phải là Châu Âu, thời điểm đó không phải là thế kỷ thứ 18, khi học thuyết của Mác hình thành. Bởi vậy, cho nên đấu tranh giai cấp hình như nó chưa thích hợp với thực tiễn của Việt Nam, và điều đó nó thể hiện rất rõ ở cả hai chiều hướng, ở trong những sai lầm của đảng Cộng sản Đông Dương, khi mà đặt đấu tranh giai cấp như hòn đá tảng, thì chính cái đó dẫn đến thất bại trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Và nếu nhìn vào cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945, thì rõ ràng là tư tưởng của Hồ Chí Minh muốn nhìn Việt Nam trong hoàn cảnh của nó, dưới ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, chứ không phải là/thay vì đấu tranh giai cấp. Đã có những thành công rất rõ rệt trong thời kỳ Cách mạng tháng 8.
Tiếc rằng sau này, do nhiều tác động, thì gần như là những quan điểm ấy, có những lúc phải lùi bước trước những khuynh hướng tả khuynh trong phong trào cộng sản quốc tế nói chung, và ngay trong đường lối cách mạng Việt Nam nói riêng. Vì thế tôi cho rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhận thức lại thực tiễn của Việt Nam, và chấp nhận những giá trị mang tính chất truyền thống, và đây chính là vấn đề dân tộc.
RFI : Có một câu hỏi cuối cùng, nếu được ông cho phép. Trong cuộc đời của đại tướng Võ Nguyên Giáp, mọi người đều rất quan tâm đến giai đoạn lịch sử mà ông nói là thăng trầm, kéo dài tới hai ba mươi năm (từ những năm 1960 đến những năm 1990). Thì theo ông, câu chuyện này có thể trở thành một đề tài nghiên cứu lịch sử (của những nhà khoa học Việt Nam) được không ? Ở Việt Nam, dường như là giới sử học ít có thể làm việc được về điều này ?
Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ là bản thân mỗi một nhân vật lịch sử hay một hiện tượng lịch sử là cả một nhận thức, nó cũng phản ánh phần nào cái nhu cầu của đời sống chính trị, đời sống văn hóa của xã hội đương thời. Cho dù nó có thể xuất hiện trên những phương tiện thông tin đại chúng, hay là trong các cuộc sinh hoạt sử học hay không, thì tôi nghĩ nó vẫn tồn tại như một vấn đề, mà thực ra nghiên cứu về những sự kiện đó, nó không chỉ liên quan đến cá nhân một con người mà nó cũng phản ảnh những đặc trưng của một thời kỳ lịch sử, mà chắc là quốc gia nào, hay lịch sử của dân tộc nào cũng có những cái tương tự như vậy.
Riêng đối với tướng Võ Nguyên Giáp, thì tôi nghĩ là, chính thời gian ủng hộ ông. Không những ông được sống thọ hơn nhiều người khác, mà điều quan trọng hơn là cùng với thời gian là, gần như là, cái uy tín của ông ngày càng cao. Ngày càng cao, không chỉ bằng những đóng góp trong quá khứ, mà tôi nghĩ ngay là những gì ông đóng góp, khi ông đã ở tuổi rất cao rồi. Việc này càng khẳng định điều đó, nó tạo ra một cái vị thế của ông trong đời sống xã hội, đời sống tinh thần. Nói cách khác, có thể thấy ông không phải là người thành đạt, đạt tới cái đỉnh cao quyền lực, nhưng mà rõ ràng ông đã đạt tới đỉnh cao về mặt uy tín, và nhất là cái lòng người. Tôi nghĩ đấy là cũng là một hiện tượng xã hội, mà sau này cũng đáng để nghiên cứu.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà sử học Dương Trung Quốc đã dành thời gian cho tạp chí đặc biệt về đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tin bài liên quan
Tin về Tướng Giáp : Internet qua mặt báo chí chính thức Việt Nam
Tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nguyên khí đến vĩnh hằng
Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp gây bối rối cho chính quyền
Kỷ niệm với Tướng Giáp trong thời ''sửa sai'' Cải cách ruộng đất
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời
Võ Nguyên Giáp : Một nhà sử học thẳng thắn
Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu ngừng dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên
Tại Việt Nam, ưu tư hàng đầu của tướng Võ Nguyên Giáp vẫn là an ninh quốc gia
Công luận thế giới tiếp tục quan tâm đến cuộc chiến chống bauxite của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
“Triết học Mác-Lê”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh”: Môn bắt buộc ở đại học?
Stalin là lãnh tụ tài ba hay bạo chúa khát máu ?
Tại Việt Nam, « Sách giáo khoa hiện nay làm học sinh không tin cậy vào môn lịch sử »
Lễ hội đền Trần : Hào quang quá khứ, lo âu hiện tại
 
 
Thứ bảy 05 Tháng Mười 2013
Tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nguyên khí đến vĩnh hằng
Chủ tịch Cuba Fidel Castro đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng của ông ở Hà Nội ngày 22/02/2003.
Chủ tịch Cuba Fidel Castro đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng của ông ở Hà Nội ngày 22/02/2003.
REUTERS/Kham/Files
Thụy My
Từ chiều hôm qua 04/10/2013, ngay sau khi được tin đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, các hãng thông tấn quốc tế khi loan tải đều dùng những từ ngữ trân trọng, mà cụm từ thường được sử dụng nhiều nhất là « vị tướng huyền thoại ».
AFP viết : « Tướng Giáp, thiên tài quân sự đã hạ nhục phương Tây ». Hãng tin Reuters trong bản tin mang tựa đề « Tướng Giáp, người chiến thắng trận Điện Biên Phủ đã mất” nhận xét: “Vị tướng già mà một số người coi là chiến lược gia quân sự ngang hàng với tướng Anh Montgomery, tướng Đức Rommel hay tướng Mỹ MacArthur, lại có những lời phát biểu hòa bình ».
AFP sau khi lược qua những chiến công vang dội của nhà chiến lược tầm cỡ này, không quên nhắc đến khoảng thời gian sau đó khi ông bị tước đi mọi quyền hành. Hãng tin Pháp ghi nhận : « Cho dù đã rất yếu, người ta vẫn cho là tướng Giáp đã viết những lá thư tố cáo nạn tham nhũng hay các dự án mang lợi lộc cho Trung Quốc nhưng nguy hiểm cho đất nước. Năm 2009, ông cho công bố lá thư ngỏ phản đối dự án bauxite tại cao nguyên đang bị rất nhiều chỉ trích ».
Vấn đề bauxite là cuộc đấu tranh cuối cùng của tướng Giáp.Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Huệ Chi hôm qua khi trả lời RFI Việt ngữ, cho biết chính tinh thần phản biện của tướng Giáp là nguồn cảm hứng cho những người chủ xướng trang Bauxite Việt Nam.
Bauxite là vấn đề mà đại tướng nêu lên cho nhà cầm quyền, và không phải chỉ nêu một lần mà nêu trong ba lá thư kiến nghị rất nghiêm túc, ý muốn cảnh báo toàn diện về những vấn đề gắn quyện với nhau: an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa, môi trường dân sinh và nhất là đường hướng chính trị có nguy cơ bị "lệch" của người điều hành. Thế nhưng cả ba lần người ta đều không trả lời.
Khi đại tướng đã vào bệnh viện rồi, tôi nhớ có một hôm ông Thủ tướng đến và nói xin nghe lời đại tướng về vấn đề bauxite. Hôm ấy những người xem truyền hình đều rất vui, và tôi chắc là đại tướng cũng có niềm tin trước lời hứa tốt đẹp ấy. Thế nhưng hôm sau ông Thủ tướng xuống Hải Phòng, nói trước cơ sở đảng, rằng ý kiến khai thác bauxite là chủ trương lớn của đảng, phải tiến hành không được chậm trễ. Điều trớ trêu là như vậy.
Về mặt tâm lý xã hội thì một cách xử sự như vậy chắc chắn thế nào cũng gây phản cảm trong công chúng. Bởi, nếu đã phải thực thi chủ trương của đảng thì còn vào gặp đại tướng hứa với ông làm gì. Nhưng tôi nghĩ là đại tướng rất độ lượng, dù có phiền muộn đi nữa chắc đại tướng không để lâu trong lòng.
Việc đại tướng mất là một mất mát lớn, đang như là một làn sóng ngầm xao động, lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân. Từ lúc có tin đại tướng mất đến giờ, riêng điện thoại của tôi chưa bao giờ ngừng cả, giống như những hồi chuông đang rung lên trong cả nước.
Liệu đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi nhưng vẫn còn những điều đau đáu trong lòng về thời cuộc ? Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng tuy không thể võ đoán, nhưng đối với một con người không nguôi ưu tư, có những suy nghĩ chiến lược về nhiều mặt đối với đất nước, còn lẽ là ông nằm xuống mà vẫn chưa thể yên lòng.
Tôi không có điều kiện để vào thăm đại tướng. Cái năm mà tôi viết ngày sinh nhật đại tướng năm 2010, năm đó đại tướng cũng đã không tiếp ai hết mà vào bệnh viện rồi. Nhưng với cái tâm thế của một người đã viết đến ba lá thư về việc không khai thác bauxite, thì tôi nghĩ là đại tướng phải nghĩ rất nhiều về những vấn đề có tính chất chiến lược, về kinh tế, chính trị, quân sự lẫn văn hóa - nghĩa là một con người cảm nhận nhiều mặt về bước đi của đất nước hôm nay và những ngày tới.
Có lẽ đại tướng nằm xuống mà chưa thể yên lòng được. Bởi vì những vấn đề như thế vẫn chưa thấy có triển vọng được giải quyết theo hướng tốt đẹp cho đất nước, trong không phải chỉ một thời gian ngắn, mà cả thời gian dài sau này.
Có những ý kiến cho rằng đại tướng Võ Nguyên Giáp là nguyên khí cuối cùng của Việt Nam, khi mất đi khó thể có được những nhân vật mang tầm vóc như vậy. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhận định :
Tôi không nghĩ rằng đại tướng là người cuối cùng, bởi vì cả một dân tộc 90 triệu người, thì không thể một người tài giỏi đến mấy mà mất đi, thì dân tộc ấy không thể trở nên vô vọng đến mức là không có người thay thế. Nhưng rõ ràng đại tướng là nguyên khí quốc gia thì điều ấy hoàn toàn đúng. Đại tướng xuất thân từ trí thức, mà có trí thức toàn diện, và chỉ có người trí thức mới làm được việc lớn cho đất nước.
Sự vô hiệu hóa đối với ông tuy rằng trong một thời gian dài có làm cho ông lặng tiếng, nhưng hình ảnh của ông bao giờ cũng in đậm trong lòng nhân dân. Cho đến nay ông vẫn là biểu tượng lớn sâu sắc.
Đến khi mà những người muốn biến đại tướng thành một người không còn ý nghĩa nữa mất đi, thì hình ảnh đại tướng lại càng nổi lên. Bởi vì ông vẫn còn đó. Đây là may mắn cho đất nước, ông vẫn còn và minh mẫn. Ông đã có dịp nói được tiếng nói sau cùng. Đó là một sự ngẫu nhiên nhưng cũng là may mắn của lịch sử.
Ông đã nói lên tiếng nói sau cùng của thế hệ ông về những vấn đề lớn của đất nước. Cho nên đại tướng trở thành một biểu tượng không thay thế được trong hoàn cảnh, thời điểm hiện nay. Và sự hụt hẫng của mọi người, của đông đảo nhân dân cũng như tầng lớp trí thức là ở chỗ trước mắt chưa tìm thấy một biểu tượng khác để phất ngọn cờ cho mọi người cùng đi.
Nhưng tôi chắc là với thời gian thì thế nào cũng sẽ có những người nổi lên. Và giai đoạn hiện nay thì yêu cầu của lịch sử khác đi rồi, chứ không phải như ngày trước nữa. Bây giờ là một thứ trí tuệ khác, chứ không phải là trí tuệ đánh trận, giành với địch từng mảnh đất để cuối cùng tìm lấy một chiến thắng quân sự.
Cho nên sẽ có những thế hệ mới đáp ứng yêu cầu mới của lịch sử. Yêu cầu ấy là làm thế nào bằng tâm thế hòa bình, hòa nhập với thế giới một cách chân thành, và dân chủ hóa, giành được quyền công dân, trong một đất nước không lấy chuyên chính, bạo lực thị uy với dân, thì mới đưa đất nước tiến lên được, và đất nước mới nhìn thấy tương lai.
Tôi tin rằng thế hệ đáp ứng yêu cầu ấy sẽ là thế hệ nối tiếp đại tướng. Tôi tin thế nào rồi cũng có một người như thế - có những người như thế, chứ không thể nào đại tướng mất đi là mất hết.
Theo Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, qua cuộc đời của tướng Giáp có thể rút ra được nhiều bài học :
Bài học trước tiên mà đại tướng để lại cho mọi người : là người trí thức thì phải dấn thân. Khi nhận ra được những vấn đề lớn của đất nước, đòi hỏi trách nhiệm của mình thì phải dấn thân. Bởi vì trong hoàn cảnh của đại tướng thì có thể đi tìm sự vinh thân phì gia bằng việc học tiếp, mà người ta sẵn sàng đưa đại tướng đi học để có những học vị rất cao. Thế nhưng vận mạng của đất nước lại đòi hỏi bỏ mục tiêu nhỏ nhoi ấy cho một điều lớn hơn.
Bài học thứ hai là có bản lĩnh để làm chủ các ý kiến của mình mà mình thấy đúng. Ví dụ như việc đưa pháo vào rồi đưa pháo ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nếu như không có bản lĩnh, nhất định không thể có quyết định táo bạo, mà cuối cùng quyết định ấy là đúng. Ngay từ bấy giờ đại tướng đã có quan điểm là khi biết chắc nắm được chân lý thì kiên quyết theo đuổi chân lý đến cùng.
Tôi nghĩ bài học ấy lớn, vì có thời kỳ người ta lấy tập thể ra để thay thế cho ý kiến cá nhân, và gần như tiếng nói tập thể là áp lực, cá nhân không cưỡng được. Nhưng thực ra nhiều khi ý kiến cá nhân lại đúng. Đó cũng là bài học quan trọng, vì làm cho mỗi con người thấy vai trò cá nhân của mình trong vai trò chung của cả tập thể. Điều đó lớn lắm. Đất nước, xã hội không thể tồn tại và phát triển nếu không có cá nhân. Cho nên chính đại tướng góp phần khẳng định trong ý thức về vai trò cá nhân.
Bài học thứ ba, trước mọi khó khăn, bị động, thất bại, vẫn tìm được sự thanh thản, thoải mái và làm chủ chính mình để không rơi vào bi quan, không bị vô hiệu hóa. Sau 1975 thì hầu như đại tướng mất tiếng nói, và bị những người có lẽ về một phương diện cá nhân nào đó muốn xóa bỏ vị trí của đại tướng. Nhưng đại tướng vẫn lặng lẽ chịu đựng, kiên nhẫn, và cuối cùng người ta ngày càng thấy cách nhìn mọi vấn đề của đại tướng là đúng.
Tôi nghe nói là ngay trận Mậu Thân chẳng hạn, đại tướng chủ trương nếu đánh thì đánh xong rút ngay chứ không nên đánh chiếm, thì người ta đã bác đi, nhưng cuối cùng ý kiến của đại tướng là đúng.
Tôi cho đó là bài học, mình không được dùng đi nữa thì mình vẫn thung dung, chủ động, biết biến cái không thuận lợi thành thuận lợi. Vì kiên trì theo đuổi một chân lý mà mình thấy đúng từ sớm, cho nên những tâm nguyện dần dần rõ ra, được nhân dân hiểu và quần chúng đứng về phía mình.
Bài học thứ tư cũng rất lớn, vì có những người không phải là kém, nhưng vì nôn nóng quá, trở nên đứt gánh nửa đường hoặc bị quên lãng đi. Sự kiên trì trong tình thế hiện nay mà không làm khác được, thì âm thầm giữ chân lý, và cuối cùng sẽ tìm được sự ủng hộ đông đảo. Quả nhiên cuối cùng đại tướng đã đạt được điều ấy.
Như tôi đã nói, còn có may mắn : đại tướng là người sống lâu nhất trong hàng ngũ những người thuộc thế hệ thứ nhất ấy, nên đại tướng đã nói được lời tối hậu với nhân dân, mà những khác đã chết đi thì không thể. Nhưng cái may mắn cũng phải phù hợp với một người như đại tướng, chứ một người đầu óc trống rỗng không có gì, thì dù sống lâu đi nữa cũng vô giá trị.
Tôi nghĩ chính tiếng nói công khai cuối cùng, là ba lá thư yêu cầu ngừng việc khai thác bauxite chính là biểu hiện « Tôi biết hết mọi chuyện, và tôi lên tiếng để cho các anh biết rằng người như tôi không bao giờ quên đi những điều trọng đại của đất nước ». Chứ ở tuổi của đại tướng có quyền nghỉ ngơi không nói nữa, nhưng mà đại tướng vẫn nói. Đó là tinh thần phản biện của người trí thức.
Ở đại tướng luôn luôn song hành hai con người : người trí thức và người cách mạng. Mà người cách mạng thì không ngừng đổi mới, còn người trí thức thì gặp việc của đất nước mà người thất phu không cảm thấy có trách nhiệm thì không còn là trí thức nữa.
Đại tướng đã giữ được trách nhiệm của người trí thức, hai mặt đó quyện chặt với nhau và được cả ba, bốn phía đều ủng hộ : phía những người cách mạng, phía trí thức, phía quần chúng nhân dân đều thấy đại tướng như một tấm gương soi sáng cho mình. Đó là vì sao đại tướng để lại niềm thương tiếc sâu sắc nhất cho đất nước, cho nhân dân, và nhất là cho giới trí thức - trong đó có những anh em làm trang Bauxite, vì chúng tôi vẫn lấy đại tướng ra làm biểu tượng cho mình.
« Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách ». Cuộc đời của đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng gắn liền với những thăng trầm của lịch sử Việt Nam, mà theo giáo sư Nguyễn Huệ Chi thì tướng Giáp không chỉ là chứng nhân của lịch sử, mà còn là người làm nên lịch sử. Ông Huệ Chi nêu ra một vài dấu mốc :
Đại tướng không chỉ là chứng nhân mà là người làm nên lịch sử. Cho nên lịch sử qua những chặng thăng trầm, thì đại tướng chính là hiện thân của những bước thăng trầm ấy.
Trong chặng đường kháng chiến chống Pháp, người cầm quân đã đưa ra những chiến dịch xuất sắc, để cuối cùng làm cho người Pháp cảm thấy không thể thắng nổi.
Rồi đến giai đoạn tiếp nhận ý kiến của Trung Quốc để rồi có những sai lầm như cải cách ruộng đất, đó là một chặng đường rất khó khăn. Chính ông Hồ Chí Minh đã phải ủy thác cho đại tướng ra xin lỗi nhân dân ở trước quảng trường Ba Đình. Đại tướng ra nói thì mọi người thấy ấm lòng, bởi vì một người đã hy sinh trong chín năm trời cho cuộc kháng chiến, đã dẫn dắt quân đội đánh thắng mà bây giờ cũng phải nói lời xin lỗi trước dân chúng, việc đó đã khích lệ được nhân dân để vượt qua khó khăn trong chặng đường ấy.
Rồi đến quãng đường mà chúng ta gọi là « đánh Mỹ », đại tướng cũng vẫn làm tổng tư lệnh. Mặc dù nhiều trường hợp có lẽ có quyết định của những người đóng vai trò quan trọng hơn trong đảng, nhưng thực ra vẫn hỏi ý kiến đại tướng. Ví dụ như đánh ở Ban Mê Thuột chẳng hạn, thì đó chính là quan điểm của đại tướng : không đánh ở Kontum. Nếu mà đánh ở Kontum thì chắc là thua, nhưng mà đánh ở Ban Mê Thuột nên đã thắng.
Đây là tôi chỉ nói về quân sự thôi, chứ còn việc đánh ý nghĩa như thế nào sau này cho đất nước và dân tộc, thì đó là chuyện khác. Nhưng trong chiến lược đánh nhau giữa hai bên, thì chính những ý kiến như thế của đại tướng là những ý kiến rất đúng, và nhờ đó đã thắng.
Còn bại, chẳng hạn việc đánh vào các đô thị năm 1968, những người cầm chịch đã không nghe lời đại tướng nên đã gây tổn thất rất nhiều. Qua những tổn thất ấy càng thấy ý kiến của tướng Giáp là rất chuẩn xác. Nếu tướng Giáp được nghe thì chắc không thất bại như vậy, để lại tổn thất không chỉ cho quân đội phía Bắc mà còn cho dân chúng ở những vùng đô thị ấy nữa.
Sau này đến thời kỳ đã làm được việc gọi là thống nhất đất nước rồi, thì tướng Giáp được chuyển từ quân đội sang làm những việc khác. Chính thời kỳ ấy là thời kỳ mà đất nước rơi vào nhiều khó khăn trầm trọng. Và người ta thấy tướng Giáp ít xuất hiện, gần như là vắng hẳn, những người khác lên tiếng nhiều hơn.
Nhưng bây giờ nghiệm lại thì mới thấy rằng trong suốt chuỗi ngày ấy, là lúc mà đất nước càng ngày càng lún sâu vào khó khăn bởi nền kinh tế bao cấp, bởi cái gọi là xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu của Trung Quốc và Liên Xô. Rõ ràng là sự lặng lẽ của đại tướng trong cả thời kỳ ấy cho thấy có lẽ trong thâm tâm của đại tướng có một chủ kiến khác, nhưng vì không được dùng nên đại tướng đã giữ tư thế im lặng.
Đến khi bắt đầu đổi mới thì đất nước cũng đã vươn lên. Và những tổng kết của đại tướng tuy về quân sự thôi, nhưng cũng cho người ta thấy cái nhìn về con người, về nhân tâm, về thời cuộc lấp lóe trong những tác phẩm của đại tướng. Rõ ràng là phải có một cách nhìn mới, không chỉ trong quân sự mà còn trong chính trị, kinh tế thì mới có thể đi lên được.
Càng về sau dần dần đại tướng có tiếng nói trở lại, ông đã lên tiếng về nhiều vấn đề. Tuy ông rất cẩn trọng, nhưng đó là một cuộc đấu tranh bền bỉ nhằm làm cho xu thế mới chiến thắng xu thế bảo thủ, muốn kéo lùi lịch sử trở lại. Biểu hiện rõ nhất là những kiến nghị về các vấn đề chính trị, quân sự, xã hội, kinh tế, tuy đại tướng nói ít nhưng nói ra lời nào thì đúng lời ấy.
Những việc như thế, với sự chín chắn và thận trọng của đại tướng, tôi thấy ông trở thành mẫu mực cho con người thức tỉnh và đổi mới, mặc dù đại tướng không biểu hiện ra rõ ràng như một số người khác. Tuổi ông cũng quá nhiều rồi, nên ông lặng lẽ hơn, kín đáo, cẩn trọng hơn. Ông chính là hiện thân của các bước thăng trầm của đất nước. Chính vì thế ở giai đoạn hiện nay, thiếu gương mặt của ông thì tự nhiên người ta cảm thấy như thiếu rất nhiều.
Dù vậy tôi nghĩ không thể vì thế mà bi quan, cho rằng đại tướng mất đi là mất tất cả. Vẫn nên lạc quan, bởi vì thế nào lịch sử cũng sẽ đáp ứng yêu cầu. Cho nên chúng tôi vừa kính trọng, thương tiếc đại tướng, nhưng cũng vừa tin vào lớp trẻ. Tin rằng lớp trẻ sẽ nối tiếp được ở chặng đường mới này, với những yêu cầu mới của lịch sử, thì lớp trẻ sẽ đưa đất nước đi lên được. Tôi nghĩ bài học của đại tướng đặt ra cho thế hệ hôm nay là như vậy.
RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn giáo sư Nguyễn Huệ Chi ở Hà Nội đã vui lòng tham gia tạp chí đặc biệt về đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Huyền thoại Võ Nguyên Giáp đã đi vào cõi vĩnh hằng. Dù bên này hay bên kia, dù còn có những tranh cãi, nhưng rõ ràng « Thời thế đã tạo nên anh hùng ». Có những ý kiến cho rằng có lẽ phải còn phải chờ đợi rất lâu nữa nguyên khí của dân tộc lại mới phát tiết - khi những hiền tài tuy không phải là thiếu, nhưng lại gặp phải rất nhiều trắc trở khi muốn góp phần xây dựng một đất nước dân chủ, bảo vệ Tổ quốc trước nguy cơ xâm lấn của ngoại bang.
 
 
Chủ nhật 06 Tháng Mười 2013

Ngoại trưởng Pháp : « Tướng Giáp là một nhà yêu nước vĩ đại của Việt Nam »

Ông Võ Nguyên Giáp đang trả lời báo chí trước khi lên đường đi Đà Lạt hội nghị với Pháp - 1946
Ông Võ Nguyên Giáp đang trả lời báo chí trước khi lên đường đi Đà Lạt hội nghị với Pháp - 1946
(Philippe Devillers)

RFI
“Một nhà yêu nước và một chiến binh vĩ đại của Việt Nam”, “Một nhân vật phi thường” : Đây là những lời ca ngợi của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius về đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Hà Nội. Trong một bản thông cáo đặc biệt đề ngày 05/10/2013, hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau khi thông tin về cái chết của Tướng Giáp được đưa ra, Ngoại trưởng Pháp còn ngỏ lời chia buồn với gia đình Tướng Giáp và toàn thể nhân dân Việt Nam.


Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh là ông rất xúc động khi được tin tướng Giáp từ trần. Theo ông, Tướng Giáp là “một nhà yêu nước vĩ đại của Việt Nam, được cả dân tộc Việt Nam yêu mến và kính trọng” trong vai trò nổi bật “trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước”.
Ông Fabius đã nhắc lại rằng tướng Võ Nguyên Giáp là một người “gắn bó sâu sắc với văn hóa Pháp, sử dụng thông thạo tiếng Pháp". Đối với Ngoại trưởng Pháp Tướng Giáp vừa là một nhà ái quốc vừa là một chiến binh vĩ đại.
Bản thông cáo kết luận : “Vào lúc Pháp và Việt Nam đã trở thành những đối tác chiến lược, tôi xin nghiêng mình trước một nhân vật phi thường, và gửi đến gia đình (Tướng Giáp) cùng nhân dân Việt Nam những lời chia buồn sâu sắc”.
Khi loan tin về phát biểu của Ngoại trưởng Laurent Fabius, hãng tin Pháp AFP đã nhắc lại rằng Tướng Võ Nguyên Giáp là một vị anh hùng quân đội trong cuộc chiến giành độc lập cho Việt Nam và ông được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự quan trọng nhất của lịch sử, đã đánh thắng được cả người Pháp lẫn người Mỹ.
Nổi bật trong thành tích của Tướng Giáp là trận đánh lịch sử tại ‘lòng chảo’ Điện Biên Phủ năm 1954. Chiến thắng đó, theo AFP, đã đặt nền móng cho một đất nước Việt Nam độc lập và khép lại thời kỳ đô hộ của Pháp ở Đông Dương.
(Toàn văn thông cáo của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius)
tags: Lịch sử - Ngoại giao - Pháp - Việt Nam - Võ Nguyên Giáp
 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131006-ngoai-truong-phap-%C2%AB-tuong-giap-la-mot-nha-yeu-nuoc-vi-dai-cua-viet-nam-%C2%BB
 
Chủ nhật 06 Tháng Mười 2013

Tin về Tướng Giáp : Internet qua mặt báo chí chính thức Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nicolas Cornet

Trọng Nghĩa
Trong bản tin hôm nay, 06/10/2013 đánh đi từ Hà Nội, hãng tin Pháp AFP đã tìm hiểu lý do vì sao báo chí chính thức tại Việt Nam tại loan tin quá chậm về cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp so với mạng internet, đặc biệt là Facebook. Câu trả lời mà AFP tìm được là : đa số nhà báo Việt Nam đã bị buộc phải im lặng, trong lúc thông tin được loan truyền rộng rãi trên internet.


Theo ghi nhận của AFP, những lời ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tràn ngập không gian mạng ngay sau khi có tin ông qua đời tại Bệnh viện 108 vào hôm 04/10/2013. Thế nhưng, phóng viên của các phương tiện truyền thông Nhà nước lớn nhất lại không được quyền in ấn bất cứ điều gì về sự kiện cực kỳ trọng đại đó.
Phát biểu với hãng AFP, một biên tập viên tại một cơ quan thông tấn nhà nước hàng đầu ở Việt Nam đã không tránh khỏi bất mãn : « Đó là một điều quả thực là ngu xuẩn - Nhưng chúng tôi không thể làm những gì chúng tôi muốn làm. Có những thủ tục mà chúng tôi phải thuân thủ ». Nhân vật này cho biết thêm là các cơ quan báo chí phải chờ có thông báo chính thức, điều mà mãi đến hôm sau, thứ Bảy 05/10 mới được thực hiện.
Theo hãng AFP, một khoảng thời gian chậm trễ giữa cái chết của một nhân vật chính trị hàng đầu và bản thông báo chính thức về sự kiện đó là chuẩn mực thường thấy tại Việt Nam.
Thế nhưng hiện nay, với các tiến bộ về công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông xã hội đang ngày càng nhanh chóng lấp đầy khoảng trống mà các phương tiện truyền thông nhà nước bỏ ngỏ, bất chấp các cuộc đàn áp nhắm vào giới bất đồng chính kiến trực tuyến, thể hiện qua vụ hàng chục blogger bị tống giam trong thời gian gần đây.
Về sự kiện Tướng Giáp qua đời, chủ nhân một quán cà phê tại Hà Nội đã cho hãng AFP biết : « Tôi đã biết tin về cái chết của tướng Giáp nhờ mạng internet ».
Theo hãng AFP, những lời ca ngợi Tướng Giáp đã nhanh chóng chiếm lĩnh internet ngay sau khi cư dân mạng biết được tin, đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook vốn nhiều khi bị chặn, nhưng lại rất được ưa chuộng tại Việt Nam.
Cho đến sáng 06/10/2013, AFP chưa thấy có bất kỳ thông báo chính thức nào đến từ các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, vốn đang bận rộn với một hội nghị trung ương đảng Cộng sản được đánh giá là rất quan trọng. Mặt khác, trong khi một số cơ quan báo chí nhà nước quy mô nhỏ như Vnexpress đã có chạy bài về Tướng Giáp, hãng tin chính thức của Việt Nam là TTXVN vẫn im lặng, khiến nhiều cư dân mạng bất bình.
Thứ Sáu 04/10 vừa qua, một thành viên Facebook đã viết với giọng bực dọc : « Họ không dám truyền bá thông tin cả về một câu chuyện mà toàn thể xã hội đã biết ».
Còn đài Truyền hình Nhà nước chỉ loan báo tin Tướng Giáp qua đời vào hôm thứ Bẩy 05/10, vào buổi trưa, mô tả người quá cố như là một "huyền thoại của lịch sử hiện đại của Việt Nam." Một thành viên Facebook khác tự hỏi : « Tại sao VTV không chạy tin này ngày hôm qua ?"
Một cựu phóng viên Thông tấn xã Việt Nam nói với AFP rằng quả là "một điều đáng xấu hổ" khi mà các nhà báo trong nước lại không thể loan báo một tin lớn như vậy - dù đã được biết rõ ràng, đầy đủ : « Giới nhà báo không thích điều này chút nào. Nhưng họ phải chấp nhận... Tất cả các tờ báo đều trong tay chính phủ, vì vậy chúng tôi phải chờ có đèn xanh mới được công bố".
tags: Báo chí - Châu Á - Internet - Quân sự - Thông tin - Truyền thông - Việt Nam - Võ Nguyên Giáp
 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131006-tin-ve-tuong-giap-facebook-va-internet-qua-mat-bao-chi-chinh-thuc-viet-nam
Thứ hai 07 Tháng Mười 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua lăng kính báo Pháp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo Pháp Jean-Claude Pomonti tại Hà Nội, tháng 04/2004..
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà báo Pháp Jean-Claude Pomonti tại Hà Nội, tháng 04/2004..
Nicolas Cornet

Minh Anh
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời để lại nhiều thương tiếc trong lòng người dân Việt Nam lẫn giới nghiên cứu tại phương Tây. Đối với ba tờ báo lớn của Pháp sáng thứ Hai 07/10/2013 - Le Monde, Libération và L’Humanité - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng của Việt Nam, xứng đáng được xem như một chiến lược gia ngoại hạng của thế kỷ XX.


Chính ông là người duy nhất đánh bại Pháp và dám đối đầu với Mỹ, điển hình qua chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến thắng 30/04/1975. Một chiến lược gia mà đến ngay cả kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể.
« Ngọn núi lửa dưới lớp băng »
Nhật báo Công giáo La Croix, dành một góc nhỏ trên mục Thế giới để thông báo « Việt Nam để quốc tang tướng Giáp ». Ngoài tít lớn trên trang nhất « Thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam », nhật báo cộng sản L’Humanité dành hẳn 4 trang phụ san để nhắc lại những hồi tưởng của Alain Ruscio - sử gia kiêm cựu thông tín viên L’Humanité trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam trong bài viết « Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những học trò ưu tú của Bác Hồ ». Tờ báo còn đăng lại bài phỏng vấn của đặc phái viên Dominique Bari - thực hiện vào ngày 05/04/2004 năm mươi năm sau trận chiến Điện Biên Phủ qua hàng tựa « Tôi là một đại tướng cho hòa bình, chứ không phải cho chiến tranh ».
Những cuộc tiếp xúc với các ký giả phương Tây đã để lại trong họ những ấn tượng sâu đậm cho thấy ông không phải là một chiến thuật gia khô khan như ta tưởng, ông cũng có chút lãng mạn như bao con người khác, cũng thích thơ phú, văn chương ; thích các tác giả Mỹ nhất là các nhà văn Pháp như La Fontaine, Anatole France, Voltaire, Romain Rolland, theo như nhận xét của tác giả Daniel Roussel, cựu phóng viên thường trực của L’Humanité tại Việt Nam, trong bài viết « Giáp, người không khuất phục, yêu thích từ Voltaire đến Romain Rolland ».
Tác giả nhớ lại, đàng sau tính cách uy quyền tự nhiên đó, ông là một con người rất thoải mái, nhã nhặn, hay cười, quan tâm đến người khác, rất mô phạm nhưng cũng rất nhiệt tình.
Trong con mắt của người Pháp, Đại tướng như là « một ngọn núi lửa dưới lớp băng tuyết », theo như hàng tựa nhận định của báo Le Monde. Tờ báo cho đăng lại bài viết này do tác giả Jean Lacouture thực hiện cho báo Le Monde ấn bản ngày 05/12/1952.
Võ Nguyên Giáp, trận chiến cuối cùng
Còn đối với tác giả Jean-Claude Pomonti, trong bài nhận định sâu sắc « Võ Nguyên Giáp : Đại tướng Việt Nam, người dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và Sài Gòn năm 1975 », những chiến công lẫy lừng đó đã làm nổi bật các phẩm chất ngoại hạng của một nhà cầm quân đó là: uy tín lãnh đạo và tài điều động hậu cần-chiến lược ngoài tầm cỡ. Những thành công không thể nào chối cãi được này, đưa tướng Giáp vào hàng ngũ những nhà chiến lược lớn của Việt Nam, những người đã chặn đứng thành công các cuộc xâm lược phía Nam của các triều đại Trung Quốc.
Về phẩm chất đầu tiên, tác giả thuật lại, khi còn đi dạy tại trường Trung học Thăng Long, các học trò đã đặt cho ông biệt danh là « Đại tướng » và thường hay gọi ông là « Napoléon ». Bởi một lẽ rất đơn giản là vì, ngoài sự ngưỡng mộ mà ông dành cho các bậc tiền nhân trong lịch sử, ông còn nghiên cứu rất kỹ về các chiến dịch của Napoléon.
Các bậc tiền nhân nuôi dạy ông nghệ thuật sử dụng địa bàn, dựa vào địa thế núi non, cách đảm bảo hậu phương, và cách dụ dỗ đối thủ vào bẫy. Nhưng với Napoléon, điều mà ông tâm đắc nhất chính là « hiệu quả bất ngờ » : Yếu tố quyết định dẫn đến thắng lợi Điện Biên Phủ 1954 và Sài Gòn năm 1975.
Nói về tài hậu cần, tác giả nhớ lại có lần Tướng Giáp nhắc đến một câu nói nổi tiếng của Napoléon : « Chỗ nào có con dê đi qua được, ở đó con người cũng có thể đi được. Chỗ nào một người đi được, ở đó một tiểu đoàn cũng có thể đi được ». Và trận chiến Điện Biên Phủ là một minh chứng điển hình cho tài điều binh khiển tướng, huy động nhân tài-vật lực của ông.
Thế nhưng, chiến lược ngạc nhiên nhất mà Đại tướng đã thực hiện trong suốt những năm 1960, đó chính là « đường mòn Hồ Chí Minh » nhằm vận chuyển binh sĩ, khí tài và lương thực dẫn đến chiến thắng lịch sử 1975. Con đường huyết mạch của Cộng sản mà Hoa Kỳ phải mất bao nhiêu thời gian, tiền tài và nhân lực nhưng vẫn không tài nào bẻ gãy được.
Số phận như Nguyễn Trãi !
Tài năng luôn đi kèm theo sự đố kỵ. Pomonti cho rằng chiến thắng năm 1975 đã khiến ông bị gạt ra khỏi guồng máy lãnh đạo cũng như bao chiến lược gia lỗi lạc khác của Việt Nam, bị cho quá xuất sắc và có quá nhiều ảnh hưởng nếu không muốn nói là quá nguy hiểm.
Tác giả so sánh trường hợp của Đại tướng với nhà quân sự lỗi lạc Nguyễn Trãi thế kỷ XV, một nhà nho uyên bác và cũng là một vị tướng tài giỏi, bị kết án lưu đày để không thể nào gây ảnh hưởng lên hoàng đế của mình là Lê Lợi.
Kể từ năm 1976, tướng Giáp lần lượt mất các chức vụ Tổng tư lệnh quân đội (1976), Bộ trưởng Quốc phòng (1980), Ủy viên Bộ Chính trị (1982), Ủy viên Trung ương Đảng và phó thủ tướng phụ trách kinh tế (1996). Dù không còn được trọng dụng như trước, nhưng Đại tướng vẫn rất tỉnh táo, biết chọn thời điểm để rồi thỉnh thoảng đưa ra những quan điểm của mình, mà ví dụ minh chứng là ông đã công khai phản đối vụ khai thác bô-xít tại Tây Nguyên của tập đoàn Trung Quốc Chinalco vào năm 2009. Theo Đại tướng, đây là một « sai lầm to lớn ».
Có thể nói, cho đến giờ phút đó, ông cũng đã chứng tỏ « chưa bao giờ Đại tướng buông vũ khí ». Đối với ông, đó cũng có thể là một « trận chiến cuối cùng » như hàng tựa nhận định trên tờ Libération.
tags: Việt Nam - Võ Nguyên Giáp - Điểm báo
 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131007-dai-tuong-vo-nguyen-giap-qua-cai-nhin-cua-bao-chi-phap

Geen opmerkingen:

Een reactie posten