maandag 7 oktober 2013

Hàng vạn người đến viếng Tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ hai, 07/10/2013




Tin tức / Việt Nam

Hàng vạn người đến viếng Tướng Võ Nguyên Giáp

Hàng ngàn người mang theo hoa và nhang đèn, đứng xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Hàng ngàn người mang theo hoa và nhang đèn, đứng xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
CỠ CHỮ- +
Hàng vạn người hôm Chủ nhật đã tụ tập bên ngoài tư gia của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở trung tâm Hà Nội để tỏ lòng kính mến người hùng giành độc lập của họ vừa qua đời.

Người đến viếng đã mang theo hoa và nhang đèn, đứng xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ để vào bên trong căn nhà xây từ thời Pháp thuộc.

Đại tá nghỉ hưu Nguyễn Văn Hiếu, 72 tuổi, nói với AFP ông chưa bao giờ thấy có người đến viếng đông như vậy kể từ cái chết của ông Hồ Chí Minh năm 1969.

Ông Hiếu cũng nói đây là lần đầu tiên gia đình của một lãnh đạo hàng đầu mở cửa căn nhà của gia đình cho công chúng đến viếng.

Cái chết của ông Giáp hôm thứ Sáu dẫn đến một làn sóng chia buồn trên khắp các trang mạng xã hội.

Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi nhà nước chính thức xác nhận cái chết vào thứ Bảy, và loan báo lễ quốc táng vào ngày 13 tháng 10.

Đoàn viên thanh niên đảng Cộng sản và công an mặc sắc phục đã giữ trật tự cho đoàn người xếp hàng dài chiếm hết mấy quãng đường chờ đến lượt vào viếng.

Theo ước nguyện của gia đình, tướng Giáp sẽ được an táng tại Quảng Bình, và đài truyền hình nhà nước sẽ tường thuật trực tiếp tang lễ. Khắp nước sẽ treo cờ rũ từ ngày 11 đến 13 tháng 10.

Gia đình ông còn lại bà Đặng Bích Hà, người vợ của ông từ năm 1949, cùng 4 người con.

Nguồn: AFP, Channel News Asia

Tải video
http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-hang-van-nguoi-den-vieng-tuong-vo-nguyen-giap/1764017.html

Monday, October 7, 2013


Đã đến lúc phải viết tiếp bài thơ 'NHẪN' của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp!

QLB - Việc truyền thông Lề Đảng chậm chạp đưa tin về 'sự ra đi' của một huyền thoại dân tộc là một điều quá bình thường ở một chế độ độc đảng mà người dân đã tự đúc kết "tranh công, đổ lỗi.... chính là Cộng sản"!

Hồ Chí Minh khi mất đi cũng đã đa được quyết định lùi ngày công bố và lễ Quốc tang được tổ chức trọng thể với bài điếu văn 'nghẹ ngào' nước mắt cá xấu của ông Vua cộng sản Lê Duẩn cho dù cũng chính ông ta cùng Lê Đức Thọ đã giam lỏng Hồ Chí Minh nhiều năm trời ở Trung Quốc rồi về K9, đầy đoạ Hồ Chủ Tịch trong căn phòng lãnh lẽo chưa đầy chục m2 với cái giường chỏng trơ mà hiện nay người ta đang quanh co tô vẽ thành "cuộc đời bình dị của Hồ Chủ tịch"!

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp - cùng với Nguyễn Ái Quốc đã làm nên lịch sử độc lập dân tộc cho Việt Nam, nhưng cuộc đời ông cũng đã nếm đủ mùi cay nghiệt do chính các đồng chí Cộng sản của ông gây ra. Ông đã viết bài thơ 'Nhẫn' để lý giải việc ông đã không 'SỐNG' từ rất lâu mà vẫn tiếp tục 'Tồn tại' để "kiên trì bền gan"....

Có lẽ cuộc đời ông bất hạnh hơn Hồ Chủ tịch bởi ông đã 'tồn tại' lâu hơn để phải chứng kiến sự mục nát của chính cái Đảng mà ông đã đổ xương máu tạo dựng lên... Có lẽ bởi chính nhữn trăn trở của ông, có thể bởi chính tên tuổi quá lớn của ông đã khiến cho ông bị vùi dập... 
"Chữ Tài đi với chữ Tai một vần" ứng nghiệm vào chính cuộc đời vị Tướng huyền thoại này.

Nhưng không ai có thể mãi che khuất Mặt trời... Hàng chục ngàn người tiếc thương xếp hàng viếng ông khiến người ta tưởng nhớ đến hàng trăm ngàn người dưới mưa tầm tã viếng linh cữu Hồ Chủ Tịch năm xưa... 

Thế giới của công nghệ thông tin ngày nay khiến cả thế giới biết đến sự ra đi vĩnh viễn của ông với các trang mạng tràn ngập hình ảnh về ông...

Không ai có thể cướp được Tình cảm của Người Việt Nam, của Thế giới nghiên mình đối với vị Tướng huyền thoại trong tâm tưởng của mình...

Đám tang của ông chưa qua ... nhưng những người dân lành Hà Nội đã thầm thì "Bác mất đi chắc rồi họ sẽ đòi lại ngôi nhà của Bác ngay thôi...".... 

Tại sao một chế độ vẫn ra rả cổ xuý "ưu việt" và là sự "lựa chọn của nhân dân" lại khiến người dân dù còn đang tiếc thương tiễn đưa Huyền thoại lịch sử dân tộc Việt Nam đã nghĩ ngay đến viễn cảnh mà các đồng chí của ông sẽ hành xử???!!!

Điều đó nói lên một điều giản đơn: Chẳng còn ai có lòng tin vào cái chính đảng đang cầm quyền này nữa... 

Một chế độ Tham nhũng, lũng đoạn, độc tài, phát xít là sản phẩm của chế độ độc đảng đã đến hồi kết của nó....

Có lẽ cần thêm vào bài thơ 'NHẪN' của Tướng Giáp:

' ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI VỨT BỎ CHỮ NHẪN
CẢ DÂN TỘC VÙNG DẬY QUÉT SẠCH GIAN THAM
CỨU CHÍNH MÌNH, CỨU VẬN MỆNH NON SÔNG ĐẤT NƯỚC
ĐỂ LÀM NÊN MỘT VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ 
TỰ HÀO SÁNH VAI CÙNG NĂM CHÂU BỐN BỂ...'

NHẪN

Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi nhẫn để chuyển vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi nhẫn tỉnh giải ngu
Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để tăng tài
Khôn khôn dại dại nào ai tránh vòng
Có khi nhẫn để khoan dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè giao thiệp nào ai
Có khi nhẫn để kính người trọng ta
Kể ra cũng khó đó mà

Chữ TÂM, chữ NHẪN, xem ra cũng gần.

Tin về Tướng Giáp : Internet qua mặt báo chí chính thức Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nicolas Cornet
Trọng Nghĩa

Trong bản tin hôm nay, 06/10/2013 đánh đi từ Hà Nội, hãng tin Pháp AFP đã tìm hiểu lý do vì sao báo chí chính thức tại Việt Nam tại loan tin quá chậm về cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp so với mạng internet, đặc biệt là Facebook. Câu trả lời mà AFP tìm được là : đa số nhà báo Việt Nam đã bị buộc phải im lặng, trong lúc thông tin được loan truyền rộng rãi trên internet.

Theo ghi nhận của AFP, những lời ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tràn ngập không gian mạng ngay sau khi có tin ông qua đời tại Bệnh viện 108 vào hôm 04/10/2013. Thế nhưng, phóng viên của các phương tiện truyền thông Nhà nước lớn nhất lại không được quyền in ấn bất cứ điều gì về sự kiện cực kỳ trọng đại đó.

Phát biểu với hãng AFP, một biên tập viên tại một cơ quan thông tấn nhà nước hàng đầu ở Việt Nam đã không tránh khỏi bất mãn : « Đó là một điều quả thực là ngu xuẩn - Nhưng chúng tôi không thể làm những gì chúng tôi muốn làm. Có những thủ tục mà chúng tôi phải thuân thủ ». Nhân vật này cho biết thêm là các cơ quan báo chí phải chờ có thông báo chính thức, điều mà mãi đến hôm sau, thứ Bảy 05/10 mới được thực hiện.

Theo hãng AFP, một khoảng thời gian chậm trễ giữa cái chết của một nhân vật chính trị hàng đầu và bản thông báo chính thức về sự kiện đó là chuẩn mực thường thấy tại Việt Nam.

Thế nhưng hiện nay, với các tiến bộ về công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông xã hội đang ngày càng nhanh chóng lấp đầy khoảng trống mà các phương tiện truyền thông nhà nước bỏ ngỏ, bất chấp các cuộc đàn áp nhắm vào giới bất đồng chính kiến trực tuyến, thể hiện qua vụ hàng chục blogger bị tống giam trong thời gian gần đây.

Về sự kiện Tướng Giáp qua đời, chủ nhân một quán cà phê tại Hà Nội đã cho hãng AFP biết : « Tôi đã biết tin về cái chết của tướng Giáp nhờ mạng internet ».

Theo hãng AFP, những lời ca ngợi Tướng Giáp đã nhanh chóng chiếm lĩnh internet ngay sau khi cư dân mạng biết được tin, đặc biệt là trên mạng xã hội Facebook vốn nhiều khi bị chặn, nhưng lại rất được ưa chuộng tại Việt Nam.

Cho đến sáng 06/10/2013, AFP chưa thấy có bất kỳ thông báo chính thức nào đến từ các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, vốn đang bận rộn với một hội nghị trung ương đảng Cộng sản được đánh giá là rất quan trọng. Mặt khác, trong khi một số cơ quan báo chí nhà nước quy mô nhỏ như Vnexpress đã có chạy bài về Tướng Giáp, hãng tin chính thức của Việt Nam là TTXVN vẫn im lặng, khiến nhiều cư dân mạng bất bình.

Thứ Sáu 04/10 vừa qua, một thành viên Facebook đã viết với giọng bực dọc : « Họ không dám truyền bá thông tin cả về một câu chuyện mà toàn thể xã hội đã biết ».

Còn đài Truyền hình Nhà nước chỉ loan báo tin Tướng Giáp qua đời vào hôm thứ Bẩy 05/10, vào buổi trưa, mô tả người quá cố như là một "huyền thoại của lịch sử hiện đại của Việt Nam." Một thành viên Facebook khác tự hỏi : « Tại sao VTV không chạy tin này ngày hôm qua ?"

Một cựu phóng viên Thông tấn xã Việt Nam nói với AFP rằng quả là "một điều đáng xấu hổ" khi mà các nhà báo trong nước lại không thể loan báo một tin lớn như vậy - dù đã được biết rõ ràng, đầy đủ : « Giới nhà báo không thích điều này chút nào. Nhưng họ phải chấp nhận... Tất cả các tờ báo đều trong tay chính phủ, vì vậy chúng tôi phải chờ có đèn xanh mới được công bố".

RFI
 
 
 

Saturday, October 5, 2013

Tướng Giáp hai lần thoát nạn

QLB 

Ông Giáp từng bị chính các đồng chí của mình vây hãm

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã ít nhất hai lần thoát khỏi những cuộc thanh trừng do chính các đồng chí của ông gây ra, theo những gì nhà báo Huy Đức viết trong cuốn Quyền Bính, phần hai của tập Bên Thắng Cuộc.
Đó là đợt bắt bớ hàng loạt các tướng lĩnh ủng hộ Tướng Giáp trong đợt Tổng tiến công Mậu Thân 1968 và vụ vu cáo ông Giáp và Tướng Trần Văn Trà hồi năm 1991 được biết tới như vụ 'Năm Châu - Sáu Sứ'.
Vụ đầu tiên diễn ra dưới sự điều phối của ông Lê Đức Thọ, Trưởng ban tổ chức trung ương, trong thời gian một loạt những người bị cho là xét lại chống Đảng bị bắt giữ trong đó có cả những người thân cận với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nó cũng diễn ra trong giai đoạn mà tác giả Huy Đức nói ông Hồ Chí Minh đi nghỉ ở Trung Quốc, Tướng Giáp đi dưỡng bệnh ở Hungary giữa lúc việc chuẩn bị cuộc tấn công Mậu Thân được Tổng bí thư Lê Duẩn và ông Lê Đức Thọ hoạch định đằng sau lưng vị "cha già dân tộc" và "anh cả quân đội".

Cả hai ông Thọ và Duẩn đều được cho là chủ đánh tới cùng trong khi đại diện của bên vừa đánh vừa tìm kiếm giải pháp chính trị là Tướng Giáp và Tướng Nguyễn Văn Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng và ủy viên Thường trực Tổng quân ủy, người đã mất hết các chức vụ trong đầu năm 1968.

Tác giả Huy Đức Bấmcũng viết: "Trong "chiến tranh giải phóng miền Nam", cho dù tướng Giáp vẫn là bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tư lệnh, bí thư Tổng Quân ủy, nhưng theo [Cục trưởng Quân báo, Đại tá] Lê Trọng Nghĩa:

"Thay vì ông Giáp là người quyết định, ông Lê Đức Thọ có sáng kiến lập ra Tổ năm người giúp Trung ương chỉ đạo tác chiến miền Nam gồm: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng và Lê Đức Thọ.

"Trong tổ này, ông Giáp chỉ còn một phiếu."

Bản thân Đại tá Nghĩa cùng nhiều người thân cận với Tướng Giáp khác như Thiếu tướng Đặng Kim Giang, Cục trưởng Cục Tác chiến Đại tá Đỗ Đức Kiên, Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân Hoàng Thế Dũng cũng đã bị bắt trong vụ án xét lại chống Đảng mà đối tượng là nhiều cán bộ cao cấp từng theo học ở Liên Xô.

Mặc dù bản thân Tướng Giáp không bị bắt trong vụ này, tác giả Huy Đức nói ông đã trở về Việt Nam sau khi đi nghỉ ở Hungary để chứng kiến các "cộng sự ăn ý nhất" của ông đều bị xử lý.
'Năm Châu - Sáu Sứ'

Tác giả Huy Đức cũng thuật lại chi tiết vụ án có tên 'BấmNăm Châu - Sáu Sứ', tên của hai nhân vật được cho là đã khai rằng Tướng Giáp và Tướng Trà đã cấu kết cùng người khác để "có âm mưu đảo chính" hồi năm 1991.

"Sự mặc cảm trước uy danh của tướng Giáp chỉ có thể được tích tụ thông qua hai người đã cất nhắc Lê Đức Anh: Lê Duẩn và, đặc biệt là, Lê Đức Thọ."

Huy Đức nhận xét về Tướng Lê Đức Anh trong vụ 'Năm Châu - Sáu Sứ'

Trên thực tế, ông Huy Đức dẫn lời các nhân chứng nói, đây là một vụ án do Tổng cục Tình báo Quân đội, hay Tổng cục II, dựng lên với sự tham gia của Tướng Lê Đức Anh và sự bao che của Tướng Đoàn Khuê và các lãnh đạo trong đó có Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và Nguyễn Đức Tâm, người phụ trách nhân sự trong Đảng lúc bấy giờ.

Vụ việc xảy ra khi Tướng Giáp đã 80 tuổi và vụ "Năm Châu - Sáu Sứ", nếu thành, chỉ có thể hạ bệ uy tín của ông trong Đảng", theo tác giả.

Ông Huy Đức cũng viết: "Khi Võ Nguyễn Giáp đã là Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh chỉ mới là một cán bộ ở cấp tiểu đoàn.

"Sự mặc cảm trước uy danh của tướng Giáp chỉ có thể được tích tụ thông qua hai người đã cất nhắc Lê Đức Anh: Lê Duẩn và, đặc biệt là, Lê Đức Thọ."
Thoát hiểm

Ông Giáp trên thực tế chỉ thoát hiểm khi Trung tướng Võ Viết Thanh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã không nghe theo lời khuyên của cấp trên và điều tra ra vụ dàn dựng nhằm vu cáo vị Đại Tướng.

Kết quả, Tướng Giáp thoát hiểm nhưng Tướng Thanh đã giơ đầu chịu báng và bị Nguyễn Đức Tâm tuyên bố khi triệu ông tới gặp với sự chứng kiến của các ông Võ Chí Công và Đoàn Khuê:



"Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng ngắn, tôi đã định kéo khoá, rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát. Nhưng, tình hình lúc đó, nếu tôi làm thế là tan Đại hội. Tôi cố nuốt cơn tức giận."

Tướng Võ Viết Thanh, người được cho là có công cứu Tướng Giáp

"Chúng tôi thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, báo đồng chí hai nội dung. Trước hết xin chuyển tới đồng chí nhận xét của Bộ Chính trị: Đồng chí là một cán bộ cao cấp còn trẻ, công tác tốt, rất có triển vọng, nhưng rất tiếc, chúng tôi vừa nhận được một số báo cáo tố cáo đồng chí hai việc:

"Một, ngay sau giải phóng, đồng chí có cho bắt hai cán bộ tình báo của Bộ Quốc phòng và từ đó hai cán bộ này mất tích; hai, cái chết của cha mẹ đồng chí là bị ta trừ gian, chứ không phải do địch giết. Vì vậy, chúng tôi đành phải rút đồng chí ra khỏi danh sách tái cử vào Trung ương khoá VII”.

Tác giả Huy Đức cũng dẫn lời Tướng Thanh nói tiếp: “Tôi hết sức bất ngờ. Khi nghe xúc phạm đến ba má tôi thì tôi không còn kiềm chế được.

"Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng ngắn, tôi đã định kéo khoá, rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát. Nhưng, tình hình lúc đó, nếu tôi làm thế là tan Đại hội. Tôi cố nuốt cơn tức giận.

"...Nếu tôi cứ nghe lời khuyên, kết luận giống như bản báo cáo của Nguyễn Đức Tâm, thì tôi sẽ được thăng chức, đề bạt nhưng rồi tôi lại phải dấn vào bước thứ hai là ra lệnh bắt oan tướng Trà và tướng Giáp. Làm thế, thì lương tâm sẽ giết dần, giết mòn tôi".

BBC
 
 

Sunday, October 6, 2013

Thế giới nghiêng mình trước sự ra đi của Tướng Giáp có khiến giới chóp bu Hà Nội nghĩ về mình?

QLB - Vị Tướng cuối cùng trong 10 Danh Tướng huyền thoại qua mọi thời đại được Thế giới phong chọn đã ra đi mãi mãi để lại cho hậu thế niềm tiếc thương vô hạn.

Giới lãnh đạo Hà Nội hôm nay sẽ còn có ai mà khi ra đi được cả dân tộc nghiêng mình tiễn đưa? Câu trả lời chắc chắn sẽ là KHÔNG!

Việt Nam hôm nay với bao sự bất công giày xéo đến tận tâm can của con người, tham nhũng hoành hành, sự vô cảm đã ăn mục ruỗng tâm hồn người Việt Nam, cái xấu, cái vô luân, cái phi đạo lý, phi nhân tính và một nền đạo đức giả có lẽ đã trở thành đặc trưng của giới chóp bu của Quốc gia độc đảng này khiến cho lòng dân phẫn nộ và chỉ thầm ước mong một ngày có đủ sức mạnh để đào mồ chôn cái chế độ độc đảng, độc tài, tham nhũng đang thống trị cả dân tộc!

Phàm là 'Quan phụ mẫu', là Lãnh tụ của nhân dân, những gì các ngài đã gây ra cho dân tộc Việt Nam khiến cho đại bộ phận nhân dân chỉ mong các Ngài 'xuống địa ngục' càng sớm cho Việt Nam càng được nhờ???!!!
Hãy nhìn vào tấm gương Tướng Giáp để mà soi lại mình khi còn chưa muộn! Đừng để như tên tội đồ Lê Duẩn để lại lời nguyền rủa đến ngàn thu... Nếu không vì tên tội đồ VUa cộng sản Lê Duẩn bắt giam Hồ Chí Minh và dầy Đại Tướng Vỗ Nguyên Giáp xuống 'ngã ba chuồng bò', giải tán Đảng Xã hội và Dân chủ thì liệu Dân tộc Việt Nam ta có phải chịu nỗi đau đớn hoạ độc Đảng, độc tài phát xít như hôm nay???

Thế giới nghiêng mình trước huyền thoại quân sự

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Cuba Fidel Castro

Tướng Giáp từng được Tạp chí Times ca ngợi là “ngọn núi lửa phủ đầy tuyết” hàm ý bề ngoài bình tĩnh nhưng bên trong hừng hực nhiệt huyết cách mạng.
Có lẽ sau Bác Hồ, Bác Tôn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – “người anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng là một trong số ít lãnh đạo được người dân gọi bằng hai tiếng kính trọng xen lẫn yêu thương: Bác Giáp. Không chỉ với người dân làng An Xá, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình quê hương ông, nơi chưa kịp hàn gắn nỗi đau khi siêu bão vừa đi qua, giờ lại phải tiếp tục đón nhận tin dữ “Bác Giáp qua đời” mà có lẽ với mỗi chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam sau cụm từ “Anh bộ đội Cụ Hồ”, tất cả đều tự hào khi được gọi là “lính Tướng Giáp”.


Tượng đài lỗi lạc ấy vẫn sừng sững trong lòng bao thế hệ Việt Nam và bạn bè quốc tế khi trong thời chiến vị tướng tài ba đã kiên cường dẫn dắt toàn dân tộc Việt Nam lập nên những kỳ tích khiến thế giới phải nghiêng mình thì đến lúc hòa bình ông lại tiếp tục trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết, là hình ảnh kết nối sức mạnh Việt Nam với bạn bè thế giới, “trở thành người bạn của tất cả các dân tộc” như Hãng tin Bloomberg nhận xét.

Ngay từ tối 4-10-2013, truyền thông quốc tế đã dồn dập đưa tin về ông với những dòng tít lớn, trang trọng. Các tờ The Wall Street Journal đăng hình ảnh vị Tổng tư lệnh với bộ quân phục oai phong trong tư thế chào đĩnh đạc ngay trang nhất. Tương tự, The New York Times đưa hình ảnh Đại tướng nở nụ cười hiền hậu trong một buổi gặp gỡ quốc tế. Trong khi đó báo Pháp Le Monde và Hãng Reuters lại đánh giá ông là “một trong những nhân vật nổi tiếng nhất châu Á của Việt Nam trong thế kỷ 20”. Còn tờ The Washington Post lại bình luận một cách sâu sắc trong bài viết của mình: “Tướng Giáp được tôn kính như một trong những nhà lập quốc của đất nước ông”. Hãng tin AFP ca ngợi Đại tướng là “nhà kiến trúc sư đại tài trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ”.

Riêng thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, từng là cựu tù binh khi tham chiến tại Việt Nam cũng ngậm ngùi vĩnh biệt “Nhà chiến lược quân sự lỗi lạc” trên Twitter trong khi Hãng BBC không tiếc lời ca ngợi:“Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ông trở thành vị chỉ huy quân sự châu Á đầu tiên đánh bại một thế lực phương Tây tầm cỡ” và Hãng tin AP nhận xét “Ông là vị Anh hùng dân tộc chỉ đứng sau Chủ tịch Hồ Chí Minh - người dẫn dắt dân tộc Việt Nam đến độc lập”…

Còn với các hãng thông tấn châu Á, Văn hối báo của Hồng Kông gọi Đại tướng là “Napoleon Đỏ”; đặc biệt những trang mạng hàng đầu của Trung Quốc như Tân Hoa, Baidu, Sina, People, Chinanews, CCTV … và các trang Tin tức, Thế kỷ 21, Thiểm Tây, Sơn Tây, Thượng Hải, Sohu, Thương Đô, news.163… đều đồng loạt đưa tin; trong đó các tờ Thượng Hải buổi sáng, Hoa Nam buổi sáng… nhất loạt gọi Đại tướng huyền thoại là “vị công trình sư tài ba dẫn dắt dân tộc Việt Nam chiến thắng trong hai cuộc kháng Pháp và Mỹ”.

Tân Hoa xã viết: “Ông là nhân vật khai quốc công thần có tuổi thọ cao nhất Việt Nam và thế giới… Những câu chuyện về ông đặc biệt thu hút sự quan tâm của mọi người”. Trang tin tổng hợp lớn hàng đầu Trung Quốc Sina đăng nhiều tin bài về “vị tướng trăm tuổi từng ba lần xuất hiện trên tờ Times” trong khi mạng Tương lai sử dụng cụm từ “Cuộc đời truyền kỳ của vị tướng trăm tuổi”. Riêng trang Con mắt hoàn cầu thực hiện loạt bài bốn kỳ chi tiết về cuộc đời vị tướng tài ba, trong khi Tv.People trên bản tin phát vào lúc 7 giờ 21 phút sáng 5-10 đã đưa nhiều hình ảnh về Đại tướng.

Còn mạng Tin tức Trung Quốc nhắc lại cụm từ Tướng Giáp từng được Tạp chí Times ca ngợi là “ngọn núi lửa phủ đầy tuyết” hàm ý bề ngoài bình tĩnh nhưng bên trong hừng hực nhiệt huyết cách mạng.

Bên cạnh đó, các báo Trung Quốc đều nhắc đến lần ông tham dự Đại hội thể thao châu Á tổ chức tại Bắc Kinh năm 1990 với những lời trân trọng nhất và nhận xét rằng Đại tướng luôn nỗ lực cải thiện mối quan hệ giữa hai nước Việt - Trung.

Theo Mạc Khai

Công an TP.HCM
 
 

 
 
 
 
 
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten