dinsdag 24 september 2013

Từ cậu Ba Thành đến chú Ba Tàu

Từ cậu Ba Thành đến chú Ba Tàu
Lâm Văn Bé (Danlambao) - Từ khi Hồ Chí Minh sinh bình khảo được tung ra bằng Hán Văn năm 2008 và bản dịch Việt ngữ hồi đầu năm 2013, đảng CS hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Về việc HCM giả hay thật, chắc chắn có một số đảng viên cùng thời với HCM nhận biết được qua nhân dạng, nhất là chỉ cần căn cứ vào một yếu tố đơn giản là giọng nói Nghệ An của HCM, một chú ba Tàu không thế nào giả giọng được. Số đồng chí nầy đa số đã chết và nếu có ai đó may mắn còn sống sót và nhận biết được sự giả mạo nầy, có can đảm ghi lại sự giả mạo nầy thì lịch sử sẽ phải được viết lại khi những tài liệu nầy được tiết lộ và kiểm chứng. Đám hậu duệ của HCM đang ngự trị trong Bộ Chính trị hiện nay đa số không biết HCM và nếu có biết những chuyện bí ẩn lạ kỳ, thì vì quyền lợi và run sợ trước đàn anh Trung Quốc chắc chắn không ai dám hé môi. Việc im lặng của đảng Cộng Sản trong trạng huống như vậy có thể hiểu được. Nhưng sự im lặng trở nên có vấn đề khi bản dịch tiếng Việt của Thái Văn đã được phổ biến rộng rãi trên Internet từ nhiều tháng qua khiến dư luận có nhiều cách giải thích khác nhau...

*

Cậu Ba Nguyễn Tất Thành

Ngày 4 tháng 6 năm 1911 khi xuống tàu Amiral Latouche-Tréville tại bến Nhà Rồng Saigon để làm nghề phụ bếp, cậu thanh niên 21 tuổi tên Nguyễn Tất Thành, lấy tên trên tàu là Nguyễn Văn Ba muốn sang Pháp để tìm kế sinh nhai chớ chẳng phải đi tìm đường cứu nước như bọn công Sản Đệ Tam quốc tế và Cộng sản VN bịa đặt dựng lên hình tượng để tôn thờ. Không phải chỉ có Nguyễn Tất Thành mới đi tha phương cầu thực, mà trước đó, người cha của ông là phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, sau khi bị cách chức tri huyện Bình Khê (Qui Nhơn) vì tội giết người khi say rượu cũng đã lưu lạc vào Nam hành nghề bốc thuốc, được ông cử Hoành (cha của Lê Quang Uyển, thống đốc Ngân hàng thời VNCH) cưu mang cho đến khi mất năm 1929 ở vùng Cao Lãnh (mộ của Nguyễn Sinh Sắc sau này được CS trùng tu vĩ đại ở tỉnh Đồng Tháp).

Ngày 15 tháng 9 năm 1911, sau khi vừa đến nước Pháp, cậu Nguyễn Tất Thành đã gởi thơ cho Tổng Thống Pháp và Tổng Trưởng Bộ thuộc địa để xin vào học Trường Thuộc địa (École Coloniale) nhưng Pháp từ chối vì Thành chưa học hết bậc Tiểu học và muốn vào học trường nầy phải được Toàn quyền tuyển chọn tại Đông Dương. Ngoài bức thư xin nhập học với lời lẽ như: "Tôi muốn trở thành người có ích cho nước Pháp...", Nguyễn Tất Thành còn gởi sau đó một bức thư cho Khâm sứ Pháp tại Huế nhờ chuyển 15 đồng bạc Đông Dương cho cha với "giọng điệu hạ mình đối với người Pháp" (Sophie Quinn-Judge, dịch giả Diên Vỹ & Hoài An, tr. 39) và nhờ người anh tên là Nguyễn Sinh Khâm đang làm việc vặt ở Tòa khâm sứ nhờ xin một lần nữa với Khâm sứ. 

Từ 1912 đến 1914, Nguyễn Văn Ba phiêu lưu trên những chuyến tàu viễn duyên với nghề phụ bếp và khuân vác trên tàu, khi thì dừng chân ở New York (1912) đi ở mướn, khi đến Boston làm bánh ngọt cho khách sạn Parker House. Từ 1914 đến 1919, trở lại tên Nguyễn Tất Thành, ông sống ở Luân Đôn, ban ngày làm phu hốt tuyết, ban đêm làm phụ bếp ở khách sạn Carlton. Khi trở lại Paris tháng 6 năm năm 1919, Nguyễn Tất Thành làm quen với các nhà tranh đấu nhân quyền là Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền trong nhóm Người Annam yêu nước (Association des Patriotes annamites). Thành được nhóm Yêu nước giao nhiệm vụ đến Versailles để trao Bản thình nguyện của dân tộc Annam (Revendications du peuple annamite). Lợi dụng dịp nầy, Nguyễn Tất Thành lấy tên của nhóm đổi tên của mình là Nguyễn Ái Quốc và từ đó cái tên nầy đã được sử dụng suốt 30 năm. Sau khi có Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành gia nhập, nhóm người Annam yêu nước đổi tên là nhóm Ngũ Long thì Phan Chu Trinh là người lãnh đạo tinh thần, Phan Văn Trường là người lãnh đạo đích thực, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh viết bài, Nguyễn Tất Thành cổ động bán báo, in truyền đơn.

LS Nguyễn Văn Chức kể lại lời nói của ông Nguyễn Thế Truyền: Năm 1960, cụ Nguyễn Thế Truyền ra tranh cử tổng thống tại miền Nam Việt Nam. Tôi có đi theo anh em báo chí đến nghe Cụ nói chuyện. 

Khi được hỏi về những tài liệu viết bằng tiếng Pháp tại Paris ký tên Nguyễn Ái Quốc, nhất là bản Mémorandum gửi Hội Nghị Hòa Bình Versailles 1919, cụ Truyền nói: Nguyễn Tất Thành chưa học hết tiểu học Pháp. Lúc đó ở Paris, nhóm chúng tôi mướn anh ta đi phân phát những tài liệu đấu tranh bằng tiếng Pháp do chúng tôi viết. Anh ta đã nhận xằng mình là Nguyễn Le Patriot và nhận xằng mình là tác giả những tài liệu đó. (HCM, CXXXII).

Năm 1948, lợi dụng khi Nguyễn Thế Truyền bị đày ra Côn Đảo và các thành viên khác của nhóm đã chết, Nguyễn Ái Quốc đã gom tất cả các bài viết của nhóm để in thành "Hồ Chí Minh toàn tập" xem như tất cả bài viết của nhóm là bài viết của mình và 12 "toàn tập" nầy tái bản nhiều lần được xem như những tác phẩm vĩ đại mà sinh viên học sinh VN bao thế hệ phải đọc và học.

Chính với cái bản chất gian dối nầy mà Hồ Chí Minh là nhân vật duy nhất trên thế giới có đến 5 năm sinh khác nhau và 180 tên và biệt hiệu. Trang mạng Báo Điện Tử Đại Biểu Nhân Dân, trong bài "Tên gọi HCM có tự bao giờ" đã tự hào viết: "HCM đã dùng trên 180 bút danh, bí danh và mật danh khác nhau. Bí danh HCM xuất hiện từ năm 1940 dần trở thành chính danh luôn đi liền với tên nước VNDCCH". Trong số các bí danh trên, HCM đã sử dụng tên Trần Dân Tiên để viết tự truyện đánh bóng mình - Những chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịchvà dùng tên T. Lan (là Thái Lan, bí danh của Nguyễn Thị Minh Khai) để viết Vừa đi vừa kể chuyện. Hai quyển sách nầy được xem như hai quyển thánh kinh, mà các nhà viết sử trong nước và ngoài nước thường dùng để viết về HCM.

Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge trong Ho Chi Minh - The Missing Years 1919- 1949 đã nhận định là những tự truyện nầy gian trá, bịa đặt "tập hợp những khắc họa mờ ảo với những ngày tháng lộn xộn, thiếu hụt thông tin, xây dựng những huyền thoại về HCM chứ không phải là cuốn sách có giá trị lịch sử" (bản dịch, tr.20). Từ nhận định của học giả Sophie Quinn-Judge, chúng tôi nghĩ rằng người đọc các quyển tài liệu về HCM và đảng Cộng Sản VN viết bởi đa số các nhà nghiên cứu Tây Phương phải thật dè dặt vì những người nầy thường dựa vào tài liệu cấp hai cung cấp bởi tài liệu CS hay thiếu trung thực vì thiên Cộng hay ngây thơ trước những huyễn hoặc tài tình của CS. Chúng tôi cần nêu tên vài tác giả thuộc loại nầy: Jean Lacouture, Bernard Fall, Pierre Brocheux, Daniel Hémery, William J.Duiker...

Từ khi gia nhập đảng Cộng Sản Pháp năm 1920 cho đến tháng 3 năm 1946 trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cuộc đời Hồ Chí Minh chỉ là những năm tháng học tập, cải tạo tư tưởng dưới sự chỉ đạo của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Liên Sô và Trung Quốc. Với sự nhuộm đỏ chủ nghĩa Mác-Lê, Hồ Chí Minh đã đem về VN áp dụng những bài học sắt máu bạo tàn đã được nhồi nhét qua 25 năm trong các trung tâm huấn luyện. Bởi lẽ Staline là thần tượng của HCM mà Staline là người vô cùng tàn ác, đặc biệt rất thù ghét cha mẹ, do đó không lạ gì khi cầm quyền, HCM và đồng bọn đã tàn sát hơn 200.000 người trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất (theo Nguyễn Văn Canh. Nông dân Bắc Việt những năm 1945-1970 ; tr.202), tàn phá hệ thống đạo lý gia đình, triệt tiêu trí thức và gây ra cuộc chiến Nam - Bắc giết hại hàng triệu người.

Giải thích vì sao cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Văn Ba khi xuống tàu sang Pháp để tìm kế sinh nhai rồi lại theo Cộng Sản và khi cầm quyền thích được xưng tụng là "Bác Hồ", bà Thụy Khuê đã viết: "Phần lớn những người tham gia chống Pháp, từ Nho học đến Tây học, đều học giỏi, nổi tiếng, nhưng đã gạt bỏ văn bằng sang một bên để dấn thân. HCM là một trường hợp đặc biệt, dù con quan nhưng sớm bỏ học, trình độ quốc ngữ kém, tiếng Pháp sơ sài, ông đã sống cực khổ, làm bồi bếp suốt quãng đời thanh niên từ 1911 đến 1919 trước khi tới Pháp. Tại Pháp cũng chỉ có 2 năm ở nhà Phan Văn Trường là khá, sau này khi ra Compoint, một khu nghèo thợ thuyền sống rất cơ cực, có mặc cảm sâu xa đối với bạn đồng hành, trí thức. Đó là lý do khiến Nguyễn Tất Thành theo CS, mặc dù ông chưa biết lý thuyết CS như thế nào. Sau nầy, khi lên cầm quyền, việc đầu tiên ông bắt mọi người phải kính nể gọi ông bằng bác. Đối với trí thức, ông dành cho họ mọi sự nhục nhằn mà ông đã gánh chịu trong suốt cuộc đời thanh niên" (Thụy Khuê. Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, tr.501).

Mặc dù được CS lừa bịp tôn vinh là cha già dân tộc, không vợ không con để làm cách mạng, nhưng thực tế Hồ Chí Minh là người vô đạo đức. Hồ Chí Minh sống chung ít nhất với 7 người đàn bà, không kể những thiếu nữ hộ lý. Khi ở Paris, lúc Nguyễn Tất Thành làm nghề rửa ảnh, ông sống với một đảng viên đảng CS Pháp tên là Marie Brière (1921); lúc ở Quảng Châu với tên Lý Thụy, ông kết hôn với Tăng Tuyết Minh (1926); lúc ở Hongkong và Moscou (1930-33), ông sống với Nguyễn Thị Minh Khai (sau đó, năm 1935, Minh Khai kết hôn chính thức với Lê Hồng Phong). Ngoài ra lúc ở Moscou, ông cũng có liên hệ tình cảm với Vera Vasilieva, cán bộ Nga đặc trách tổ chức Cộng Sản Quốc Tế. Cuối năm 1940, Nguyễn Tất Thành đổi tên là Hồ Chí Minh về nước lần đầu tiên (1941) đóng ở Pắc Pó (Cao Bằng), ông sống với 2 nữ cán bộ trẻ là Đỗ Thị Lạc, có một đứa con gái, và Nùng Thị Ngác (sau ông cho đổi tên là Nùng Thị Trưng, cử làm chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Cao Bằng). Theo nhiều nguồn tin, Nông Đức Mạnh là con của HCM với bà Ngác. Năm 1955 khi về Hà Nội, ông sống chung với Nông Thị Xuân có một con trai là Nguyễn Tất Trung, rồi âm mưu với Bộ Trưởng Công An Trần Quốc Hoàn giết Nông thị Xuân vì bà Xuân đòi có đám cưới.

Blogger Huỳnh Tâm đã viết về đời sống tình dục của ông như sau: "...Ông là người say mê mỹ nữ. Mỗi lần si tình một mỹ nữ, ông sáng tạo một bút hiệu và danh sách bút hiệu cứ thế tăng dần. Danh sách nầy là để giúp ông tưởng nhớ lại mỗi hương vị ân ái động đào" (Bên trong xác ướp HCM. Anle20’s blog). Thì ra, số tên và bút hiệu của ông lên đến con số 180 không phải chỉ liên quan đến hoạt động chính trị mà còn liên quan đến đời sống tình dục của ông.

Chính vì đời sống tình dục và những cuộc tình của ông có nhiều "vấn đề" khiến ông trở nên yếu hèn trước các đồng chí, nhất là với Lê Duẩn, làm ngơ cho các đồng chí lộng hành.

Theo Bill Hayton, phóng viên BBC ở VN, tác giả quyển Viet Nam: Rising Dragon thì: quyền lực thực sự nằm trong tay Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng Cộng sản, một người theo chủ nghĩa Staline thật tàn bạo Lê Duẩn đã dùng lực lượng an ninh để kiểm soát hoạt động của các nhà lãnh đạo khác và thi hành chiến lược chiến tranh toàn diện chống lại Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Thắng lợi vào năm 1975 đã đưa ông Lê Duẩn nắm quyền nhưng với những hậu quả khủng khiếp. Trả thù và quản lý kinh tế yếu kém đã khiến đất nước bị cô lập và nghèo khó. Cái chết của ông vào năm 1986 đã mở đường cho một nước Việt Nam mở cửa. (BBC ngày 29/8/2013).

Chú Ba Tàu Hồ Tập Chương

Những tưởng "bác" được yên thân trong cái quan tài pha lê chờ ngày tan rữa, nào ngờ năm 2008, Hồ Tuấn Hùng, Giáo sư Đại học Đài Loan, trong quyển sách của ông tựa là Hồ Chí Minh sinh bình khảo đã công bố những tin tức "động trời". Theo ông Hùng, Nguyễn Ái Quốc đã chết năm 1932 ở Liên Sô vì bịnh lao phổi và cái xác nằm trong lăng Ba Đình là của một người Trung Quốc tên Hồ Tập Chương. Ông giải thích là sau khi Nguyễn Ái Quốc chết, bà Vera Vasilieva người phụ trách bộ phận Việt Nam Quốc tế Cộng Sản đã đặt kế hoạch 5 năm cho Hồ Tập Chương, một người Tàu đến từ Đài Loan học tập cải tạo để biến thành Nguyễn Ái Quốc thay thế Quốc tiếp tục công cuộc xây dựng đảng Cộng Sản Việt Nam và cầm quyền cho đến khi chết. Trong 342 trang sách, Hồ Tuấn Hùng đã chứng minh bằng nhiều dữ kiện để phân biệt hai giai đoạn của cuộc đời Hồ Chí Minh: 

Hồ Chí Minh thời kỳ 1890-1932 là Nguyễn Ái Quốc người Việt Nam 
Hồ Chí Minh thời kỳ 1933-1969 là Hồ Tập Chương người Đài Loan. 

Nói cách khác, Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh gồm 2 người nhân thân khác nhau: nửa đời trước là lãnh tụ cộng sản Việt Nam tên Nguyễn Ái Quốc, nửa đời sau là nhân sĩ Quốc tế cộng sản Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan.

Ngoài tập tài liệu của Hồ tuấn Hùng, một bài viết khá dài ký tên Huỳnh Tâm phổ biến trên Internet (Anle20’s blog) trình bày một cách chi tiết những ngày cuối cùng của Hồ Chí Minh để hỗ trợ cho luận cứ HCM là một người Trung Quốc..

Theo Huỳnh Tâm, khi HCM trở bịnh nặng, trong tuần lễ cuối tháng 8/1969, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã lần lượt gởi đến Hà Nội 4 phái đoàn y tế trong đó có nhiều danh y như Ngô Gia Bình (Wu Jiaping), Giám đốc Trung Quốc Học Viện Y khoa, để cứu chữa HCM. Ngoài ra, còn có một phái đoàn nhân viên tình báo để cướp xác HCM nếu cần hầu bảo vệ tông tích của HCM và một phái đoàn chuyên viên ướp xác. Đến khi HCM chết ngày 2 /9/1969, Trung Quốc gởi qua Hà Nội một phái đoàn hùng hậu chưa từng thấy để dự tang lễ gồm Thủ Tướng Chu Ân Lai, Phó TT Lý Tiên Niệm và nhiều ủy viên cao cấp trong Quân Ủy Trung Ương.

Bởi lẽ khi Hồ Chí Minh chết thì phi cơ Mỹ đang dội bom ác liệt Bắc Việt, xác Hồ Chí Minh phải được di chuyển nhiều lần và chôn sâu trong các hang động để tránh bom đạn, do đó khi lăng Ba Đình được xây xong năm 1975, cái xác nằm trong cái quan tài pha lê được đặt trong lăng không phải là cái xác của HCM đã bị chôn đi chôn lại.

Huỳnh Tâm đã viết: "Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo đảng CSVN biết rõ cái xác ướp nầy là ai, tuy nhiên họ phải tạo ra một biểu tượng nên họ phải trả giá cao. Họ sẵn sàng chi một ngân khoản lớn để bảo vệ uy tín của đảng cho dù người trong quan tài pha lê là một tên vô danh tình cờ được nằm vào đó để cho dân tộc VN tung hô muôn năm. Muốn bảo quản tốt, họ phải trả một chi phí vô cùng đắt giá, để rồi sau đó họ phải chống đỡ những khó khăn cùng lúc phải khéo lường gạt".

Nhận định về tập tài liệu của Hồ Tuấn Hùng

Bài viết nầy không có mục đích trình bày những luận cứ của tác giả Hồ Tuấn Hùng khẳng định Nguyễn Ái Quốc đã chết và Hồ Tập Chương đã đóng vai Hồ Chí Minh từ năm 1933 đến 1969, cũng như không lập lại những phản biện của một vài tác giả (thí dụ như của ông Phạm Đình Lân rất thuyết phục) về sự phi lý của xác quyết nầy. Bài viết muốn đặt vài giả thuyết về sự xuất hiện của tập tài liệu và sự im lặng đáng ngạc nhiên của đảng Cộng Sản Việt Nam từ lúc xuất hiện tập tài liệu cho đến nay. 

Thâm ý của tập tài liệu 

Hồ Tuấn Hùng và bác của ông là Hồ Tập Chương là những công dân của nước Đài Loan, hiểu theo nghĩa chính trị, nhưng là người Hán tộc (người Hakkan, tiếng Việt thường gọi là người Hẹ) hiểu theo nghĩa chủng tộc. Người Trung Quốc ở bất cứ nơi đâu, nói bất cứ ngôn ngữ nào, họ vẫn là người Trung Quốc, trung thành với Trung Quốc. Vào thời điểm người Việt trong nước và ngoài nước chống đối kịch liệt Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải và khai thác tài nguyên VN, quyển sách được tung ra là để nói lên một cách ngạo mạn cho dân VN biết rằng tứ 1933 đến 1969, người thành lập đảng CSVN, người lãnh tụ cai trị VN là một người Trung Quốc. 

Sự im lặng của đảng CSVN 

Từ khi quyển sách được tung ra bằng Hán Văn năm 2008 và bản dịch Việt ngữ hồi đầu năm 2013, đảng CS hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Về việc HCM giả hay thật, chắc chắn có một số đảng viên cùng thời với HCM nhận biết được qua nhân dạng, nhất là chỉ cần căn cứ vào một yếu tố đơn giản là giọng nói Nghệ An của HCM, một chú ba Tàu không thế nào giả giọng được. Số đồng chí nầy đa số đã chết và nếu có ai đó may mắn còn sống sót và nhận biết được sự giả mạo nầy, có can đảm ghi lại sự giả mạo nầy thì lịch sử sẽ phải được viết lại khi những tài liệu nầy được tiết lộ và kiểm chứng. Đám hậu duệ của HCM đang ngự trị trong bộ Chính trị hiện nay đa số không biết HCM và nếu có biết những chuyện bí ẩn lạ kỳ, thì vì quyền lợi và run sợ trước đàn anh Trung Quốc chắc chắn không ai dám hé môi. Việc im lặng của đảng Cộng Sản trong trạng huống như vậy có thể hiểu được. Nhưng sự im lặng trở nên có vấn đề khi bản dịch tiếng Việt của Thái Văn đã được phổ biến rộng rãi trên Internet từ nhiều tháng qua khiến dư luận có nhiều cách giải thích khác nhau.

Trước tiên là bức thơ ngày 25 tháng 8 năm 2013 của ông Phạm Quế Dương - Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan, phổ biến trên blog Danlambao ở trong nước, trang mạng có nhiều blogger bị CS xem là phản động. Sau khi tóm lược ý chính của tập tài liệu của Hồ Tuấn Hùng, ông Dương viết: 

"...Thời đại Internet hiện đại, nên sách được loan tải trên mạng rất rộng rãi. Nhiều người (đến trao đổi với tôi, hầu hết là những người từng trực tiếp tham gia kháng chiến, là bộ (đội, là cán bộ tuyên huấn... Một số người phản đối, cho cuốn sách là bịa đặt, đổi trắng, thay đen. Một số người thì bảo chuyện này cũng đã được nghe từ lâu và tin lời ông tác giả. Họ dẫn chứng: năm 1957, cụ Hồ Chí Minh về thăm quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mà không ra thắp hương mộ thân mẫu là cụ Hoàng Thị Loan. Năm 1945, khi bắt đầu làm Chủ tịch nước, bà chị là Nguyễn Thị Thanh ở quê ra thăm, cụ Hồ tránh mặt, không dám gặp, chỉ cử 2 cán bộ cao cấp tiếp. 

Bản thân tôi rất kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự hào đã 45 năm là Lính Bác Hồ, Bộ đội Bác Hồ. Khi làm Tổng biên tập báo Phòng Không-Không Quân, ba lần được tiếp xúc với Chủ Tịch khi Chủ Tịch thăm Quân chủng và trận địa tên lửa, viết bài về Chủ Tịch. Nhiều lần về thăm quê Chủ Tịch và thắp hương lễ mộ cụ Hoàng Thị Loan, vào Sài Gòn đến Cảng Nhà Rồng thăm nơi "Bác Hồ đi tìm đường cứu nước", nhiều lần vào lăng viếng Bác.

Kính mong nhà cầm quyền, Đảng và Nhà nước Việt Nam cử giới khoa học lịch sử làm rõ sự thật vụ việc này. Nếu tác giả bịa đặt thì đưa ra tòa án quốc tế xét xử, làm rõ sự thật."

Ông Phạm Quế Dương năm nay 90 tuổi, đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, được phong chức đại tá. Ông còn là nhà sử học, nguyên Tổng biện tập tạp chí Lịch sử Quân đội. Ông bị cầm tù, bị khai trừ ra khỏi đảng vì chống đường lối của đảng và đã được cơ quan Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman-Hammett dành cho các nhà tranh đấu nhân quyền. Sự lên tiếng của ông Phạm Quế Dương khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi.

Như bức thơ ông viết, ông đã có tiếp xúc với ông Hồ 3 lần, như vậy ông có thể nghe ông Hồ nói giọng Nghệ An, nhận biết nhân dạng vì ông đã sống trong chế độ "bác" đến 45 năm, cớ sao ông còn nói trong thơ một cách ỡm ờ như có nghi vấn. Phải chăng Hồ Chí Minh thực sự là chú ba Tàu như tài liệu của Hồ Tấn Hùng, nhưng vì sợ nên ông không dám nói, hay Hồ Chí Minh thực sự là bác Hồ dân Nghệ An, mà vì ông muốn "quấy rầy" nhà nước nên chẳng những ông không xác nhận mà còn nói bóng gió tạo hoài nghi trong dân chúng bởi lẽ hôm nay ông là kẻ thù của chế độ. Ông Phạm Quế Dương là một trong những người đương thời với Hồ Chí Minh còn sống và đủ tư cách để xác nhận hay phủ nhận luận cứ của Hồ Tấn Hùng. Chờ xem màn kịch nầy.

Về phía người dân, người giàu thì bận lo chuyện bốc hốt, người nghèo thì bận lo bửa đói bửa no, họ không cần biết "Hồ Tàu Khựa" hay "Hồ xứ Nghệ" bởi Hồ nào thì cũng là hồ ly tinh. Đối với người dân, Trung Quốc là kẻ thù và chính phủ cũng giống như kẽ thù, do đó người dân đặt câu hỏi phải chăng chính phủ đã tung ra bản dịch tiếng Việt mà không cần phải lên tiếng là để ngầm thông báo cho dân chúng biết sự ngạo mạn hung hăng của Trung Quốc và phải chăng, trước phản ứng chống đối của người dân với chánh phủ càng lúc càng nhiều, chính phủ muốn cho người dân chửi rủa "bác» Hồ, không cần biết là Hồ Tàu hay Hồ Việt để cho đảng và chính phủ yên tâm tiếp tục công trình tham nhũng. Đếm bạc sướng hơn chửi bác, đó là sách lược mới của đảng.

Kết luận

Kể chuyện cậu Ba Nguyễn Tất Thành và chú Ba Hồ Tập Chương, chúng tôi muốn nêu lên một thảm kịch của nước Việt Nam đã không may có một Hồ Chí Minh ít học, thiếu tài, kém đức đã làm cho đất nước VN trở nên điêu linh lại còn dắt đến VN một chú Ba Tàu thô bạo. Cậu Ba Nguyễn Tất Thành đã chết nhưng Việt Nam hôm nay lại nổi lên thêm nhiều cậu Ba khác trong bộ Chính trị mà cậu Ba nguy hiểm nhất, tham nhũng nhất đã và đang hợp tác với chú Ba Tàu để đưa đất nước đến chỗ diệt vong là cậu Ba Dũng.


 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten