Khủng hoảng tài chính 2008 : Rủi ro vẫn tồn tại
Khủng hoảng tín dụng thứ cấp (subprime) xảy ra từ năm 2007 làm nhiều ngân hàng mất nợ và kẹt vốn - Reuters
Vào tháng 7 vừa qua, hàng loạt các ngân hàng Mỹ thông báo kết quả hoạt động. Tất cả các ngân hàng lớn ở bên kia bờ Đại Tây Dương đều làm ăn có lời. JP Morgan Chase, ngân hàng lớn nhất của Mỹ thông báo trong quý hai, lãi 6,5 tỷ đô la. Trong vòng một năm, khoản lãi của ngân hàng này tăng thêm 31 %. Về phần ngân hàng đầu tư Morgan Stanley thì cũng trong quý 2/2013 đã thu vào một khoản tiền lãi hơn 800 triệu đô la, doanh thu lên tới 8,3 tỷ.
Về phần Bank of America, tập đoàn ngân hàng từng suýt bị xóa tên sau cơn bão tài chính 2008 thì chỉ 5 năm sau tai họa, đã hoàn toàn bình phục. Tiền lãi trong quý 2/2013 tăng 70 %, đạt 3,6 tỷ đô la. Còn đối với Citygroup từng bị coi là nạn nhân nghiêm trọng nhất của khủng hoảng tín dụng địa ốc năm 2007 thì lãi của tập đoàn ngân hàng này trong vỏn vẹn ba tháng cũng đã được tính bằng bạc tỷ. Nhìn rộng ra hơn, tất cả các ngân hàng lớn ở Hoa Kỳ đều đang trong chu kỳ thịnh vượng và mức lời của họ vượt ngoài sự chờ đợi.
Thoạt nhìn, sự phục hồi nhanh chóng và vững mạnh của ngành ngân hàng Mỹ là một tin vui, vì đó là dấu hiệu cho thấy kinh tế Hoa Kỳ đang bình phục. Tuy nhiên niềm vui đó không được trọn vẹn khi còn quá nhiều mối đe dọa tiềm tàng : mức độ tập trung tài sản và khả năng « lách luật » của các ngân hàng lớn ở Mỹ cao hơn so với 5 năm trước và mầm mống của một cuộc khủng hoảng địa ốc mới bắt đầu manh nha.
Ngày 15/09/2008 Hoa Kỳ bị một vụ khủng hoảng tài chính gây chấn động toàn cầu khi tập đoàn đầu tư Lehman Brothers lập thủ tục khai báo vỡ nợ. Được thành lập từ năm 1850, Lehman Brothers là ngân hàng đầu tư đứng hạng bốn của Mỹ, quản lý một khối tài sản trên toàn cầu trị giá hơn 600 tỷ đô la.
Như một trận sóng thần, vụ sụp đổ kéo theo hàng loạt doanh nghiệp tài chính và ngân hàng lớn như AIG, Merrill Lynch, Fannie Mae, Freddie Mac, Wachovia, Washington Mutual, ... gây ra khủng hoảng tín dụng khiến kinh tế toàn cầu bị tổng suy trầm trong hai năm liền. Đây là một vụ khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 1929-1933.
Trả lời phỏng vấn ban Việt ngữ RFI, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ trước hết nhắc lại nguyên nhân đã dẫn đến trận « đại hồng thủy » tài chính đã ập xuống thị trường Wall Street cách nay đúng 5 năm :
Nguyễn Xuân Nghĩa : Để tìm hiểu về nguyên do, có lẽ phải nói về nhân duyên trong kinh tế. Cái "nhân" là những yếu tố căn bản khiến một điều gì đó sẽ xảy ra. Còn "duyên" là yếu tố thời cơ khiến điều đó xảy ra vào thời điểm này, với cường độ như vậy.
Trước hết là sự lạc quan của thế giới từ khi chiến tranh lạnh kết thúc cuối năm 1991 và hệ thống tài chánh quốc tế được giải tỏa cho tự do nên tư bản vận chuyển với số lượng cao và tốc độ nhanh hơn. Thứ hai là trong sự chuyển vận đó, tư bản dư dôi nhờ tiết kiệm cao đã chảy vào nơi có hy vọng sinh lời, chủ yếu từ Á châu về Âu Mỹ.
Thứ ba là thị trường « chạy » nhanh hơn chính trường : người ta phát minh nhiều phương thức và khí cụ đầu tư mới lạ mà luật lệ kỉểm soát theo không kịp. Thứ tư là Hoa Kỳ đã giải toả hệ thống kiểm soát ngân hàng từ năm 1999, chủ yếu là hết phân biệt ngân hàng đầu tư với ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư không chỉ làm giàu bằng vốn riêng mà còn có thể vay tiền để đánh bạc trên một thị trường có quá nhiều tiền với lãi suất quá rẻ nên ước tính sai mức rủi ro.
Quan trọng nhất là việc doanh nghiệp, ngân hàng, tư nhân và cả nhà nước, không chỉ tại Hoa Kỳ, đều lạc quan đi vay quá khả năng thanh toán. Ngần ấy lý do đã chậm rãi gây thất quân bình, mà cái gì nghiêng quá thì sẽ đổ. Khi đổ thì không theo lối dây chuyền từ A qua B qua C mà có thể cùng sụp từng mảng.
Còn về cái "duyên", khiến sự sụp đổ hàng loạt lại xảy ra năm 2008, trước tiên là trái bóng gia cư địa ốc đã bể sau năm năm tăng trưởng mạnh tại Mỹ, từ 2002 đến 2006. Trái bóng đó là hiện tượng chung và nhiều nước Âu Châu còn bị nặng hơn. Khi lạc quan hồ hởi vay tiền mua nhà, lại do sự khuyến khích của nhà nước tại Mỹ từ hai chục năm qua để "hữu sản hóa", người ta lấy rủi ro quá lớn với loại tín dụng thứ cấp, subprime, là loại thiếu an toàn. Khi giá nhà hết tăng và bóng bể, khủng hoảng tín dụng thứ cấp xảy ra từ năm 2007 làm nhiều ngân hàng mất nợ và kẹt vốn, kể cả hai đại gia loại bán công của Mỹ chuyên nâng đỡ người đi vay tiền mua nhà, có tỷ số nợ cao gấp 75 lần số vốn riêng, là Fannie Mae và Freddie Mac.
Mất bao nhiêu thì họ tính không ra vì lỡ xé vụn các khoản nợ rồi gói kín như cái kén và bán lại cho cả thế giới dưới dạng trái phiếu có tài sản thế chấp. Kén nợ bị ung thối bên trong đến mức nào thì chính ngân hàng và công ty lượng giá trái phiếu cũng không biết. Nôm na là người ta vay tiền để làm chủ nhiều khoản tài sản bấp bênh mà rủi ro trầm trọng đến cỡ nào thì cũng chẳng rõ.
Thế rồi, như ẩn dụ của giới kinh tế về con chim hoàng yến bị chết dưới hầm có khí độc, con yến đầu tiên đã chết khi ngân hàng BNP Paribas của Pháp bị khủng hoảng vào tháng 8/2007. Sau nhiều ngân hàng khác của Anh, tháng 3/2008 thì ngân hàng đầu tư Bear Sterns của Mỹ phá sản. Chủ yếu là vì kẹt vốn mà vay không được, có muốn bán cho người khác thì chẳng ai mua vì ai cũng kẹt tiền. Ngoải ra, một cái duyên khác là năm 2008, Hoa Kỳ có tổng tuyển cử.
RFI : Anh cho rằng chuyện tổng tuyển cử tại Mỹ cũng liên quan đến vũ khủng hoảng sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Khủng hoảng xảy ra khi kinh tế bị suy trầm cuối năm 2007 sau bảy năm tăng trưởng trong thời chiến và khi dân Mỹ lại sắp đi bầu, rồi suy trầm lên tới cao điểm khi có chuyển tiếp quyền lực.
Triết lý kinh doanh của dân Mỹ là "lời ăn lỗ chịu, chứ không thể đòi nhà nước cấp cứu" nên khi khủng hoảng manh nha từ cuối năm 2007, giới chức hữu trách không nhúc nhích vì tung tiền cứu nợ thì lại gây ra nạn doanh nghiệp ỷ thế làm liều. Khi các đại gia ở mức "lớn không thể đổ được" cũng rung chuyển giữa cuộc tranh cử thì giới chính trị lúng túng vì không cứu lại có thể bị hậu quả tai hại hơn. Khi chính quyền muốn cứu lại không tìm ra khách mua tài sản của các cơ sở lâm nạn. Chưa kể là luật lệ Mỹ không cho ngân hàng trung ương bơm tiền chuộc nợ cho các ngân hàng nếu không được Quốc hội cho phép. Những lúng túng của Bộ Ngân khố, Ngân hàng Trung ương và Quốc hội Mỹ trong hai tuần sau vụ Lehman và gần hai tháng trước ngày bầu cử càng gây hốt hoảng khiến khủng hoảng lan rộng và kéo dài lâu hơn.
Tóm lại, vụ khủng hoảng trên thị trường tín dụng gia cư chỉ là cái duyên vì có thể làm mất từ 500 đến 700 tỷ đô la chứ không là cái nhân vốn dĩ xuất phát từ nhiều yếu tố sâu xa lâu dài hơn của một thị trường bất cẩn và các cơ quan hữu trách đã chểnh mảng trong nhiệm vụ. Kết cục thì bốn triệu gia đình Mỹ mất nhà và tài sản của dân Mỹ bị mất 11 ngàn tỷ trong hai năm tổng suy trầm và thất nghiệp vượt quá 10%. Sau đó, nhà nước nhảy vào can thiệp và nếu có giải quyết được một số vấn đề thì lại gây ra nhiều vấn đề khác cho tương lai, theo kiểu liều thuốc đổ bệnh.
RFI : Sau đó thì chính quyền Hoa Kỳ giải quyết ra sao để ra khỏi khủng hoảng và nhất là để một trường hợp tương tự không tái diễn?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Như mọi chuyện trên đời hay trong kế toán đều có hai mặt là « tích cực và tiêu cựu ».
Trước hết là chuyện chặn đà khủng hoảng với đạo luật "Cấp thời Ổn định Kinh tế" ban hành ngày ba Tháng 10 năm 2008, bên trong có chương trình nhà nước chi ra 700 tỷ để mua lại vốn và tài sản của các doanh nghiệp tài chánh hầu chấn chỉnh quân bình của khu vực tài chánh. Số tiền sử dụng về sau được giảm và tính đến năm nay thì nhà nước không lỗ mà còn lời được 32 tỷ.
Thứ hai, đây là một vụ khủng hoảng quốc tế vì chi phối các ngân hàng ngoài Hoa Kỳ. Sau cơn khủng hoảng, hệ thống giám sát ngân hàng tại Basel, hay là Bâle, bắt các ngân hàng nâng tiêu chuẩn an toàn về vốn so với tiền cho vay ra, về mức thanh khoản và phải trắc nghiệm "ứng suất", là khả năng ứng phó với nhiều kịch bản đột biến về kinh tế tài chánh. Nói chung, dù chưa chấp hành hết các thỏa thuận của Basel III, ngân hàng Âu-Mỹ ngày nay có mức vốn cao hơn và biết thận trọng hơn khi đi vay. Đấy là điểm tích cực nhất.
Thứ ba, trong nội bộ Hoa Kỳ, Tháng Bảy năm 2009, Quốc hội Mỹ biểu quyết đạo luật cải cách ngân hàng gọi là Dodd-Frank từ tên của hai vị dân cử cầm đầu ủy ban tài chính ngân hàng của Thượng viện và Hạ viện năm đó, vốn bị tai tiếng về tiền bạc với hai doanh nghiệp bán công đã góp phần gây ra khủng hoảng là Fannie Mae và Freddie Mac.
Đạo luật hơn 800 trang và cả ngàn điều khoản rắc rối đã mở rộng quyền kiểm soát của nhà nước, mà đến nay mới khai triển có 40% thành điều lệ áp dụng. Thí dụ như "quy luật Volcker", do tên của một cựu Thống đốc, theo đó ngân hàng thương mại không được quyền dùng vốn riêng để giao dịch chứng phiếu. Điều khoản này chỉ có 12 trang trong đạo luật mà sau đó tăng dần nội dung theo đà góp ý và vận động của nhiều giới khiến cho cả ngàn trang đã xuất hiện, và cho tới nay vẫn chưa áp dụng.
Tiêu cực nhất, khủng hoảng là cơ hội bằng vàng cho các chính khách nhảy vào làm luật, mỗi người gài vào một chi tiết, để gọi là bảo vệ quyền lợi của nhân dân mà thật ra là để bành trướng ảnh hưởng của họ và bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của họ. Thân chủ đáng kể ở đây chính là các đại gia ngân hàng tại Wall Street và vì vậy một vụ khủng hoảng vẫn có nguy cơ xảy ra sau này.
RFI : Nguy cơ khủng hoảng đó xuất phát từ đâu ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Khi nhà nước gia tăng kiểm soát thì các cơ sở loại nhỏ và vừa, hoặc các ngân hàng địa phương đều được chiếu cố tận tình và rất khó làm ăn. Trái lại, các ngân hàng lớn tại Wall Street thì vẫn có lối thoát và thực tế cũng đã chi tiền vận động tranh cử cho giới làm luật nên dù góp phần gây ra khủng hoảng, họ vẫn mạnh hơn và tập trung tài sản còn nhiều hơn trước. Tức là tình trạng ỷ thế của loại ngân hàng "lớn không thể đổ được" vẫn còn đó.
Nhờ kích thước quá lớn và quan hệ kinh doanh đan kết với nhiều ngành, nhiều ngân hàng có thể được nhà nước mặc nhiên nâng đỡ và càng dễ ỷ thế làm liều vì tin là nếu có rủi ro sụp đổ thì nhà nước phải cứu vì sợ hậu qua lan ra cả nền kinh tế. Trong vụ khủng hoảng vừa qua, các chính trị gia đều có thể mị dân mà đả kích tài phiệt Wall Street là tập trung tư bản và lũng đoạn thị trường, nhưng năm năm sau thì mức độ tập trung và khả năng luồn lách của các đại gia Wall Street lại còn cao hơn. Đạo luật cải cách ngân hàng chỉ bắt con cá nhỏ mà tránh những con cá nhà táng !
RFI : Cụ thể hơn đâu là những mầm mống rủi ro sắp tới ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trước hết là trong nền kinh tế thị trường với vai trò cần thiết của ngân hàng thì khủng hoảng là tất yếu khi nhà nước thi hành chính sách sai lầm. Chính sách sai lầm tất thổi lên bong bóng đầu tư rồi đầu cơ và từ đó đưa tới biến động. Tối đa có thể làm được là phải có ý chí chính trị và khí cụ pháp lý để giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng. Nhưng chính sách đối phó trong vụ này dễ gieo mầm cho vụ khác theo lối "bít lỗ hà ra lỗ hổng".
Thí dụ như trước cơn khủng hoảng thì hai cơ sở bán công Fannie và Freddie kiểm soát và bảo đảm chừng phân nửa tổng số tín dụng gia cư tại Hoa Kỳ, là điều rủi ro. Ngày nay, nhà nước đứng ra bảo đảm tới 90% các khoản tín dụng gia cư mới, là điều còn rủi ro gấp bội. Đây là mầm mống của một vụ khủng hoảng tài chánh sau này.
Ngoài ra, ta không quên nạn Tổng suy trầm và những biện pháp kích thích kinh tế tiến hành cùng việc cải cách tài chánh. Hậu quả bất lường hay liều thuốc đổ bệnh của việc kích thích và cải cách này là giúp người giàu lại thêm giàu trong khi giới trung lưu và người nghèo lại thêm khốn đốn, trong số này có giới trẻ, dù tốt nghiệp cao đẳng hay đại học vẫn khó kiếm ra việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp thật của thành phần này đã vượt 19% và khoảng 1/3 bèn về nhà sống với cha mẹ và ghi tên đi học lại. Nhiều người được vay tiền học mà thật ra để sống qua ngày và hậu quả là tín dụng cho sinh viên tăng mạnh, cùng với tỷ lệ trễ hạn hoàn trái. Hoa Kỳ có một quả bóng tín dụng tới ngàn tỷ Mỹ kim đang căng phồng và có thể vỡ.
Thí dụ sau cùng là ngoài chính quyền liên bang với bội chi ngân sách còn quá cao và gánh nặng công trái chưa giảm thì các cấp chính quyền tiểu bang và địa phương còn có gánh nợ vĩ đại của quỹ hưu bổng.
Vụ thành phố Detroit vừa vỡ nợ vào tháng 7/2013 cũng chỉ là một con chim hoàng yến chết dưới hầm vì nhiều trường hợp tương tự sẽ xảy ra. Các địa phương thu nguyệt liễm của nhân viên đem đầu tư kiếm lời để sẽ trả hưu bổng cho người về hưu. Quỹ hưu bổng của chính quyền trên 50 tiểu bang hiện quản lý số tài sản trị giá hai ngàn 600 tỷ đô la nhưng phải thanh toán khoảng sáu ngàn 700 tỷ, tức là thiếu đâu đó hơn bốn ngàn tỷ.
Số thiếu hụt quá lớn này có thể báo hiệu nhiều khó khăn nếu đầu tư bị lỗ lã, và vì các tiểu bang đảm bảo đến hơn 70% khoản nợ hưu bổng nên sẽ có ngày phá sản khi thành phần sinh sau Thế chiến II về hưu ngày một đông hơn. Nếu muốn tránh thì phải tăng thuế, giảm chi công quyền hay cắt bớt lương hưu, toàn những giải pháp khó nuốt cho các chính trị gia. Sau Hy Lạp và Detroit, ta nên chờ đợi vài đợt vỡ nợ khác của nhiều tiểu bang và thành phố Hoa Kỳ! Cái « nhân » đã có, chỉ còn chờ cái « duyên ».
Về phần Bank of America, tập đoàn ngân hàng từng suýt bị xóa tên sau cơn bão tài chính 2008 thì chỉ 5 năm sau tai họa, đã hoàn toàn bình phục. Tiền lãi trong quý 2/2013 tăng 70 %, đạt 3,6 tỷ đô la. Còn đối với Citygroup từng bị coi là nạn nhân nghiêm trọng nhất của khủng hoảng tín dụng địa ốc năm 2007 thì lãi của tập đoàn ngân hàng này trong vỏn vẹn ba tháng cũng đã được tính bằng bạc tỷ. Nhìn rộng ra hơn, tất cả các ngân hàng lớn ở Hoa Kỳ đều đang trong chu kỳ thịnh vượng và mức lời của họ vượt ngoài sự chờ đợi.
Thoạt nhìn, sự phục hồi nhanh chóng và vững mạnh của ngành ngân hàng Mỹ là một tin vui, vì đó là dấu hiệu cho thấy kinh tế Hoa Kỳ đang bình phục. Tuy nhiên niềm vui đó không được trọn vẹn khi còn quá nhiều mối đe dọa tiềm tàng : mức độ tập trung tài sản và khả năng « lách luật » của các ngân hàng lớn ở Mỹ cao hơn so với 5 năm trước và mầm mống của một cuộc khủng hoảng địa ốc mới bắt đầu manh nha.
Ngày 15/09/2008 Hoa Kỳ bị một vụ khủng hoảng tài chính gây chấn động toàn cầu khi tập đoàn đầu tư Lehman Brothers lập thủ tục khai báo vỡ nợ. Được thành lập từ năm 1850, Lehman Brothers là ngân hàng đầu tư đứng hạng bốn của Mỹ, quản lý một khối tài sản trên toàn cầu trị giá hơn 600 tỷ đô la.
Như một trận sóng thần, vụ sụp đổ kéo theo hàng loạt doanh nghiệp tài chính và ngân hàng lớn như AIG, Merrill Lynch, Fannie Mae, Freddie Mac, Wachovia, Washington Mutual, ... gây ra khủng hoảng tín dụng khiến kinh tế toàn cầu bị tổng suy trầm trong hai năm liền. Đây là một vụ khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 1929-1933.
Trả lời phỏng vấn ban Việt ngữ RFI, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ trước hết nhắc lại nguyên nhân đã dẫn đến trận « đại hồng thủy » tài chính đã ập xuống thị trường Wall Street cách nay đúng 5 năm :
Nguyễn Xuân Nghĩa : Để tìm hiểu về nguyên do, có lẽ phải nói về nhân duyên trong kinh tế. Cái "nhân" là những yếu tố căn bản khiến một điều gì đó sẽ xảy ra. Còn "duyên" là yếu tố thời cơ khiến điều đó xảy ra vào thời điểm này, với cường độ như vậy.
Trước hết là sự lạc quan của thế giới từ khi chiến tranh lạnh kết thúc cuối năm 1991 và hệ thống tài chánh quốc tế được giải tỏa cho tự do nên tư bản vận chuyển với số lượng cao và tốc độ nhanh hơn. Thứ hai là trong sự chuyển vận đó, tư bản dư dôi nhờ tiết kiệm cao đã chảy vào nơi có hy vọng sinh lời, chủ yếu từ Á châu về Âu Mỹ.
Thứ ba là thị trường « chạy » nhanh hơn chính trường : người ta phát minh nhiều phương thức và khí cụ đầu tư mới lạ mà luật lệ kỉểm soát theo không kịp. Thứ tư là Hoa Kỳ đã giải toả hệ thống kiểm soát ngân hàng từ năm 1999, chủ yếu là hết phân biệt ngân hàng đầu tư với ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư không chỉ làm giàu bằng vốn riêng mà còn có thể vay tiền để đánh bạc trên một thị trường có quá nhiều tiền với lãi suất quá rẻ nên ước tính sai mức rủi ro.
Quan trọng nhất là việc doanh nghiệp, ngân hàng, tư nhân và cả nhà nước, không chỉ tại Hoa Kỳ, đều lạc quan đi vay quá khả năng thanh toán. Ngần ấy lý do đã chậm rãi gây thất quân bình, mà cái gì nghiêng quá thì sẽ đổ. Khi đổ thì không theo lối dây chuyền từ A qua B qua C mà có thể cùng sụp từng mảng.
Còn về cái "duyên", khiến sự sụp đổ hàng loạt lại xảy ra năm 2008, trước tiên là trái bóng gia cư địa ốc đã bể sau năm năm tăng trưởng mạnh tại Mỹ, từ 2002 đến 2006. Trái bóng đó là hiện tượng chung và nhiều nước Âu Châu còn bị nặng hơn. Khi lạc quan hồ hởi vay tiền mua nhà, lại do sự khuyến khích của nhà nước tại Mỹ từ hai chục năm qua để "hữu sản hóa", người ta lấy rủi ro quá lớn với loại tín dụng thứ cấp, subprime, là loại thiếu an toàn. Khi giá nhà hết tăng và bóng bể, khủng hoảng tín dụng thứ cấp xảy ra từ năm 2007 làm nhiều ngân hàng mất nợ và kẹt vốn, kể cả hai đại gia loại bán công của Mỹ chuyên nâng đỡ người đi vay tiền mua nhà, có tỷ số nợ cao gấp 75 lần số vốn riêng, là Fannie Mae và Freddie Mac.
Mất bao nhiêu thì họ tính không ra vì lỡ xé vụn các khoản nợ rồi gói kín như cái kén và bán lại cho cả thế giới dưới dạng trái phiếu có tài sản thế chấp. Kén nợ bị ung thối bên trong đến mức nào thì chính ngân hàng và công ty lượng giá trái phiếu cũng không biết. Nôm na là người ta vay tiền để làm chủ nhiều khoản tài sản bấp bênh mà rủi ro trầm trọng đến cỡ nào thì cũng chẳng rõ.
Thế rồi, như ẩn dụ của giới kinh tế về con chim hoàng yến bị chết dưới hầm có khí độc, con yến đầu tiên đã chết khi ngân hàng BNP Paribas của Pháp bị khủng hoảng vào tháng 8/2007. Sau nhiều ngân hàng khác của Anh, tháng 3/2008 thì ngân hàng đầu tư Bear Sterns của Mỹ phá sản. Chủ yếu là vì kẹt vốn mà vay không được, có muốn bán cho người khác thì chẳng ai mua vì ai cũng kẹt tiền. Ngoải ra, một cái duyên khác là năm 2008, Hoa Kỳ có tổng tuyển cử.
RFI : Anh cho rằng chuyện tổng tuyển cử tại Mỹ cũng liên quan đến vũ khủng hoảng sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Khủng hoảng xảy ra khi kinh tế bị suy trầm cuối năm 2007 sau bảy năm tăng trưởng trong thời chiến và khi dân Mỹ lại sắp đi bầu, rồi suy trầm lên tới cao điểm khi có chuyển tiếp quyền lực.
Triết lý kinh doanh của dân Mỹ là "lời ăn lỗ chịu, chứ không thể đòi nhà nước cấp cứu" nên khi khủng hoảng manh nha từ cuối năm 2007, giới chức hữu trách không nhúc nhích vì tung tiền cứu nợ thì lại gây ra nạn doanh nghiệp ỷ thế làm liều. Khi các đại gia ở mức "lớn không thể đổ được" cũng rung chuyển giữa cuộc tranh cử thì giới chính trị lúng túng vì không cứu lại có thể bị hậu quả tai hại hơn. Khi chính quyền muốn cứu lại không tìm ra khách mua tài sản của các cơ sở lâm nạn. Chưa kể là luật lệ Mỹ không cho ngân hàng trung ương bơm tiền chuộc nợ cho các ngân hàng nếu không được Quốc hội cho phép. Những lúng túng của Bộ Ngân khố, Ngân hàng Trung ương và Quốc hội Mỹ trong hai tuần sau vụ Lehman và gần hai tháng trước ngày bầu cử càng gây hốt hoảng khiến khủng hoảng lan rộng và kéo dài lâu hơn.
Tóm lại, vụ khủng hoảng trên thị trường tín dụng gia cư chỉ là cái duyên vì có thể làm mất từ 500 đến 700 tỷ đô la chứ không là cái nhân vốn dĩ xuất phát từ nhiều yếu tố sâu xa lâu dài hơn của một thị trường bất cẩn và các cơ quan hữu trách đã chểnh mảng trong nhiệm vụ. Kết cục thì bốn triệu gia đình Mỹ mất nhà và tài sản của dân Mỹ bị mất 11 ngàn tỷ trong hai năm tổng suy trầm và thất nghiệp vượt quá 10%. Sau đó, nhà nước nhảy vào can thiệp và nếu có giải quyết được một số vấn đề thì lại gây ra nhiều vấn đề khác cho tương lai, theo kiểu liều thuốc đổ bệnh.
RFI : Sau đó thì chính quyền Hoa Kỳ giải quyết ra sao để ra khỏi khủng hoảng và nhất là để một trường hợp tương tự không tái diễn?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Như mọi chuyện trên đời hay trong kế toán đều có hai mặt là « tích cực và tiêu cựu ».
Trước hết là chuyện chặn đà khủng hoảng với đạo luật "Cấp thời Ổn định Kinh tế" ban hành ngày ba Tháng 10 năm 2008, bên trong có chương trình nhà nước chi ra 700 tỷ để mua lại vốn và tài sản của các doanh nghiệp tài chánh hầu chấn chỉnh quân bình của khu vực tài chánh. Số tiền sử dụng về sau được giảm và tính đến năm nay thì nhà nước không lỗ mà còn lời được 32 tỷ.
Thứ hai, đây là một vụ khủng hoảng quốc tế vì chi phối các ngân hàng ngoài Hoa Kỳ. Sau cơn khủng hoảng, hệ thống giám sát ngân hàng tại Basel, hay là Bâle, bắt các ngân hàng nâng tiêu chuẩn an toàn về vốn so với tiền cho vay ra, về mức thanh khoản và phải trắc nghiệm "ứng suất", là khả năng ứng phó với nhiều kịch bản đột biến về kinh tế tài chánh. Nói chung, dù chưa chấp hành hết các thỏa thuận của Basel III, ngân hàng Âu-Mỹ ngày nay có mức vốn cao hơn và biết thận trọng hơn khi đi vay. Đấy là điểm tích cực nhất.
Thứ ba, trong nội bộ Hoa Kỳ, Tháng Bảy năm 2009, Quốc hội Mỹ biểu quyết đạo luật cải cách ngân hàng gọi là Dodd-Frank từ tên của hai vị dân cử cầm đầu ủy ban tài chính ngân hàng của Thượng viện và Hạ viện năm đó, vốn bị tai tiếng về tiền bạc với hai doanh nghiệp bán công đã góp phần gây ra khủng hoảng là Fannie Mae và Freddie Mac.
Đạo luật hơn 800 trang và cả ngàn điều khoản rắc rối đã mở rộng quyền kiểm soát của nhà nước, mà đến nay mới khai triển có 40% thành điều lệ áp dụng. Thí dụ như "quy luật Volcker", do tên của một cựu Thống đốc, theo đó ngân hàng thương mại không được quyền dùng vốn riêng để giao dịch chứng phiếu. Điều khoản này chỉ có 12 trang trong đạo luật mà sau đó tăng dần nội dung theo đà góp ý và vận động của nhiều giới khiến cho cả ngàn trang đã xuất hiện, và cho tới nay vẫn chưa áp dụng.
Tiêu cực nhất, khủng hoảng là cơ hội bằng vàng cho các chính khách nhảy vào làm luật, mỗi người gài vào một chi tiết, để gọi là bảo vệ quyền lợi của nhân dân mà thật ra là để bành trướng ảnh hưởng của họ và bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của họ. Thân chủ đáng kể ở đây chính là các đại gia ngân hàng tại Wall Street và vì vậy một vụ khủng hoảng vẫn có nguy cơ xảy ra sau này.
RFI : Nguy cơ khủng hoảng đó xuất phát từ đâu ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Khi nhà nước gia tăng kiểm soát thì các cơ sở loại nhỏ và vừa, hoặc các ngân hàng địa phương đều được chiếu cố tận tình và rất khó làm ăn. Trái lại, các ngân hàng lớn tại Wall Street thì vẫn có lối thoát và thực tế cũng đã chi tiền vận động tranh cử cho giới làm luật nên dù góp phần gây ra khủng hoảng, họ vẫn mạnh hơn và tập trung tài sản còn nhiều hơn trước. Tức là tình trạng ỷ thế của loại ngân hàng "lớn không thể đổ được" vẫn còn đó.
Nhờ kích thước quá lớn và quan hệ kinh doanh đan kết với nhiều ngành, nhiều ngân hàng có thể được nhà nước mặc nhiên nâng đỡ và càng dễ ỷ thế làm liều vì tin là nếu có rủi ro sụp đổ thì nhà nước phải cứu vì sợ hậu qua lan ra cả nền kinh tế. Trong vụ khủng hoảng vừa qua, các chính trị gia đều có thể mị dân mà đả kích tài phiệt Wall Street là tập trung tư bản và lũng đoạn thị trường, nhưng năm năm sau thì mức độ tập trung và khả năng luồn lách của các đại gia Wall Street lại còn cao hơn. Đạo luật cải cách ngân hàng chỉ bắt con cá nhỏ mà tránh những con cá nhà táng !
RFI : Cụ thể hơn đâu là những mầm mống rủi ro sắp tới ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trước hết là trong nền kinh tế thị trường với vai trò cần thiết của ngân hàng thì khủng hoảng là tất yếu khi nhà nước thi hành chính sách sai lầm. Chính sách sai lầm tất thổi lên bong bóng đầu tư rồi đầu cơ và từ đó đưa tới biến động. Tối đa có thể làm được là phải có ý chí chính trị và khí cụ pháp lý để giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng. Nhưng chính sách đối phó trong vụ này dễ gieo mầm cho vụ khác theo lối "bít lỗ hà ra lỗ hổng".
Thí dụ như trước cơn khủng hoảng thì hai cơ sở bán công Fannie và Freddie kiểm soát và bảo đảm chừng phân nửa tổng số tín dụng gia cư tại Hoa Kỳ, là điều rủi ro. Ngày nay, nhà nước đứng ra bảo đảm tới 90% các khoản tín dụng gia cư mới, là điều còn rủi ro gấp bội. Đây là mầm mống của một vụ khủng hoảng tài chánh sau này.
Ngoài ra, ta không quên nạn Tổng suy trầm và những biện pháp kích thích kinh tế tiến hành cùng việc cải cách tài chánh. Hậu quả bất lường hay liều thuốc đổ bệnh của việc kích thích và cải cách này là giúp người giàu lại thêm giàu trong khi giới trung lưu và người nghèo lại thêm khốn đốn, trong số này có giới trẻ, dù tốt nghiệp cao đẳng hay đại học vẫn khó kiếm ra việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp thật của thành phần này đã vượt 19% và khoảng 1/3 bèn về nhà sống với cha mẹ và ghi tên đi học lại. Nhiều người được vay tiền học mà thật ra để sống qua ngày và hậu quả là tín dụng cho sinh viên tăng mạnh, cùng với tỷ lệ trễ hạn hoàn trái. Hoa Kỳ có một quả bóng tín dụng tới ngàn tỷ Mỹ kim đang căng phồng và có thể vỡ.
Thí dụ sau cùng là ngoài chính quyền liên bang với bội chi ngân sách còn quá cao và gánh nặng công trái chưa giảm thì các cấp chính quyền tiểu bang và địa phương còn có gánh nợ vĩ đại của quỹ hưu bổng.
Vụ thành phố Detroit vừa vỡ nợ vào tháng 7/2013 cũng chỉ là một con chim hoàng yến chết dưới hầm vì nhiều trường hợp tương tự sẽ xảy ra. Các địa phương thu nguyệt liễm của nhân viên đem đầu tư kiếm lời để sẽ trả hưu bổng cho người về hưu. Quỹ hưu bổng của chính quyền trên 50 tiểu bang hiện quản lý số tài sản trị giá hai ngàn 600 tỷ đô la nhưng phải thanh toán khoảng sáu ngàn 700 tỷ, tức là thiếu đâu đó hơn bốn ngàn tỷ.
Số thiếu hụt quá lớn này có thể báo hiệu nhiều khó khăn nếu đầu tư bị lỗ lã, và vì các tiểu bang đảm bảo đến hơn 70% khoản nợ hưu bổng nên sẽ có ngày phá sản khi thành phần sinh sau Thế chiến II về hưu ngày một đông hơn. Nếu muốn tránh thì phải tăng thuế, giảm chi công quyền hay cắt bớt lương hưu, toàn những giải pháp khó nuốt cho các chính trị gia. Sau Hy Lạp và Detroit, ta nên chờ đợi vài đợt vỡ nợ khác của nhiều tiểu bang và thành phố Hoa Kỳ! Cái « nhân » đã có, chỉ còn chờ cái « duyên ».
Geen opmerkingen:
Een reactie posten