Pháp kêu gọi thành viên thường trực HĐBA bỏ quyền phủ quyết nếu có thảm sát
Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu trong một cuộc họp báo tại Đại hội đồng LHQ, New York, 24/09/2013.
©Reuters
Tổng thống Pháp François Hollande đã đến New York vào hôm qua, 24/09/2013, để dự phiên khai mạc của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc 2013. Phát biểu trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Pháp đã nhắc lại ba yêu sách chủ yếu của Paris trên hồ sơ Syria. Trước thực tế hiển nhiên là nghị quyết mà Hội đồng Bảo an sắp thông qua sẽ không như Pháp mong muốn, ông François Hollande đã bất ngờ kêu gọi các thành viên thường trực định chế an ninh tối cao này từ bỏ quyền phủ quyết trong những trường hợp được ông gọi là « tội ác thảm sát hàng loạt ». Tổng thống Pháp cũng nhấn mạnh đến vai trò của Iran.
Từ New York, Thông tín viên Florent Guignard phân tích :
" Cho dù đã cố chứng tỏ thái độ cứng rắn ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ông Hollande đã phải chấp nhận rằng nghị quyết về Syria rốt cuộc sẽ không gò bó như ông mong muốn. Và như để tố cáo sự bất lực của Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Pháp đã gây ngạc nhiên khi ông kêu gọi các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an từ bỏ quyền phủ quyết của mình trong trường hợp các tội ác thảm sát hàng loạt.
Ông nói : « Quả là đã có tội ác thảm sát hàng loạt ở Syria, và giá mà tất cả các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã chịu từ bỏ quyền phủ quyết của mình trong mấy tháng vừa qua, thì đã có hành động của cộng đồng quốc tế rồi. »
Là người đứng ở tuyến đầu trong hồ sơ Syria, ông Hollande đã chấp nhận gặp tân Tổng thống Iran, vì tin chắc rằng giải pháp chính trị cho Syria phải đi qua ngã Téhéran. Ông nhấn mạnh : « Ai cũng biết mối liên hệ giữa Iran và Syria. Do đó, Iran phải hiểu là cần phải có chuyển tiếp chính trị ở Syria với mục tiêu là thiết lập một chính phủ tạm thời tại đấy. »
Iran cũng như Nga đều trả lời rằng đối thủ của ông al-Assad chỉ có những thành phần Thánh chiến mà thôi. Cho nên một cuộc đấu tranh khác của ông Hollande sẽ là nhắc lại rằng ở Syria cũng có những nhà tranh đấu dân chủ. "
Riêng về các đòi hỏi chủ yếu của Paris trên vấn đề Syria, ông Hollande đã nêu bật 3 điểm chính :
Trước hết, văn bản nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải nêu rõ khả năng cho phép Hội đồng họp lại bất kỳ lúc nào để xem xét vấn đề vũ khí hóa học Syria.
Thứ hai là phải có những biện pháp cưỡng hành – nghĩa là trong khuôn khổ chương 7 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc - nếu chính quyền Syria không tôn trọng các cam kết.
Đòi hỏi thứ ba là các thủ phạm gây ra tội ác này phải trả lời trước pháp luật.
" Cho dù đã cố chứng tỏ thái độ cứng rắn ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ông Hollande đã phải chấp nhận rằng nghị quyết về Syria rốt cuộc sẽ không gò bó như ông mong muốn. Và như để tố cáo sự bất lực của Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Pháp đã gây ngạc nhiên khi ông kêu gọi các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an từ bỏ quyền phủ quyết của mình trong trường hợp các tội ác thảm sát hàng loạt.
Ông nói : « Quả là đã có tội ác thảm sát hàng loạt ở Syria, và giá mà tất cả các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã chịu từ bỏ quyền phủ quyết của mình trong mấy tháng vừa qua, thì đã có hành động của cộng đồng quốc tế rồi. »
Là người đứng ở tuyến đầu trong hồ sơ Syria, ông Hollande đã chấp nhận gặp tân Tổng thống Iran, vì tin chắc rằng giải pháp chính trị cho Syria phải đi qua ngã Téhéran. Ông nhấn mạnh : « Ai cũng biết mối liên hệ giữa Iran và Syria. Do đó, Iran phải hiểu là cần phải có chuyển tiếp chính trị ở Syria với mục tiêu là thiết lập một chính phủ tạm thời tại đấy. »
Iran cũng như Nga đều trả lời rằng đối thủ của ông al-Assad chỉ có những thành phần Thánh chiến mà thôi. Cho nên một cuộc đấu tranh khác của ông Hollande sẽ là nhắc lại rằng ở Syria cũng có những nhà tranh đấu dân chủ. "
Riêng về các đòi hỏi chủ yếu của Paris trên vấn đề Syria, ông Hollande đã nêu bật 3 điểm chính :
Trước hết, văn bản nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải nêu rõ khả năng cho phép Hội đồng họp lại bất kỳ lúc nào để xem xét vấn đề vũ khí hóa học Syria.
Thứ hai là phải có những biện pháp cưỡng hành – nghĩa là trong khuôn khổ chương 7 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc - nếu chính quyền Syria không tôn trọng các cam kết.
Đòi hỏi thứ ba là các thủ phạm gây ra tội ác này phải trả lời trước pháp luật.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten