Phương Hồng Quế, giọng hát của một thời khói lửa
Ca sĩ Phương Hồng Quế
Các nhạc phẩm mà Phương Hồng Quế thể hiện, nếu không trực tiếp liên quan đến hình ảnh người lính trong thời loạn lạc chinh chiến, thì cũng gián tiếp đâu đó có bóng dáng người chiến binh.
Người ta vẫn còn nhớ, ngày Phương Hồng Quế tập tễnh bước vào làng ca hát, đó là thời điểm khi chị chỉ mới khoảng 15, 16 tuổi, hát trong ban nhạc thiếu nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức. Rồi đến khi chừng 17,18, Phương Hồng Quế bắt đầu đi hát cho các phòng trà và đặc biệt thường xuyên xuất hiện trên các chương trình ca nhạc của đài truyền hình. Tiếng hát Phương Hồng Quế đã nhanh chóng chinh phục được giới trẻ miền Nam, nhất là đối với những người ở trong quân ngũ, cũng vì lẽ đó mà chị đã được khán thính giả yêu mến tặng cho danh hiệu "Ti Vi Chi Bảo" – hay nói cách khác là "Bảo vật của truyền hình".
Gần 40 năm trôi qua, giờ đây cuộc chiến tranh đã lui xa về quá khứ, mỗi bên đều bảo vệ lý tưởng riêng của mình, nhưng không có ai thắng, mà chỉ có kẻ thua, bởi máu của con dân nước Việt ở cả hai miền đều đã đổ, giang sơn đã liền một dải, nhưng vẫn còn một bộ phận người Việt phải lăn lộn bôn ba xứ người, chia đàn sẻ nghé, vẫn còn hận thù ngăn cách… Đó là nỗi đau lớn của Dân tộc Việt Nam.
"Bạn sẽ không thật sự hiểu được giá trị của cuộc sống cho đến khi nào bạn phải đối mặt với tử thần, và những người đã từng chiến đấu cho sự sống còn của chính bản thân họ, cũng như cho sự bình an của bạn, thực sự đã làm cho cuộc đời này trở nên thiêng liêng hơn, ý nghĩa hơn, mà những kẻ khác không bao giờ hiểu được".
Như một định mệnh, có lẽ những người ca sĩ đã từng lăn lộn với người lính, mang tiếng hát của mình đến từng chiến hào, trận địa, chắc chắn, sẽ nghiễm nhiên có chỗ đứng xứng đáng trong những trang sử vàng của âm nhạc Việt Nam.
Nhân dịp ngày 04/10/2013 tới đây chị sẽ có mặt tại Pháp, trong khuôn khổ đêm ca nhạc dành cho khán giả người Việt tại Paris, Phương Hồng Quế đã vui lòng trả lời phỏng vấn của đài RFI.
Người ta vẫn còn nhớ, ngày Phương Hồng Quế tập tễnh bước vào làng ca hát, đó là thời điểm khi chị chỉ mới khoảng 15, 16 tuổi, hát trong ban nhạc thiếu nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức. Rồi đến khi chừng 17,18, Phương Hồng Quế bắt đầu đi hát cho các phòng trà và đặc biệt thường xuyên xuất hiện trên các chương trình ca nhạc của đài truyền hình. Tiếng hát Phương Hồng Quế đã nhanh chóng chinh phục được giới trẻ miền Nam, nhất là đối với những người ở trong quân ngũ, cũng vì lẽ đó mà chị đã được khán thính giả yêu mến tặng cho danh hiệu "Ti Vi Chi Bảo" – hay nói cách khác là "Bảo vật của truyền hình".
Gần 40 năm trôi qua, giờ đây cuộc chiến tranh đã lui xa về quá khứ, mỗi bên đều bảo vệ lý tưởng riêng của mình, nhưng không có ai thắng, mà chỉ có kẻ thua, bởi máu của con dân nước Việt ở cả hai miền đều đã đổ, giang sơn đã liền một dải, nhưng vẫn còn một bộ phận người Việt phải lăn lộn bôn ba xứ người, chia đàn sẻ nghé, vẫn còn hận thù ngăn cách… Đó là nỗi đau lớn của Dân tộc Việt Nam.
"Bạn sẽ không thật sự hiểu được giá trị của cuộc sống cho đến khi nào bạn phải đối mặt với tử thần, và những người đã từng chiến đấu cho sự sống còn của chính bản thân họ, cũng như cho sự bình an của bạn, thực sự đã làm cho cuộc đời này trở nên thiêng liêng hơn, ý nghĩa hơn, mà những kẻ khác không bao giờ hiểu được".
Như một định mệnh, có lẽ những người ca sĩ đã từng lăn lộn với người lính, mang tiếng hát của mình đến từng chiến hào, trận địa, chắc chắn, sẽ nghiễm nhiên có chỗ đứng xứng đáng trong những trang sử vàng của âm nhạc Việt Nam.
Nhân dịp ngày 04/10/2013 tới đây chị sẽ có mặt tại Pháp, trong khuôn khổ đêm ca nhạc dành cho khán giả người Việt tại Paris, Phương Hồng Quế đã vui lòng trả lời phỏng vấn của đài RFI.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten