donderdag 25 april 2013

Cơ hội chính trị của người Mỹ gốc Việt ở thành phố San Jose (Mỹ)

Cơ hội chính trị của người Mỹ gốc Việt



Cập nhật: 11:04 GMT - thứ ba, 23 tháng 4, 2013

Còn hơn một năm nữa các cuộc bầu cử ở San Jose nói riêng và ở California nói chung mới diễn ra, nhưng nhiều người gốc Việt đã chính thức tuyên bố là ứng viên hay đang thăm dò khả năng tranh cử vào năm tới.
Nhưng trước mắt có cuộc bầu cử đặc biệt vào ngày 4-6 ở San Jose để điền khuyết ghế giám sát viên Khu vực 2, thay ông George Shirakawa Jr. từ chức vì sử dụng quỹ vận động tranh cử cho việc cá nhân.
Trong số 6 ứng viên tranh chức này có bà Cindy Chavez từng là Phó Thị trưởng San Jose, bà Patricia Martinez-Roach là một giáo viên đã tranh chức nghị viên nhiều lần nhưng không thành công.
Cùng tranh cử có một người gốc Việt là Giáo sư Scott Hưng Phạm, hiện dạy Việt ngữ tại San Jose City College.
Trong quá khứ anh Scott đã được bầu chọn vào Hội đồng Giáo dục Alum Rock, nhưng chỉ làm việc được hai năm rồi xin từ nhiệm.
Ba ứng viên khác là Teresa Alvarado, giám đốc truyền thông của Thủy cục Quận Santa Clara; Joseph La Jeunesse là một cảnh sát quận và David Wall là công nhân viên thành phố đã nghỉ hưu.
Tuy chỉ còn mấy tuần nữa bầu cử đặc biệt sẽ diễn ra, nhưng các ứng viên chưa vận động nhiều. Như những cuộc bầu cử bất thường khác, việc bầu chọn giám sát viên điền khuyết không gây chú ý trong sinh hoạt chính trị địa phương.

Bức tranh San Jose

Đầu tháng Năm, phiếu bầu sẽ được gửi đến khoảng 120 nghìn cử tri đã ghi danh tham gia bỏ phiếu. Giới quan sát nhận định ba ứng viên được chú ý nhất là Cindy Chavez, Patricia Martinez-Roach và Teresa Alvarado.
Tuy nhiên sẽ khó cho một ứng viên đạt được trên 50% số phiếu trong vòng đầu và sẽ có bầu chọn vòng nhì giữa hai ứng viên được nhiều phiếu nhất.
Để bảo đảm tính cách đại diện chân chính cho dân nên bầu cử đặc biệt đã được tổ chức, dù ngân sách nhà nước có đang eo hẹp lúc này.
Bà Madison Nguyễn đã chính thức công bố ý định ứng cử thị trưởng
Nhìn qua năm tới, San Jose sẽ bầu người lãnh đạo thay Thị trưởng Chuck Reed hết hai nhiệm kỳ phục vụ.
Phó thị trưởng Madison Nguyễn đã chính thức công bố ý định ứng cử thị trưởng.
Hai dân cử khác là Giám sát viên Dave Cortese và Nghị viên Sam Licardo cũng sẽ tranh cử.
Cả ba chuẩn ứng viên đều được cử tri biết đến nhiều trong sinh hoạt cộng đồng và chính trường vì thế cuộc bầu chọn sẽ hứa hẹn gay cấn, đặc biệt trong cộng đồng Việt.
San Jose là thành phố lớn thứ 10 tại Mỹ với gần một triệu dân, trong đó khoảng 100 nghìn là gốc Việt là con số đông nhất sinh sống trong một thành phố Mỹ.
Việc năm tới Nghị viên Madison Nguyễn sẽ không còn trong hội đồng thành phố là cơ hội cho những ứng viên gốc Việt khác ra tranh cử đại diện Khu vực 7, nơi có mật độ cư dân gốc Việt cao nhất.
Người đầu tiên vào cuộc đua là Luật sư Nguyễn Tâm. Tuần qua, ông đã gặp gỡ truyền thông Việt ngữ để chính thức công bố ý định tranh cử với khẩu hiệu: “Bring City to the People” – đem thành phố đến với dân.
Luật sư Tâm hoạt động cộng đồng đã nhiều năm. Trong vụ việc cảnh sát bắn chết cô Trần Thị Bích Câu năm 2005, ông đã cùng với Nghị viên Madison Nguyễn, lúc đó là ủy viên giáo dục, xuống đường đòi công lý cho người phụ nữ Việt xấu số.
Nhưng khi Nghị viên Madison Nguyễn không tán đồng danh xưng “Little Saigon” cho khu phố Việt, Luật sư Tâm đã không còn ủng hộ cô trong các hoạt cộng đồng.
Chắc chắn sẽ có những ứng viên gốc Việt khác cũng ra tranh chức tại Khu vực 7. Cô Bửu Thái, đương kim ủy viên giáo dục, được coi như gà nhà của Phó Thị trưởng Madison Nguyễn rất có thể sẽ tranh cử ở đây.
Hai ứng viên Tâm Trương và Jimmy Nguyễn tuy không thành công ở các khu vực khác trong kỳ bầu cử 2012 cũng có thể chuyển nơi cư trú về Khu vực 7 để ra tranh cử vào năm tới.
"San Jose có 100 nghìn người Việt, đông nhất tại riêng một thành phố ở Hoa Kỳ"
Với chức vụ thị trưởng và một nửa số nghị viên thành phố San Jose, các khu vực số lẻ, được bầu chọn vào năm tới, khối cử tri gốc Việt chắc chắn sẽ tích cực vận động và tham gia để làm sao có người của mình trong nghị trường.
Ở cấp cao hơn, cựu thẩm phán di trú Phan Quang Tuệ mới đây đã gặp gỡ một số thân hữu và nêu ý định muốn tranh cử dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ tại Địa hạt 11.
Đây là địa hạt mới được phân chia lại từ Địa hạt 7 vào năm ngoái, hiện nay bao gồm các thành phố trải dài từ Pittsburg, qua Concord, Dublin, Martinez ra đến vùng Richmond, San Pablo.
Dân biểu đương nhiệm George Miller thuộc Đảng Dân chủ đại diện khu vực này từ năm 1974 đến nay. Ông đã tái tranh cử 18 lần và đều thắng với trên 2 phần 3 số phiếu.

Rất cần gây quỹ

Thẩm phán Phan Quang Tuệ sẽ tranh cử như là một ứng viên cộng hòa, tuy ông chưa chính thức tiếp xúc với lãnh đạo chi bộ đảng tại địa phương.
Ông mới đưa ra ý định ứng cử với một số nhân vật của cộng đồng Việt để tìm sự ủng hộ.
Tranh chức dân biểu Quốc hội Mỹ, một ứng viên cần ít nhất nửa triệu đô-la vì thế việc gây quỹ rất quan trọng.
Cho đến nay, cộng đồng người Mỹ gốc Việt mới chỉ có một người vào được Quốc hội Hoa Kỳ là Dân biểu Cao Quang Ánh từ bang Louisiana. Nhưng ông chỉ phục vụ một nhiệm kỳ và đã không thể tái đắc cử.
Cấp tiểu bang, California có Dân biểu Trần Thái Văn những năm trước đây.
Nay ông cũng đã hết hạn phục vụ vì luật giới hạn nhiệm kỳ.
Tại Houston, Texas là nơi cũng có đông người Việt sinh sống hiện có Dân biểu Tiểu bang Hubert Võ và Nghị viên Hoàng Duy Hùng trong hội đồng thành phố Houston.
Năm 2014 ở Quận Cam, nơi cư dân gốc Việt sống đông nhất, Giám sát viên Janet Nguyễn sẽ tranh cử vào Thượng viện California tại Địa hạt 34 và đã có sự ủng hộ của lãnh đạo Đảng Cộng hòa cấp tiểu bang. Bà hiện là dân cử gốc Việt cao cấp nhất ở California.
Ông Scott Phạm hiện đang dạy tại San Jose City College
Ứng cử là quyền tự do của công dân Mỹ. Tuy nhiên để đạt kết quả không phải là việc dễ dàng. Một ứng viên có khả năng thắng cử là người có kế họach vận động cử tri hữu hiệu và có khả năng gây quỹ tranh cử.
Nhiều nơi có đông người Việt sinh sống như California, Texas nếu một ứng viên đã từng tham gia sinh hoạt và có hiểu biết về nhu cầu và nguyện vọng của đồng hương thì sẽ được ủng hộ.
Tuy nhiên nếu không giao tiếp với các cộng đồng sắc dân khác, như người Ấn Độ, Hoa hay Mễ La-tinh thì khả năng được bầu chọn sẽ không cao.
Trong khi đó, quá khứ cho thấy cộng đồng người Việt còn có nhiều ứng viên cùng tranh nhau một chức làm chia phiếu. Có những ứng viên không hoạt động cộng đồng, ra tranh chỉ với mục đích làm giảm số phiếu của ứng viên gốc Việt khác.
Vì thế khi cử tri Việt có cơ hội bầu chọn cũng nên cân nhắc, suy nghĩ là những sắc dân khác cũng muốn có tiếng nói mạnh nơi chính trường, trong khi đó vì bản tính thích làm lãnh đạo của một số người nên đã làm cộng đồng Việt không được mạnh vì bị phân chia.
Hơn nữa, với chủ trương phân hóa và làm suy yếu tiềm năng cộng đồng người Việt hải ngoại của nhà nước Việt Nam, sự tham gia chính trị và những lựa chọn sáng suốt của cử tri gốc Việt sẽ rất quan trọng cho việc xây dựng một cộng đồng vững mạnh tại Hoa Kỳ.
Tác giả hiện dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California. Bài viết phản ánh quan điểm và nhận định riêng của ông.


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/04/130423_viet_us_politics.shtml

Vì sao Vietnam Town khai phá sản?



Cập nhật: 13:20 GMT - thứ hai, 25 tháng 2, 2013

Hình minh họa
Trung tâm Vietnam Town gặp nhiều sóng gió

Ngày 13/2 vừa qua, ban quản lý trung tâm thương mại Vietnam Town trên đường Story Road, trong khu Little Saigon ở San Jose, đã nạp đơn phá sản theo chương 11 luật thương mại Hoa Kỳ.
Tin này đang gây xôn xao trong giới buôn bán bất động sản và cộng đồng người Việt ở San Jose vì mấy năm qua việc xây dựng Vietnam Town đã là trung tâm tạo nhiều sóng gió chung quanh việc đặt tên cho khu thương mại người Việt ở đây.
Chủ nhân trung tâm là tập đoàn TWN – tức Tang, Wong, Nguyen – trong hai thập niên qua đã đầu tư vào nhiều cơ sở thương mại trong vùng. Năm 2006, khi Vietnam Town với 260 cửa hàng lên kế hoạch xây dựng cũng là lúc Nghị viên Madison Nguyễn, mới trúng cử vào hội đồng thành phố, muốn thúc đẩy việc đặt tên một khu phố để vinh danh nhưng đóng góp của người Việt cho sự phát triển của San Jose trong ba thập niên định cư.
Tranh cãi đặt tên
Nguyên thủy, đề nghị tên khu phố là Vietnam Town Business District được đưa ra hội đồng thành phố và ông Tăng Lập, một trong những chủ nhân của dự án Vietnam Town, đã đồng ý sẽ trả chi phí cho việc xây dựng hai bệ đài chào mừng đặt tại hai đầu đường Story Road dẫn vào khu thương mại.
Nhưng luật sư của thành phố cho biết chính quyền thành phố không thể nhận tiền từ tư nhân trong việc này, vì thế Nghị viên Madison thôi ủng hộ tên Vietnam Town Business District. Cùng lúc có nhiều người Việt muốn khu phố mang tên Little Saigon.
Điều đáng ghi nhận là trong khi người Việt và giới truyền thông tại San Jose không mấy người biết gì về chuyện đặt tên thì báo của Đảng Cộng sản Việt Nam lại đưa tin phiên họp thành phố đã chọn tên Vietnam Town Business District.
Sau đó một số tập đoàn kinh doanh trong nước cũng phát triển những dự án đầu tư ở Hoa Kỳ, trong đó có cơ quan du lịch mua khách sạn ở San Francisco, thương gia Trầm Bê mua khu thương mại Vallco ở Cupertino, cạnh San Jose, với giá 64 triệu đôla trả tiền mặt.
Khi có phiên họp của hội đồng thành phố San Jose để chính thức đặt tên cho khu phố Việt vào tối ngày 20/11/2007, cả ngàn người Mỹ gốc Việt đến dự và hơn 200 ý kiến được phát biểu với đại đa số muốn tên Little Saigon. Nhưng theo đề nghị của Nghị viên Madison Nguyễn, thành phố chọn tên Saigon Business District với tỉ số 8-3.
Kết quả này đã làm trào dâng làn sóng phản đối, dẫn đến những tranh đấu cho tên Little Saigon kéo dài mấy năm.
"Nay Vietnam Town cũng đang bị khủng hoảng tài chánh là chỉ dấu kinh tế của người Việt ở Mỹ cũng như trong nước còn nhiều khó khăn cho những ai muốn đầu tư ở hai bên bờ Thái Bình Dương."
Nghị viên Madison Nguyễn phải đối đầu với một cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm và bà đã vượt qua.
Cuối cùng thành phố công nhận tên Little Saigon, cho treo phướn hai bên đường và tuần này sẽ khánh thành các bảng chỉ đường dẫn vào Little Saigon từ xa lộ 101 và 280. Nhưng chi phí cho Little Saigon không đến từ thành phố mà là đóng góp của những cá nhân.
Chuyện đặt tên khu phố Việt như gắn liền với Vietnam Town và những trắc trở của nó. Từ khi nổ ra tranh đấu cho tên Little Saigon thì việc xây dựng khu thương mại này cũng gặp trở ngại tài chánh và phải đổi tài trợ từ ngân hàng United Commercial Bank sang East West Bank.
Dự trù mở cửa cuối năm 2006 nhưng đến tháng 6/2011 Vietnam Town mới chính thức khai trương và chỉ xong khoảng một nửa.
Mới đây, ông Tăng Lập cho báo Silicon Valley Business Journal biết trong số 115 cửa hàng đã hoàn tất ban quản lý đã bán được 55 căn, còn 20 căn với chủ nhân đã đạt cọc, ít nhất là 150 nghìn đô cho mỗi căn, nhưng hiện gặp khó khăn trong việc vay tiền ngân hàng. Giá một cửa hàng trong Vietnam Town là từ 500 nghìn đôla đến 550 nghìn cho một căn rộng 1000 bộ vuông, khoảng 100 mét vuông.
Cũng theo Silicon Valley Business Journal, tập đoàn TWN đã không thể thanh toán nợ trong những tháng gần đây và hiện có số nợ đáo hạn 15 triệu đô-la từ cuối tháng 10/2012. Vì thế vài tuần trước, ngân hàng East West Bank đã ra thông báo về việc tịch biên và bán đấu giá những cửa hàng còn lại. Hồ sơ khai phá sản của TWN ghi tài sản trị giá 58.2 triệu đôla và số nợ là 53.37 triệu.
Bất động sản khó khăn
Khai phá sản theo chương 11 là cách để ngăn việc ngân hàng tiến hành tịch biên cơ sở và đem bán, trong khi đó tập đoàn đầu tư có thể yêu cầu toà cho phép tổ chức lại việc trả nợ ngân hàng.
Sự trì trệ kinh tế tại Hoa Kỳ và tại Việt Nam đã ảnh hưởng nhiều đến đầu tư bất động sản ở cả hai nơi trong năm năm qua. Khu thương mại Vallco gặp khó khăn. Nay Vietnam Town cũng đang bị khủng hoảng tài chánh là chỉ dấu kinh tế của người Việt ở Mỹ cũng như trong nước còn nhiều khó khăn cho những ai muốn đầu tư ở hai bên bờ Thái Bình Dương.
"Khai phá sản theo chương 11 là cách để ngăn việc ngân hàng tiến hành tịch biên cơ sở và đem bán, trong khi đó tập đoàn đầu tư có thể yêu cầu toà cho phép tổ chức lại việc trả nợ ngân hàng."
Điều mà nhiều người lo ngại là nếu tập đoàn TWN không trả được nợ thì liệu những người đã ký giấy bảo đảm cho TWN vay tiền ngân hàng có thể bị ngân hàng buộc vào những món nợ liên quan đến Vietnam Town. Khi đó sẽ có nhiều cá nhân phải khai phá sản và ảnh hưởng dây chuyền sẽ lây lan trong giới đầu tư trong vài ngoài nước.
Có nhận định cho rằng sự thất bại của Vietnam Town là do ảnh hưởng của việc chọn tên Little Saigon, mà ông Tăng Lập phản đối. Điều này chỉ là một phần. Thực ra, nguyên do chính là vì tập đoàn TWN đã chọn không đúng thời gian, địa điểm nên đã đưa đến tình trạng phải khai phá sản như hiện nay.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco.


Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten