Nguồn Wikipédia
Nam giới khi bị thất tình thường tìm quên nơi đấng lưu linh. Loài ruồi cũng thế. Một công trình nghiên cứu nơi loài ruồi giấm công bố trên tập san khoa học Mỹ Science hôm 13/03/2012 đã chứng minh : Ruồi đực, khi bị ruồi cái cự tuyệt, thường hay uống rượu, thậm chí còn uống rất nhiều !
Trong thí nghiệm được công bố, thoạt đầu, các nhà nghiên cứu đặt một loạt những con ruồi đực vào trong một cái lồng kính, bên trong có sẵn những con cái sẵn sàng giao hợp. Sau đó, họ đặt một loạt những con đực khác vào ở chung với con ruồi cái đã giao phối. Lẽ dĩ nhiên là khi những con đực này đòi hỏi, lập tức chúng bị những con cái đó từ chối.
Sau đó, hai loạt ruồi đực được thỏa mãn và bị cự tuyệt được đặt vào trong những cái hộp có chứa hai ống hút, một ống với thức ăn lỏng bình thường và một ống với chất lỏng có pha 15% rượu. Những con ruồi đực bị hất hủi về mặt tình dục đã lập tức hút ngay chất dinh dưỡng có rượu, hấp thụ chất này với khối lượng lớn. Ngược lại, những chú ruồi đã được thỏa mãn thì lại chủ yếu tiêu thụ thức ăn không có rượu.
Theo các nhà nghiên cứu, phản ứng kể trên của các con ruồi đực hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên, mà tùy thuộc vào tỷ lệ một loại phân tử mang tên khoa học là neuropeptide F có trong não của loại ruồi này.
Thí nghiệm cho thấy là chất neuropeptide F trong não con ruồi tăng lên khi chúng được thỏa mãn về mặt tình dục, và giảm xuống khi không được thỏa mãn. Khi có tỷ lệ phân tử neuropeptide F cao, con ruồi không thích ăn thức ăn có rượu. Ngược lại, khi tỷ lệ phân tử này bị hạ thấp vì không được thỏa mãn, con ruồi lại chọn thực phẩm có chứa cồn và tiêu thụ với số lượng lớn, như để bù đắp sự thiếu hụt đó.
Theo bà Ulrike Heberlein, giáo sư cơ thể học và thần kinh học tại Đại học California ở San Francisco và là tác giả chính của công trình nghiên cứu này, thì trong não người cũng có một chất dẫn truyền thần kinh tương tự gọi là neuropeptide Y. Phát hiện về tác dụng của phân tử neuropeptide F nơi loài ruồi có thể mở đường cho việc tìm ra các phương pháp điều trị mới chống lại bệnh nghiện rượu hoặc là các loại ma túy khác.
Các nhà khoa học trong nhóm của bà Ulrike Heberlein tin rằng nếu điều chỉnh được mức độ của các neuropeptide nơi người, ta có thể loại bỏ tình trạng nghiện ngập.
Theo giáo sư Heberlein, nếu chất neuropeptide Y thực sự đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy con người lạm dụng rượu và ma túy, thì giới y học có thể hoàn chỉnh các liệu pháp nhằm điều hòa các phân tử đó trong não, sao cho đảm bảo được một mức độ đầy đủ và cố định, khiến cho người ta không còn cảm thấy thèm nữa.
Bà cho biết là những thí nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra hiệu năng của chất neuropeptide Y trong việc làm giảm tâm trạng lo lắng và các rối loạn tâm lý khác, cũng như bệnh béo phì.
Ruồi giấm (mouche drosophile - Drosophila melanogaster) là loài sinh vật từng được khoa học sử dụng để nghiên cứu từ thế kỷ thứ 19 đến nay, đặc biệt trong nghiên cứu gen.
http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20120325-ruoi-duc-cung-uong-ruou-khi-bi-hat-hui
Sau đó, hai loạt ruồi đực được thỏa mãn và bị cự tuyệt được đặt vào trong những cái hộp có chứa hai ống hút, một ống với thức ăn lỏng bình thường và một ống với chất lỏng có pha 15% rượu. Những con ruồi đực bị hất hủi về mặt tình dục đã lập tức hút ngay chất dinh dưỡng có rượu, hấp thụ chất này với khối lượng lớn. Ngược lại, những chú ruồi đã được thỏa mãn thì lại chủ yếu tiêu thụ thức ăn không có rượu.
Theo các nhà nghiên cứu, phản ứng kể trên của các con ruồi đực hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên, mà tùy thuộc vào tỷ lệ một loại phân tử mang tên khoa học là neuropeptide F có trong não của loại ruồi này.
Thí nghiệm cho thấy là chất neuropeptide F trong não con ruồi tăng lên khi chúng được thỏa mãn về mặt tình dục, và giảm xuống khi không được thỏa mãn. Khi có tỷ lệ phân tử neuropeptide F cao, con ruồi không thích ăn thức ăn có rượu. Ngược lại, khi tỷ lệ phân tử này bị hạ thấp vì không được thỏa mãn, con ruồi lại chọn thực phẩm có chứa cồn và tiêu thụ với số lượng lớn, như để bù đắp sự thiếu hụt đó.
Theo bà Ulrike Heberlein, giáo sư cơ thể học và thần kinh học tại Đại học California ở San Francisco và là tác giả chính của công trình nghiên cứu này, thì trong não người cũng có một chất dẫn truyền thần kinh tương tự gọi là neuropeptide Y. Phát hiện về tác dụng của phân tử neuropeptide F nơi loài ruồi có thể mở đường cho việc tìm ra các phương pháp điều trị mới chống lại bệnh nghiện rượu hoặc là các loại ma túy khác.
Các nhà khoa học trong nhóm của bà Ulrike Heberlein tin rằng nếu điều chỉnh được mức độ của các neuropeptide nơi người, ta có thể loại bỏ tình trạng nghiện ngập.
Theo giáo sư Heberlein, nếu chất neuropeptide Y thực sự đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy con người lạm dụng rượu và ma túy, thì giới y học có thể hoàn chỉnh các liệu pháp nhằm điều hòa các phân tử đó trong não, sao cho đảm bảo được một mức độ đầy đủ và cố định, khiến cho người ta không còn cảm thấy thèm nữa.
Bà cho biết là những thí nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để kiểm tra hiệu năng của chất neuropeptide Y trong việc làm giảm tâm trạng lo lắng và các rối loạn tâm lý khác, cũng như bệnh béo phì.
Ruồi giấm (mouche drosophile - Drosophila melanogaster) là loài sinh vật từng được khoa học sử dụng để nghiên cứu từ thế kỷ thứ 19 đến nay, đặc biệt trong nghiên cứu gen.
http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20120325-ruoi-duc-cung-uong-ruou-khi-bi-hat-hui
Geen opmerkingen:
Een reactie posten