Trung tâm thương mại Wolka Kosowska (cách Varsava 25 km về phía nam), tụ điểm kinh doanh lớn của nhiều doanh nhân người Việt (DR)
Nhật báo Ba Lan Wyborcza ra ngày 19/04/2012 có bài « Cộng đồng châu Á nhỏ đang rời bỏ chúng ta », nói về hiện tượng hàng loạt doanh nhân người Việt rời khỏi Ba Lan trong thời gian gần đây, đặc biệt là xu thế thương nhân Hoa kiều thay thế các thương nhân gốc Việt. Việc lần đầu tiên có thông tin về một điều tra nghiên cứu sâu về cộng đồng các doanh nhân gốc Việt ở Ba Lan, được công bố trên phương tiện truyền thông đại chúng, đã gây chú ý.
Ba Lan là một trong những nước Châu Âu có đông đảo người Việt chọn làm nơi định cư hay làm ăn từ hơn hai thập kỷ nay, đặc biệt từ sau khi quốc gia này chuyển sang dân chủ. Cộng đồng gốc Việt được nhiều người đánh giá là một cộng đồng khá thành đạt và hội nhập tại Ba Lan. Việc các thương nhân người Việt quyết định kinh doanh lâu dài hay di chuyển khỏi Ba Lan không những có ảnh hưởng đến chính bản thân cộng đồng gốc Việt ở đây, mà còn là chủ đề được xã hội Ba Lan quan tâm.
Hai câu hỏi chủ yếu đặt ra là : liệu hiện tượng này trên thực tế có đúng như bài báo mô tả hay không ? Và nếu như xu thế này là có thật, thì tại sao nhiều doanh nhân Việt lại chọn con đường rời Ba Lan ? Bên cạnh đó, năng lực kinh doanh của các doanh nhân Việt kiều so với doanh nhân Hoa kiều, cũng như môi trường kinh doanh tại Ba Lan cũng là các vấn đề được bàn đến.
Tham gia vào tạp chí hôm nay có thông tín viên Lê Hải (từ Luân Đôn), nhà báo Tôn Vân Anh, nhà báo Ngô Văn Tưởng và ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ba Lan (từ Varsava).
Nghiên cứu đầu tiên về doanh nhân Việt ở Ba Lan : người Việt kém năng động
Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải cho biết các kết quả khảo sát về doanh nhân Việt ở Ba Lan, được đăng tải trên tờ nhật báo Ba Lan Wyborcza.
Gần đây có tin về việc nhiều người Việt, đặc biệt là các doanh nhân rời khỏi Ba Lan, xin anh cho biết cụ thể ?
Lê Hải : Hãng thông tấn Ba Lan PAP chạy dòng tin khẩn cấp, rằng cộng đồng người Việt đang dần rời bỏ Ba Lan, và thay vào chỗ họ là người Trung Quốc. Mặc dù Ba Lan chưa có ấn tượng riêng về cộng đồng người Hoa, nhưng một số đánh giá ban đầu trên báo chí thể hiện sự lo ngại từ giới bình luận.
PAP viết lại tin từ bài tường thuật trên nhật báo Wyborcza, có tựa đề là cộng đồng châu Á nhỏ đang rời bỏ chúng ta - Mala Azja nas opuszcza. Bài báo trên tờ Wyborcza thực ra lại là một tóm tắt báo cáo của tiến sĩ Kinga Wysienska từ Viện nghiên cứu các vấn đề công - ISP hay là Institut Spraw Publicznych.
Theo ghi nhận của ISP thì số người Việt rời bỏ Ba Lan không chỉ tính bằng hàng trăm, mà là hàng nghìn. Hiện nay con số chính thức người Việt sống ở đây là 10.000 người, trong khi lượng người Hoa đã lên đến 8.000 người, so với gần như là không có ai vào 10 năm trước.
Xin anh cho biết thêm về các quan sát và nhận định trong nghiên cứu kể trên đối với việc nhiều doanh nhân người Việt rời Ba Lan ?
Lê Hải : Khác hẳn với các nghiên cứu trước đây cần đến mối quan hệ rộng và phải giữ tình cảm trong cộng đồng người Việt ở Ba Lan, nghiên cứu lần này của Viện các vấn đề công do TS Kinga Wysienska thực hiện đi theo hướng có thể nói là hoàn toàn độc lập. Vốn từng du học tại các trường đại học lớn của Mỹ và tiếp xúc nhiều với các vấn đề gai góc của các cộng đồng người nước ngoài tại các nước, cô Kinga không chỉ dễ dàng khảo sát hai cộng đồng vốn thường bị coi là khép kín mà còn đưa ra các nhận định đáng phải suy nghĩ.
Ví dụ như so sánh người Việt ở Ba Lan với người Việt ở Tiệp và Đức, cô nhận định chính thành công ở Sân vận động 10 năm đã tạo ra vết mòn tư duy có hại cho kinh doanh. Người Việt ở Ba Lan không biết thay đổi cơ cấu kinh doanh và chuyển đồng vốn sang lãnh vực khác, như là người Việt ở Tiệp phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ khắp mọi nơi. Điều này đúng, khi các khu trung tâm mua bán ở Wolka Kosowska tiếp tục mở rộng, trong khi nơi đó bản chất không phải là khu đô thị, cách xa trung tâm Varsava và ngay cả nhà ở cho người kinh doanh và trường học cho con cái hay chợ búa cho gia đình cũng là vấn đề rất khó khăn.
So sánh với cộng đồng Trung Quốc ở Ba Lan thì báo cáo cho biết người Trung Quốc nhanh nhạy hơn trong kinh doanh, thay đổi lãnh vực nhanh như thay áo. Không chỉ nhanh chóng thay đổi chủng loại mà họ còn dễ dàng chuyển từ kinh doanh sang văn phòng du lịch, kinh doanh địa ốc hay tư vấn đầu tư. Tương phản với bức tranh đó là hình ảnh một người đàn ông Việt Nam, đã sống ở Varsava được 20 năm. Công việc kinh doanh phất lên rất mạnh vào thập niên 1990, nhưng những năm gần đây thì bắt đầu kém dần và đa phần là thua lỗ. Thế nhưng cũng giống như suốt 20 năm qua, anh ta vẫn tiếp tục chỉ bán duy nhất một món hàng là quần jeans và giải thích mình đã quá già để có thể đổi sang mặt hàng khác hay ngành kinh doanh khác, dù mới chỉ có 45 tuổi …
Báo cáo từ ISP nhận định rằng đây là thời điểm chuyển hóa có thể mang tính tan vỡ của cộng đồng này, đặc biệt là trong ngành buôn bán quần áo. Thời gian sẽ cho thấy dự đoán này đúng hay sai, nhưng từ nhiều năm qua xu hướng chung của các gia đình người Việt ở Ba Lan là lo cho con du học ở Anh, Pháp hay Mỹ, bắt đầu từ việc cho con vào trường quốc tế theo hệ Pháp hay hệ Anh ở Varsava. Một số người cũng bắt đầu xét khả năng chuyển sang nước khác kinh doanh. Nhưng đó chỉ là giải pháp cho những người đã tạm thành đạt về kinh tế.
Cộng đồng người Việt ở Ba Lan rất thiếu vắng những người thành đạt về văn hóa xã hội, mà để có được thì cần đầu tư vào cả một thế hệ. Vấn đề vô cùng cần thiết hiện nay là vận động cho quyền của người nước ngoài ở Ba Lan theo đúng tiêu chuẩn của Liên Hiệp Châu Âu mà Ba Lan là một nước thành viên. Đây là câu chuyện hoàn toàn thiếu vắng trong cộng đồng này khi so sánh với các sắc dân khác cùng sống trên lãnh thổ Ba Lan.
Tôn Vân Anh : Phải nói rằng, đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên nên gây chú ý. Tuy vậy, hiện tượng được cuộc nghiên cứu mô tả là việc nhiều doanh nhân bắt đầu từ bỏ việc buôn bán ở Ba Lan để về nước, hoặc sang các nước khác không phải là hiện tượng mới trong cộng đồng người Việt ở đây. Vì từ trước đến nay đã có, xảy ra thường từ ít nhất năm năm nay. Nhưng vì có nghiên cứu do một Viện nghiên cứu thực hiện và công bố, nên gây chú ý.
Ông Nguyễn Văn Thái, Phó chủ tịch Hội Người Việt tại Ba Lan cho chúng tôi biết, nói về tâm lý của thương nhân người Việt tại Ba Lan, bài báo kể trên có nhiều điểm đúng, khi nhấn mạnh vào sự kém năng động trong kinh doanh ở doanh nhân người Việt so với cộng đồng người Hoa. Chúng tôi sẽ trở lại với các nhận xét của ông Nguyễn Văn Thái trong phần thứ hai của tạp chí, nhưng trước hết là nhận xét của ông Nguyễn Văn Thái về hiện tượng doanh nhân Việt rời Ba Lan :
Nguyễn Văn Thái : Tôi biết là có khá đông bà con vẫn tiếp tục nghĩ, thôi, làm được đồng nào, được đồng ấy, sau này nếu không được, thì hoặc đi nước khác, hoặc hồi hương. Tâm trạng này giải thích vì sao, hiện nay người Việt ở Ba Lan ngày càng ít đi. Nhưng đây không phải là một hiện tượng ồ ạt. Dù sao, thì ở Ba Lan này, dù sao bà con vẫn tiếp tục kinh doanh buôn bán sinh sống, vẫn sống không có gì khác biệt so với ngày xưa, chỉ có điều vì có khủng hoảng kinh tế … Chứ còn, nếu nói như bài báo là người ta đóng cửa hàng loạt các nhà hàng, người ta bán tống bán tháo các hàng hóa trong các kho tàng để đi nước ngoài, thì điều đó không hoàn toàn là chính xác.
Về vấn đề này, cũng gần giống như ông Nguyễn Văn Thái và nhà báo Tôn Vân Anh, nhà báo Ngô Văn Tưởng cho rằng, quy mô của sự ra đi là không đáng kể và đây là một hiện tượng trải ra trong nhiều năm. Bên cạnh đó, ông Ngô Văn Tưởng cho biết thêm về các doanh nhân chọn hướng rời khỏi Ba Lan.
Ngô Văn Tưởng : Hiện tượng người Việt Nam về nước là việc gần như là tất nhiên. Có thể nói những người ấy thuộc cộng đồng những người Việt qua Ba Lan có trong vòng hai chục năm trở lại. Họ không phải là những người đi tìm một đất nước mới, tổ quốc mới, mà chẳng qua là sự tình cờ, rời khỏi Việt Nam đi làm kinh tế, kiếm được cái vốn liếng nào đó, thì họ dần dần quay về. Cái thế hệ này về Việt Nam là chuyện rất là tất nhiên và có thể dự đoán được, và việc này trải dài trong khoảng thời gian từ 10 năm trở lại đây.
Giải thích lý do vì sao nhiều thương nhân Việt không tiếp tục chọn môi trường Ba Lan, sau đây là các giải thích của nhà báo Tôn Vân Anh.
Tôn Vân Anh : Về lý do của sự rời bỏ, có lẽ dễ nhận biết. Chúng ta đều biết, giới doanh nhân Việt Nam và cộng đồng người Việt ở Ba Lan nói chung còn rất trẻ, chủ yếu xuất thân từ Bắc Việt Nam, tới Ba Lan ồ ạt chủ yếu vào những năm 90, trong bối cảnh chung là Ba Lan mới bắt đầu xây dựng thể chế thị trường tự do, sau khi chuyển từ chế độ cộng sản sang dân chủ. Có vẻ như người Việt khi đó coi đấy là môi trường rất thích hợp với mình, vì Ba Lan rất cởi mở với tất cả các loại hình kinh doanh, trong đó có kinh doanh nhỏ. Trong môi trường như thế, người Việt thoải mái như cá trong nước. Quả thật đó là môi trường không hà khắc với các doanh nhân, có khi còn khuyến khích, để một cái chỗ trống cho các doanh nhân tự tạo ra các công ăn việc làm, cũng như không có sự hà khắc với việc nhập khẩu hàng rẻ vào Ba Lan.
Hiện nay thị trường Ba Lan đã thay đổi. Tất nhiên, thay đổi không chỉ vì Ba Lan muốn loại các mặt hàng quá rẻ mà người Việt kinh doanh, không chỉ vì mức cạnh tranh lớn, càng không thể nói đây là chính sách của nhà nước Ba Lan gây khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ. Điều này chỉ đơn thuần là Ba Lan sau hai chục năm thay đổi thể chế, cũng có nhiều thay đổi trong thị trường. Sự thay đổi này, theo tôi, rất lành mạnh đối với người Ba Lan, nhưng nó cũng đào thải những hiện tượng không lành mạnh trong thị trường, mà từ trước đến nay, có thể được dung thứ, ví dụ như kiểu kinh doanh trốn thuế, không cần phải khai báo thuế một cách đều đặn, như là kết quả bài nghiên cứu đưa ra là : khi thị trường thay đổi, một số người không thể bám trụ được là những thành phần không thay đổi kịp theo các đòi hỏi của thị trường rất linh động và linh hoạt. Và ngoài ra, chính vì trong quá nhiều năm đã quen cái thói kinh tế một cách quá đơn giản nên là người Việt đã không tạo dựng cho mình một cái nền tảng thật là lành mạnh, thật là vững chắc để mà tiếp tục. Tuy nhiên, tôi nghĩ hiện tượng này chưa chắc đã cố định như vậy, vì phần lớn người Việt vẫn muốn ở lại Ba Lan.
Về vấn đề này, thông tín viên Lê Hải cho biết :
Lê Hải : Điểm yếu của báo cáo này là không nhắc nhiều đến vai trò của các cơ quan chính quyền của Ba Lan trong việc tạo ra hiện tượng trên. Mặc dù TS Kinga Wysienska có khuyến cáo các nhà làm chính sách Ba Lan nên có hành động giữ người Việt Nam lại, nhưng các lập luận chủ yếu là khuyến khích hơn là chỉ trích. Trong khi đó, một trong số những khoản chi phí rất nặng cho người Việt khi kinh doanh ở Ba Lan là lệ phí visa và trước đó là chi phí duy trì công ty, sổ sách kế toán, thuế lương và tiền hưu trí. Một người Việt sống ở Anh hay Pháp được 20 năm thì đã có quốc tịch từ lâu và khi kinh doanh yếu kém có thể sống nhờ vào hệ thống an sinh xã hội của nhà nước. Trường hợp này người này vẫn phải tiếp tục xin visa mỗi 2 năm một, riêng đi nộp hồ sơ và nhận hồ sơ đã phải bỏ mất vài ngày bán hàng rồi, chưa nói gì đến thẻ định cư để có thể yên tâm về cuộc sống và chuyển đổi hình thức kinh doanh. Cũng phải công nhận là trong vấn đề này, thì cộng đồng người Hoa có ý thức và kinh nghiệm hơn. Họ có ngân sách và người để lobby, trong khi chỉ có một số bạn trẻ Việt Nam hoạt động riêng lẻ bằng tiền túi. Thậm chí như cô Tôn Vân Anh từ trung tâm Bến Việt mới gần đây còn cho biết, khi giúp đồng hương làm lại giấy tờ đã bị một số người nhân danh hội đoàn cản phá và nói xấu.
Một cản trở khác : tính cách tương đồng giữa người Việt và người Ba Lan
Bên cạnh nguyên nhân khó khăn của thời buổi kinh tế khủng hoảng, sự thay đổi của các quy chế pháp lý theo hướng chặt chẽ hơn, khiến việc kinh doanh đòi hỏi phải có những đầu tư bổ sung, ông Nguyễn Văn Thái đưa ra một số lý giải riêng về một số hạn chế của các thương nhân người Việt và các trở ngại trong môi trường kinh doanh tại Ba Lan.
Nguyễn Văn Thái : Người Việt ở Ba Lan chắc anh và bà con cũng biết, chủ yếu kinh doanh các mặt hàng may mặc. Họ nhập từ Trung Quốc, từ Việt Nam, hoặc là mua từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ hay Bangladesh … và chủ yếu là bán buôn cho các khách mua hàng lớn, và các nước lân cận. Ngành thứ hai mà tương đối phát triển là ngành dịch vụ ăn uống. Cho đến nay thì ngành này cũng khởi sắc một chút, nhưng mà, vì tình hình kinh tế chung của Ba Lan, nên thu nhập cao thì cũng là khó. Ngay cả trong ngành ăn uống, việc thay đổi khẩu vị ăn cũng cần phải quan tâm hơn. Thực ra người Việt quen là nấu món gì cứ tiếp tục như thế, cho nên khách ăn không phải là liên tục thích. Cũng có những người rất thích, nhưng có những người thì sau một thời gian ăn, ví dụ món Nem chẳng hạn, ăn mãi thì cũng chán. Bây giờ đang thịnh hành Phở, cũng được nhiều người ưa thích. Nhưng mà tôi đồ rằng, nếu cứ để trong tình trạng không cải tiến, thì rồi đến một lúc nào đó cũng sẽ trở thành bão hòa. Cái mà tôi thấy bài báo phân tích đúng là, người Việt ở Ba Lan chậm, không năng động, không dám thay đổi.
Thế nhưng, tại sao bên Séc, bên Đức, cũng cùng là người Việt, cũng xuất phát giống nhau, thì họ lại thay đổi ? Bên Séc thì hàng hóa có lẽ đến từng xã, từng huyện, và ở chỗ nào cũng nhìn thấy người Việt kinh doanh buôn bán tất cả các mặt hàng, không chỉ dừng ở hàng may mặc, hàng ăn uống. Bên Đức cũng vậy. Tại sao người Việt ở Ba Lan không làm được ?
Tôi ở đây hơn 30 năm, tôi thấy, so sánh thì thấy, hiện tượng thì rõ, nhưng đi sâu vào bản chất để giải thích thì không dễ. Không phải người Việt ở Ba Lan không nghĩ đươc chuyện đó, mà thực ra điều kiện của Ba Lan so với bên Séc và Đức có khác. Tại sao người Việt chỉ tập trung về thủ đô Varsava, nơi có đến 20, 30 nghìn người Việt, trong khi ở các thành phố lớn khác, và ở những nơi hẻo lánh thì hầu như không có ?
Điều này có hai lý do. Một là, bản thân người Việt vốn cũng ngại thay đổi lớn. Cũng giống như ở Việt Nam, chỗ nào làm ăn được, thì những nơi khác cũng làm theo như thế. Giống như ở Việt Nam, một cái cây trồng thu hoạch được tốt, thì những nơi khác cũng đua theo, khiến hàng loạt người cũng bị ảnh hưởng theo. Cái đó là cái tập quán làm ăn suy nghĩ của người Việt từ xưa, được mang sang đây. Những năm trước, ở Ba Lan, vì có cái chợ trời Sân vận động 10 năm, nơi có hàng trăm nghìn người buôn bán, nguyên người Việt có đến 1, 2 nghìn quầy hàng ở đấy, và luôn thu hút được khách, từ Ukraina, từ Bạch Nga, từ Hung, từ Bun, … trong điều kiện làm ăn còn đang dễ dàng, thì việc làm ăn ồ ạt như thế mang lại hiệu quả tương đối tốt, nhưng tình trạng hiện nay là khó khăn.
Trở lại câu hỏi, tại sao người Việt không đi các vùng nông thôn ? Tôi nghĩ rằng, người Ba Lan cũng như người Việt chưa quen tiếp đón những người khách nước ngoài ở trong nước mình. Bây giờ, ví dụ anh cứ thử xem, nếu như ở một vùng nào đó ở Việt Nam, xuất hiện một nhóm người nước ngoài buôn bán kinh doanh, thì người Việt mình sẽ phản ứng như thế nào ? Ở Ba Lan cũng gần như vậy.
Cái thứ hai, người Ba Lan cũng giống người Việt, họ kinh doanh buôn bán nhiều, không giống như người Đức, người Tiệp. Người Đức và người Tiệp xuất thân từ các dân tộc công nghiệp lâu đời, cái việc kinh doanh buôn bán, nhất là chạy chợ, họ không quan tâm, nhưng người Ba Lan rất quan tâm, rất chăm làm những việc giống như là người Việt, tức là đi buôn bán khắp nơi trên thế giới. Cho nên sẽ xảy ra tình trạng có cạnh tranh. Trong điều kiện, người Việt nhỏ lẻ, đến từng địa phương một mà bị cạnh tranh, không được tiếp đón thật nhiệt tình chắc chắn là khó làm ăn. Chính vì vậy nên mấy chục năm nay, người Việt ở Ba Lan hầu như chỉ tập trung ở những nơi lớn, còn đến các vùng nhỏ để làm ăn buôn bán thì ít.
Nhìn chung, bài viết trên nhật báo Ba Lan Wyborcza về đề tài này, được giới thiệu trên đây, có nhiều điều gây tranh luận, nhưng có lẽ có một điểm trong đó được khá nhiều người quan sát đồng ý, đó là sự thua kém của một bộ phận doanh nhân Việt trong môi trường kinh doanh đang thay đổi tại Ba Lan hiện nay. Đây là một vấn đề lớn không chỉ liên quan đến cộng đồng gốc Việt, mà còn được nhiều người trong chính xã hội Ba Lan quan tâm. Chúng tôi hy vọng sẽ có dịp trở lại đề tài này.
RFI xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Thái, cùng các nhà báo Tôn Vân Anh, Ngô Văn Tưởng và Lê Hải, đã vui lòng dành thời gian cho tạp chí hôm nay.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120425-hien-tuong-nhieu-doanh-nhan-nguoi-viet-roi-khoi-ba-lan
Hai câu hỏi chủ yếu đặt ra là : liệu hiện tượng này trên thực tế có đúng như bài báo mô tả hay không ? Và nếu như xu thế này là có thật, thì tại sao nhiều doanh nhân Việt lại chọn con đường rời Ba Lan ? Bên cạnh đó, năng lực kinh doanh của các doanh nhân Việt kiều so với doanh nhân Hoa kiều, cũng như môi trường kinh doanh tại Ba Lan cũng là các vấn đề được bàn đến.
Tham gia vào tạp chí hôm nay có thông tín viên Lê Hải (từ Luân Đôn), nhà báo Tôn Vân Anh, nhà báo Ngô Văn Tưởng và ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ba Lan (từ Varsava).
Nghiên cứu đầu tiên về doanh nhân Việt ở Ba Lan : người Việt kém năng động
Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải cho biết các kết quả khảo sát về doanh nhân Việt ở Ba Lan, được đăng tải trên tờ nhật báo Ba Lan Wyborcza.
Gần đây có tin về việc nhiều người Việt, đặc biệt là các doanh nhân rời khỏi Ba Lan, xin anh cho biết cụ thể ?
Lê Hải : Hãng thông tấn Ba Lan PAP chạy dòng tin khẩn cấp, rằng cộng đồng người Việt đang dần rời bỏ Ba Lan, và thay vào chỗ họ là người Trung Quốc. Mặc dù Ba Lan chưa có ấn tượng riêng về cộng đồng người Hoa, nhưng một số đánh giá ban đầu trên báo chí thể hiện sự lo ngại từ giới bình luận.
PAP viết lại tin từ bài tường thuật trên nhật báo Wyborcza, có tựa đề là cộng đồng châu Á nhỏ đang rời bỏ chúng ta - Mala Azja nas opuszcza. Bài báo trên tờ Wyborcza thực ra lại là một tóm tắt báo cáo của tiến sĩ Kinga Wysienska từ Viện nghiên cứu các vấn đề công - ISP hay là Institut Spraw Publicznych.
Theo ghi nhận của ISP thì số người Việt rời bỏ Ba Lan không chỉ tính bằng hàng trăm, mà là hàng nghìn. Hiện nay con số chính thức người Việt sống ở đây là 10.000 người, trong khi lượng người Hoa đã lên đến 8.000 người, so với gần như là không có ai vào 10 năm trước.
Xin anh cho biết thêm về các quan sát và nhận định trong nghiên cứu kể trên đối với việc nhiều doanh nhân người Việt rời Ba Lan ?
Lê Hải : Khác hẳn với các nghiên cứu trước đây cần đến mối quan hệ rộng và phải giữ tình cảm trong cộng đồng người Việt ở Ba Lan, nghiên cứu lần này của Viện các vấn đề công do TS Kinga Wysienska thực hiện đi theo hướng có thể nói là hoàn toàn độc lập. Vốn từng du học tại các trường đại học lớn của Mỹ và tiếp xúc nhiều với các vấn đề gai góc của các cộng đồng người nước ngoài tại các nước, cô Kinga không chỉ dễ dàng khảo sát hai cộng đồng vốn thường bị coi là khép kín mà còn đưa ra các nhận định đáng phải suy nghĩ.
Ví dụ như so sánh người Việt ở Ba Lan với người Việt ở Tiệp và Đức, cô nhận định chính thành công ở Sân vận động 10 năm đã tạo ra vết mòn tư duy có hại cho kinh doanh. Người Việt ở Ba Lan không biết thay đổi cơ cấu kinh doanh và chuyển đồng vốn sang lãnh vực khác, như là người Việt ở Tiệp phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ khắp mọi nơi. Điều này đúng, khi các khu trung tâm mua bán ở Wolka Kosowska tiếp tục mở rộng, trong khi nơi đó bản chất không phải là khu đô thị, cách xa trung tâm Varsava và ngay cả nhà ở cho người kinh doanh và trường học cho con cái hay chợ búa cho gia đình cũng là vấn đề rất khó khăn.
So sánh với cộng đồng Trung Quốc ở Ba Lan thì báo cáo cho biết người Trung Quốc nhanh nhạy hơn trong kinh doanh, thay đổi lãnh vực nhanh như thay áo. Không chỉ nhanh chóng thay đổi chủng loại mà họ còn dễ dàng chuyển từ kinh doanh sang văn phòng du lịch, kinh doanh địa ốc hay tư vấn đầu tư. Tương phản với bức tranh đó là hình ảnh một người đàn ông Việt Nam, đã sống ở Varsava được 20 năm. Công việc kinh doanh phất lên rất mạnh vào thập niên 1990, nhưng những năm gần đây thì bắt đầu kém dần và đa phần là thua lỗ. Thế nhưng cũng giống như suốt 20 năm qua, anh ta vẫn tiếp tục chỉ bán duy nhất một món hàng là quần jeans và giải thích mình đã quá già để có thể đổi sang mặt hàng khác hay ngành kinh doanh khác, dù mới chỉ có 45 tuổi …
Báo cáo từ ISP nhận định rằng đây là thời điểm chuyển hóa có thể mang tính tan vỡ của cộng đồng này, đặc biệt là trong ngành buôn bán quần áo. Thời gian sẽ cho thấy dự đoán này đúng hay sai, nhưng từ nhiều năm qua xu hướng chung của các gia đình người Việt ở Ba Lan là lo cho con du học ở Anh, Pháp hay Mỹ, bắt đầu từ việc cho con vào trường quốc tế theo hệ Pháp hay hệ Anh ở Varsava. Một số người cũng bắt đầu xét khả năng chuyển sang nước khác kinh doanh. Nhưng đó chỉ là giải pháp cho những người đã tạm thành đạt về kinh tế.
Cộng đồng người Việt ở Ba Lan rất thiếu vắng những người thành đạt về văn hóa xã hội, mà để có được thì cần đầu tư vào cả một thế hệ. Vấn đề vô cùng cần thiết hiện nay là vận động cho quyền của người nước ngoài ở Ba Lan theo đúng tiêu chuẩn của Liên Hiệp Châu Âu mà Ba Lan là một nước thành viên. Đây là câu chuyện hoàn toàn thiếu vắng trong cộng đồng này khi so sánh với các sắc dân khác cùng sống trên lãnh thổ Ba Lan.
Doanh nhân Việt rời Ba Lan : một xu thế có thực,
nhưng rải rác từ 10 năm nay
Về mức độ của sự ra đi của các doanh nhân người Việt trong thời gian gần đây, sau đây là các nhận định của nhà báo Tôn Vân Anh (từ Varsava). Tôn Vân Anh : Phải nói rằng, đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên nên gây chú ý. Tuy vậy, hiện tượng được cuộc nghiên cứu mô tả là việc nhiều doanh nhân bắt đầu từ bỏ việc buôn bán ở Ba Lan để về nước, hoặc sang các nước khác không phải là hiện tượng mới trong cộng đồng người Việt ở đây. Vì từ trước đến nay đã có, xảy ra thường từ ít nhất năm năm nay. Nhưng vì có nghiên cứu do một Viện nghiên cứu thực hiện và công bố, nên gây chú ý.
Ông Nguyễn Văn Thái, Phó chủ tịch Hội Người Việt tại Ba Lan cho chúng tôi biết, nói về tâm lý của thương nhân người Việt tại Ba Lan, bài báo kể trên có nhiều điểm đúng, khi nhấn mạnh vào sự kém năng động trong kinh doanh ở doanh nhân người Việt so với cộng đồng người Hoa. Chúng tôi sẽ trở lại với các nhận xét của ông Nguyễn Văn Thái trong phần thứ hai của tạp chí, nhưng trước hết là nhận xét của ông Nguyễn Văn Thái về hiện tượng doanh nhân Việt rời Ba Lan :
Nguyễn Văn Thái : Tôi biết là có khá đông bà con vẫn tiếp tục nghĩ, thôi, làm được đồng nào, được đồng ấy, sau này nếu không được, thì hoặc đi nước khác, hoặc hồi hương. Tâm trạng này giải thích vì sao, hiện nay người Việt ở Ba Lan ngày càng ít đi. Nhưng đây không phải là một hiện tượng ồ ạt. Dù sao, thì ở Ba Lan này, dù sao bà con vẫn tiếp tục kinh doanh buôn bán sinh sống, vẫn sống không có gì khác biệt so với ngày xưa, chỉ có điều vì có khủng hoảng kinh tế … Chứ còn, nếu nói như bài báo là người ta đóng cửa hàng loạt các nhà hàng, người ta bán tống bán tháo các hàng hóa trong các kho tàng để đi nước ngoài, thì điều đó không hoàn toàn là chính xác.
Về vấn đề này, cũng gần giống như ông Nguyễn Văn Thái và nhà báo Tôn Vân Anh, nhà báo Ngô Văn Tưởng cho rằng, quy mô của sự ra đi là không đáng kể và đây là một hiện tượng trải ra trong nhiều năm. Bên cạnh đó, ông Ngô Văn Tưởng cho biết thêm về các doanh nhân chọn hướng rời khỏi Ba Lan.
Ngô Văn Tưởng : Hiện tượng người Việt Nam về nước là việc gần như là tất nhiên. Có thể nói những người ấy thuộc cộng đồng những người Việt qua Ba Lan có trong vòng hai chục năm trở lại. Họ không phải là những người đi tìm một đất nước mới, tổ quốc mới, mà chẳng qua là sự tình cờ, rời khỏi Việt Nam đi làm kinh tế, kiếm được cái vốn liếng nào đó, thì họ dần dần quay về. Cái thế hệ này về Việt Nam là chuyện rất là tất nhiên và có thể dự đoán được, và việc này trải dài trong khoảng thời gian từ 10 năm trở lại đây.
Môi trường pháp lý và kinh doanh ở Ba Lan thay đổi mạnh những năm gần đây
… Thứ hai là, việc làm ăn sinh sống ở xã hội Ba Lan có sự thay đổi. Và có thể nói, trước đây, trong vòng 10-15 năm, người Việt Nam làm ăn buôn bán tại Ba Lan rất dễ. Cụ thể là, người ta ở đây gần như không cần đến giấy tờ hợp pháp nào cả, nhưng người ta vẫn kinh doanh được, hoặc là người ta không phải lập hãng, không phải đóng thuế, thế nhưng dăm bảy năm trở lại đây, việc hợp pháp hóa, làm ăn kinh doanh phải đi vào quy củ. Thứ nhất, cái đó tạo ra cảm giác là làm ăn khó hơn, thứ hai là tạo ra nhiều chi phí hơn so với trước đây. Đây cũng là lý do khiến nhiều người đã tích lũy được một số vốn nhất định rồi, thì không muốn tiếp tục ở đây nữa, mà muốn quay về Việt Nam đầu tư, hoặc nghỉ hưu, hoặc cho con cái ăn học tại Việt Nam ...Giải thích lý do vì sao nhiều thương nhân Việt không tiếp tục chọn môi trường Ba Lan, sau đây là các giải thích của nhà báo Tôn Vân Anh.
Tôn Vân Anh : Về lý do của sự rời bỏ, có lẽ dễ nhận biết. Chúng ta đều biết, giới doanh nhân Việt Nam và cộng đồng người Việt ở Ba Lan nói chung còn rất trẻ, chủ yếu xuất thân từ Bắc Việt Nam, tới Ba Lan ồ ạt chủ yếu vào những năm 90, trong bối cảnh chung là Ba Lan mới bắt đầu xây dựng thể chế thị trường tự do, sau khi chuyển từ chế độ cộng sản sang dân chủ. Có vẻ như người Việt khi đó coi đấy là môi trường rất thích hợp với mình, vì Ba Lan rất cởi mở với tất cả các loại hình kinh doanh, trong đó có kinh doanh nhỏ. Trong môi trường như thế, người Việt thoải mái như cá trong nước. Quả thật đó là môi trường không hà khắc với các doanh nhân, có khi còn khuyến khích, để một cái chỗ trống cho các doanh nhân tự tạo ra các công ăn việc làm, cũng như không có sự hà khắc với việc nhập khẩu hàng rẻ vào Ba Lan.
Hiện nay thị trường Ba Lan đã thay đổi. Tất nhiên, thay đổi không chỉ vì Ba Lan muốn loại các mặt hàng quá rẻ mà người Việt kinh doanh, không chỉ vì mức cạnh tranh lớn, càng không thể nói đây là chính sách của nhà nước Ba Lan gây khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ. Điều này chỉ đơn thuần là Ba Lan sau hai chục năm thay đổi thể chế, cũng có nhiều thay đổi trong thị trường. Sự thay đổi này, theo tôi, rất lành mạnh đối với người Ba Lan, nhưng nó cũng đào thải những hiện tượng không lành mạnh trong thị trường, mà từ trước đến nay, có thể được dung thứ, ví dụ như kiểu kinh doanh trốn thuế, không cần phải khai báo thuế một cách đều đặn, như là kết quả bài nghiên cứu đưa ra là : khi thị trường thay đổi, một số người không thể bám trụ được là những thành phần không thay đổi kịp theo các đòi hỏi của thị trường rất linh động và linh hoạt. Và ngoài ra, chính vì trong quá nhiều năm đã quen cái thói kinh tế một cách quá đơn giản nên là người Việt đã không tạo dựng cho mình một cái nền tảng thật là lành mạnh, thật là vững chắc để mà tiếp tục. Tuy nhiên, tôi nghĩ hiện tượng này chưa chắc đã cố định như vậy, vì phần lớn người Việt vẫn muốn ở lại Ba Lan.
Về vấn đề này, thông tín viên Lê Hải cho biết :
Lê Hải : Điểm yếu của báo cáo này là không nhắc nhiều đến vai trò của các cơ quan chính quyền của Ba Lan trong việc tạo ra hiện tượng trên. Mặc dù TS Kinga Wysienska có khuyến cáo các nhà làm chính sách Ba Lan nên có hành động giữ người Việt Nam lại, nhưng các lập luận chủ yếu là khuyến khích hơn là chỉ trích. Trong khi đó, một trong số những khoản chi phí rất nặng cho người Việt khi kinh doanh ở Ba Lan là lệ phí visa và trước đó là chi phí duy trì công ty, sổ sách kế toán, thuế lương và tiền hưu trí. Một người Việt sống ở Anh hay Pháp được 20 năm thì đã có quốc tịch từ lâu và khi kinh doanh yếu kém có thể sống nhờ vào hệ thống an sinh xã hội của nhà nước. Trường hợp này người này vẫn phải tiếp tục xin visa mỗi 2 năm một, riêng đi nộp hồ sơ và nhận hồ sơ đã phải bỏ mất vài ngày bán hàng rồi, chưa nói gì đến thẻ định cư để có thể yên tâm về cuộc sống và chuyển đổi hình thức kinh doanh. Cũng phải công nhận là trong vấn đề này, thì cộng đồng người Hoa có ý thức và kinh nghiệm hơn. Họ có ngân sách và người để lobby, trong khi chỉ có một số bạn trẻ Việt Nam hoạt động riêng lẻ bằng tiền túi. Thậm chí như cô Tôn Vân Anh từ trung tâm Bến Việt mới gần đây còn cho biết, khi giúp đồng hương làm lại giấy tờ đã bị một số người nhân danh hội đoàn cản phá và nói xấu.
Một cản trở khác : tính cách tương đồng giữa người Việt và người Ba Lan
Bên cạnh nguyên nhân khó khăn của thời buổi kinh tế khủng hoảng, sự thay đổi của các quy chế pháp lý theo hướng chặt chẽ hơn, khiến việc kinh doanh đòi hỏi phải có những đầu tư bổ sung, ông Nguyễn Văn Thái đưa ra một số lý giải riêng về một số hạn chế của các thương nhân người Việt và các trở ngại trong môi trường kinh doanh tại Ba Lan.
Nguyễn Văn Thái : Người Việt ở Ba Lan chắc anh và bà con cũng biết, chủ yếu kinh doanh các mặt hàng may mặc. Họ nhập từ Trung Quốc, từ Việt Nam, hoặc là mua từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ hay Bangladesh … và chủ yếu là bán buôn cho các khách mua hàng lớn, và các nước lân cận. Ngành thứ hai mà tương đối phát triển là ngành dịch vụ ăn uống. Cho đến nay thì ngành này cũng khởi sắc một chút, nhưng mà, vì tình hình kinh tế chung của Ba Lan, nên thu nhập cao thì cũng là khó. Ngay cả trong ngành ăn uống, việc thay đổi khẩu vị ăn cũng cần phải quan tâm hơn. Thực ra người Việt quen là nấu món gì cứ tiếp tục như thế, cho nên khách ăn không phải là liên tục thích. Cũng có những người rất thích, nhưng có những người thì sau một thời gian ăn, ví dụ món Nem chẳng hạn, ăn mãi thì cũng chán. Bây giờ đang thịnh hành Phở, cũng được nhiều người ưa thích. Nhưng mà tôi đồ rằng, nếu cứ để trong tình trạng không cải tiến, thì rồi đến một lúc nào đó cũng sẽ trở thành bão hòa. Cái mà tôi thấy bài báo phân tích đúng là, người Việt ở Ba Lan chậm, không năng động, không dám thay đổi.
Thế nhưng, tại sao bên Séc, bên Đức, cũng cùng là người Việt, cũng xuất phát giống nhau, thì họ lại thay đổi ? Bên Séc thì hàng hóa có lẽ đến từng xã, từng huyện, và ở chỗ nào cũng nhìn thấy người Việt kinh doanh buôn bán tất cả các mặt hàng, không chỉ dừng ở hàng may mặc, hàng ăn uống. Bên Đức cũng vậy. Tại sao người Việt ở Ba Lan không làm được ?
Tôi ở đây hơn 30 năm, tôi thấy, so sánh thì thấy, hiện tượng thì rõ, nhưng đi sâu vào bản chất để giải thích thì không dễ. Không phải người Việt ở Ba Lan không nghĩ đươc chuyện đó, mà thực ra điều kiện của Ba Lan so với bên Séc và Đức có khác. Tại sao người Việt chỉ tập trung về thủ đô Varsava, nơi có đến 20, 30 nghìn người Việt, trong khi ở các thành phố lớn khác, và ở những nơi hẻo lánh thì hầu như không có ?
Điều này có hai lý do. Một là, bản thân người Việt vốn cũng ngại thay đổi lớn. Cũng giống như ở Việt Nam, chỗ nào làm ăn được, thì những nơi khác cũng làm theo như thế. Giống như ở Việt Nam, một cái cây trồng thu hoạch được tốt, thì những nơi khác cũng đua theo, khiến hàng loạt người cũng bị ảnh hưởng theo. Cái đó là cái tập quán làm ăn suy nghĩ của người Việt từ xưa, được mang sang đây. Những năm trước, ở Ba Lan, vì có cái chợ trời Sân vận động 10 năm, nơi có hàng trăm nghìn người buôn bán, nguyên người Việt có đến 1, 2 nghìn quầy hàng ở đấy, và luôn thu hút được khách, từ Ukraina, từ Bạch Nga, từ Hung, từ Bun, … trong điều kiện làm ăn còn đang dễ dàng, thì việc làm ăn ồ ạt như thế mang lại hiệu quả tương đối tốt, nhưng tình trạng hiện nay là khó khăn.
Trở lại câu hỏi, tại sao người Việt không đi các vùng nông thôn ? Tôi nghĩ rằng, người Ba Lan cũng như người Việt chưa quen tiếp đón những người khách nước ngoài ở trong nước mình. Bây giờ, ví dụ anh cứ thử xem, nếu như ở một vùng nào đó ở Việt Nam, xuất hiện một nhóm người nước ngoài buôn bán kinh doanh, thì người Việt mình sẽ phản ứng như thế nào ? Ở Ba Lan cũng gần như vậy.
Cái thứ hai, người Ba Lan cũng giống người Việt, họ kinh doanh buôn bán nhiều, không giống như người Đức, người Tiệp. Người Đức và người Tiệp xuất thân từ các dân tộc công nghiệp lâu đời, cái việc kinh doanh buôn bán, nhất là chạy chợ, họ không quan tâm, nhưng người Ba Lan rất quan tâm, rất chăm làm những việc giống như là người Việt, tức là đi buôn bán khắp nơi trên thế giới. Cho nên sẽ xảy ra tình trạng có cạnh tranh. Trong điều kiện, người Việt nhỏ lẻ, đến từng địa phương một mà bị cạnh tranh, không được tiếp đón thật nhiệt tình chắc chắn là khó làm ăn. Chính vì vậy nên mấy chục năm nay, người Việt ở Ba Lan hầu như chỉ tập trung ở những nơi lớn, còn đến các vùng nhỏ để làm ăn buôn bán thì ít.
***
Hiện tượng doanh nhân Việt rời khỏi Ba Lan là một thực tế, đã diễn ra rải rác trong vòng một thập kỷ nay, đặc biệt từ vài năm trở lại đây với cuộc khủng hoảng kinh tế, và sự thay đổi môi trường pháp lý và kinh doanh tại Ba Lan. Theo nghiên cứu của ISP, xu thế doanh nhân Việt rời Ba Lan có thể dẫn đến nguy cơ tan vỡ của cộng đồng (đặc biệt trong ngành buôn bán quần áo), nhưng nhiều ý kiến khác lại cho rằng, đây không phải là một xu thế ồ ạt, đe dọa đời sống cộng đồng. Nhìn chung, bài viết trên nhật báo Ba Lan Wyborcza về đề tài này, được giới thiệu trên đây, có nhiều điều gây tranh luận, nhưng có lẽ có một điểm trong đó được khá nhiều người quan sát đồng ý, đó là sự thua kém của một bộ phận doanh nhân Việt trong môi trường kinh doanh đang thay đổi tại Ba Lan hiện nay. Đây là một vấn đề lớn không chỉ liên quan đến cộng đồng gốc Việt, mà còn được nhiều người trong chính xã hội Ba Lan quan tâm. Chúng tôi hy vọng sẽ có dịp trở lại đề tài này.
RFI xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Thái, cùng các nhà báo Tôn Vân Anh, Ngô Văn Tưởng và Lê Hải, đã vui lòng dành thời gian cho tạp chí hôm nay.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120425-hien-tuong-nhieu-doanh-nhan-nguoi-viet-roi-khoi-ba-lan
Geen opmerkingen:
Een reactie posten