Ngày nay, những từ đại để như “tốc độ”, “linh hoạt”, và “công nghệ cao” được dùng để mô tả văn hóa Mỹ và rất nhiều hoạt động doanh nghiệp khác.

Nhưng không một từ nào nêu trên áp dụng cho ngành chuyên chở bằng xà lan trên những dòng sông bên trong nước Mỹ.

Những công ty quản lý 21.000 xà lan kéo đẩy thuyền tàu dọc những con sông lớn như Mississippi, Ohio, và Tennessee gần như không khớp với từ nào kể trên.

Xà lan di chuyển bao giờ cũng chậm rì – chỉ chừng 9,5 kilômet một giờ. Những hoạt động của xà lan chả có gì gọi là linh động cho lắm, lúc nào chúng cũng chỉ nằm trên sông, và nhờ vào những sợi dây dài 60 mét mà xà lan tới được điểm đến theo giờ giấc ấn định. Hoặc cũng có khi đến trễ, vì lụt lội, nước xuống, hoặc những vấn đề bất ngờ tại những cổng nằm dọc theo những dòng sông lớn.

Nói cách khác, trong doanh nghiệp chuyên chở bằng xà lan, người ta phải chuẩn bị rất nhiều chờ đợi và kiên nhẫn.

Những mặt công nghệ cao hiếm hoi của nghề này chỉ có trong những chuyến giao than đá, hoá chất, và các loại hạt từ đầu nguồn của sản phẩm tới những cảng trên sông để chất hàng lên. Còn lại thì xà lan mỗi cái chở được khoảng 1.700 tấn, nhiều gấp 15 lần một toa xe lửa và gấp 40 lần một xe tải, và như vậy cũng không có gì thay đổi so với từ những năm 1920.

Vào thời điểm đó, ngành Công Binh Hoa Kỳ bắt đầu cho nạo vét các dòng sông của Mỹ để tạo các tuyến giao thông cho xà lan.

Các xà lan đảm trách khoảng 5% khối lượng hàng của cả nước, và thu nhập của họ khá tốt. Tình hình sản xuất ngũ cốc vẫn tiếp tục nở rộ, mặc dù càng ngày bắp ngô càng được để yên trên cạn để chuyển hóa thành ethanol. Riêng sông Ohio vẫn còn đông chật bởi những xà lan cung cấp than cho những nhà máy điện chạy bằng than nằm dọc hai bên bờ.

Nhưng các container từ nước ngoài mang lại nhiều tiền cho ngành chuyên chở đã chọn đường bộ thay vì sông ngòi, dù chở bằng xe tải và xe lửa đắt hơn xà lan. Vì sao? Không giống các công ty hoặc người chủ xà lan, những người gửi hàng bằng container cũng như khách hàng của họ đều vội vã.