zaterdag 28 april 2012

VN đứng đầu thế giới về virut viêm gan B

 28 tháng 7, 2011
Virut viêm gan B
Việt Nam có tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B, vẫn được gọi là 'tử thần thầm lặng' cao trên thế giới
Một nghiên cứu cho thấy những người tiêm chích ma túy ở Việt Nam có tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B cao nhất trên thế giới.
Hãng tin AFP trích nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet của Anh nói tỷ lệ này ở Việt Nam là 20% so với 19% ở Estonia, 18% ở Saudi Arabia và 17% ở Đài Loan.
Hoa Kỳ, nước có nhiều người Việt sinh sống nhất trên thế giới ngoài Việt Nam, có tỷ lệ lây nhiễm 12% trong số những người dùng ma túy qua tiêm chích.
Bác sỹ Trần Tịnh Hiền, Giám đốc nghiên cứu lâm sàng của Chương trình nghiên cứu bệnh nhiệt đới của Đại học Oxford ở thành phố Hồ Chí Minh, nói với BBC ông không ngạc nhiên trước con số thống kê được đưa ra nhân Ngày phòng chống viêm gan Thế giới 28/8.
Bác sỹ Hiền nói tỷ lệ lây nhiễm virut viêm gan B ở người bình thường cũng khá cao tại Việt Nam.
Ông nói: "Trước đây tôi làm ở Bệnh viện nhiệt đới tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung điều trị các bệnh nhân HIV, tôi cũng không ngạc nhiên lắm về tỷ lệ cao như vậy.
"Với cách chích như vậy thì tỷ lệ đó cao là đúng."
"Với cách chích như vậy thì tỷ lệ đó nó cao là đúng rồi."
Bác sỹ Trần Tịnh Hiền
Bác sỹ Hiền cho BBC biết Việt Nam từng cân nhắc chuyện cung cấp kim tiêm sạch cho những người dùng ma túy và nhiễm HIV, nhưng ông nói cho tới nay về mặt chính thức vẫn chưa có quyết định thực hiện.
Chính phủ Việt Nam đã quyết định tiêm chủng ngừa virut viêm gan B cho trẻ sơ sinh từ vài năm nay, vẫn theo bác sỹ Hiền.
Nhiều tổ chức đã kêu gọi Việt Nam có những biện pháp nâng cao ý thức của người dân về loại virut được coi là "thần chết thầm lặng" này.
Đa số những người lớn tiếp xúc với virut sẽ phục hồi nhưng khoảng 10% sẽ trở thành nhiễm virut mãn tính và có khả năng bị xơ cứng hay ung thư gan.
Các chuyên gia cũng nói nhiều người Việt Nam không hề biết mình mang virut và vì vậy nhiều thế hệ trong một gia đình thường cùng bị nhiễm virut, vốn có thể lây qua đường máu hoặc qua quan hệ tình dục.
Tờ The Lancet nói trên thế giới hiện có 1,2 triệu người tiêm trích ma túy bị nhiễm virut viêm gan B, trong khi tổng số người nhiễm trên toàn thế giới là hơn 350 triệu.
Chữa trị
Ngoài virut viêm gan B, Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ nhiễm virut viêm gan C cao trên thế giới trong nhóm những người tiêm chích ma túy.
Bác sỹ Trần Tịnh Hiền
Bác sỹ Hiền nói giá thuốc chữa trị virut viêm gan quá đắt với nhiều người dân
Mặc dù không nằm trong nhóm 12 nước có tỷ lệ nhiễm trên 80% loại virut mà hiện còn chưa có vaccine phòng chống, nhưng những người tiêm chích ma túy ở Việt Nam có tỷ lệ nhiễm từ 60-80%, thuộc nhóm 37 nước có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất thế giới.
Nước láng giềng của Việt Nam, Trung Quốc, có số người dùng ma túy sử dụng kim tiêm nhiễm virut viêm gan C lớn nhất - 1,6 triệu người, theo sau là Hoa Kỳ và Nga với con số 1,5 triệu và 1,3 triệu.
Hiện đã có thuốc chữa trị cho những người nhiễm cả virut viêm gan B và C, nhưng giá cả còn đắt đỏ với số đông người Việt.
Bác sỹ Trần Tịnh Hiền nói với BBC tiền thuốc trị virut viêm gan B có thể lên tới 2-3 triệu mỗi tháng so với thu nhập trung bình khoảng 3-4 triệu của người dân.
Ông nói gần đây cũng có công ty ở Việt Nam sản xuất thuốc với giá thành "tương đối thấp hơn" so với thuốc nhập khẩu nhưng số lượng thuốc này chưa nhiều.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110728_hepatitis_vn.shtml

Tiến triển trong việc trị bệnh hepatitis

Tế bào gan được cấy trong phòng thí nghiệm
Các nhà khoa học đã tìm được nhiều phương thức mới để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm một loại vi rút nguy hiểm tấn công gan trong lúc tìm kiếm cách chữa trị bệnh này.
Lần đầu tiên, một toán khoa học gia người Mỹ đã thành công trong việc theo dõi một dạng lạ của bệnh viêm gan hepatitis C trong các tế bào gan mà họ cấy được trong phòng thí nghiệm.
Trong tập san y khoa the Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà khoa học nói rằng điều này có thể dễ dàng đưa đến cách thử nghiệm thuốc chữa trị.
Tuy nhiên, một chuyên gia người Anh nói rằng phải triễn khai phương pháp này để chữa trị các dạng thông thường hơn của bệnh viêm gan hepatitis.
Hàng trăm triệu người trên thế giới được là bị nhiễm vi rút gây ra bệnh hepatitis C.
Đối với đa số các trường hợp, đây chỉ là một dạng nhiễm bệnh hiếm hoi, tuy nhiên, trong nhiều năm sau, bệnh này có thể phát triển thành bệnh ung thư gan hoặc suy gan.
Giáo sư William Rosenberg, thuộc trường đại học Luân Đôn UCL nói “ Đây là một công cụ có thể dùng để nghiên cứu chi tiết hơn và chính xác bệnh hepatitis C hơn là các phương pháp cấy hiện hữu."
Một trong các trở ngại của tiến trình nghiên cứu bệnh hepatitis C là việc cấy các tế bào gan lúc nào cũng có nhiều vấn đề hơn là việc cấy các tế bào khác của con người trong phòng thí nghiệm.
Sau một thời gian rất ngắn, các tế bào gan nuôi trong phòng thí nghiệm thường hay biến dạng và không còn " cư xử " như lúc còn trong cơ thể con người.
Các nhà nghiên cứu thuộc viện khoa học Massachusetts Institute of Technology (MIT) đã thành công trong việc nới rộng đời sống hữu ích của các tế bào gan trong nhiều tuần lễ.
Điều này hướng dẫn các loại tế bào khác, được gọi là fibroblasts, liên kết với các tế bào gan.
Yếu tố này rất quan trọng vì các khoa học gia biết được rằng các fibroblasts là nơi nương tựa cho sự phát triển của các tế bào gan.
Thử nghiệm thuốc
Vi rút gây ra bệnh viêm gan cấp tính hepatitis C
Giáo sư Sangeeta Bhatia, trưởng dự án nghiên cứu cùng với các nhà khoa học thuộc trường đại học Rockefeller University tại New York, nói: "Nếu như quí vị đặt các tế bào một cách vô tổ chức trên một mặt bằng nào đó, thì chúng sẽ mất chức năng một cách nhanh chóng. Còn nếu quí vị xác định rõ tế bào nào sẽ được đặt cạnh tế bào nào, thì quí vị sẽ nới rộng được đời sống của các tế bào và giúp chúng duy trì được chức năng của chúng.'
Cộng thêm vào đó, toán khoa học gia đã đưa được một dạng vi rút hepatitis C vào trong các tế bào và do đó, mở ra một cơ hội để thử nghiệm các loại thuốc trong một thời gian hai hay ba tuần lễ.
William Rosenberg, giáo sư chuyên nghiên cứu các bệnh về đường tiêu hóa tại trường đại học University College London, nói rằng công trình nghiên cứu này là "một tiến bộ đáng kể".
Ông nói: "Đây là một công cụ có thể dùng để nghiên cứu chi tiết hơn và chính xác bệnh hepatitis C hơn là các phương pháp cấy hiện hữu."
Tuy nhiên, giáo sư Roger Williams, cũng thuộc trường đại học University College London, nói " Các tế bào này được nhiễm với một dạng vi rút hepatitis C gây ra một số rất ít trường hợp nghiêm trọng".
Ông nói rằng nên nhiễm các tế bào gan với các dạng thông thường hơn của vi rút hepatitis, thì sự thành công sẽ lớn hơn.
"Điều các nhà khoa học Mỹ làm được rất đáng quan tâm, tuy nhiên, họ chỉ làm với một dạng lạ thường của bệnh hepatitis và dạng bệnh này rất khác so với các dạng bệnh hepatitis thông thường."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/01/100126_hepatitis.shtml

Geen opmerkingen:

Een reactie posten